Báo cáo thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Hà Giang

Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại (NHTM) vốn là những kênh huy động vốn rất hiệu quả của nền kinh tế. Huy động vốn để cho vay từ đó tạo ra tiền.Đây chính là chức năng cơ bản của các NHTM một định chế tiền gửi lớn nhất trong các trung gian tài chính. Với vai trò là trung gian tài chính, NHTM đã đẩy mạnh công tác huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất, tạo điều kiện thực hiện các dự án đầu tư hoặc danh mục tiêu dùng, giúp cỗ máy kinh tế được vận hành trơn tru và liên tục. Để có thể tồn tại và phát huy được vai trò của mình trong việc định hướng và phát triển nền kinh tế, các Ngân hàng Thương mại của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng có nhiều cơ hội để vươn lên và phát triển. Qua phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn tại Ngân hàng phát triển nông thôn ( NHNo&PTNT ) tỉnh Hà Giang, em đã học hỏi được nhiều điều để hoàn thành bài báo cáo này. Do trình độ còn hạn chế, cùng với kiến thức thực tế chưa có nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành báo cáo. Em rất mong cô đóng góp để bản thân rút kinh nghiệm. Một lần nữa, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Hà Giang, Ban lãnh đạo đã tạo điều kiện cho em có được đợt thực tập bổ ích và quý báu. Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Thùy Linh - trường Đại Học Thăng Long đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo này.

doc26 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đơn vị thực tập: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH HÀ GIANG Giáo viên hướng dẫn : Trần Thị Thùy Linh Sinh viên thực hiện : Vũ Thùy Liên Mã sinh viên : A09062 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI – 2011 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt NHNo&PTNT Agribank TCTD VNĐ HĐKD RRTD Tên đầy đủ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tổ chức tín dụng Việt Nam đồng Hoạt động kinh doanh Rủi ro tín dụng DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang 4 Bảng 2.1 – Bảng phân tích nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn 9 Bảng 2.2 – Bảng phân tích dư nợ, cơ cấu dư nợ 12 Bảng 2.3 – Bảng phân tích nợ xấu và rủi ro tín dụng 14 Bảng 2.4 – Kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Giang 16 Bảng 2.5 – Một số chỉ tiêu tài chính của NHNo&PTNT Hà Giang 18 MỤC LỤC PHẦN 1 – TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT TỈNH HÀ GIANG …………… 1 1.Hoàn cảnh kinh tế xã hội và môi trường hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Giang …………………………………………….. 1 2. Khái quát hoạt động của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang………………….. 1 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang....... 1 2.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang…... 2 2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang ………………. 2 2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang ……………….. 2 PHẦN 2 – TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT TỈNH HÀ GIANG ………………………………………… 6 1.Đánh giá tình hình chung ………………………………………………………. 6 2. Hoạt động huy động vốn ……………………………………………………… 6 2.1 Quy trình gửi tiền tiết kiệm tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Giang.…...….. 7 2.2 Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Giang ………..… 8 3. Hoạt động sử dụng vốn …………………………………………………….… 12 3.1 Phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng, đầu tư của NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang …………………………………………………... 12 3.2 Phân tích nợ xấu và các khoản mục theo dõi ngoại bảng rủi ro tín dụng ..... 14 4. Kết quả hoạt động kinh doanh ……………………………………………...... 16 5. Tình hình người lao động ................................................................................. 18 PHẦN 3 – NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN …………………………………….…. 20 1.Nhận xét, đánh giá hoạt động huy động và sử dụng nguồn vốn của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Giang ……………………………… … 20 2.Mục tiêu và giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch tài chính năm 2011….. 21 2.1 Mục tiêu tài chính năm 2011 ……………………………………………….... 21 2.2 Một số giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch tài chính ………………….. 21 KẾT LUẬN …………………………………………………………………….… 23 LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại (NHTM) vốn là những kênh huy động vốn rất hiệu quả của nền kinh tế. Huy động vốn để cho vay từ đó tạo ra tiền.Đây chính là chức năng cơ bản của các NHTM một định chế tiền gửi lớn nhất trong các trung gian tài chính. Với vai trò là trung gian tài chính, NHTM đã đẩy mạnh công tác huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất, tạo điều kiện thực hiện các dự án đầu tư hoặc danh mục tiêu dùng, giúp cỗ máy kinh tế được vận hành trơn tru và liên tục. Để có thể tồn tại và phát huy được vai trò của mình trong việc định hướng và phát triển nền kinh tế, các Ngân hàng Thương mại của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức nhưng đồng thời cũng có nhiều cơ hội để vươn lên và phát triển. Qua phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn tại Ngân hàng phát triển nông thôn ( NHNo&PTNT ) tỉnh Hà Giang, em đã học hỏi được nhiều điều để hoàn thành bài báo cáo này. Do trình độ còn hạn chế, cùng với kiến thức thực tế chưa có nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành báo cáo. Em rất mong cô đóng góp để bản thân rút kinh nghiệm. Một lần nữa, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Hà Giang, Ban lãnh đạo đã tạo điều kiện cho em có được đợt thực tập bổ ích và quý báu. Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Thùy Linh - trường Đại Học Thăng Long đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Vũ Thùy Liên PHẦN 1 - TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ GIANG 1. Hoàn cảnh kinh tế xã hội và môi trường hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang. Tỉnh Hà Giang nằm ở cực Bắc của Tổ Quốc, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc, phía Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với tỉnh Yên Bái – Lào Cai có đường biên giới dài hơn 274 Km. Là tỉnh miền núi nên địa hình và điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn, có tới 75% diện tích là núi cao, sông suối sâu, giao thông thì khó khăn, lâm thổ sản bị khai thác bừa bãi, lại có chiến tranh biên giới năm ( 1979 - 1986 ) tàn phá chưa khôi phục được. Tỉnh Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7884,37 Km², dân số trên 60 vạn người, bao gồm 22 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc H’Mông chiếm 31,3%, Tày chiếm 26,2%, Dao chiếm 15,4%, Kinh chiếm 11%. Tỉnh Hà Giang có 10 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh với 919 xã phường, thị trấn. Trong đó có 65% số Xã và 58% số Huyện thuộc diện khó khăn và đặc biệt khó khăn. 2. Khái quát hoạt động của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang. 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang. Sau 15 năm hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Tuyên (1976 – 1991), tháng 10 năm 1991 tỉnh Hà Giang chính thức được tái lập tách ra khỏi tỉnh Hà Tuyên. Cùng với sự chia tách của Tỉnh, thực hiện quyết định số: 136/NHQĐ ngày 30 tháng 8 năm 1991 NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang cũng bắt đầu được hình thành và đi vào hoạt động. Năm 1998 do thay đổi cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Việt Nam nên được thay thế bằng quyết định số 198/1998/QĐ-NHNN5 ngày 02/06/1998 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước “Về việc thành lập các đơn vị thành viên hạch toán, phụ thuộc của NHNo&PTNT Việt Nam” trong đó có chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang. Đến nay, NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang đã có 19 đầu mối giao dịch ở khắp các chi nhánh, hoạt động trên hầu hết các tụ điểm kinh tế – văn hóa – xã hội trong toàn tỉnh với đội ngũ gồm 299 cán bộ nhân viên có trình độ trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và dịch vụ ngân hàng. Trong quá trình xây dựng và phát triển, hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang không ngừng tăng trưởng. Tổng nguồn vốn từ những ngày đầu mới thành lập chi nhánh quản lý vẻn vẹn chỉ có hơn 10 tỷ đồng. Đến nay vốn tự huy động đạt 1302,5 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay đạt 1597,5 tỷ đồng. Tổng tài sản 1.693.535 triệu đồng. Chi nhánh ngày càng mở rộng thị phần, chiếm ưu thế trong hoạt động Ngân hàng. Hiệu quả kinh doanh được thể hiện rõ rệt, làm tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Là chi nhánh thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, được sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh của ngành và phục vụ công cuộc đổi mới phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước, của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Giang, đơn vị đã thực sự trở thành người bạn đồng hành tin cậy của nông dân góp phần xóa đói giảm nghèo, phục vụ tăng trưởng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh thông qua việc đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là cho nông nghiệp nông thôn và bà con nông dân. 2.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang 2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Hà Giang là đại diện pháp nhân của NHNo&PTNT Việt Nam với chức năng nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng trên địa bàn toàn tỉnh. Khách hàng có quan hệ chủ yếu với Ngân hàng là hộ nông dân, hộ kinh doanh dịch vụ và cán bộ công nhân viên chức đủ mọi thành phần kinh tế, do đó vai trò của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang với việc phát triển kinh tế thể hiện trên các mặt sau : Thứ nhất: Góp phần khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả tiềm năng kinh tế của Tỉnh như: Đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động trong nông nghiệp nông thôn. Thứ hai: Góp phần tích tụ và tập trung vốn sản xuất thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển sản xuất hàng hóa. Thứ ba: Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, mở rộng công nghiệp, chế biến dịch vụ nông nghiệp, khôi phục mở rộng ngành nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho người lao động. Thứ tư: Góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải có vốn đầu tư và đầu tư đúng hướng, trọng tâm và thích đáng. Có như vậy mới tạo điều kiện về kỹ thuật, công nghệ để phát triển nông thôn Tỉnh nhà. 2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang. Hệ thống NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang từng bước được hoàn thiện đã mở rộng mạng lưới kinh doanh toàn tỉnh với 10 Ngân hàng cấp Huyện, một hội sở Ngân hàng nông nghiệp tại thành phố và 8 Ngân hàng cấp III, trong đó có 2 Ngân hàng cấp III trực thuộc Tỉnh, tạo mạng lưới hoàn chỉnh có đủ các phương tiện làm việc hiện đại, phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng. Trong công tác chỉ đạo, Ban giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang luôn hướng về cơ sở, phân công nhiệm vụ cụ thể từng đồng chí trong ban lãnh đạo phụ trách toàn diện các ngân hàng cơ sở, nắm bắt và tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để mở rộng kinh doanh đạt chất lượng hiệu quả. Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang có tổng số 299 cán bộ đã vào biên chế và 57 cán bộ hợp đồng hiện đang công tác tại các đơn vị ngân hàng chi nhánh cấp II, III trực thuộc Tỉnh và Huyện Với Ban lãnh đạo của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang có 1 giám đốc do đồng chí Nguyễn Ngọc Hải lãnh đạo cùng với 2 đồng chí phó giám đốc và đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, có trình độ và kinh nghiệm trong kinh doanh. NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang sẽ hoạt động có hiệu quả theo đúng đường lối phát triển kinh tế của địa phương. * Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang GIÁM ĐỐC P.KẾ TOÁN NGÂN QUỸ P. DỊCH VỤ MARKETING P.HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ P. KẾ TOÁN KIỂM SOÁT NỘI BỘ P. KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P. ĐIỆN TOÁN * Các phòng nghiệp vụ: (1): Phòng Hành Chính - Quản trị: Quản lý hành chính và theo dõi toàn bộ tài sản, phương tiện làm việc. (2): Phòng Tổ chức cán bộ - Đào tạo: Cân đối kết quả lao động, sản xuất với ban lãnh đạo, bổ xung lao động, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, quản lý nhân sự và hồ sơ của cán bộ công nhân viên, là đầu mối giao tiếp với khách hàng, chăm lo đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên. (3): Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp: Đề ra kế hoạch kinh doanh cho từng thời kỳ và thực hiện đa dạng các nghiệp vụ như: huy động vốn, xác định chiến lược khách hàng, đánh giá tổng kết, tổng hợp báo cáo và các nghiệp vụ khác. Trong đó có Tổ tiếp thị. (4): Phòng Tín dụng: Thực hiện chức năng thẩm định trực tiếp cho vay tại hội sở, là một trong các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng, và thực hiện chức năng chỉ đạo, kiểm tra chất lượng tín dụng toàn tỉnh. Trong đó có Tổ thẩm định thực hiện thẩm định các dự án ( phương án ) vượt quyền phán quyết của NHNo&PTNT trực thuộc và theo chỉ định của Giám đốc NHNo & PTNT tỉnh. (5): Phòng Kế toán ngân quỹ: Xử lý các nghiệp vụ, hạch toán kế toán. Tổng hợp, cân đối, quản lý hồ sơ, chỉ đạo công tác kế toán toàn tỉnh. Trong đó có Tổ dịch vụ thanh toán quốc tế và Dịch vụ giao dịch chứng khoán Với Dịch vụ thanh toán quốc tế bạn có thể thanh toán qua hệ thống SWIFT, bao gồm thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu…, quy đổi mua bán ngoại tệ, đặc biệt là dịch vụ chi trả kiểu kiều hối Westem Union ( Dịch vụ chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới ). Với Dịch vụ giao dịch chứng khoán với việc đại lý chứng khoán cho Công ty chứng khoán NHNo & PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang đã thực hiện các dịch vụ: Môi giới chứng khóan, lưu ký chứng khoán, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, cho vay mua bán chứng khoán… (6): Phòng Vi tính: Phụ trách cài đặt các phầm mềm phát sinh, hướng dẫn và tập huấn tin học cho các Ngân hàng cơ sở. (7): Tổ Kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, bản cân đối kế toán, giải quyết đơn thư khiếu nại liên quan đến họat động của ngân hàng và các nghiệp vụ khác. (8): Tổ Nghiệp vụ thẻ: Dịch vụ thẻ Success là một tiện ích thanh toán có thể nói là thuận lợi văn minh và hiện đại. Với dịch vụ này bạn có thể tra cứu thông tin về ngân hàng, tiêu dùng trước, chi trả sau, thực hiện thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn quốc. Đặc biệt được rút tiền ở bất kỳ nơi nào có đặt máy ATM của NHNo & PTNT Việt nam. PHẦN 2 – TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT TỈNH HÀ GIANG 1.Đánh giá tình hình chung Quá trình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang trong những năm vừa qua đã có những thuận lợi đáng kể. Là một NHNo & PTNT tỉnh miền núi sớm mạnh dạn thay đổi cơ cấu đầu tư vốn từ kinh tế quốc doanh sang thí điểm và mở rộng đầu tư vào kinh tế hộ sản xuất, mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào phục vụ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, chiến lược huy động vốn “Đi vay để cho vay” đã được thấu suốt trong từng bộ phận, thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên tương đối ổn định và từng bước được cải thiện. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo và sự quản lý điều hành chung toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, cùng với sự nỗ lực vươn lên của bản thân mình, NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang là đơn vị kinh doanh đa năng, đạt hiệu quả cao. Hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng được khích lệ. 2. Hoạt động huy động vốn Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Hoạt động huy động vốn là chức năng chủ yếu của ngân hàng thương mại nó quyết định sự phát triển lớn mạnh của ngân hàng. Ngân hàng huy động vốn từ các thành phần kinh tế bằng nhiều phương thức như: Nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân và các Tổ chức tín dụng khác, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn các tổ chức tín dụng, vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước… Để thu hút tiền gửi vào Ngân hàng, ngoài các biện pháp khuyến khích cần sử dụng các phương thức gửi tiền thuận tiện và hợp lý. NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang luôn xác định “vốn” giữ vai trò quyết định. Từ đó vấn đề khách hàng được đặt lên vị trí hàng đầu. Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng, coi trọng khách hàng và Ngân hàng là bạn hàng thực hiện đi vay để cho vay, nhằm huy động tạo lập được nguồn vốn lớn. Năm 2010 Ngân hàng có nguồn vốn huy động đạt 1.302.454 triệu đồng ( Bảng 2.1). Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, Ngân hàng đã đa dạng hóa phương thức huy động vốn, đa dạng hóa quan hệ, không ngừng mở rộng. Do đó khách hàng của Ngân hàng ngày một phong phú, nhu cầu đa dạng với nhiều mục đích khác biệt trong quan hệ giữa khách hàng với Ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường biến động vô cùng phức tạp như hiện nay, Ngân hàng muốn cạnh tranh giành giật chiếm lĩnh thị trường và thu hút khách hàng thì Ngân hàng phải đổi mới một cách toàn diện, tạo ra các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đa dạng để thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu trong hoạt động kinh doanh. Phân loại nguồn vốn huy động: Theo loại tiền gửi: + Nội tệ (VNĐ) + Ngoại tệ (USD) Theo đối tượng khách hàng: + Cá nhân, gia đình: chủ yếu là gửi tiền tiết kiệm, đầu tư hưởng lãi. + TCKT,TCTD: chủ yếu là tiền gửi thanh toán + Đối tượng khác Theo tính chất tiền gửi: + Tiền gửi không kỳ hạn + Tiền gửi có kỳ hạn Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, phong phú đồng thời khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng ngày càng tăng, thủ tục mở tài khoản tại Ngân hàng ngày càng thuận tiện nhanh chóng, đơn giản. Hạn chế gây phiền hà và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. 2.1 Quy trình gửi tiền tiết kiệm tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Hà Giang Khách hàng trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại phòng giao dịch. Khi đến gửi tiền: Tại phòng giao dịch, nhân viên Ngân hàng sẽ hỏi khách hàng về loại tiết kiệm khách hàng muốn gửi, về loại tiền gửi, kỳ hạn. Nhân viên phòng giao dịch cũng giải thích cho khách hàng về từng loại sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng. Khi khách hàng quyết định dùng một sản phẩm tiết kiệm nào đó thì khách hàng xuất trình một số giấy tờ sau: + Đối với khách hàng gửi tiền là cá nhân Việt Nam thì phải xuất trình Chứng minh thư nhân dân. + Đối với khách hàng là cá nhân nước ngoài: Đối với trường hợp nhập, xuất cảnh được miến thị thực thì phải xuất trình Hộ chiếu có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền. Đối với trường hợp nhập, xuất cảnh có thị thực thì phải xuất trình Hộ chiếu kèm thị thực có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền. + Đối với khách hàng là người giám hộ hoặc người đại diện theo Pháp luật thì ngoài việc xuất trình CMND hoặc Hộ chiếu, thị thực thì phải xuất trình thêm các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo Pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự. + Khách hàng điền các yếu tố quy định trên mẫu Giấy gửi tiền ( đã in sẵn ) của Agribank, đăng ký chữ ký mẫu tại Quỹ tiết kiệm (QTK) của Chi nhánh. Trường hợp khách hàng không thể viết được dưới bất kỳ hình thức nào thì nhân viên tại QTK sẽ hướng dẫn cho khách hàng đăng ký mã số hoặc ký hiệu đặc biệt thay cho chữ ký mẫu. + Khách hàng thực hiện nộp tiền tại QTK. Sau khi nộp tiền, người gửi được nhận sổ tiết kiệm có ghi đầy đủ các yếu tố theo quy định. Khi rút tiền: khách hàng xuất trình sổ tiết kiệm, Chứng minh thư hợp lệ hoặc Hộ chiếu và điền đầy đủ các yếu tố quy định trên Giấy yêu cầu rút tiền ( đã in sẵn ). Chữ ký trên giấy rút tiền phải đúng theo một trong hai chữ ký mẫu đã đăng ký tại Agribank khi gửi tiền. Hoặc là mã số hoặc ký hiệu đặc biệt mà khách hàng đã đăng ký tại QTK thay cho chữ ký mẫu. Sau khi kiểm tra xong nhân viên Ngân hàng sẽ thanh toán tiền cho khách hàng. Khi mất sổ tiết kiệm, người gửi tiền phải báo ngay cho cơ sở NHNo&PTNT nơi gửi tiền đầy đủ các thông tin cần thiết như tên người gửi, số tiền gốc, ngày gửi, kỳ hạn, số Sổ tiết kiệm,… Giấy khai báo mất sổ phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan nơi công tác hay cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác và phải gửi ngay tới cơ sở NHNo&PTNT nơi gửi tiền để làm cơ sở theo dõi, thanh toán. Sớm nhất, sau 30 ngày kể từ ngày nhận được báo mất, nếu không có vấn đề gì tranh chấp thì Agribank sẽ thanhh toán cho người gửi tiền tiết kiệm. Trường hợp người gửi tiền tiết kiệm gặp rủi ro ( bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi) Agribank sẽ thanh toán tiền lãi và gốc cho người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. 2.2 Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Hà Giang BẢNG 2.1 – BẢNG PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN,CƠ CẤU NGUỒN VỐN Đơn vị: triệu đồng STT CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 TĂNG GIẢM Số ti
Tài liệu liên quan