Báo cáo Phát triển nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng sinh kế cho công đồng dân cư nghèo ven biển miền trung Việt nam

Người dân ở ven biển Bắc Trung Bộ của Việt nam có rất ít đất để sản xuất, và nguồn lợi hải sản là một phần sinh kế quan trọng của người dân ở các vung này nhung đang bị khai thác quá mức. Khoảng 80% hộ gia đình ở ven biển phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập từ đánh bắt. Hoaauf hết cộng đồng ven biển dựa vào việc khai thác cá và các hoạt động liên quan cho sinh kế của họ vì thiếu đất canh tác. Thời gian gần đây, nguồn lợi nước mặn tự nhiên đã bị giảm sút do khai thác quá mức, phá rựng ngập mặn và xây dựng các ao nuôi tôm. Vì vậy mục tiêu của dự án là cung cấp cho công đồng ngư dân nghèo ven biển nguồn thu nhập thay thế bền vững và an toàn lương thực. Nuôi trồng loài 2 mảnh vỏ là hoạt động tốt vì nó có giá trị cao mặc dụ tỷ lệ sản xuất thâp. Nuôi ngao là một hoạt đồng lợi nhuận nhất. Tuy nhiên, nuôi ngao có một số điểm bất lợi là hoàn toàn dựa vào nguồn giống tự nhiên. Sản xuất giống và các hệ thống nuôi kết hợp chưa được đánh giá nhiều. Gần đây, người dân tận dụng các vùng bãi triều phẳng để nuôi ngao. Dự án với tên “Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng hoá sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo ven biển miền Trung Việt Nam” được kết hợp thực hiện giữa Phân Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ (ARSINC) và Viện nghiên cứu và phát triển Nam Á (SARDI) để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong sản xuất ngao giống và đồng thời cải tiến công nghệ nuôi ngao thương phẩm

pdf51 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phát triển nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng sinh kế cho công đồng dân cư nghèo ven biển miền trung Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN (CARD) Phát triển nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng sinh kế cho công đồng dân cư nghèo ven biển miền trung Việt nam (027/05VIE) Báo cáo hoàn thành dự án Milestone 14 Tháng 5/2010 2 Mục lục 1 Thông tin về đơn vị nghiên cứu ................................................................................ 4 2 Tóm tắt dự án ............................................................................................................. 6 3 Tóm tắt quá trình thực hiện ...................................................................................... 7 4 Giới thiệu và cơ sở luận chứng ................................................................................. 8 4.1 Mục tiêu và các kết quả của dự án ............................................................................ 8 4.2 Chiến lược và cách tiếp cận thực hiện ...................................................................... 9 4.3 Các phương pháp thực hiện ................................................................................ 10 5 Tiến độ thực hiện ..................................................................................................... 11 5.1 Các điểm nổi bật trong quá trình thực hiện ......................................................... 11 5.1.1 Xây dựng quy trình vận hành trại sản xuất giống và thiết lập cơ sở hạ tầng 11 5.1.2 Thiết lập trại sản xuất giống mới và chuyển giao công nghệ ........................ 13 5.1.3 Xây dựng công nghệ sản xuất ngao ............................................................... 13 5.1.4 Các mô hình trình diễn .................................................................................. 15 5.2 Lợi ích ................................................................................................................. 17 5.2.1 Cơ hội tận dụng các áo nước lợ để nuôi ngao .................................................. 17 5.2.2 Tăng sản lượng và lợi ích từ việc nuôi ngao ở khu vực bãi triều .................... 17 5.2.3 Dễ dàng ứng dụng ............................................................................................ 17 5.2.4 Rủi ro đầu tư thấp ............................................................................................ 18 5.2.5 Tối đa tiềm năng thương mại thông qua hiểu biết ........................................... 18 5.3 Nâng cao năng lực .............................................................................................. 19 5.3.1 Cán bộ Phân viện Bắc Trung Bộ và cán bộ cấp tỉnh ....................................... 19 5.3.2 Người hưởng lợi cuối cùng .............................................................................. 19 5.4 Xuất bản .................................................................................................................. 19 5.5 Quản lý dự án .......................................................................................................... 21 6 Báo cáo các vấn đề khi thực hiện dự án ................................................................. 22 Môi trường .................................................................................................................... 22 Các vấn đề giới và xã hội .............................................................................................. 22 Ứng dụng cho các dự án khác ....................................................................................... 22 7 Thực hiện và các vấn đề bền vững .......................................................................... 22 Khó khăn và trở ngại ..................................................................................................... 22 7.1 Lựa chọn ................................................................................................................. 22 7.2 Bền vững ................................................................................................................. 22 8 Các bước quan trọng tiếp theo ................................................................................ 22 9 Kết luận .................................................................................................................... 23 10 Lời cam đoan .............................................................................................................. 23 SARDI....................................................................................................................... 24 Phân Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ ARSINC ........................ 25 PHỤ LỤC A – Tiến độ thực hiện dự án so với mục tiêu, kết quả, các hoạt động và đầu tư đề ra .............................................................................................................................. 28 3 PHỤ LỤC B: Các mô hình trình diễn ........................................................................... 32 1 Thiết kế và thu thập số liệu ở các mô hình trình diễn ............................................ 32 2 Kết quả ...................................................................................................................... 34 Nuôi ngao đơn canh trong kênh dẫn nước .................................................................... 34 2.1.1 Các yếu tố môi trưởng ................................................................................... 34 2.1.2 Tăng trưởng và tỷ lệ sống .............................................................................. 35 Nuôi ngao kết hợp trong ao........................................................................................... 38 2.1.3 Các yếu tố môi trường ................................................................................... 38 2.1.4 Tăng trưởng và tỷ lệ sống .............................................................................. 38 2.1.5 Sản lượng ngao và tôm sú ............................................................................. 40 So sánh sự tăng trưởng của ngao M. lyrata nuôi kết hợp trong ao nuôi tôm và ngao nuôi đơn canh ở kênh dẫn nước .................................................................................... 41 2.1.6 Các yếu tố môi trường ................................................................................... 41 2.1.7 Tăng trưởng và tỷ lệ sống .............................................................................. 41 3 Kết luận .................................................................................................................... 44 Phụ lục C: Tóm tắt các tập huấn và hội thảo ................................................................. 45 Phụ lục D: Danh sách các sinh viên đã thực hiện đề tài tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của ARCINC/SARDI ....................................................................................................... 51 4 1 Thông tin về đơn vị nghiên cứu Tên dự án Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng hoá sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo ven biển miền Trung Việt Nam (Dự án 027/05VIE) Viện nghiên cứu ở Việt Nam Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ, Việt Nam (ARSINC) Ban quản lý dự án ở Việt Nam Ông Chu Chí Thiết- Giám đốc dự án Cơ quan phía Australia Viện Nghiên cứu và Phát triển Nam Australia (SARDI) Nhân sự Australia Tiến sỹ Martin S Kumar -Lãnh đạo dự án Ngày tiến hành dự án Tháng 2 năm 2006 Ngày kết thúc dự án (ban đầu) Tháng 3 năm 2009 Ngày kết thúc dự án (điều chỉnh) Tháng 2 năm 2010 Thời gian viết báo cáo Tháng 2 năm 2006 – Tháng 5 năm 2009 5 Cơ quan liên lạc Phía Úc: Ban Quản lý dự án Họ tên Tiến sỹ Martin Kumar Điện thoại: 08 82075 400 Chức vụ Quản lý khoa học và chương trình hệ thống sinh học kết hợp, Công nghệ sinh học và quản lý nguồn lợi kết hợp Fax: 08 82075 481 Cơ quan Viện Nghiên cứu và Phát triển Nam Úc (SARDI) Email: kumar.martin@saugov.sa.gov.au Phía Úc: Liên lạc hành chính Họ tên: Điện thoại Chức vụ: Fax: Cơ quan Email: Phía Việt Nam Họ tên: Chu Chí Thiết Điện thoại: 84 383 829 884 Chức vụ: Giám đốc Fax: 84 383 829 378 Cơ quan Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản Bắc Trung Bộ Email: arsinc_ria1@vnn.vn 6 2 Tóm tắt dự án Mục tiêu của dự án là để cung cấp một nguồn thu nhập khác và an toàn thực phẩm thông qua sự phát triển và mở rộng công nghệ nuôi ngao (bao gồm cả sinh sản và nuôi thương phẩm) để đảm bảo sinh kế cho ngư dân nghèo ven bieent miền Bắc Trung Bộ Việt nam. Dự án đã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng mô hình nuôi ngao công nghiệp bền vững cho vùng Bắc Trung Bộ Việt nam. Việc phổ biến công nghệ nuôi ngao có ảnh hưởng có ý nghĩa tới cộng đồng ngư dân ven biển như viêc cung cấp công nghệ nuôi ngao trong ao hoặc công nghệ nuôi tăng sản lượng và tăng thu nhập ở vùng nuôi bãi triều. Dự án đồng thời cũng cập nhật các công nghệ cần thiết và cơ sở hạ tầng cho việc sản xuất giống nhân tạo như xây dựng trại sản xuất giống. Nhìn chung, dự án đã đạt được các mục tiêu quan trọng trong việc phát triển công nghệ nuôi ngao và các nguyên lý cho việc việc sản xuất giống để thu được sản lượng giống lớn. Các kết quả chủ yếu trong phát triển công nghệ: • Lần đầu tiên ở Việt anm, ngao (M lyrata) nuôi trong ao thành công. Các mô hình trình diễn cho kết quả thành công. • Xây dựng công nghệ sản xuất giống ngao với sản lượng lớn.. • Ngao được nuôi thành công trong kênh dẫn nước, tận dựng được chất dinh dưỡng từ nguồn nước thải từ các ao nuôi tôm. • Phát triển công nghệ nuôi ghép ngao và tôm. • Nâng cao sản lượng ngao nuôi ở khu vực bãi triều. Mục tiêu nâng cao năng lực cũng đạt được ở các mức độ khác nhau. (1) Hội thảo tập huấn kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật địa phương và các nông dân nuôi ngao ở quy mô nhỏ đã được tổ chức. Tập huấn kỹ thuật cho các cán bộ nghiên cứu trẻ của Việt nam trong việc sử dụng và ứng dụng các công nghệ sản xuất giống tiên tiến và các nghiên cứu cải tiến công nghệ nuôi ngao cũng được thực hiện ở cả Việt nam và Australia. (2) Các mô hình trình diễn sản xuất ngao thanh công đã được tiến hành ở cấp tỉnh (3) 4 trại sản xuất giống ngao đã được thành lập để cung cấp giống ngao và 1 bể ấp R&D đã được xây dựng ở Phân Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ, Việt nam.. Báo cáo tiếp theo (MS 14, Báo cáo tổng kết 2009) trình bày quá trình hoàn thành tất cả các MS trong Thời khóa biểu 1, Phạm vi và các dịch vụ, và Phụ lục của Thời khóa biểu 2, bảng các MS, và các vấn đề liên quan đến mục tiêu của dự án như đã mô tả trong chương trình khung của văn bản dự án. Các MS được hoàn thành theo đúng yêu cầu của Văn phòng quản lý dự án CARD (như điều chỉnh thanh toán cho tất cả các MS). Lãnh đạo dự án là Dr Martin Kumar, SARDI và Giám đốc dự án là Mr Chu Chí Thiết, Vietnam chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của CARD đã mang tới thành công của dự án. 7 3 Tóm tắt quá trình thực hiện Báo cáo giới thiệu các kết quả cuối cùng của dự án CARD “Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng hoá sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo ven biển miền Trung Việt Nam (Dự án 027/05VIE)” được bắt đầu thực hiện từ tháng 4 năm 2006 và hoàn thành tháng 12 năm 2009. Mục tiêu của dự án đóng góp có ý nghĩa cho Chính phủ Việt Nam trong Chiến lược Phát triển và giảm tỷ lệ nghèo đói (CPRGS) và năm trong khung chiến lược của chương trình CARD. Mục tiêu của cụ thể của dự án là cung cấp cho cộng đồng dân cư nghèo thu nhập thay thế có tính bền vững và an toàn thực phẩm. Các mục tiêu của dự án là: (1) phát triển và mở rộng công nghệ sản xuất ngao giống bằng cách áp dụng các trang thiết bị của trại sản xuất nước mặn để sản xuất giống ngao với khối lượng lớn; (2) phát triển và mở rộng công nghệ nuôi ngao thương phẩm phù hợp với các điều kiện môi trường sinh thái khác nhau; (3) đánh giá tác động của dự án tới công đồng dân cư nghèo tham gia trong dự án. Dự án hoạt động ở 6 tỉnh, bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Báo cáo này tóm tắt tiến độ thực hiện dự án, các mục tiêu đã đạt được và chỉ ra trong các báo cáo MS, trong đó mỗi một MS các mục tiêu được thảo luận chi tiết. Nhìn chung dự án đã đạt được các mục tiêu đề ra, ở một vài điểm vượt cả mong đợi. Dự án được chia thành 3 pha cụ thể. Trong năm đầu tiên, dự án tập trung vào phát triển công nghệ thông qua ứng dụng công nghệ nghiên cứu trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Trong năm thứ 2, dự án tập trung vào thực hiện các mô hình trình diễn với sự tham gia của người dân để tìm ra công nghệ và trang thiết bị phù hợp cho việc xây dựng sổ tây hướng dẫn sản xuất ngao. Trong năm thứ 3, dự án tập trung vào quảng bá công nghệ thông qua việc mở rộng tập huấn và nông dân tham gia vào các mô hình trình diễn. Mưa bão đã ảnh hưởng tới tiến độ dự án cũng như ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy sản ven biển nói chung. Thiên tai đã gây cản trở thực hiện các mô mình trình diễn ở một số tỉnh. Tuy nhiên dự án cũng đã hoàn thành trong 4 năm (Chương trình CARD đã gia hạn 6 tháng cho dự án). Điều tra tác động dự án đã chỉ ra rằng dự án đóng vai trò quan trọng có ý nghĩa trong việc nâng cao và mở rộng công nghệ nuôi ngao cho cộng đồng ngư dân ven biển Bắc Trung Bộ Việt Nam. Thực hiện dự án đã trực tiếp đóng góp trong việc nâng cao sản lượng, thu nhập, và tạo thêm công việc. Dự án đã cung cấp cơ hội cho việc tận dụng các vùng đất chưa sử dụng và chuyển chúng thành nơi sản xuất ngao. Lần đầu tiên ở Việt nam, nuôi ngao trong ao đã đạt được thành công. Nuôi ngao trong ao là một khái niệm mới và đang phát triển mạnh mẽ ở Việt nam. Loại hình nuôi ngao này cung cấp một phương tiện mới cho đời sống của ngư dân ven biển những người bị ảnh hưởng nặng nề do mất mát từ việc nuôi tôm vì dịch bệnh. Nuôi ngao cũng là một cách sử dụng đất xen canh và thêm thu nhập thông qua luân canh với nuôi tôm. Các hoạt động nâng cao năng lực tập trung vào các hoạt động thiết lập cơ sở hạ tầng và tập huấn. Sản xuất ngao giống từ các trại sản xuất giống đã bắt đầu năm 2008 từ trại giống nhà nước đầu tiên ở ARSINC với sự hỗ trợ của dự án CARD. Tiếp sau đó 4 trại sản xuất giống được thành lập. (i) Trung tâm sản xuất giống thủy sản Hoàng Thanh (Thanh Hóa); 8 (ii) Trại sản xuất giống Hải Tuấn (Ninh Bình); (iii) Trại sản xuất giống thủy sản Vạn Xuân (HCM ); Và (iv) Phân Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ (ARSINC) Tổng số 19 cán bộ đã cung caaos 4998 ngày công lao động cho các hoạt động khác nhau của dự án. 12 cán bộ văn phòng kỹ thuật của ARSINC đã được tập huấn về kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm trong quá trình thực hiện dự án. Sáu cán bộ trong số đó được tham gia tập huấn ở Australia. Hơn 200 nông dân và 36 trang trại đã tham gia mô hình trình diễn và được tiếp nhận cộng nghệ nuôi ngao. ARSINC có năng lực trong việc thiết kế, vận hành và quản lý các khía cạnh trong nuôi cả nuôi ngao thương phẩm và sản xuất giống. Thêm vào đó, các kỹ năng giao tiếp của cán bộ ARSINC cũng đã được nâng cao thông qua chương trình tập huấn tại Australia và làm việc với các chuyên gia quốc tế. Mặt khác, 7 sinh viên từ các trường Đại học đã thực hiện luận văn tốt nghiệp của họ ở các trại sản xuất ngao giống với sự hướng dẫn của ARSINC/SARDI và 2 sinh viên của trường Cao đằng đã tham gia vào chương trình trao đổi sinh viên tham gia vào các hoạt động nuôi ngao ở các địa điểm thí nghiệm. Các sinh viên này đã bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp của họ và đạt được thành tích xuất xắc. 4 Giới thiệu và cơ sở luận chứng Người dân ở ven biển Bắc Trung Bộ của Việt nam có rất ít đất để sản xuất, và nguồn lợi hải sản là một phần sinh kế quan trọng của người dân ở các vung này nhung đang bị khai thác quá mức. Khoảng 80% hộ gia đình ở ven biển phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập từ đánh bắt. Hoaauf hết cộng đồng ven biển dựa vào việc khai thác cá và các hoạt động liên quan cho sinh kế của họ vì thiếu đất canh tác. Thời gian gần đây, nguồn lợi nước mặn tự nhiên đã bị giảm sút do khai thác quá mức, phá rựng ngập mặn và xây dựng các ao nuôi tôm. Vì vậy mục tiêu của dự án là cung cấp cho công đồng ngư dân nghèo ven biển nguồn thu nhập thay thế bền vững và an toàn lương thực. Nuôi trồng loài 2 mảnh vỏ là hoạt động tốt vì nó có giá trị cao mặc dụ tỷ lệ sản xuất thâp. Nuôi ngao là một hoạt đồng lợi nhuận nhất. Tuy nhiên, nuôi ngao có một số điểm bất lợi là hoàn toàn dựa vào nguồn giống tự nhiên. Sản xuất giống và các hệ thống nuôi kết hợp chưa được đánh giá nhiều. Gần đây, người dân tận dụng các vùng bãi triều phẳng để nuôi ngao. Dự án với tên “Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng hoá sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo ven biển miền Trung Việt Nam” được kết hợp thực hiện giữa Phân Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ (ARSINC) và Viện nghiên cứu và phát triển Nam Á (SARDI) để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong sản xuất ngao giống và đồng thời cải tiến công nghệ nuôi ngao thương phẩm. 4.1 Mục tiêu và các kết quả của dự án Dự án có 3 mục tiêu chính và đã đạt được từ năm 2006 đến năm 2009. Bao gồm: (1) Xây dựng và mở rộng công nghệ sản xuất ngao giống thông qua việc sử dụng các trang thiết bị của trại sản xuất giống cá biển cho sản xuất giống ngao mạt. 9 (2) Xây dựng và mở rộng công nghệ nuôi ngao thương phẩm phù hợp với các điều kiện môi trường sinh thái khác nhau. (3) Đánh giá tác động của dự án đối với cộng đồng ngư dân nghèo trong vùng dự án. Các kết quả quan trọng đạt được bao gồm: • Phát triển công nghệ sản xuất ngao giống (M.lyrata) ở miền Trung Việt nam • Phát triển công nghệ nuôi ngao trong ao ở 4 mô hình khác nhau: nuôi ngao kết hợp với nuôi tôm, nuôi ngao trong kênh dẫn nước thải của trang trại nuôi tôm, nuôi ngao đơn canh trong ao và nuôi ngao luân canh với nuôi tôm. • Xây dựng công nghệ nuôi ngao cải tiến cho vung nuôi bãi triều với các kích cỡ giống khác nhau và mật độ khác nhau.. • Hơn 200 nông dân bao gồm 36 trang trại đã tham gia thực hiện mô hình trình diễn và đã nhận được tập huấn kỹ thuật nuôi ngao. • Thiết lập được 4 trại sản xuất ngao giống thương mại. • Xây dựng 1 trại nghiên cứu sản xuất ngao giống ở ARSINC • 19 cán bộ kỹ thuật đã được tập huấn kỹ thuật sản xuất ngao giống và nuôi thương phẩm trong quá trình thực hiện dự án. • 7 sinh viên từ các trường Đại học đã thực hiện luận văn tốt nghiệp của họ ở các trại sản xuất ngao giống với sự hướng dẫn của ARSINC/SARDI và 2 sinh viên của trường Cao đẳng đã tham gia vào chương trình trao đổi sinh viên tham gia vào các hoạt động nuôi ngao ở các địa điểm thí nghiệm. Trong mỗi mục tiêu của dự án, một loạt các hoạt động liên quan tới các kết quả mong đợi và MS đã được thực hiện và các khung chương trình (Bảng MS và Khung dự án) được cung cấp chi tiết ở các phần sau. Tỷ lệ áp dụng và chi tiết tác động của dự án được thể hiện trong báo cáo đánh giá ( Milestone 13). 4.2 Chiến lược và cách tiếp cận thực hiện Dự án được chia thành 3 pha cụ thể. Trong năm đầu tiên, dự án tập trung vào phát triển công nghệ thông qua ứng dụng công nghệ nghiên cứu trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Trong năm thứ 2, dự án tập trung vào thực hiện các mô hình trình diễn với sự tham gia của người dân để tìm ra công nghệ và trang thiết bị phù hợp cho việc xây dựng sổ tây hướng dẫn sản xuất ngao. Trong năm thứ 3, dự án tập trung vào quảng bá công nghệ thông qua việc mở rộng tập huấn và nông dân tham gia vào các mô hình trình diễn. Tuy nhiên, mưa bão đã ảnh hưởng tới tiến độ dự án cũng như ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy sản ven biển nói chung. Thiên tai đã gây cản trở thực hiện các mô mình trình diễn ở một số tỉnh. Tuy nhiên dự án cũng đã hoàn thành trong 4 năm. Tác động của dự án cũng được đánh giá trong năm thứ 4. Cách tiếp cận của các bên liên quan tham gia cho phép phát triển không chỉ nâng cao năng lực củ
Tài liệu liên quan