Bài 2 Tố tụng hình sự

Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự thứ hai mà trong đó cơ quan Điều tra căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát tiến hành các biện pháp cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình. Theo Khoản 3 Điều 113 thì Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn sau: “3. Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra;” Đồng thời theo Điều 114 thì “Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát” Do đó, trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình Cơ quan điều tra phải đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp tục điều tra, chứ không được tự quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra khác tiến hành điều tra.

doc3 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 2 Tố tụng hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm a. Khẳng định trên là Sai. Theo Điều 116 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) Chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền thì: “Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình, Cơ quan điều tra phải đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp tục điều tra; trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cùng cấp có trách nhiệm ra quyết định chuyển vụ án … ” Như vậy, việc chuyển vụ án trong giai đoạn điều tra để điều tra đúng thẩm quyền là do Viện Kiểm quyết định. Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự thứ hai mà trong đó cơ quan Điều tra căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát tiến hành các biện pháp cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình. Theo Khoản 3 Điều 113 thì Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn sau: “3. Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra;” Đồng thời theo Điều 114 thì “Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát” Do đó, trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình Cơ quan điều tra phải đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp tục điều tra, chứ không được tự quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra khác tiến hành điều tra. Điều này hoàn toàn đúng với các quy định của pháp luật cũng như phù hợp với tiến trình tố tụng. Bởi điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng trong các giai đoạn trước khi khởi tố của Viện kiểm sát và xét xử của Tòa án, nên cần phải xác định chính xác Cơ quan điều tra có thẩm quyền thì mới có thể tiến hành điều tra nhanh chóng, đúng người, đúng tội góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội. Thẩm quyền chuyển vụ án trong giai đoạn điều tra thuộc về Viện kiểm sát chứ không phải thuộc về Cơ quan điều tra tạo ra sự khách quan, minh bạch trong giai đoạn điều tra của hoạt động tố tụng. b. Khẳng định trên là Đúng Theo Khoản 2 Điều 169 BLTTHS thì: “2. Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ vụ án trong những trường hợp sau đây: a) Khi bị can bị tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác mà có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y; b) Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu; trong trường hợp này phải yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can.” Như vậy, bị can bị tâm thần có chứng nhận của Hội đồng pháp y là một trong 3 căn cứ luật định để Viện kiểm sát có thể tạm đình chỉ vụ án. Đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố là tạm ngừng tiến hành tố tụng đối với vụ án hoặc đối với từng bị can. Trong trường hợp trên, căn cứ vào kết quả của Hội đồng giám định pháp y, Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can bị tâm thần. Quy định trên hoàn toàn phù hợp với qui định của pháp luật, tại Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (BLHS) cũng qui định: “1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. 2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.” Có thể thấy, khi một người bị tâm thần thì họ mất khả năng nhận thức cũng như khả năng điều khiển hành vi, do đó những hành vi phạm tội của họ gây ra có thể không phải theo ý chí chủ quan của họ. Việc tạm đình chỉ vụ án để cho bị can bị tâm thần đi chữa bệnh là hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp giả tâm thần để không phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi của mình gây ra, nên cần phải có sự chứng nhận của Hội đồng pháp y là căn cứ xác định bị can đó có bị tâm thần thật hay không, từ đó mới quyết định tạm đình chỉ vụ án, cho bị can đi chữa bệnh, sau khi khỏi bệnh thì họ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều này tạo nên sự công bằng, khách quan trong tố tụng, tránh tình trạng bỏ lột tội phạm.