Bài giảng về sức khỏe tâm thần tuổi vị thành niên - Một số vấn đề tâm lý thường gặp ở tuổi vị thành niên

VỊ THÀNH NIÊN – HỌ LÀ AI? • Tuổi vị thành niên (adolescent) bắt đầu bởi hiện tượng “lớn lên” về mặt thể chất, đúng nghĩa thì được gọi là hiện tượng “dậy thì”. • Vị thành niên là những con người đang trong giai đoạn phát triển từ trạng thái lệ thuộc sang trạng thái trưởng thành và trở nên độc lập. • Các mốc thời gian qui định tuổi vị thành niên thay đổi khác nhau tùy theo hoàn cảnh lịch sử, xã hội và nền văn hóa. • Theo Tổ chức UNFPA (Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc) VTN là những người nằm trong khoảng tuổi từ 10 đến 24

pdf38 trang | Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng về sức khỏe tâm thần tuổi vị thành niên - Một số vấn đề tâm lý thường gặp ở tuổi vị thành niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng về sức khỏe tâm thần tuổi vị thành niên MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN BS NGUYỄN MINH TIẾN VỊ THÀNH NIÊN – HỌ LÀ AI? • Tuổi vị thành niên (adolescent) bắt đầu bởi hiện tượng “lớn lên” về mặt thể chất, đúng nghĩa thì được gọi là hiện tượng “dậy thì”. • Vị thành niên là những con người đang trong giai đoạn phát triển từ trạng thái lệ thuộc sang trạng thái trưởng thành và trở nên độc lập. • Các mốc thời gian qui định tuổi vị thành niên thay đổi khác nhau tùy theo hoàn cảnh lịch sử, xã hội và nền văn hóa. • Theo Tổ chức UNFPA (Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc) VTN là những người nằm trong khoảng tuổi từ 10 đến 24. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM – SINH LÝ CỦA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN • Có những thay đổi và thách thức về mặt sinh học được đặc trưng bởi sự tăng trưởng mạnh về thể chất và sự khởi hoạt các chức năng của hệ sinh dục. • Có những thay đổi về mặt tư duy và nhận thức, đặc trưng bởi khả năng tư duy trừu tượng, khả năng suy tư về bản thân, khả năng hiểu về người khác, suy nghĩ sáng tạo, khả năng phê phán, và những cách thức mới trong việc tiếp nhận những thông tin từ cuộc sống. • Có những thay đổi và xáo trộn về tình cảm và cảm xúc. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM – SINH LÝ CỦA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (tiếp) • Vị thành niên là giai đoạn định hình bản sắc cá nhân (identity), trong đó có cả bản sắc giới. • Bản sắc cá nhân (còn gọi là cái Ngã riêng) giúp người vị thành niên suy nghĩ về bản thân, về tương lai và tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. • Vị thành niên là giai đoạn dễ mẫn cảm với các thay đổi, và vì thế có nhiều tiềm năng rơi vào các trạng thái khủng hoảng về tâm lý. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM – SINH LÝ CỦA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (tiếp) • Người vị thành niên phải đối diện với những thách thức được tạo ra từ những kỳ vọng của bản thân, gia đình và xã hội • Bản sắc cá nhân của người vị thành niên phải luôn đối diện với các thách thức từ hệ thống giá trị, tinh thần và đạo đức mà xã hội qui định. • Khi phải đương đầu với những khó khăn không giải quyết được mà không được hỗ trợ đầy đủ, người vị thành niên dễ phát sinh các phản ứng bồng bột, thiếu kềm chế và có thể phát triển những phương thức ứng phó có tính tiêu cực. VỊ THÀNH NIÊN – MỘT GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP TRONG ĐỜI SỐNG • Vị thành niên là giai đoạn chuyển đổi của một con người từ chỗ “là một thành phần của gia đình sang vị trí là một thành phần của nhóm cùng tuổi, và sau đó trở thành một người lớn độc lập (Mabey & Sorenson) • Vị thành niên là giai đoạn trong đó một con người vừa phải duy trì việc bảo tồn các mối quan hệ phụ thuộc đã có trước đó, vừa phải tạo lập bản sắc riêng và thực hiện tiến trình cá thể hóa. Sự cân bằng giữa hai tiến trình này góp phần quan trọng vào nền tảng sức khỏe tâm thần của lứa tuổi đầy biến động này. VỊ THÀNH NIÊN VÀ GIA ĐÌNH • Lịch sử phát triển của bản thân người vị thành niên trong gia đình và lịch sử phát triển gia đình của người vị thành niên có ảnh hưởng lớn đến giai đoạn phát triển của họ ở tuổi vị thành niên. • Các yếu tố có ảnh hưởng lên tâm lý phát triển của trẻ em trong giai đoạn này bao gồm: mối quan hệ cha mẹ và con, mối quan hệ giữa cha mẹ với nhau, kiểu cách nuôi dưỡng con cái, điều kiện giáo dục, học hành, cùng các biến cố, sự kiện quan trọng trong cuộc sống gia đình trước đó. VỊ THÀNH NIÊN VÀ GIA ĐÌNH (tiếp) Một số tác nhân và sự kiện có ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình phát triển trước tuổi vị thành niên: • Bị bỏ rơi, mồ côi, rời gia đình sớm • Có các vấn đề về gắn bó cha mẹ - con ở tuổi nhỏ. • Sai lầm trong nuôi dưỡng của cha mẹ • Xâm hại trẻ em • Bạo lực gia đình • Các sang chấn tâm lý, mất mát • Ly hôn, xung đột trong hôn nhân giữa cha mẹ • Cha mẹ lạm dụng chất gây nghiện • Có người thân phạm pháp • Điều kiện học hành không đầy đủ VỊ THÀNH NIÊN VÀ NHỮNG MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI • Các mối quan hệ xã hội ở tuổi vị thành niên cũng trải qua sự thay đổi: trọng tâm được chuyển từ các mối quan hệ trong gia đình sang các quan hệ với những người khác bên ngoài xã hội, đặc biệt là quan hệ với những bạn cùng tuổi. • Vị thành niên là giai đoạn đấu tranh giữa các áp lực từ gia đình (giữ gìn các giá trị truyền thống) và các áp lực từ bạn bè (tìm cách thích nghi, cá thể hóa và xã hội hóa). • Vị thành niên là giai đoạn dễ mẫn cảm với các tác động từ nhóm bạn cùng tuổi vào lúc mà các giá trị, niềm tin và khả năng nhận thức còn đang trong tiến trình hoàn chỉnh. KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CỦA NGƯỜI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ XÃ HỘI • Vị thành niên là một trong số những nhóm dân cư khó tiếp cận đến các dịch vụ hỗ trợ trong xã hội. • Trong môi trường sống có sự căng thẳng và xung đột, người vị thành niên thường phát triển các phương thức ứng phó có tính tiêu cực, ít khi tự đi tìm sự hỗ trợ từ người khác (ngoại trừ bạn cùng tuổi trong một số trường hợp). • Người vị thành niên thường tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ thông qua sự dẫn dắt của người lớn, sự chuyển gửi giữa các cơ quan hoặc do sự chủ động tiếp cận của các dịch vụ hỗ trợ đến người vị thành niên. CÁC VẤN ĐỀ TÂM LÝ HÀNH VI BẤT BÌNH THƯỜNG • Tuổi vị thành niên là giai đoạn tập tành và thử nghiệm những hành vi mới trong cố gắng tìm cách thích nghi với những hoàn cảnh sống mới. • Vị thành niên có khuynh hướng quy tụ thành những nhóm bạn cùng tuổi để dễ đạt được sự chấp nhận từ người khác. Khi thiếu sự chấp thuận, hoặc có xung đột với gia đình, xu hướng lệ thuộc nhóm bạn cùng tuổi càng tăng và người vị thành niên càng dễ thuận theo áp lực nhóm để thực hiện những hành vi có tính cực đoan. • Sự quan tâm đến bạn khác giới và khuynh hướng muốn thử nghiệm các hành vi tình dục có thể thúc đẩy người vị thành niên thực hiện các hành vi nguy cơ về tình dục khi có tình trạng thiếu kềm chế và thiếu hiểu biết. HÀNH VI BẤT BÌNH THƯỜNG (tiếp) Người vị thành niên, thông qua các áp lực từ nhóm bạn cùng tuổi cũng như mong muốn thể hiện tính cách của bản thân, có thể biểu hiện tính mạo hiểm thông qua một số hành vi có tính chất chống đối xã hội. • Nghe nhạc lớn tiếng hoặc kích động • Gây rối trật tự công cộng • Lái xe bạt mạng, tốc độ cao • Gây cháy, nổ • Phá hoại công trình văn hóa • Ăn cắp, ăn trộm trong cửa hàng, nhà riêng • Gây gổ đánh nhau LẠM DỤNG CHẤT GÂY NGHIỆN • Vị thành niên cũng là lứa tuổi dễ có nguy cơ tiếp xúc với các chất gây nghiện, hoặc do các áp lực từ nhóm bạn cùng trang lứa, hoặc do muốn thể nghiệm bản sắc cá nhân, hoặc do việc sử dụng chất gây nghiện có thể giúp giải tỏa căng thẳng và né tránh những khó khăn về tâm lý. • Việc tiếp xúc các chất gây nghiện có thể từ mức độ hút thuốc lá, uống bia, rượu, cho đến việc lạm dụng các chất ma túy khác như: cần sa, dẫn chất từ thuốc phiện, các chất gây hưng thần, gây ảo giác, các loại tân dược. • Việc lạm dụng các chất gây nghiện, nhất là những chất gây thay đổi tâm trạng, có thể làm trầm trọng thêm những vấn đề sẵn có, cũng như phát sinh thêm những khó khăn mới trong cuộc sống của người vị thành niên. VỊ THÀNH NIÊN PHẠM PHÁP Trong những trường hợp nghiêm trọng, những hành vi mang tính chất chống đối xã hội có thể đến mức độ phạm pháp • Xâm hại tình dục • Sử dụng bạo lực, hung khí • Giết người • Cướp giật • Buôn lậu, mua bán hàng cấm • Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản • Tổ chức băng nhóm, đe dọa, khống chế người khác • Bắt cóc, tống tiền vv RỐI LOẠN ĂN UỐNG • Một số người vị thành niên có sự thay đổi trong thói quen ăn uống. Có thể nhịn ăn quá đáng hoặc ăn quá nhiều. • Sự nhịn ăn quá đáng có thể do ảnh hưởng bởi những hình mẫu, bởi sự lo ngại tăng cân, bởi những thói quen khác có hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu bia • Một số trường hợp mắc chứng chán ăn tâm căn (anorexia nervosa) • Một số trường hợp mắc chứng háu ăn (bulimia) và có thể kèm theo tình trạng thừa cân hay béo phì. • Những thay đổi thói quen ăn uống đôi khi kèm theo những thói quen không hay khác như nghiện game, nghiện net, đi chơi vô độ TRẦM CẢM VÀ TỰ SÁT • Trầm cảm (depression) là một loại rối loạn về tâm trạng (mood disorder) biểu hiện bằng sự suy kém các chức năng hoạt động tinh thần, mất quan tâm, hứng thú đối với các sinh hoạt, hoạt động thường ngày, cùng với sự giảm sút lòng tự trọng, nhìn đời bi quan và có thể có ý tưởng tự sát. • Có ba mức độ trầm cảm: (1) Nhẹ: Vẫn có thể cố gắng để sinh hoạt, làm việc bình thường (2) Trung bình: Giảm sút khả năng làm việc và hoạt động xã hội, và có trở ngại trong sinh hoạt thường ngày (3) Nặng: Giảm sút đáng kể trong khả năng làm việc, hoạt động xã hội lẫn trong các sinh hoạt thường ngày. Có thể có kèm những triệu chứng loạn thần như hoang tưởng và ảo giác. TRẦM CẢM VÀ TỰ SÁT (tiếp) • Phần lớn vị thành niên đều thỉnh thoảng có những lúc bị trầm cảm như một phần của đời sống bình thường. Điều này càng dễ làm tăng nguy cơ xảy ra trầm cảm nặng ở vị thành niên. • Các dấu hiệu cô đơn và rút lui khỏi các quan hệ xã hội thường là những dấu hiệu báo trước của trầm cảm. • Trầm cảm có thể biểu hiện bởi cái nhìn tiêu cực về bản thân, diễn giải tiêu cực về những trải nghiệm sống riêng và những quan điểm tiêu cực về tương lai. • Một số em bỏ nhà ra đi. Vị thành niên dễ phát sinh các phản ứng hướng ngoại, bồng bột, quá khích, trong khi nữ thì phản ứng hướng nội, trở nên băn khoăn, lo lắng quá đáng. TRẦM CẢM VÀ TỰ SÁT (tiếp) • Nhiều vị thành niên trong đời sống bình thường cũng có lúc nghĩ đến cái chết. • Đời sống căng thẳng, nhiều lo lắng hoặc trạng thái trầm cảm có thể làm tăng khả năng người vị thành niên có những ý tưởng tự sát, toan tự sát hoặc thực hiện tự sát. • Việc thiếu những nguồn lực hỗ trợ trong môi trường sống, sống cô độc và khả năng ứng phó kém là những điều kiện thuận lợi khiến ý tưởng tự sát dễ xuất hiện. • Một số yếu tố thuận lợi khác: lạm dụng chất gây nghiện, khiếm khuyết nghiêm trọng về giao tiếp với người thân, gia đình, bạn bè và khả năng dễ tìm kiếm phương tiện gây chết STRESS VÀ KHỦNG HOẢNG STRESS VÀ KHỦNG HOẢNG • Stress và khủng hoảng là một phần của đời sống bình thường ở mọi con người nói chung và ở tuổi vị thành niên nói riêng. • Khủng hoảng (crisis) là trạng thái mất thăng bằng về hoạt động cảm xúc và lý trí khi một người phải đối diện với một sự kiện xảy ra bất ngờ, có tiềm năng gây nguy hại hoặc đối diện với một giai đoạn chuyển tiếp trong phát triển có độ thách thức cao. CAN THIỆP VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI VỊ THÀNH NIÊN GẶP VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN VỀ TÂM LÝ • Các biện pháp can thiệp hỗ trợ cho người vị thành niên có khó khăn về tâm cần phải sử dụng những chiến lược và kỹ thuật phù hợp. • Việc hỗ trợ phải luôn chú ý đến tính chất đặc thù của giai đoạn phát triển này. • Cần xây dựng mối quan hệ hỗ trợ tốt với người vị thành niên. • Cần áp dụng phương pháp tham vấn tạo chủ động. • Sử dụng “con người vị thành niên bên trong” của hỗ trợ viên khi làm việc với người vị thành niên. MẠNG LƯỚI HỖ TRỢ VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ HỖ TRỢ XÃ HỘI
Tài liệu liên quan