Bài tập cá nhân dân sự 1 phân chia di sản thừa kế

Xây dựng 1 tình huống phân chia di sản thừa kế sao cho thật phù hợp với quyết định của toà án phân chia di sản dưới đây. Hãy chỉ ra các quy định của pháp luật mà toà án đã áp dụng để có quyết định như vậy. Ghi chú: Các mục 1) và 2) đều nằm trong 1 tình huống 1) Chía di sản của A: Tổng tài sản của A và B = 950.000.000 đồng +10.000.000 đồng + (360.000.000 đồng : 2) = 1.140.000.000 đồng; A= 1.140.000.000 đồng : 2 = 570.000.000 đồng A= 570.000.000 đồng – 10.000.000 đồng = 560.000.000 đồng B= 560.000.000 đồng : 6 x 2/3 =62.222.222 đồng C=D=E=K=T=(560.000.000 đồng – 62.222.222 đồng):5=99.555.555 đồng. M=N (thế vị) = 99.555.555 đồng : 2 = 49.777.777 đồng. 2) Chia di sản của C: C = 240.000.000 đồng : 2 = 120.000.000 đồng; B = H = M = N = 120.000.000 đồng : 4 = 30.000.000 đồng

doc3 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2371 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân dân sự 1 phân chia di sản thừa kế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập số 1 Xây dựng 1 tình huống phân chia di sản thừa kế sao cho thật phù hợp với quyết định của toà án phân chia di sản dưới đây. Hãy chỉ ra các quy định của pháp luật mà toà án đã áp dụng để có quyết định như vậy. Ghi chú: Các mục 1) và 2) đều nằm trong 1 tình huống 1) Chía di sản của A: Tổng tài sản của A và B = 950.000.000 đồng +10.000.000 đồng + (360.000.000 đồng : 2) = 1.140.000.000 đồng; A= 1.140.000.000 đồng : 2 = 570.000.000 đồng A= 570.000.000 đồng – 10.000.000 đồng = 560.000.000 đồng B= 560.000.000 đồng : 6 x 2/3 =62.222.222 đồng C=D=E=K=T=(560.000.000 đồng – 62.222.222 đồng):5=99.555.555 đồng. M=N (thế vị) = 99.555.555 đồng : 2 = 49.777.777 đồng. 2) Chia di sản của C: C = 240.000.000 đồng : 2 = 120.000.000 đồng; B = H = M = N = 120.000.000 đồng : 4 = 30.000.000 đồng Bài làm Xây dựng tình huống: Năm 1970 Ông A kết hôn với bà B, sinh được 5 người con chung là C, D, E,T,K. Những người con của ông A đều khỏe mạnh và đã trưởng thành đều có công ăn việc làm ổn định. Trong số người con của Ông A, có C đã lập gia đình với H và có 2 người con là M và N Tháng 1 năm 2011, anh C dùng xe máy chở ông A về quê chơi, trên đường đi gặp tai nạn cả 2 đều chết và được xác định chết cùng một thời điểm. 4/2011, Bà B yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế của A và C. Trong di chúc của A truất quyền thừa kế của bà B. Biết rằng, trong khoảng thời gian chung sống với bà B, 2 vợ chồng A và B dành dụm được 950.000.000 đồng và năm 1985 vợ chồng ông A bà B góp vốn với gia đình người bạn mua một căn nhà. Năm 2000, cả 2 gia đình thống nhất bán căn nhà, tiền lãi thu được là 360.000.000 đồng, cả 2 gia đình đều thống nhất chia đôi số tiền lãi trên cho 2 gia đình và cách đấy 2 năm ông A trúng sổ xố 10.000.000 đồng. Khi còn sống ông A vay của 1 người hàng xóm số tiền là 10.000.000 đồng. Còn về phần anh C, anh C và chị H trong quá trình chung sống cũng dành dụm được 240.000.000 đồng.anh C chết không để lại di chúc Phân tích tình huống: Chia di sản của A : Tài sản chung hợp nhất của vợ chồng ông A và bà B hình thành trong quá trình hôn nhân hợp pháp gồm 950.000.000 đồng do 2 vợ chồng dành dụm và 10.000.000 đồng do A trúng sổ xố và 1/2 số tiền lãi 360.000.000 từ việc bán căn nhà do vợ chồng ông A bà B vói gia đình người bạn là thu được là (360.000.000 đồng :2). Như vậy Tổng tài sản của A và B = 950.000.000 đồng +10.000.000 đồng + (360.000.000 đồng : 2) = 1.140.000.000 đồng. Tài sản này thuộc tài sản chung hợp nhất của vợ chồng theo quy định tại Điều 219 Bộ luật dân sự 2005, nên phần quyền tài sản của ông A trong khối tài sản chung với bà B được chia đôi: 1.140.000.000 đồng : 2 = 570.000.000 đồng. Khi còn sống, ông A có vay số tiền của 1 người hàng xóm là 10.000.000 đồng, theo quy định tại Điều 637 về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, nên phải trừ số tài sản của A để thực hiện nghĩa vụ của A. Di sản của A còn lại: A= 570.000.000 đồng – 10.000.000 đồng = 560.000.000 đồng Bà B là vợ của A, nhưng khi lập di chúc ông A truất quyền thừa kế của bà B , nhưng theo quy định tại Điều 669 quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, như vậy bà B sẽ được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. trong tình huống này, hàng thừa kế thừa nhất của A gồm 6 người : B,C, D, E, T, K. như vậy bà B sẽ được hưởng phần di sản : B= 560.000.000 đồng : 6 x 2/3 =62.222.222 đồng. Ông A khi còn sống chỉ lập di chúc truất quyền của bà B mà không định đoạt tài sản của mình cho ai nên phần di sản còn lại của ông A (sau khi đã trừ số di sản mà bà B được hưởng) sẽ được chia cho 5 người con : B, C, D, E, T, K. B=C=D=E=T=K = (560.000.000đồng - 62.222.222đồng ) : 5 = 99.555.555đồng. Anh C là con đẻ của ông A có 2 người con là M và N, anh C và ông A được xác định là chết cùng thời điểm nên theo Điều 677 quy định về thừa kế thế vị, thì anh C chết nên M và N được hưởng phần di sản mà C được hưởng nếu còn sống khi chia thừa kế theo pháp luật, do vậy M và N được hưởng số di sản của A là: M=N (thế vị) = 99.555.555 đồng : 2 = 49.777.777 đồng. Chia di sản của C: Tài sản chung trong thời kì hôn nhân của C và H là 240.000.000, là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng theo quy định tại Điều 219 khi C chết, tài sản tài sản chung của C và H được Tòa án chia đều cho mỗi bên, như vậy tài sản của C có: C = 240.000.000 đồng : 2 = 120.000.000 đồng; anh C chết không để lại di chúc nên tài sản của C được chia theo pháp luật: C có 4 người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, theo quy định tại Điều 675, 676, gồm : H, B, M, N nên di sản của C được chia cho: B=H=M =N = 120.000.000 đồng : 4 = 30.000.000 đồng Nhận xét : Như vậy ông A trước khi chết lập di chúc truất quyền thừa kế của bà B và không định đoạt phần tài sản của mình cho ai. Nên khi A chết, trừ đi phần nghĩa vụ tài sản của A sẽ còn lại phần di sản thừa kế. Sau đó, căn cứ theo Điều 669, bà B vẫn được hưởng phần di sản mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, nên bà B được hưởng 2/3 suất của một người được thừa kế theo luật, phần di sản còn lại của A sau khi trừ phần B được hưởng sẽ được chia cho 5 người con. C là con trai của A, xác định chết cùng thời điểm với A, nên con của C là M và N được hưởng di sản mà C được hưởng nếu sống theo Điều 667 thừa kế thế vị khi chia theo pháp luật. Còn C không có di chúc trước khi chết , nên tài sản của C được chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất gồm 2 con là M và N, vợ và mẹ của C.
Tài liệu liên quan