Anh (chị) hãy phân tích và chứng minh: Công tác xuất bản sách báo ở Việt Nam ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước

Thời gian trước đây, hoạt động xuất bản được diễn ra theo xu hướng tập trung hoá dựa trên thành phần kinh tế cơ bản là toàn dân, tập thể. Công tác xuất bản được coi là một hoạt động hành chính sự nghiệp của nhà nước, phục vụ cho công tác tư tưởng của Đảng và được bao cấp toàn bộ kế hoạch, đề tài xuất bản dài hạn. Sản phẩm của nhà xuất bản phải bán cho công ty phát hành sách và quỹ tiền lương của ngành cũng do nhà nước đài thọ. Công tác xuất bản sách không gắn với công tác tiêu thụ sách, tính chất quan liêu trong quản lý hoạt động xuất bản thể hiện ở chỗ không biết đến nhu cầu xã hội một cách cụ thể, toàn diện mà chỉ quan tâm đến xuất bản được những gì, số lượng là bao nhiêu theo kế hoạch và pháp lệnh đề ra. Chất lượng sách, khả năng tiêu thụ thực tế trong xã hội được đánh giá một cách khách quan. Vì vậy hoạt động xuất bản trong giai đoạn này chỉ mang tính chất một chiều và thực hiện một cách phiến diện không đáp ứng được nhu cầu thiết thực của xã hội, không có khả năng thích ứng với thị trường.

doc18 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3468 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Anh (chị) hãy phân tích và chứng minh: Công tác xuất bản sách báo ở Việt Nam ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI: Anh (chị) hãy phân tích và chứng minh: Công tác xuất bản sách báo ở Việt Nam ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước BÀI LÀM I. LỜI GIỚI THIỆU Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội và sách là sản phẩm của hoạt động xã hội đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với hoạt động xuất bản là xuất bản sản xuất ra sách có chất lượng về sản phẩm hoạt động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. II. NỘI DUNG Ngày nay, công tác xuất bản không chỉ phải trở thành tiếng nói của Đảng, của các tổ chức đoàn thể xã hội mà còn phải trở thành diễn đàn của quần chúng lao động. Hoạt động xuất bản in tương lai sẽ là một ngàn mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, một ngành công nghệ thông tin cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động sách báo đang ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1. Lịch sử xuất bản sách Thời gian trước đây, hoạt động xuất bản được diễn ra theo xu hướng tập trung hoá dựa trên thành phần kinh tế cơ bản là toàn dân, tập thể. Công tác xuất bản được coi là một hoạt động hành chính sự nghiệp của nhà nước, phục vụ cho công tác tư tưởng của Đảng và được bao cấp toàn bộ kế hoạch, đề tài xuất bản dài hạn. Sản phẩm của nhà xuất bản phải bán cho công ty phát hành sách và quỹ tiền lương của ngành cũng do nhà nước đài thọ. Công tác xuất bản sách không gắn với công tác tiêu thụ sách, tính chất quan liêu trong quản lý hoạt động xuất bản thể hiện ở chỗ không biết đến nhu cầu xã hội một cách cụ thể, toàn diện mà chỉ quan tâm đến xuất bản được những gì, số lượng là bao nhiêu theo kế hoạch và pháp lệnh đề ra. Chất lượng sách, khả năng tiêu thụ thực tế trong xã hội được đánh giá một cách khách quan. Vì vậy hoạt động xuất bản trong giai đoạn này chỉ mang tính chất một chiều và thực hiện một cách phiến diện không đáp ứng được nhu cầu thiết thực của xã hội, không có khả năng thích ứng với thị trường. 2. Vai trò của sách và công tác xuất bản trong nền kinh tế thị trường Sau đại hội toàn quốc lần thứ VI Đảng chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa nền kinh tế với nước ngoài. Trong ngành kinh tế thị trường, hoạt động xuất bản không chỉ đảm nhiệm chức năng xã hội mà còn phải hạch toán Kinh doanh, hoạt động như những đơn vị kinh tế cơ sở. Trong cơ chế thị trường sách trở thành một hàng hoá - loại hàng hoá đặc biệt. Việc thương mại hoá đã nhanh chóng khắc phục được tình trạng đơn điệu, tẻ nhạt sơ cứng về nội dung đã làm đa dạng hoá và sôi động hoạt động xuất bản sách. Đồng thời những tiến bộ khoa học công nghệ và cơ chế mở cửa tạo điều kiện cho cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng phát triển. Công tác xuất bản hiện nay đang ngày càng chủ động theo hướng đa dạng hoá cả về nội dung và phương thức hoạt động nhằm tổ chức huy động các thành phần kinh tế-xã hội tham gia vào hoạt động xuất bản. Công tác xuất bản đang ngày càng giữ một vị trí quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với tư cách là chuẩn bị tri thức cho con người công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ XXI. Đồng chí Lê Khả Phiêu phát biểu tại hội nghị Trung ương tháng 3/1998 “Toàn bộ công tác tuyên truyền, giáo dục báo chí, xuất bản văn hoá văn nghệ phải hướng vào nhiệm vụ xây dựng con người mới, xây dựng các tổ chức lành mạnh và hoàn thành thắng lợi từng nhiệm vụ trong từng giai đoạn. Trong nền kinh tế hiện đại sách và hoạt động xuất bản sách trở thành những công cụ và phương tiện quản lý kinh tế quan trọng ở cả tầm vi mô và vĩ mô cần thiết cho cả người sản xuất và người tiêu dùng, cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Hoạt động xuất bản trong tương lai sẽ trở thành một ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, một ngành công nghệ thông tin, một ngành sản xuất Kinh doanh hàng nội mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong ngành kinh tế thị trường sách và hoạt động xuất bản cơ bản thuộc phúc lợi công cộng, chủ yếu đáp ứng nhu cầu văn hoá thông tin của xã hội. Trong thời đại mới xuất bản đã trở thành một ngành công nghệ thông tin sản xuất ra những sản phẩm đặc biệt: các loại sách điện tử trên đĩa và mạng, các ti vi trên internet. Xuất bản phẩm và ngành xuất bản hiện đại cũng sẽ là ngành mang lại lợi nhuận và sẽ trở thành một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Vai trò to lớn của nó khó mà lường hết trong bước chuyển sang nền kinh tế hậu công nghiệp. Sự nghiệp xuát bản là lĩnh vực văn hoá tư tưởng sắc bén của Đảng ta và là hoạt động kinh tế quan trọng của đất nước. Trong bối cảnh hiện nay vậy hai đặc trưng trên của xuất bản càn được biểu hiện rõ nét và có mối quan hệ mật thiết với nhau cùng phát triển. Một mặt xuất bản là một hoạt động quan trọng của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc có nhiệm vụ tích luỹ phổ biến và truyền bá các chính trị tư tưởng góp phần phát triển văn hoá, nâng cao dân trí xã hội, xây dựng nền tảng tư tưởng, đạo đức cách mạng cũng như thế giới quan khoa học nhằm phát triển con người Việt Nam toàn diện. Để xây dựng ngành xuất bản phát triển phù hợp với nên kinh tế hiện nay cần phải giới thiệu quảng bá sâu rộng về xuất bản phẩm đến với xã hội. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt cả về sản xuất và lưu thông xuất bản phẩm. Hoạt động xuất bản trong cơ chế thị trường hiện nay vừa có ý nghĩa tuyên truyền giáo dục, phổ biến tri thức trong xã hội vừa có ý nghĩa kinh tế sâu sắc. 3. Công tác xuất bản trên mạng và thông tin máy tính internet Ngày nay công nghệ thông tin là một trong những động lực quan trọng nhất trong sự nghiệp phát triển ngành kinh tế xã hội của nhiều nước trên thế giới hiện nay. Cùng với một số ngành công nghệ cao khác, công nghệ thông tin đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại. Sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật công nghệ và sự thâm nhập ngày càng sâu rộng của nó đối với các lĩnh vực khác nhau đã đạt ra nhiều vấn đề về quản lý và sản xuất, trong đó có hoạt động của lĩnh vực xuất bản mà việc tạo ra các xuất bản phẩm điện tử đưa lên mạng internet là một ví dụ điển hình rộng rãi. Chúng ta đang đứng trước một cơ hội mới cho hoạt động xuất bản đó là xuất bản điện tử. Xuất bản điện tử là phương tiện để tổ hợp văn bản và đồ hoạ trong một chỉnh thể thống nhất. Bằng việc sử dụng những phần mềm máy tính và những phần cứng một người có thể tạo ra nhiều phương tiện truyền đạt khác nhau mà nó có thể được xuất bản cho những cá nhân khác sử dụng. Nói cách khác xuất bản điện tử là hoạt động xuất bản mà các xuất bản phẩm được tạo ra và phân phát đến tay người đọc có sử dụng công nghệ thông tin trình web khác nhau, bất kỳ một nhà quản trị trang web nào cũng có thể cho phép người truy cập xem toàn bộ xuất bản phẩm, một phần xuất bản phẩm hoặc chỉ cho phép xem mục lục nội dung xuất bản phẩm điện tử, không cho phép tải về máy tính PC của mình. Đối với các xuất bản phẩm kinh doanh người truy nhập muốn truy nhập tới xuất bản phẩm đó để xem hoặc mua về đều phải thực hiện nhiều công đoạn để xác định quyền truy nhập hoặc mua bán. Hiện nay loại hình xuất bản phẩm được đưa lên mạng ngày càng đa dạng. Đó là những bài hát, một bộ phim, một quyển sách điển tử, phần mềm ứng dụng v.v… Có rất nhiều mô hình khác nhau để thực hiện quảng bá các xuất bản phẩm điện tử trên mạng. Một mô hình phổ biến và phát triển nhanh nhất hiện nay đối với xuất bản là các hiệu sách điện tử trên mạng (Ebook shop). 4. Những thành tựu đạt được của công tác xuất bản đã chứng minh ngành xuất bản đang ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Công tác phát triển hành sách tiếp tục được đẩy mạnh phục vụ tốt nhu cầu đọc của công chúng. Năm 2005 ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các siêu thị sách lớn tiêu biểu là siêu thị Văn hoá Văn Lang của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Minh Trí với số vốn đầu tư 45 tỷ đồng v.v… Nếu ta làm một bước so sánh công tác xuất bản sách báo thời kỳ trước đây với hiện nay, ta sẽ thấy rõ được sự phát triển vượt trội của nó và đang ngày càng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều này đã được chứng minh qua một số tài liệu lịch sử sách: Vào thời kỳ Nhà Lý số lượng sách báo xuất bản chỉ ở một lượng nhất định nhưng cùng với thời gian nhà xuất bản phát triển số lượng sách tăng lên một cách đáng kể: Giai đoạn trước thế kỷ X có một số tác phẩm nổi bật như: Núi lớn, Đức lớn, Xuất và Sử, Lời Sấm, Tây Vọng, Hướng Bắc. Thời kỳ phong kiến đã có kho chứa sách như: Triều Lý có nhà Bát Giác chứa kinh, kho Đại Hưng, kho Trùng Hưng. Triều Trần có kho kinh Phật ở Thiên Trường, Điện Bảo Hoàng. Triều Lê có thư viện Bồng Lai, thư viện Sùng Chính. Triều Nguyễn có thư viện Thụy Khuê, thư viện Sử Quán, thư viện Nội các cùng nhiều thư viện tư nhân khác. Nhưng đến năm 2000 đã tổ chức được nhiều cuộc triển lãm có quy mô lớn phục vụ các ngày lễ lớn: Hội sách lần thứ nhất Thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 25 năm ngày giải phóng Miền Nam thu hút nhiều nhà xuất bản trong và ngoài nước tham gia, triển lãm sách kỷ niêm 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Triển lãm sách 990 năm Thăng Long - Hà Nội, công bố với bạn đọc một sưu tập sách và tư liệu quý hiếm về Thăng Long - Hà Nội. Dấu ấn quan trọng là lần đầu tiên nước ta vượt qua sản lượng 300 tỷ trang trong tiêu chuẩn, tăng gấp 4 lần so với năm 1994 là năm bắt đầu thực hiện luật xuất bản. Có thể nói rằng ngành xuất bản đã trải qua một năm hoạt động khá vất vả nhưng hào hứng sôi nổi có hiệu quả cao. Năm 2005 trên đất nước đã diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng cùng với khí thế thi đua của cả nước phấn đấu hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm, các chỉ tiểu kinh tế-xã hội do Đại hội Đảng IX đề ra, ngành xuất bản - in - phát hành sách đã có nhiều cố gắng vươn lên, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu học tập và văn hoá đọc của xã hội, góp phần xứng đáng vào thành tựu chung của ngành Văn hoá thông tin. Trên lĩnh vực xuất bản, toàn ngành đã xuất bản được 17.017.057 đầu sách với 240202 triệu bản, tăng 16,4% về số đầu sách và 16,1% về số bản sách so với năm 2004. Các nhà xuất bản đã cho ra những bộ sách, cuốn sách có giá trị về mặt học thuật, khoa học, tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn cách mạng. Riêng mảng sách văn học, văn học thiếu nhi được quan tâm đúng mức và có nhiều khởi sắc. Đặc biệt là 2 cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm được phát hành với số lượng lớn nhất kể từ 20 năm nay, trở thành một sự kiện nổi bất nhất của ngành xuất bản và của đất nước trong năm 2005. Lực lượng xuất bản được bổ xung thêm 5 nhà xuất bản mới, cả nước đã có 52 nhà xuất bản - tín hiệu đáng mừng về sự lớn mạnh, phát triển của ngành xuất bản. Sự nghiệp xuất bản có những bước phát triển mới, mạnh mẽ, vững chắc phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới của đất nước. Điều này được chứng minh qua các số liệu sau: Phát hành sách trong thời kỳ đổi mới. STT  Diễn giải  1986  1991  1995  2004   1  Tổng văn hoá phẩm phát hành (triệu bản)  13  34  39,8  71,8   2  Tổng sách phát hành (triệu bản)  46  61,8  121,6  279,5   3  Tổng số đơn vị phát hành sách  92  98  108  165   4  Tổng số blốc phát hành (tiêu bản)  3  4  6,8  12,1.   Năng lực ngành in trong thời kỳ đổi mới. TT  Diễn giải  1986  1991  1995  2004   1  Tổng văn hoá phẩm phát hành (triệu bản)  55,7  75  165  476   2  Tổng sách phát hành (triệu bản)  203  340  316  726   3  Tổng số đơn vị phát hành sách  3.446  2.445  2.172  6000   4  Tổng số blốc phát hành (tiêu bản)  22.000  21.000  15.300  45.000   Trong những năm gần đây, bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động xuất bản sách báo cần có thời gian để khắc phục. Một số sách có nội dung sai phạm không lành mạnh vẫn được xuất bản. Đặc biệt tình trạng in lậu, in nối bản vẫn còn. Sự cố Blok 2006 là bài học cần dược rút kinh nghiệm trong công tác quản lý và là tiếng chuông cảnh báo đối với các nhà xuất bản. Hiện nay công tác xuất bản sách báo vẫn đang được có những chính sách khắc phục khó khăn và đưa công tác này tiến xa hơn nữa. Sự nghiệp xuất bản có những bước phát triển mới, mạnh mẽ phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới của đất nước. III. KẾT LUẬN Tóm lại, trong những năm qua sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã và đang tác động mạnh mẽ vào nền kinh tế xã hội và đời sống nói chung, ngành xuất bản nói riêng. Số lượng các xuất bản phẩm ngày một tăng với nội dung và hình thức sách được nâng cao, đặc biệt các thể loại sách điện tử cũng ngày càng phát triển và đa dạng, đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lịch sử sách. Luận văn tốt nghiệp - Đỗ Cẩm Huyền Xuất bản Việt Nam MỤC LỤC I. LỜI GIỚI THIỆU 2 II. NỘI DUNG 2 1. Lịch sử xuất bản sách 2 2. Vai trò của sách và công tác xuất bản trong nền kinh tế thị trường 3 3. Công tác xuất bản trên mạng và thông tin máy tính internet 5 4. Những thành tựu đạt được của công tác xuất bản đã chứng minh ngành xuất bản đang ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 6 III. KẾT LUẬN 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN - THƯ VIỆN ---------------  BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN: LỊCH SỬ SÁCH ĐỀ BÀI: Anh (chị) hãy chứng minh “Công tác xuất bản sách báo ở Việt Nam ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” BÀI LÀM Sách là sản phẩm của nền văn hoá vật chất và tinh thần của xã hội. Qua việc nghiên cứu sách người ta có thể thấy rõ trình độ phát triển của xã hội về nhiều phương diện. Sách là bộ mặt đời sống văn hoá, là thước đo của nền văn minh xã hội, là sự phán ánh trình độ tiến bộ của xã hội về kĩ thuật sản xuất, về nội dung tư tưởng và học thuật. Sách là một phương tiêngôn ngữ sinh hoạt tinh thần không thể thiếu được của quần chúng, đồng thời là vũ khí sắc bén của cuộc đấu tranh giai cấp. Do vậy sự nghiệp xuất bản là lĩnh vực hoạt động văn hoá tư tưởng sắc bén của Đảng ta và là một hoạt động kinh tế quan trọng của đất nước. Một mặt xuất bản là hoạt động quan trọng của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc có nhiệm vụ tích luỹ, phổ biến và truyền bá các giá trị tinh thần góp phần phát triển văn hoá nâng cao dân trí xã hội, xây dựng nền tảng tư tưởng, đạo đức cách mạng cũng như thế giới quan khoa học nhằm phát triển con người Việt Nam toàn diện. Mặt khác xuất bản với tư cách là một ngành sản xuất xã hội phải đảm bảo tạo ra những hàng hoá có giá trị để thực hiện tốt nhiệm vụ Kinh doanh. Lịch sử ngành xuất bản sách Việt Nam đã trải qua rất nhiều khó khăn nhưng nhờ có sự chỉ đạo, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực hết mình của bản thân ngành nên ngành xuất bản đã đứng vững và ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngành xuất bản Việt Nam đã gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển nhưng đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn và ngày càng khẳng định mình trong cơ chế thị trường hiện nay. Trong thời kì phong kiến, tuy điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng các triều đại cũng đã chú ý đến sách vở và vấn đề giáo dục. Các triều đại phong kiến đều có các kho chứa sách như triều Lý, nhà Bát giác chứa kinh, kho Đại Hưng, kho Trung Hưng. Triều Trần có kho kinh Phật ở Thiên Trường, điện Bảo Hoà. Triều Lê có thư viện Bồng Lai, thư viện Sùng chính. Triều Nguyễn có thư viện Tụ Khuê, thư viện sử quán, thư viện Nội các cùng nhiều thư viện tư nhân khác. Hoạt động xuất bản giai đoạn 1881 - trước chiến tranh thế giới thứ nhất cũng đạt được mọt số thành tựu đáng kể. Chữ quốc ngữ và chữ Pháp được sử dụng rộng rãi. Báo tiếng Việt: Gia Định báo ra đời số đầu 15-4-1865. Năm 1892, Đại Nam Đồng Văn Nhật Báo in bằng chữ Hán ra đời. Năm 1913 có Đông Dương tạp chí, theo hướng kê năm 1922 trong số 199 đầu sách có 147 cuốn tiếng Việt và 52 cuốn tiếng Pháp. Cách mạng tháng 10 hoàn thành 1917, sách báo, tạp chí cách mạng ra đời nhiều: Báo Nhân đạo, tạp chí thông tin Bônsêvich. Năm 1919; Bản yêu sách 8 điểm về quyền của các dân tộc gửi cho Hội nghị Vecxay, Đường kách mệnh… của Hồ Chí Minh. Năm 1927, thành lập nhà xuất bản Nam Đồng phủ xã xuất bản sách bao hợp pháp và công khai chỉ những loại sách báo phục vụ cho chế độ thực dân Pháp tuy nhiên nhưng sách bằng chữ Hán Nôm vẫn còn nhưng thưa thớt. Hoạt động xuất bản giai đoạn 1930 - 1945 phát triển mạnh. Cá tài liệu của Đảng như lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Trần Phú), Điều lệ Đảng… Nhiều sách báo được tuyên truyền trong tù. Giai đoạn 36 - 19 xuất bản sách báo công khai là một hình thức đấu tranh hợp pháp của Đảng. Hội truyền bá quốc ngữ được thành lập. Sách báo cách mạng bí mật được in ra ttr trong quần chúng như tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương, Nghị quyết trung ương 7… Sách chính trị, sách về địa lí, sách về nông nghiệp, sách về y học, sách văn học đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau thuộc các lĩnh vực khác nhau cũng đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Giai đoạn 45 - 54, là giai đoạn sách báo tiến bộ vươn lên chiếm ưu thế trong đời sống xã hội của nhân dân ta, là phương tiện giáo dục nhân dân quần chúng đứng lên theo cách mạng hoàn thành công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn nay, đồng bộ Việt Minh thành lập Bộ tuyên truyền điều khiển các tờ báo của Mặt trận và ra một loạt sách phát triển của Mặt trận. Hai nhà xuất bản đầu tiên được thành lập. Đó là nhà xuất bản sự thật và nhà xuất bản lao động. Những sách chính trị đã được dịch ra theo kế hoạch tuyên truyền tới nội dung như tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học. Sách văn nghệ có nhiều như Hội nghị non sông, trường ca của Xuân Diệu. Sách khoa học kĩ thuật đặc biệt Bộ Quốc phòng cho in cẩm nang cấp cứu, cán bộ vệ sinh thôn quê… 1946 Trường Chinh kí quyết định thành lập nhà in Tiến bộ. Báo nhân dân ra đời số đầu tiên ngày 11-3-1951 được in tại nhà in Quốc gia, Hồ Chủ tịch viết nhiều tác phẩm quan trọng: Sửa đổi lề lỗi làm việc, thuốc đắng dã tật… Sách khoa học kĩ thuật được nhà in quốc phòng in ra như hạt nhân nguyên tử, vũ trụ tuyến sách lịch sử Việt Nam của Trần Huy Liệu, Đào Duy Anh. Vùng tạm bị chiếm những loại sách phản động tiếp tục được xuất bản theo chống phá cách mạng với nhiều đề tài khác nhau. Giai đoạn 1954 - 1975 công tác xuất bản in và phát hành hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa đã đem lại nhiều thành tựu đáng kể. + Sách văn hoá nghệ thuật nhiều, cả bản nhạc, tranh ảnh và tranh cổ động. + Sách khoa học kĩ thuật xuất bản nhiều. + Số lượng ấn phẩm được xuất bản gia tăng nhanh về số lượng: 1960 miền Bắc xuất bản được 27.559.527 bản sách. 1955 - 1975 miền Bắc đã xuất bản 31.215 tên sách với 529.384.562 bản. Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành xuất bản có vai trò quan trọng với tư cách là chuẩn bị tri thức cho con người công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam, chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ XXI. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã đặt ra nhiều yêu cầu với mục tiêu là xây dựng và phát triển đất nước như: Sự phát triển kinh tế phải được thực hiện trên cơ sở trình độ khoa học công nghệ hiện đại, khoa học công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Người lao động có chất lượng mới về trí tuệ, tay nghề và nhân cách. Trí tuệ con người ngày càng giữ vai trò quyết định và trở thành nguồn lực to lớn nhất, vô tận của sự phát triển. Hoạt động xuất bản sách báo ngày càng phát triển và dần dần đáp ứng những yêu cầu đó. Sách và hoạt động xuất bản là công cụ thông tin và là phương tiện để quản lý kinh tế cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Trong xã hội hiện đại, cơ chế thị trường vẫn còn thể hiện tính ưu việt của nó trong việc kích thích sự phát triển kinh tế bởi chỗ nó thực hiện tổ chức các hoạt động kinh tế trên cơ sở thông tin. Các phương tiện thông tin đại ch
Tài liệu liên quan