Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 3 - 2014

Tóm lược kinh tế thế giới Các dữ liệu kinh tế trong quý 3 vẫn cho thấy sự phục hồi kinh tế diễn ra không đồng đều. Các nền kinh tế chủ chốt tại châu Âu và Nhật từng thắp lên hy vọng về khả năng phục hồi và dẫn dắt tăng trưởng thế giới đã bộc lộ những dấu hiệu đảo chiều. Các nền kinh tế mới nổi đang định hình quỹ đạo tăng trưởng thấp hơn trong trung hạn. Các dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu phản ánh thái độ bi quan hơn so với đầu năm. Kinh tế Mỹ trỗi dậy trong quý II, tăng trưởng kinh tế và việc làm đều bật mạnh. GDP tăng 1,1% qoq trong quý II sau khi giảm 0,5% trong quý I. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm còn 5,9% trong tháng 9. Sản xuất và tiêu dùng mang quán tính mở rộng sang quý III. Thị trường nhà ở có dấu hiệu phục hồi lại mức trước khủng hoảng. Các tín hiệu vĩ mô tích cực dự báo các chương trình kích nới lỏng định lượng thứ 3 (QE3) sẽ tiếp tục được cắt giảm. Đồng USD đang mạnh lên so với các đồng tiền chủ chốt khác và sẽ tác động lên sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Mỹ và tình hình lợi nhuận của các DN.

pdf19 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 3 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM Quý 3 - 2014 Báo cáo này được thực hiện với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Ôx-trây-lia Danh mục từ viết tắt Bộ KH-ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ LĐ-TB-XH Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội BoJ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản BSC Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BTC Bộ Tài chính DN Doanh nghiệp ĐTNN Đầu tư nước ngoài EA Khu vực Đồng tiền chung Châu Âu ECB Ngân hàng Trung ương Châu Âu EU Liên minh châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Fed Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FMCG Hàng tiêu dùng nhanh GDP Tổng sản lượng quốc nội HSCB Ngân hàng Thương mại Hồng Kông-Thượng Hải IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế lhs trục trái NHNN Ngân hàng Nhà nước OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PMI Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng qoq Thay đổi so với quý trước rhs trục phải TCTK Tổng cục Thống kê TTCK Thị trường chứng khoán UN Cơ sở dữ liệu Liên hợp quốc USD Đồng dollar Mỹ VAMC Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam VCB Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam VEPR Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách VND Đồng Việt Nam WB Ngân hàng Thế giới yoy Thay đổi so với cùng kỳ năm trước Mục lục Tóm lược kinh tế thế giới 5 Tóm lược kinh tế Việt Nam 6 I. Khái quát 8 Tăng trưởng 8 Lạm phát 8 II. Tổng cung 8 Công nghiệp 8 Dịch vụ 9 Thị trường nhân tố 9 III. Tổng cầu 10 Tiêu dùng 10 Đầu tư 10 Đầu tư nước ngoài 10 Chi tiêu chính phủ 11 Xuất nhập khẩu 11 IV. Cân đối vĩ mô 11 Cán cân ngân sách 11 Cán cân thanh toán 12 V. Thị trường vốn và thị trường tiền tệ 12 Thị trường vốn 12 Thị trường tiền tệ 13 Tỷ giá 13 VI. Thị trường tài sản 14 Thị trường chứng khoán 14 Thị trường vàng 14 Thị trường bất động sản 14 VII. Triển vọng kinh tế và khuyến nghị chính sách 15 Tóm lược kinh tế thế giới Các dữ liệu kinh tế trong quý 3 vẫn cho thấy sự phục hồi kinh tế diễn ra không đồng đều. Các nền kinh tế chủ chốt tại châu Âu và Nhật từng thắp lên hy vọng về khả năng phục hồi và dẫn dắt tăng trưởng thế giới đã bộc lộ những dấu hiệu đảo chiều. Các nền kinh tế mới nổi đang định hình quỹ đạo tăng trưởng thấp hơn trong trung hạn. Các dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu phản ánh thái độ bi quan hơn so với đầu năm. Kinh tế Mỹ trỗi dậy trong quý II, tăng trưởng kinh tế và việc làm đều bật mạnh. GDP tăng 1,1% qoq trong quý II sau khi giảm 0,5% trong quý I. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm còn 5,9% trong tháng 9. Sản xuất và tiêu dùng mang quán tính mở rộng sang quý III. Thị trường nhà ở có dấu hiệu phục hồi lại mức trước khủng hoảng. Các tín hiệu vĩ mô tích cực dự báo các chương trình kích nới lỏng định lượng thứ 3 (QE3) sẽ tiếp tục được cắt giảm. Đồng USD đang mạnh lên so với các đồng tiền chủ chốt khác và sẽ tác động lên sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Mỹ và tình hình lợi nhuận của các DN. Kinh tế châu Âu trong quý II giảm tốc so với quý I. GDP tại Khu vực đồng Euro (EA) tăng nhẹ 0,7% yoy, trong khi toàn bộ Liên minh châu Âu (EU) tăng trưởng 1,2% yoy. Tăng trưởng tốt hơn khiến cho thất nghiệp của EU chỉ còn 10,1% so với tỷ lệ 11,5% của EA. PMI ngành sản xuất giảm dần kể từ tháng 4/2014 xuống mức thấp nhất trong 1 năm trở lại vào tháng 9, cùng với độ sụt giảm ở chỉ số niềm tin của EC báo hiệu khu vực sản xuất đứng trước thách thức lớn và đe doạ tăng trưởng. Hoạt động sản xuất suy yếu tại EA hối thúc ECB cắt giảm lãi suất chủ chốt xuống còn mức thấp kỷ lục 0,05%. Do sức tiêu dùng tại Nhật Bản đã dồn nén vào trong quý I trước khi tăng thuế VAT lên 8% có hiệu lực kể từ tháng 4, GDP trong quý II chứng kiến mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2011, mất 7,1% yoy do tiêu dùng và đầu tư đồng loạt giảm mạnh (19%). Mức sụt giảm mạnh này có thể sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch tăng thuế lần thứ 2 dự trù vào quý IV năm 2015 và nội dung của các chương trình cải cách kinh tế sắp tới. GDP Trung Quốc tăng trưởng 7,5% yoy trong quý II từ 7,4% trong quý I nhờ ảnh hưởng của gói kích thích kinh tế; vay nợ và tín dụng tăng vọt. Trung Quốc chưa cho thấy nước này sẽ xử lý khối nợ lớn đang treo lơ lửng như thế nào, một cú sốc sẽ kéo lùi tăng trưởng trong trung hạn. Căng thẳng Nga-châu Âu hạ nhiệt song vẫn phủ bóng lên niềm tin vào triển vọng phục hồi của châu Âu và làm suy yếu đồng Euro. Ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng do gián đoạn xuất khẩu dầu và khí đốt trong mùa đông vẫn là rủi ro hiện hữu cho Tây Âu. Một rủi ro khác xuất phát từ tăng trưởng chậm lại tại các nền kinh tế chủ chốt tại Nhật và EA đi cùng với lạm phát thấp kéo dài. Lãi suất chủ chốt tại Mỹ và Anh có thể tăng và thị trường tài chính toàn cầu sẽ biến động mạnh hơn khi QE3 tiến dần đến thời điểm kết thúc và lãi suất của ECB đã giảm xuống xấp xỉ 0%. -3.0 -2.0 -1.0 0.0 1.0 2.0 3.0 2 0 1 1 Q 1 2 0 1 1 Q 3 2 0 1 2 Q 1 2 0 1 2 Q 3 2 0 1 3 Q 1 2 0 1 3 Q 3 2 0 1 4 Q 1 Nguồn: OECD Tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế chủ chốt, % qoq EA Mỹ Nhật Trung Quốc 0.00% 0.40% 0.80% 1.20% 1.60% 0 5 -0 9 1 1 -0 9 0 5 -1 0 1 1 -1 0 0 5 -1 1 1 1 -1 1 0 5 -1 2 1 1 -1 2 0 5 -1 3 1 1 -1 3 0 5 -1 4 Nguồn: ECB, BoJ, BoE, Fed Lãi suất điều hành của một số NHTW ECB BoJ BoE Fed 0.0% 0.5% 1.0% 1.5% 2.0% 2.5% 3.0% 3.5% 4.0% 0 8 -1 3 1 0 -1 3 1 2 -1 3 0 2 -1 4 0 4 -1 4 0 6 -1 4 Nguồn: OECD Lạm phát tại các nền kinh tế chủ chốt Mỹ Nhật EA Trung Quốc Tóm lược kinh tế Việt Nam Môi trường vĩ mô ổn định và các cải cách thể chế đang bôi trơn cỗ máy tăng trưởng. GDP quý III tăng 6,19% biến mục tiêu tăng trưởng 5,8% cả năm 2014 trở nên khả thi hơn. Sản xuất công nghiệp-xây dựng bứt phá còn dịch vụ giảm quán tính. Số việc làm tăng nhưng chưa đi cùng cải thiện về chất lượng. Tiêu thụ chậm và tồn kho tăng làm yếu triển vọng của ngành công nghiệp. Số DN giải thể và ngừng hoạt động tăng mạnh so với 2013. Tiêu dùng và đầu tư chưa khởi sắc Cầu tiêu dùng yếu ngay cả trong các tháng có tính mùa vụ. Khối lượng hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng nhanh hơn năm ngoái gần 1 điểm %. Hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng yếu ớt ở thành thị và hạ nhiệt ở nông thôn. Tổng đầu tư toàn xã hội duy trì ở mức 30% GDP. Vốn đầu tư trực tiếp giải ngân nhỉnh hơn năm ngoái, trong khi vốn đăng ký mới giảm mạnh do quan ngại về vấn đề an ninh của môi trường đầu tư trong nước. Mất cân đối ngân sách, tiết kiệm và đầu tư Thâm hụt ngân sách kéo dài khoảng 5% GDP vẫn là một yếu tố gây bất ổn vĩ mô. Thu từ thuế chỉ vừa đủ cho chi thường xuyên, chi đầu tư và trả nợ phải trông cậy vào nguồn thu từ trái phiếu. Tỷ lệ tăng chi thường xuyên và chi trả nợ gây cảnh báo, vượt khả năng kiểm soát. Thặng dư tài khoản vãng lai và chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng (7%) so với tiền gửi (11%) đều hàm ý đầu tư nội địa đang thấp hơn tiết kiệm. Nguồn cung vốn dư thừa nhưng tín dụng vào nền kinh tế chỉ nhỏ giọt, trái phiếu chính phủ vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn do rủi ro thấp. Nợ xấu gia tăng, xử lý bế tắc Các NHTM ghi nhận và trích lập dự phòng cho nợ xấu theo quy định mới trong Thông tư 02. Nợ nghi ngờ và nợ mất vốn tăng mạnh, tài sản thế chấp rớt giá làm tăng quỹ trích lập dự phòng, cắt vào lợi nhuận ngân hàng. Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng gặp bế tắc do thiếu thị trường và cơ sở pháp lý cần thiết còn hiệu năng của VAMC rất thấp. Nợ xấu được gom lại nhưng không xuất hiện dòng chảy mua bán nợ. Thặng dư ngoại tệ, tỷ giá có xu hướng giảm Cán cân thanh toán nửa đầu năm thặng dư gần 10 tỷ USD và có thể vượt mức kỷ lục năm 2012. Cung ngoại tệ dư thừa giữ lãi suất cho vay bằng USD ở mức thấp. Trạng thái dư thừa ngoại tệ khiến VND có xu hướng tăng giá so với USD, cộng với xu hướng tăng giá của USD so với các đồng tiền chủ chốt khác khiến cho VND mạnh lên thật sự. Lần điều chỉnh tỷ giá lên 1% trong tháng 6, cam kết giữ tỷ giá, và hoạt động mua ngoại tệ bền bỉ của NHNN không đủ để đưa tỷ giá theo hướng có lợi đối với sản xuất và xuất khẩu. Chứng khoán điều chỉnh, bất động sản khởi sắc Thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh. Lực bán ròng đến từ khối ngoại trước những thông tin vĩ mô kém tích cực và ảnh hưởng của sự thu hẹp gói QE3. Khối nội nương theo khối ngoại để mua vào hoặc bán ra nhưng chứng khoán giảm sâu hơn có thể kéo theo hành động bán tháo từ những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy. Thị trường bất động sản sôi động nhất trong nhiều năm trở lại ở cả nguồn cung và cầu, thanh khoản gia tăng. Chính sách mới mở rộng hỗ trợ người được vay và thời hạn ưu đãi lãi suất lên 15 năm trong chương trình hỗ trợ cho vay nhà ở thương mại. I. Khái quát Tăng trưởng Trong khi các lo ngại vẫn xoay quanh các điểm nghẽn của của nền kinh tế chưa được khai thông, tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm được công bố ở mức 5,62% vượt kỳ vọng của đa số. Theo thống kê, sản lượng tăng tốc trong quý III đạt mức tăng 6,19% yoy, vượt lên mức 5,54% cùng kỳ năm ngoái, đồng thời tăng trưởng quý II cũng được điều chỉnh lên 5,42% từ mức ước tính 5,25%. Khác với các năm trước, tăng trưởng nhanh hơn chủ yếu nhờ sự tăng tốc của ngành công nghiệp-xây dựng. Dù vẫn đóng góp nhiều nhất vào GDP với tốc độ tăng 5,99% yoy, ngành dịch vụ có dấu hiệu giảm tốc trên diện rộng. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng trưởng nhỉnh hơn 2013 (3% so với 2,39%) nhờ thuỷ sản vượt lên (6,15%). Tốc độ tăng trưởng trong quý 3 cũng vượt kỳ vọng của quốc tế. ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2014 của Việt Nam từ 5,6% về 5,5%. Khảo sát của Bloomberg cho thấy giới tài chính nhận định triển vọng kinh tế Việt Nam kém lạc quan hơn đầu năm. Tăng trưởng kinh tế có thể thấp hơn mục tiêu 5,8% và thậm chí không bằng năm ngoái. Lạm phát Tốc độ cải thiện chậm trong tiêu dùng và đầu tư không tác động đáng kể lên giá cả. Tỷ lệ lạm phát hiện tại là mức thấp hiếm thấy trong hơn một thập kỷ. Tốc độ giá tiêu dùng đã trượt xuống dưới 4% và đang hướng về ngưỡng 3%. Lạm phát đi xuống hàm ý rằng người tiêu dùng đang sống trong thời kỳ giá cả ổn định nhất trong nhiều năm, song dường như niềm tin tiêu dùng chưa mạnh mẽ vẫn đang trì kéo sức mua. Giá cả lương thực và xăng dầu không còn gây quan ngại như nửa đầu năm và có dấu hiệu đảo chiều. Lạm phát lõi tiếp tục giảm là một dấu hiệu cho thấy chi tiêu cho các hàng hoá kém thiết yếu vẫn cầm chừng. Mức độ điều chỉnh giá các dịch vụ công không đủ mạnh để đẩy lạm phát lên như hai năm trước. Lạm phát không còn là vấn đề đáng quan ngại trong quý còn lại của năm 2014. Lãi suất kỳ hạn dưới 1 năm trên thị trường liên ngân hàng cũng gợi ý lạm phát được kỳ vọng quanh mức 4%. II. Tổng cung Công nghiệp Sản xuất công nghiệp gia tăng đáng kể trong năm 2014 nhưng tốc độ tiêu thụ chậm hơn và tồn kho tăng so với năm ngoái phản ánh một phần đáng kể sản lượng công nghiệp đang ở dạng tồn kho thành phẩm. Được hỗ trợ bởi nhu cầu bên ngoài và sự có mặt của các nhà xưởng có vốn FDI, IPI ngành chế biến-chế tạo tăng 8,3%, cao hơn nhiều so với mức tăng 6,7% của 3 quý năm ngoái. Sản xuất và phân phối điện duy trì tốc độ mở rộng cao 2 chữ số. Chỉ số tồn kho kể từ đầu năm cao hơn từ 3-4 điểm phần trăm so với 2013, còn tốc độ gia tăng tiêu thụ cũng chậm hơn trung bình 2 điểm%. 3.0% 4.0% 5.0% 6.0% 7.0% I II III IV I II III IV I II III IV 2012 2013 2014 Nguồn: TCTK Tăng trưởng GDP, yoy GDP 0 2 4 6 8 10 12 0 1 -1 3 0 3 -1 3 0 5 -1 3 0 7 -1 3 0 9 -1 3 1 1 -1 3 0 1 -1 4 0 3 -1 4 0 5 -1 4 0 7 -1 4 0 9 -1 4 Nguồn: TCTK Lạm phát hàng tháng, % yoy i toàn phần ngoài lõi 0.0 4.0 8.0 12.0 16.0 20.0 0 2 -1 3 0 4 -1 3 0 6 -1 3 0 8 -1 3 1 0 -1 3 1 2 -1 3 0 2 -1 4 0 4 -1 4 0 6 -1 4 0 8 -1 4 Nguồn: TCTK Chỉ số công nghiệp chế biến chế tạo tiêu thụ tồn kho phát triển PMI ở trong vùng mở rộng tháng thứ 13 liên tiếp kể từ tháng 9 năm ngoái và đã không rơi vào vùng suy giảm do tính mùa vụ trong tháng 7 và tháng 8. Vận động này xác nhận điều kiện sản xuất thuận lợi giữ được quán tính và sự phục hồi kinh tế có nền tảng vững chắc. Nhưng một thách thức mới xuất hiện, đó là tăng trưởng chậm hơn tại châu Âu và Mỹ có thể ảnh hưởng tới đơn hàng xuất khẩu trong khi nhu cầu nội địa chưa đủ mạnh. Mặc dù thay đổi tồn kho cũng được tính vào tăng trưởng GDP như một khoản đầu tư và có thể đã đóng góp không nhỏ vào mức tăng GDP trong quý III, tồn kho gia tăng hàm ý rằng sức mua đang chậm lại, báo trước khả năng thu hẹp sản xuất và giảm thuê lao động của DN. Hoạt động xây dựng gia tăng trong quý III (9 tháng tăng 6,3% yoy) nhờ đẩy nhanh tiến độ các công trình lớn sử dụng vốn vay như cao tốc Hà Nội-Lào Cai, nhà ga T2 Nội Bài, cầu Nhật Tân, đồng thời hoạt động xây dựng của khu vực ĐTNN cũng đang nóng lên. Dịch vụ Ngành dịch vụ tăng trưởng thấp hơn 0,26 điểm % so với năm ngoái, trong đó sụt giảm đáng kể nhất ở nhóm dịch vụ lưu trú và ăn uống (mất 2,3 điểm %), và tài chính-ngân hàng (mất 1,2 điểm %). Các dịch vụ liên quan tới khu vực công gồm y tế, giáo dục, hành chính công có mức tăng 7-7,5% dù cũng giảm tới 0,5 điểm% so với năm ngoái. Một thước đo khác là bán lẻ cho thấy bức tranh hỗn hợp. Tốc độ tăng cao (17% yoy) cho thấy du lịch vượt qua khó khăn từ căng thẳng tại biển Đông. Tăng trưởng khách du lịch nước ngoài chỉ nhỉnh hơn năm ngoái do khai thác khách Trung Quốc khó khăn hơn. Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ tăng trưởng không bằng năm ngoái dù vẫn ghi nhận mức tăng doanh thu 2 chữ số. Thị trường nhân tố Tốc độ tiêu thụ kém hơn năm ngoái khiến tồn kho tăng cao, khó khăn tìm kiếm đơn hàng mới và điều kiện cho vay chặt chẽ hơn cản trở DN vay vốn để duy trì hoạt động. Số DN thành lập mới giảm 9% trong khi số DN giải thể và ngừng hoạt động tăng 20%, đa phần là các DN vừa và nhỏ ở khu vực tư nhân. Quá trình giải đòn bẩy tài chính của nền kinh tế sẽ còn kéo theo nhiều DN ngừng hoạt động vì bị ngắt nguồn tín dụng dễ dãi như trước. Khu vực ĐTNN đang tỏ ra vượt trội về năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu (chiếm xấp xỉ 2/3) và hướng tới mức đóng góp ¼ tổng GDP của cả nền kinh tế. Suy yếu nền tảng sản xuất và động lực tăng trưởng nội địa sẽ đặt nền kinh tế Việt Nam ở thế bị tổn thương trước các thay đổi từ bên ngoài, ví dụ FDI chuyển hướng tới các nước có chi phí lao động thấp hơn. Nền kinh tế sôi động hơn thường đi liền với thất nghiệp giảm. Với tăng trưởng bật tăng tại các ngành thâm dụng lao động như chế biến chế tạo và xây dựng thì số người có việc làm gia tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm là có cơ sở. Chỉ số sử 42 44 46 48 50 52 54 0 4 -1 1 0 8 -1 1 1 2 -1 1 0 4 -1 2 0 8 -1 2 1 2 -1 2 0 4 -1 3 0 8 -1 3 1 2 -1 3 0 4 -1 4 0 8 -1 4 Nguồn: HSBC Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng - PMI PMI 4 2 4 5 9 5 8 2 2 9 5 2 8 2 2 5 3 2 2 2 0 20000 40000 60000 ngừng hoạt động thành lập Nguồn: Bộ KH-ĐT Biến động số lượng DN 3Q13 3Q14 dụng lao động tại các DN công nghiệp tăng 4,2% yoy, xấp xỉ năm ngoái. Số việc làm tăng nhanh hơn ở khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài và ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Tỷ lệ thất nghiệp giảm về mức thấp 1,84% tại quý II trước khi bật lên 2,29% tại quý III do sự thay đổi số người gia nhập lực lượng lao động (sinh viên ra trường). Tỷ lệ thất nghiệp trên dưới 2% bộc lộ hạn chế của tiêu chuẩn đo lường hơn là bản chất của thị trường lao động. Làm việc trong khu vực phi chính thức hay trái ngành nghề đào tạo dù có bằng đại học là hai hiện tượng phản ánh chất lượng việc làm thấp và lãng phí nguồn lực. Trong dự thảo nghị định về khung giá đất 2015 soạn thảo theo Luật đất đai 2013, giá đất cao nhất tại 2 khu đô thị đặc biệt là Hà Nội và Hồ Chí Minh tăng gấp đôi từ mức hiện tại (81 triệu đồng/m2). Thị trường bất động sản sẽ gặp khó khăn hơn nếu đề xuất này được thông qua. Khả năng tăng giá đất trong năm sau kích thích giao dịch nhà ở, và có ý kiến nghi ngờ đây là mục đích chính của đề xuất này. III. Tổng cầu Tiêu dùng Nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc nhưng nhu cầu tiêu dùng tăng khiêm tốn, trở thành rào cản không nhỏ. Khối lượng bán lẻ 9 tháng tăng 6,2% yoy, cao hơn gần 1 điểm% cùng kỳ năm ngoái. Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) cũng chứng kiến sự đình trệ tại thành thị (tăng 0.9% so với 4% năm ngoái) trong khi nông thôn hạ nhiệt những vẫn có mức tăng cao (8% so với 8,6% năm ngoái). Cầu tiêu dùng không đủ mạnh ngay cả trong các tháng thường có tính mùa vụ cao, điển hình là Tết Nguyên đán và mùa du lịch. Dù môi trường vĩ mô ổn định và có nhiều dấu hiệu tích cực (như lạm phát, tỷ giá, lãi suất) nhưng vẫn chưa đủ mạnh để hâm nóng tiêu dùng. Niềm tin tiêu dùng khôi phục chậm và không vững chắc đang là rào cản lớn nhất. Người tiêu dùng cần có thêm thời gian để nới lỏng chi tiêu, do vậy duy trì ổn định vĩ mô là rất quan trọng. Đầu tư Nằm trong xu hướng giảm đòn bẩy tài chính, tỷ lệ tổng đầu tư trên GDP giảm dần do không được “nuôi dưỡng” bằng nguồn tín dụng như trước. Cuối tháng 9, dư nợ tín dụng tăng thực tế khoảng 4% so với cuối năm ngoái, trong khi tổng đầu tư chỉ tương đương 31% GDP. Vốn từ bên ngoài mang lại luồng sinh khí cần thiết cho đầu tư và sản xuất trong nước. Đầu tư nước ngoài FDI giải ngân 8,9 tỷ USD, chỉ nhỉnh hơn 3,4% so với năm ngoái. Vốn đăng ký mới giảm 18% phản ánh sự thay đổi trong đánh giá của nhà đầu tư về môi trường đầu tư trong nước sau khi xảy ra vụ việc biểu tình đốt phá nhà xưởng vào tháng 5 và tình hình an ninh trên biển Đông. Công tác đền bù thiệt hại từ biểu tình bộc lộ sự thiếu chuyên nghiệp và tệ nạn tham nhũng tại địa phương. 1 2 .5 9 .9 1 1 .1 4 .0 5 .3 4 .9 6 .2 0 .9 Bán lẻ Tiêu dùng nhanh Bán lẻ Tiêu dùng nhanh 13q3 14q3 Nguồn: BCT, Kantar Tiêu dùng, % thay đổi Giá trị Khối lượng 4.00% 4.20% 4.40% 4.60% 2.00% 2.10% 2.20% 2.30% Nguồn: TCTK Việc làm thất nghiệp (lhs) sử dụng lao động (rhs) Việt Nam đang tụt hậu trong một khu vực có các bước tiến rất mạnh mẽ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Các cải cách đã được quốc tế ghi nhận, nhưng cần đẩy mạnh các biện pháp thực dụng hướng tới một nền hành chính hiệu quả và minh bạch. FDI không còn tập trung ở các dự án mới (greenfield) và đang hướng đến mua lại và sát nhập (M&A) tại các ngành then chốt như bán lẻ, dịch vụ ăn uống, kho vận. FDI. Đầu tư nước ngoài sẽ tăng cường sức ép và thách thức yếu tố trong nước phải thay đổi, với mức độ ngày càng tăng khi Việt Nam sắp hội nhập sâu hơn vào kinh tế quốc tế với AEC trong năm 2015 và xa hơn là TPP và EU-Việt Nam FTA. Chi tiêu chính phủ Chi ngân sách trong 9 tháng đầu năm tương đương 28,7% GDP, trong đó chi đầu tư phát triển xấp xỉ 4,8%, chi thường xuyên chiếm 20,1% và chi trả nợ chiếm 3,8%. So với 3 quý đầu năm 2013, tổng chi ngân sách (không gồm trả nợ gốc) tăng danh nghĩa 11,5%, Chi thường xuyên tăng tới 13,4% so với chi đầu tư phát triển chỉ tăng 3,4%, cho thấy phần chi tiêu để duy trì bộ máy Nhà nước đang lớn nhanh hơn nhiều so với đầu tư phát triển. Gánh nặng ngân sách không chỉ ở bộ máy cồng kềnh mà còn ở nghĩa vụ trả nợ. Nợ gốc phải trả tăng 23% từ 40 nghìn tỷ lên 49 nghìn tỷ đồng, còn trả nợ lãi còn tăng gần gấp rưỡi, từ 36 nghìn tỷ lên 52 nghìn tỷ đồng, tức là số tiền lãi đã vượt qua số nợ gốc phải trả. Khối lượng trái phiếu ngắn hạn tăng mạnh trong 3 năm trở lại là nguyên nhân dẫn tới nghĩa vụ trả nợ tăng đột biến. Xuất nhập khẩu Ảnh hưởng từ các rắc rối trên biển Đông không cản trở nhiều tới hoạt động thương mại Việt Nam-Trung Quốc. Đề phòng căng thẳng leo thang, hoạt động ngoại thương đã tăng cường trong tháng 5 trước khi hạ nhiệt và trở lại nhịp độ bình thường trong quý III. Tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu ở mức hai chữ số, dù mức này là chưa đủ để cứu vãn các DN trong nước. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt 109, 6 tỷ USD, tăng 14% yoy, còn k