Báo cáo Thực tập tại công ty đầu tư và xây dựng bưu điện

Đối với mỗi sinh viên chuyên ngành kế toán, ngoài việc nắm vững những kiến thức có được từ giảng đường thì việc nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán của các doanh nghiệp là công việc hết sức cần thiết. Do đó, em đã chủ động đến thực tập tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện với mục đích biến những kiến thức chuyên ngành của mình thành những kinh nghiệm thực tiễn bổ ích.

doc41 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty đầu tư và xây dựng bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu Đối với mỗi sinh viên chuyên ngành kế toán, ngoài việc nắm vững những kiến thức có được từ giảng đường thì việc nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán của các doanh nghiệp là công việc hết sức cần thiết. Do đó, em đã chủ động đến thực tập tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện với mục đích biến những kiến thức chuyên ngành của mình thành những kinh nghiệm thực tiễn bổ ích. Sau 2 tháng thực tập tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Dựng Bưu Điện,cùng với những kiến thức đã học được tại trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội ,em đã có thêm nhiều kiến thức về thực tế và nhất là em đã có thêm hiểu biết về ý nghĩa quan trọng của công tác quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng nói riêng và các ngành kinh doanh nói chung. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Thầy giáo TS. Phạm Ngọc Quyết và phòng Tài Chính – Kế Toán – Thống Kê đã tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo này. Bài báo cáo của em gồm có 3 phần: Phần I: Giới thiệu và đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Đầu Tư Và Xây Dựng Bưu Điện Phần II: Tình hình chức bộ máy kế toán và tổ chức kế toán tại Công Ty Đầu Tư Và Xây Dựng Bưu Điện Phần III:Thu hoạch và nhận xét Phần I Giới thiệu và đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Đầu Tư Và Xây Dựng Bưu Điện 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng bưu điện, tiền thân là Công ty xây dựng nhà bưu điện, được thành lập vào ngày 30/10/1976 theo Quyết định số 1348/QĐ của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Và ngày 09/09/1996 công ty trở thành doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam theo Quyết định số 407/TTG của chính phủ. Đến Tháng 7 năm 2004, căn cứ vào Luật Doanh nghiệp (12/06/1999), Nghị định 64/2002/NĐ - CP ngày 19/06/2002 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, Bộ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông ra Quyết định số 31/2004/QĐ - BBCVT ngày 09/07/2004 về việc chuyển Công ty Xây dựng Bưu điện thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện. Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/2005. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 0103006203 cùng ngày của sở Kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hà Nội. Với tổng số vốn điều lệ : 35 tỷ đồng Mã số thuế : 0100686544 * Trụ sở chính : Pháp Vân, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội. - Điện thoại: (84.4)38611513. Fax: (84.4) 38611511 * Xí nghiệp: - Các xí nghiệp 01 ÷ 07 - Địa chỉ: Pháp Vân, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội * Nhà Máy vật liệu viễn thông I: Địa chỉ: Xã Ngọc Liệp,Huyện Quốc Oai, Tỉnh Hà TâyĐiện Thoại : 034. 3941901 * Nhà máy vật liệu Viễn Thông II: Địa chỉ : Nhuận Đức,Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08.3793.0274 * Công ty còn có 2 chi nhánh tại Miền Trung và tại TP Hồ Chí Minh. Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập và là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh ban đầu của Công ty chủ yếu là xây dựng, lắp đặt các công trình chuyên ngành và một số công trình công nghiệp, công trình công cộng và nhà ở, công trình giao thông, thuỷ lợi. Từ năm 2005 đến nay, Công ty tiếp tục mở rộng ngành nghề kinh doanh của mình sang nhiều lĩnh vực mới như: đầu tư vào các dự án, các công trình xây lắp, đầu tư kinh doanh chứng khoán, xuất khẩu lao động, sản xuất cáp viễn thông… Hiện tại, ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm: - Sản xuất, xây dựng và lắp đặt các công trình bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, các sản phẩm nhựa… - Đầu tư trong các lĩnh vực: bưu chính, viễn thông, công nghiệp, nhà ở, cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, đô thị; đầu tư kinh doanh chứng khoán. - Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị vật tư chuyên ngành Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, ngành nhựa và xây dựng. - Tư vấn lập dự án đầu tư, đấu thầu công trình, mua sắm thiết bị; lập quy hoạch, lập thiết kế tổng dự toán các công trình đã nêu trên. - Cung cấp dịch vụ xuất khẩu lao động. Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện đã đạt được những thành tựu to lớn: giữ vững mức tăng trưởng của các chỉ tiêu tài chính cơ bản; đảm bảo và dần dần nâng cao mức sống cho CBCNV; ngày một mở rộng thị trường, tạo được uy tín với các bạn hàng trong nước, bước đầu tạo uy tín với các bạn hàng nước ngoài; từng bước mở rộng quy mô sản xuất, song song với hiện đại hoá công nghệ sản xuất và đa dạng hoá hình thức đầu tư… 2. Tình hình và kết quả kinh doanh hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cp đầu tư và xây dựng bưu điện năm 2006-2007 Nhờ sự năng động của ban lãnh đạo trong Công ty cũng như sự đổi mới cách nghĩ cách làm cùng với tinh thần tự giác làm việc cao trong quản lý và trong sản xuất kinh doanh, Công ty CP đầu tư và xây dựng bưu điện trong những năm gần đây (2007 - 2006) đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ được phản ánh qua các chỉ tiêu: doanh thu, nộp ngân sách nhà nước, lợi nhuận; nhờ đó thu nhập của người lao động cũng được tăng lên. Điều đó được thể hiện qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh (Xem Phụ lục 1) 3. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm ống nhựa PVC của công ty Sản phẩm công nghiệp do Công ty sản xuất chủ yếu là sản phẩm ống nhựa PVC các loại. Ngoài ra còn có một sổ sản phẩm đi kèm như các loại cút nối ống (được tạo ra từ việc chế biến thêm các ống thành phẩm), keo gắn ống, hạt nhựa sơ chế… Dây chuyền sản xuất công nghiệp của Công ty vừa được thay thế mới với công nghệ tương đối hiện đại, giảm thiểu lao động thủ công. Quy trình công nghệ sản xuất này được mô tả sơ lược qua sơ đồ: Bàn định hình chân không Bàn làm lạnh Máy trộn phối liệu Xilo chứa phối liệu Máy đùn Khuôn Máy nong đầu ống KCS Xếp lên kiêu SƠ ĐỒ 1: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM NHỰA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN SP hoàn thành Máy kéo - cắt 4. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty 4.1. Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh Hoạt động sản xuất công nghiệp ở công ty được tổ chức quản lý theo hình thức đấu thầu cung cấp các sản phẩm nhựa hoặc ký kết các Hợp đồng cung ứng sản phẩm nhựa theo Đơn đặt hàng của khách hàng, đồng thời Công ty thực hiện hình thức khoán sản xuất và khoán tiêu thụ. Bộ phận tiêu thụ là Trung tâm thương mại có trách nhiệm tìm kiếm đối tác, từ đó lập nên Dự toán thầu (nếu theo hình thức đấu thầu) hoặc tiếp nhận Đơn đặt hàng để trình Tổng giám đốc phê duyệt. Và chủ động tham gia đấu thầu để ký kết các Hợp đồng kinh tế về tiêu thụ sản phẩm nhựa dựa…Phòng Tài chính - Kế toán - Thống kê sẽ nhận được một bản của Hợp đồng kinh tế làm căn cứ theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng. Quá trình tiêu thụ sản phẩm công nghiệp cũng được thực hiện dựa trên hình thức khoán: Công ty giao khoán khâu tiêu thụ cho Trung tâm thương mại theo cơ chế khoán % trên doanh thu. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất công nghiệp tại Công ty được tóm lược như sau: Marketing SƠ ĐỒ 2: MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN Phê duyệt Dự toán thầu, Đơn đặt hàng Dự thầu Tiến hành hoạt động sản xuất Lập Dự toán thầu Bàn giao sản phẩm, thanh lý hợp đồng Nhận Đơn đặt hàng Ghi chú: Ký kết Hợp đồng kinh tế dựa trên Đơn đặt hàng đã được duyệt Khoán sản xuất Khoán tiêu thụ Ký kết Hợp đồng XD 4.2. Tổ chức bộ máy quản lý dựng Bưu điện Tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện được thực hiện theo điều 69 Luật Doanh nghiệp, Nghị định số 51/CP của Chính phủ ngày 01/08/1995 phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện. Bộ máy tổ chức của Công ty ở thời điểm hiện tại được bố trí theo mô hình hỗn hợp. Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý: * Đại hội Cổ Đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty. Đại hội cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể công ty, quyết định định hướng phát triển của công ty… * Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị cao nhất của công ty, thay mặt công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của công ty. * Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty. * Ban Giám Đốc: Bao gồm Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc, do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh . * Phòng kỹ thuật công nghệ: Là phòng nghiệp vụ, tham mưu giúp việc Tổng giám đốc quản lý kỹ thuật công trình và sản phẩm, giám định chất lượng sản phẩm và vật tư, quản lý sáng kiến kỹ thuật của công ty. * Phòng Kế hoạch thị trường: Giúp Tổng giám đốc công ty lập kế hoạch dài hạn và kế hoạch tác nghiệp ngắn hạn, nghiên cứu, mở rộng thị trường. * Phòng Đầu tư: Chịu trách nhiệm triển khai nghiên cứu thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh và đầu tư chứng khoán. * Phòng Tài Chính – Kế Toán – Thống Kê: chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, chứng từ tài chính, thống kê, lưu dữ tài liệu liên quan đến kế toán, đảm bảo việc tuân thủ các nguyên tắc kế toán và hệ thống quy tắc của công ty… * Phòng Tổ chức nhân sự - Hành chính – Quản trị: Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc trong các tổ chức, quản lý nhân sự, giải quyết các chính sách xã hội, quản lý lao động, tiền lương… * Nhà Máy vật liệu Viến Thông I,II: Là cơ sở sản xuất sản phẩm công nghiệp của công ty. * Xí nghiệp 1,2,3,4,5,6,7: là bộ phận thực hiện hoạt động xây lắp của công ty * Xí nghiệp tư vấn thiết kế: Chuyên thực hiện tư vấn thiết kế các dự án quy mô nhỏ trong và ngoài ngành bưu chính viễn thông. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện được thể hiện qua sơ đồ ( Phụ lục 2) Phần II Tình hình chức bộ máy kế toán và tổ chức kế toán tại Công Ty Cổ phần Đầu Tư Và Xây Dựng Bưu Điện. 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty đầu tư và xây dựng bưu điện Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được phép hạch toán độc lập và có bộ máy kế toán riêng căn cứ theo các quy định tại Luật Doanh nghiệp (12/06/1999) và Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 do Bộ Tài chính ban hành. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán hỗn hợp. Phòng TC - KT có 9 nhân viên, bao gồm một kế toán trưởng (trưởng phòng), một phó phòng kiêm trưởng nhóm kế toán tổng hợp, một thủ quỹ và 6 nhân viên kế toán phần hành. Công tác kế toán tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện bao gồm các phần hành kế toán chủ yếu: - Kế toán tổng hợp: do một nhóm kế toán viên đảm nhiệm với trưởng nhóm là phó phòng kế toán. Đây được coi như một phần hành liên kết thống nhất mọi phần hành kế toán, có trách nhiệm tổng hợp số liệu kế toán của tất cả các phần hành để lên sổ sách, báo cáo kế toán và khoá sổ kế toán. - Kế toán tín dụng, tài chính, ngân hàng: đảm nhiệm mảng kế toán tiền gửi và các khoản vay nợ ngân hàng, theo dõi việc thanh toán qua ngân hàng. - Kế toán thanh toán, tiền lương và nhân viên: theo dõi mảng kế toán tiền mặt, tính và thanh toán tiền lương, các khoản trích theo lương… - Kế toán hàng hoá, thành phẩm và các khoản công nợ với người mua: theo dõi tình hình tồn kho tức thời, tình hình nhập, xuất, điều chuyển kho và tồn kho cuối kỳ của hàng hoá, thành phẩm, tính giá hàng hoá, thành phẩm… - Kế toán vật tư và các khoản công nợ với người bán: theo dõi tình hình tồn kho tức thời, tình hình nhập, xuất, điều chuyển kho và tồn kho cuối kỳ của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ… - Kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình biến động tài sản cố định về nguyên giá, giá trị khấu hao, giá trị còn lại, nguồn vốn, bộ phận sử dụng TSCĐ và mục đích sử dụng. - Kế toán công nợ nội bộ: phụ trách mảng kế toán công nợ với đơn vị cấp trên và các đơn vị trực thuộc Công ty. - Kế toán chi phí, giá thành: phụ trách việc tổng hợp chi phí, tính và phân bổ chi phí, tính tổng giá thành công xưởng, giá thành đơn vị sản phẩm và giá thành toàn bộ của các mặt hàng, từ đó lập báo cáo tổng hợp chi phí và xác định giá thành của hàng xây lắp, hàng công nghiệp và hàng thương mại. Cơ cấu phòng Tài chính - Kế toán tương ứng với các phần hành kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư và Xây dựng Bưu điện được thể hiện qua sơ đồ ( phụ lục 3) Hiện nay tại Công ty còn đang sử dụng kế toán máy với phần mềm kế toán máy APTCA được thiết kế riêng để phù hợp với đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty. APTCA đã được cập nhật theo các chuẩn mực kế toán mới. Phần mềm APTCA cho phép các máy tính trong phòng Tài chính - Kế toán trao đổi dữ liệu với nhau thông qua mạng cục bộ (mạng LAN). Phần mềm này cũng giúp Công ty tổng hợp dữ liệu của các đơn vị trực thuộc một cách dễ dàng, tạo ra sự thống nhất, kịp thời về thông tin trong quản lý. 2. Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng năm Hệ thống tài khoản, Hệ thống báo cáo tài chính, Chế độ chứng từ kế toán, Chế độ sổ kế toán, áp dụng theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC (20/03/2006) Hình thức kế toán áp dụng: hình thức Chứng từ ghi sổ. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: sử dụng đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán. Tỷ giá sử dụng trong quy đổi ngoại tệ: nếu phát sinh các nghiệp vụ ngoại tệ thì Công ty sử dụng tỷ giá của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ với nguyên tắc thuế của tháng nào khấu trừ ngay trong tháng đó. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: - Phương pháp đánh giá: nhập kho theo giá phí thực tế. - Phương pháp định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ, thông thường tính theo từng tháng. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: phương pháp thẻ song song. Phương pháp kế toán TSCĐ: - Nguyên tắc đánh giá tài sản: theo nguyên giá - Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao đường thẳng. Kế toán trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính. 3.Tổ chức công tác và phương pháp kế toán một số phần hành kế toán 3.1 Kế toán vốn bằng tiền Vốn bằng tiền là bộ phận tài sản lưu động của doanh nghiệp, bao gồm tiền mặt tại quỹ tiền mặt, tiền gửi ở ngân hàng, các công ty tài chính và tiền đang chuyển ( cả tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, ngân phiếu). Kế toán vốn bằng tiền cần phải tôn trọng các nguyên tắc và quy định phù hợp với yêu cầu quản lý vồn bằng tiền. Những quy định đó là: - Sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Việt Nam đồng - Các loại ngoại tệ quy đổi ra đồng VN theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp cụ kinh tế phát sinh, hoặc tỉ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán, và theo từng loại ngoại tệ. - Các loại vàng, bạc, đá quý…phải được qui đổi ra dồng Việt Nam tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ theo giá mua hoặc tỷ giá thanh toán. Ngoài ra phải theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất của từng loại. Tài khoản sử dụng trong kế toán vốn bằng tiền như: TK 111, TK 112, TK 331, TK 152, TK 153, TK 211,..v.v.. Kế toán vốn bằng tiền gồm có: Kế toán tiền mặt, Kế toán tiền gửi, Kế toán tiền đang chuyển. ( Xem sơ đồ hạch toán chi tiết : Phụ lục 4) Ví dụ: Ngày 28/09/2007 Nhận tiền của chi nhánh công ty - Xí Nghiệp 4 nộp trả lại số tiền vay thi công công trình: Tuyến truyền dẫn quang Hoàng Su Phì và Xí Mần BĐ tỉnh Hà Giang là: 600.000.000 đồng. Kế toán lập phiếu thu và hạch toán như sau: Nợ Tk 1111: 600.000.000 Có TK 1368: 600.000.000 3.2 Kế toán Nguyên liệu, Vật Liệu, công cụ,dụng cụ Trong doanh nghiệp vật liệu là đối tượng lao động, một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm.Trong quá trình tham gia vào hoạt động SXKD, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất, bị tiêu hao toàn bộ và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí SXKD trong kỳ. Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định về giá trị và thời gian sử dụng của tài sản cố định.Công cụ, dụng cụ thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất khác nhau vẫn giữ nguyên được hình thái ban đầu và giá trị hao mòn dần, chuyển dịch từng phần vào chi phí SXKD trong kỳ. TK sử dụng: TK 152: nguyên liệu, vật liệu; TK 153: công cụ,dụng cụ. ( Xem chi tiết sơ đồ hạch toán: Phụ lục 5) * Kế toán chi tiết VL,CCDC: Cty áp dụng thep phương pháp thẻ song song để theo dõi, quản lý VL,CCDC. Trình tự ghi chép: Tại kho căn cứ vào chứng từ nhập, xuất ghi số lượng VL,CCDC thực nhập, thực xuất vào thẻ kho. Thủ kho thường xuyên đối chiếu số tồn ghi trên thẻ kho với số tồn thực tế. Hàng ngày sau khi ghi thẻ kho xong, thủ kho phải chuyển những chứng từ nhập, xuất lên phòng kế toán kèm theo giấy giao nhận chứng từ do thủ kho lập. Tại phòng kế toán: kế toán mở sổ chi tiết VL, CCDC đúng với thẻ kho của từng kho để theo dõi về số lượng, giá trị. Cuối tháng kế toán và thủ kho đối chiếu số liệu với nhau. * Kế toán tổng hợp nhập, xuất VL,CCDC: theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tk sử dụng: TK 152 “ Nguyên liệu, vật liệu”- phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các loại nguyên ,vật liệu theo giá thực tế. 3.3 Kế toán Tài sản cố định Tài sản cố định của công ty bao gồm: Tài sản cố định hữu hình, Tài sản cố định thuê tài chính, Tài sản cố định vô hình. Xuất phát từ đặc điểm của Tài sản cố định nên khi ghi nhận tài sản cố định kế toán phải theo dõi được giá trị của tài sản cố định ứng với quá trình hình thành và sử dụng tài sản cố định được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. + Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ của công ty: Để quản lý tốt TSCĐ kế toán phải theo dõi chặt chẽ cả kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Thông qua kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết sẽ cung cấp được những chỉ tiêu liên quan đến cơ cấu, số lượng, tình trạng và chất lượng của TSCĐ. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến TSCĐ đều được lập chứng từ kế toán để làm cơ sở cho việc hạch toán. - Những chứng từ mà công ty sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ; Biên bản nghiệm thu TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ; Các hợp đồng, hoá đơn mua - bán, chứng từ có liên quan…Các hồ sơ đầu tư TSCĐ (nếu qua đầu tư). - Các sổ kế toán gồm: Thẻ TSCĐ; Sổ theo dõi chi tiết tăng giảm TSCĐ; Sổ chi tiết TS theo đơn vị sử dụng. Tại Công ty để theo dõi TSCĐ, người ta tiến hành mở thẻ TSCĐ. Mỗi một TSCĐ đều được mở riêng một thẻ TSCĐ, căn cứ để ghi thẻ TSCĐ là biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, bảng phân bổ khấu hao. + Phương pháp khấu hao ở công ty: có thể áp dụng một trong 3 phương pháp sau đây: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm Để phản ánh giá trị hao mòn và tính khấu hao TSCĐ, kế toán sử dụng TK 214 và TK 009.Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK liên quan khác như TK 627, TK641, TK 642… + Các trường hợp tăng giảm TSCĐ ở công ty: ( Sơ đồ hạch toán: phụ lục 6) Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ: TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp tăng do rất nhiều nguyên nhân như : * Trường hợp TSCĐ tăng do mua sắm. Ví dụ: ngày 20/8/2008,Công ty mua máy photo Ricod MP 1.500, số lượng 01 cái, giá mua là 24.851.790, thuế GTGT 10%, công ty đã thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 2113: 22.592.536 Nợ TK 1331: 2.259.254 Có TK 111: 24.851.790 Trường hợp Tăng do xây dựng cơ bản bàn giao Tăng TSCĐ do đơn vị liên doanh đóng góp. Tăng TSCĐ do nhận vốn góp liên doanh. Tăng do đánh giá lại tài sản Kế toán nghiệp vụ giảm TSCĐ hữu hình: TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: * Giảm do thanh lý. * Giảm do Nhượng bán TSCĐ
Tài liệu liên quan