Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 8: Mở đầu

 Trong chương 7 đã xem xét đánh giá về mô hình tổng cung theo quan điểm tiền lương cứng nhắc  Trong chương này chúng ta sẽ mở rộng phân tích các quan điểm khác về tổng cung.

pdf33 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 8: Mở đầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ViỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ 2Trong chương 7 đã xem xét đánh giá về mô hình tổng cung theo quan điểm tiền lương cứng nhắc Trong chương này chúng ta sẽ mở rộng phân tích các quan điểm khác về tổng cung. Chương 8: Mở đầu 3Mối quan hệ trong mô hình tiền lương cứng nhắc: P W/P  LD  L  Y  Hay AS : Y=f(P); WDN = Wte*P e W/P = Wte*P e/P Khi giá thực tế cao hơn mức giá dự kiến, Pe/P<1, tiền lương thực tế nhỏ hơn mức lương thực tế cân bằng (W/P <Wte ), nên các doanh nghiệp thuê thêm lao động, sản lượng mới lớn hơn sản lượng tiềm năng Giá thị trường thấp hơn mức giá dự kiến, Pe/P>1, tiền lương thực tế cao hơn mức lương thực tế cân bằng (W/P >Wte ), nên các doanh nghiệp thuê ít lao động, sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng 8.1: Mô hình tiền lương cứng nhắc 4Ta có đường tổng cung: AS : Y=f(P) = Yn+ (P-P e) Trong đó  phản ánh mức độ biến động sản lượng đối với những sự thay đổi bất ngờ của giá.  AS: Y= a(b0-b1*W/P) hay AS: Y= a0 – a1/(b0-b1(W0/P)) 8.1: Mô hình tiền lương cứng nhắc 5Giống mô hình trên , mọi sự biến động có nguyên nhân từ phía thị trường lao động;  Sự khác nhau: trong mô hình này, tiền lương không cứng nhắc mà biến động linh hoạt để cân bằng cung cầu. Hai yếu tố cấu thành mô hình đó là cung và cầu về lao động Ld= f(W/P) 8.2: Mô hình nhận thức sai lầm của công nhân 6Công nhân chấp nhận một việc làm nào đó dựa trên mức lương thực tế mà họ dự kiến. Công nhân biết lương danh nghĩa, còn lương thực tế là lương danh nghĩa / giá dự tính  Ws= f(W/Pe) hay Ws= f(W/P x P/Pe). Khi giá bất ngờ tăng lên, có hai trường hợp xảy ra: Tiền lương danh nghĩa tăng để giữ cho tiền lượng thực tế không đổi, nếu hiểu đúng như vậy cung cầu lao động không đổi, và sản lượng không đổi 8.2: Mô hình nhận thức sai lầm của công nhân 7Khi giá bất ngờ tăng lên, nếu trường hợp 2 xảy ra: Tiền lương danh nghĩa tăng để giữ cho tiền lượng thực tế không đổi, do không biết mức giá chung thực tế, mà vẫn giữ mức giá dự kiến, nên người lao động cho rằng lượng thực tế tăng nên cung lao động tăng.  ứng với các mức lượng thực tế cho trước tỷ lệ P/Pe càng lớn, lượng cung lao động càng lớn , càng dịch chuyển sang phải ra xa đường cung ban đầu làm cho việc làm cân bằng 8.2: Mô hình nhận thức sai lầm của công nhân 8Do doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về giá cả, họ hiểu rằng giá tăng , cần tăng lượng danh nghĩa để đảm bảo tiền lượng thực tế không đổi, chứ lượng thực tế không thay đổi nêu cầu về lao động không dịch chuyển Thị trường lao động cân bằng ở điểm 2 với mức lượng thực tế thấp hơn và việc làm nhiều hơn. Trong mô hình này khi mức giá thực tế bằng giá dự kiến thị trường lao động đạt mức cân bằng, khi mức giá thực tế cao hơn sản lượng tăng và việc làm tăng 8.2: Mô hình nhận thức sai lầm của công nhân 9Mô hình giống như mô hình lượng cứng nhắc Y = Yn+ (P-P e) 8.2: Mô hình nhận thức sai lầm của công nhân L L1 W/P2 W/P1 LS1 LS2 L2 1 2 10 Mô hình này tiền lương cũng biến động linh hoạt như mô hình trên Nhưng trong mô hình này ta giả định là doanh nghiệp không có đầy đủ thông tin. Các doanh nghiệp biết rõ giá cả của hàng hóa do mình sản xuất ra nhưng không biết đầy đủ thông tin về các hàng hóa khác..dẫn đến tình trạng thông tin không hoàn hảo. Lẫn lộn giữa sự thay đổi giá chung và sự thay đổi giá tương đối dẫn đến những tác động đến việc ra quyết định. 8.3: Mô hình thông tin không hoàn hảo 11 Sản lượng cung ứng của một mặt hàng ( ví dụ hàng A) phụ thuộc mức giá tương đối của A so với các mặt hàng khác. Nếu mức giá tương đối tăng lên thì cung sẽ tăng và ngược lại Khi mức giá chung tăng có hai khả năng xảy ra Nếu người sản xuất sản phẩm A đánh giá đúng tình hình, hiểu răng chỉ giá chung tăng, giá tương đối không tăng , do đó vẫn giữ nguyên mức sản lượng. 8.3: Mô hình thông tin không hoàn hảo 12 Khả năng thứ hai : người sản xuất sản phẩm A đánh giá không đúng tình hình, thiếu thông tin về giá chung và giá các mặt hàng khác ngoài A, do đó cho rằng, giá tương đối cũng tăng , do đó vẫn gia tăng mức sản lượng.  Sản lượng lớn hơn mức sản lượng tự nhiên Mô hình giống như mô hình lượng cứng nhắc Y = Yn+ (P-P e) 8.3: Mô hình thông tin không hoàn hảo 13 Đường tổng cung của mỗi nước khác nhau sẽ khác nhau ở những nước có tổng cầu biến động mạnh, các nhà cung ứng cho rằng giá biến động do tổng cầu và đó là biến đổi của mức giá chung. Họ không phản ứng mạnh trước biến động giá này. Đường tổng cung có độ dốc cao. ở những nước có tổng cầu tương đối ổn định, các nhà cung ứng cho rằng giá biến động do thay đổi giá tương đối. Do đó, họ phản ứng mạnh trước biến động giá này. Đường tổng cung có độ dốc nhỏ. 8.3: Mô hình thông tin không hoàn hảo 14 Mô hình giả định giá cứng nhắc. Giá cả hàng hóa dịch vụ không được điều chỉnh kịp thời để đáp ứng các thay đổi của thị trường . Giá cả còn khó thay đổi vì các điều kiện của hợp đồng, hoặc việc thay đổi có thể làm phát sinh nhiều chi phí.. Mức giá doanh nghiệp ấn định phụ thuộc hai yếu tố: Mức giá chung và thu nhập Mức giá chung cao, tức là giá cả các yếu tố sản xuất tăng, doanh nghiệp phải định giá bán hàng hóa dịch vụ cao lên 8.4: Mô hình giá cứng nhắc 15 Tổng thu nhập quốc dân Y : nếu Y tăng cầu sẽ tăng, cần phải gia tăng sản xuất để đáp ứng, nên chi phí cao hơn và doanh nghiệp cũng phải đặt giá cao hơn p= P+ a(Y-Yn) Trong đó p là giá doanh nghiệp muốn ấn định cho hàng hóa dịch vụ của mình; a là tham số a>0;  giả sử có hai loại hình doanh nghiệp . Một loại có giá linh hoạt, định giá như trên. Loại doanh nghiệp thứ 2 có giá cứng nhắc. Và giá của trường hợp 2 như sau: 8.4: Mô hình giá cứng nhắc 16 p= Pe+ a(Ye-Yen) Trong đó mũ e chỉ tính chất dự kiến của các biến số. Để đơn giản giả định là Ye =Yen hay p= P e  Để có đường tổng cung, ta cần tính mức giá chung của nền kinh tế. Gọi j là tỷ trọng hàng hóa của các doanh nghiệp có giá cứng nhắc; do đó 1-j là tỷ trọng hàng hóa của các doanh nghiệp có giá linh hoạt Mức giá chung của nền kinh tế sẽ là: P= j Pe +(1-j)[P+ a(Y-Yn)] 8.4: Mô hình giá cứng nhắc 17 Biến đổi ta có jP= j Pe +a(1-j)(Y-Yn) hay: P= Pe +(a/j)(1-j)(Y-Yn) Khi doanh nghiệp dự tính mức giá chung cao, họ sẽ dự tính chi phí cao và sẽ đưa mức giá cao, các doanh nghiệp khác sẽ làm tương tựMức giá dự tính cao, mức giá thực hiện sẽ cao.. Khi sản lượng thu nhập cao, các doanh nghiệp định giá linh hoạt sẽ tăng giá, dẫn đến mức giá chung cao. Tác động này lớn nhỏ phụ thuộc tỷ trọng các doanh nghiệp định giá linh hoạt tức là phụ thuộc 1-j. 8.4: Mô hình giá cứng nhắc 18 Từ P= Pe +(a/j)(1-j)(Y-Yn) ta có Y-Yn= (P-P e )/[(a/j)(1-j)]. Gọi 1/[(a/j)(1-j)] là  ta có Y-Yn= (P-P e )*  Hay Y= Yn+ (P-P e )*  Hay P=Pe +[(a/j)(1-j)].(Y-Yn) Với a(1-j)/j là hệ số góc của đường tổng cung. Nếu j =0, tức là các doanh nghiệp đều định giá linh hoạt, giá hoàn toàn linh hoạt hệ số góc là , đường tổng cung thẳng đứng Nếu j =1, giá hoàn toàn cứng nhắc hệ số góc là 0, đường tổng cung nằm ngang. 8.4: Mô hình giá cứng nhắc 19 ở các nước có tỷ lệ lạm phát cao, việc giữ giá cứng nhắc thời gian dài gây thiệt hại cho doanh nghiệp.. Nên các doanh nghiệp điều chỉnh giá thường xuyên hơn j giảm 1-j tăng. ở các nước có tổng cầu biến động mạnh, giá cũng biến động theo, nên số doanh nghiệp giữ giá cố định nhỏ, j nhỏ, 1-j cao. Tỷ trọng doanh nghiệp giữ giá cố định j phụ thuộc lạm phát và biến động tổng cầu. 8.4: Mô hình giá cứng nhắc 20 8.5: So sánh các mô hình Mô hình Yếu tố cơ sở Thị trường không hoàn hảo Cân bằng trên thị trường 1. Mô hình tiền lương cứng nhắc Tiền lương danh nghĩa điều chỉnh chậm Thị trường lao động Thị trường lao động không cân bằng 2. Mô hình nhận thức sai lầm của công nhân Công nhân lẫn lộn giữa thay đổi lương danh nghĩa với lương thực tế Thị trường lao động Thị trường lao động cân bằng 3. Mô hình thông tin không hoàn hảo Nhà cung ứng lẫn lộn sự thay đổi mức giá chung với mức giá tương đối Thị trường hàng hóa Thị trường hàng hóa cân bằng 4.Mô hình giá cả cứng nhắc Giá cả hàng hóa dịch vụ điều chỉnh chậm Thị trường hàng hóa Thị trường hàng hóa không cân bằng 21 ở mô hinh 1:đường cầu không đổi. Việc làm và sản lượng biến động nghịch chiều với lương thực tế. Khi kinh tế suy thoái, sản lượng thấp, lương thực tế cao. Ngược lại khi sản lượng cao, thất nghiệp thấp, lương thực tế thấp. Không hợp lý nên khó lý giải đầy đủ về đường tổng cung. 8.5: So sánh các mô hình 22 ở mô hinh 4: những biến động của sản lượng liên quan đến dịch chuyển đường cầu về lao động. Khi đường cầu về lao động dịch chuyển các đại lượng của kinh tế vĩ mô như sản lượng, việc làm, tiền lương thực tế đều biến động theo cùng hướng.. Phù hợp với đặc điểm của các chu kỳ kinh doanh Các mô hình có những cách lý giải khác nhau, không thống nhất những không nhất thiết loại trừ nhau. Các mô hình đều có nhưng điểm hợp lý và góp phần lý giải tổng cung ngắn hạn 8.5: So sánh các mô hình 23 Các mô hình đều có những giả định và cách lý giải khác nhau, nhưng đều thống nhất nhau về phương trình Y= Yn+ *(P-P e ) 8.5: So sánh các mô hình 24 Khi giá dự tính bằng giá thực tế thì Y= Yn Khi giá dự tính thấp hơn giá thực tế thì Y>Yn Khi giá dự tính cao hơn giá thực tế thì Y< Yn 8.5: So sánh các mô hình Y Yn P P=Pe Y=Yn+*(P-Pe) 25  Các nhà kinh tế học chưa đạt được sự thống nhất về cách lý giả những biến động trong ngắn hạn.  Các nhà kinh tế học mới theo truyền thống chỉ ủng hộ những mô hình trong đó tiền lượng và giá cả tự điều chỉnh linh hoạt để cân bằng thị trường  Các nhà kinh tế Keynes mới cho rằng những mô hình thị trường cân bằng không lý giải được những biến động kinh tế trong ngắn hạn và họ ủng hộ những mô hình có tiền lượng và giá cả cứng nhắc.  Keynes mới tập trung phân tích tính chất không hoàn hảo của thị trường dẫn đến tiền lượng và giá cả cứng nhắc, làm cho thị trường điều chỉnh chậm chạp về sản lượng tự nhiên 8.6: Kinh tế học Keynes mới về tổng cung 26 Để thay đổi giá phải thay đổi các catalogPhát sinh chi phí và đó là chi phí thực đơn  Nhưng chi phí thực đơn nhỏ, liệu có là nguyên nhân ảnh hưởng đến cả nền kinh tế gây suy thoái, hay tổn thất xã hội không?  Một doanh nghiệp độc quyền sẽ đạt lợi nhuận tối đa khi MR=MC, sản lượng là Q0, và giá sẽ là P0, lợi nhuận cực đại sẽ là diện tích hình chữ nhật với S= (P0 - AC)* Q0, 8.6.1: Chi phí thực đơn và ảnh hưởng ngoại ứng tới tổng cầu 27 Khi cầu giảm để tránh suy thoái , giữ mức sản lượng không đổi Q0 , chi phí biên giảm, tức là dịch chuyển xuống để cắt đường MR tại mức Q0 , ta có mức giá mới P1, Với mức giá mới P1 , lợi ích thay đổi là diện tích B (tăng lợi nhuận vì tăng sản lượng) trừ diện tích A (giảm lợi nhuận vì giá giảm từ P1 đến P0) và trừ thêm chi phí thực đơn. Tuy chi phí thực đơn không lớn nhưng so với thay đổi lợi nhuận B-A nó trở nên không nhỏ. Nếu chi phí thực đơn > (B- A) doanh nghiệp không có lợi trong việc thay đổi giá, nó sẽ không thay đổi giá. 8.6.1: Chi phí thực đơn và ảnh hưởng ngoại ứng tới tổng cầu 28 Khi cầu giảm nhưng chi phí biên không đổi (do các hợp đồng cố định về lương, hợp đồng cung ứng nguyên nhiên vật liệuSản lượng để tối đa hóa lợi nhuận và sản lượng sẽ là Q2 , mức giá mới tương ứng P2, Doanh nghiệp có thể lựa chọ giảm giá xuống P2, sản lượng sẽ là Q2 hoặc giá cố định P0 và sản lượng sẽ là Q0. Tương tự như trên chi phí thực đơn tuy nhỏ nhưng có thể làm thay đổi kết quả so sánh và doanh nghiệp sẽ có lợi hơn khi giữ giá cố định 8.6.1: Chi phí thực đơn và ảnh hưởng ngoại ứng tới tổng cầu 29 Khi doanh nghiệp giảm giá , nó góp phần làm giảm giá bình quân và do đó làm tăng số dư tiền thực tế. Tăng số dư tiền thực tế sẽ gây tác động mở rộng tổng cầu thông qua việc giảm lãi suất. Ảnh hưởng kinh tế vĩ mô của sự điều chỉnh giá do một doanh nghiệp thực hiện gọi là ảnh hưởng ngoại ứng với tổng cầu. Do ảnh hưởng ngoại ứng với tổng cầu, không được doanh nghiệp tính đến khi đưa ra quyết định về giá nên nó có thể giữ giá không đổi. Giá cứng nhắc có thể tối ưu với doanh nghiệp nhưng không có lợi cho toàn xã hội 8.6.1: Chi phí thực đơn và ảnh hưởng ngoại ứng tới tổng cầu 30 Việc điều chỉnh lương và giá cả không diễn ra đồng thời mà đan chéo nhau. Sự đan chéo làm cho quá trình điều chỉnh lượng và giá cả diễn ra chậm chạp ngay cả khi từng loại giá cả hay lương cá biệt được điều chỉnh thường xuyên. 8.6.2: Sự đan chéo giữa tiền lượng và giá cả 31 Khi tổng cầu tăng, không doanh nghiệp nào muốn là đơn vị đầu tiên tăng giá vì sợ mất khách hàng Khi tổng cầu giảm, cầu về lao động giảm, nếu giảm tiền lượng tương ứng sẽ đảm bảo toàn dụng lao động, nhưng không người lao động nào muốn là người đầu tiên bị giảm lương trong khi những người khác vẫn còn lương cao 8.6.2: Sự đan chéo giữa tiền lượng và giá cả 32  Những hợp đồng lao động dài hạn là nguồn gốc của chu kỳ kinh doanh.  Hợp đồng lao động dài hạn là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trì trệ của chi phí biên, kéo theo sự trì trệ của giá cả trước những biến đổi của tổng cầu.  Hợp đồng dài hạn không có lợi cho toàn xã hội (ảnh hưởng ngoại ứng) nhưng có lợi cho từng doanh nghiệp hay nhóm người.  Không muốn những cuộc thương lượng kéo dài tốn kém  Không muốn có những cuộc đình công, sản xuất gián đoạn 8.6.3: Hợp đồng dài hạn và biến đổi sản lượng trong ngắn hạn 33 Câu hỏi 1. Cơ sở xây dựng đường tổng cung ngắn hạn trong mô hình tiền lương cứng nhắc? 2. Cơ sở xây dựng đường tổng cung ngắn hạn trong mô hình nhận thức sai lầm của công nhân? 3. Cơ sở xây dựng đường tổng cung ngắn hạn trong mô hình thông tin không hoàn hảo? 4. Cơ sở xây dựng đường tổng cung ngắn hạn trong mô hình giá cả cứng nhắc? 5. So sánh các mô hình tổng cung? 6. Kinh tế học Keynes mới về tổng cung?