Báo cáo thực tập tại viện nghiên cứu da-giầy

Ngày nay, ở các nước đang phát triển thì hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho các nước này. Công nghiệp được đầu tư trang thiết bị hiện, chuyển giao công nghệ, đi tắt đón đầu trong sản xuất – kinh doanh và thương mại dịch vụ. Ở Việt Nam hiện nay ngành công nghiệp cũng có nhiều đóng góp quan trọng vào sự tăng truởng kinh tế chung của cả nước với các ngành công nghiệp chủ chốt như: Dệt may, Da – Giày, Than, Điện lực, Ngành Da – Giày Việt Nam trong mấy năm gần đây có nhiều thay đổi đáng quan trọng và vụ kiện bán phá giá mặt hàng Giày mũ da Việt Nam lại càng làm cho ngành có nhiều nỗ lực phấn đấu vươn lên mọi thách thức để hoà mình với không khí hội nhập chung của nền kinh tế Việt Nam. Viện nghiên cứu Da - Giày là một đơn vị có tầm quan trọng trong sự phát triển chung của ngành. Viện không những là nơi nghiên cứu khoa học, thiết kế mẫu mốt – kiểu dáng thời trang, thực hiện chuyển giao công nghệ và đào tạo vê Da – Giày mà Viện còn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả. Để tìm hiểu về quá trình hoạt động, phát triển và những thành tựu đạt được của Viện trong những năm vừa qua Em xin có bài viêt về Viện nghiên cứu với bố cục trình bày như sau: Phần I: Lịch sử hình thành và giai đoạn phát triển của Viện Phần II: Mô hình cơ cấu tổ chức của Viện. Phần III: Một số chỉ tiêu tài chính của Viện trong quá trình hoạt động. Phần IV: Phương hướng hoạt động trong một số năm tới. Em xin chân thành cảm ơn Ths Hoàng Thị Thanh Hương đã giúp đỡ và hướng dẫn Em hoàn thành bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn Viện nghiên cứu Da – Giày Trung tâm mẫu và đào tạo Da – Giày đã tạo điều kiện cho Em thực tập và cung cấp tài liệu cho Em hoàn thành bài viết này.

doc36 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2496 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại viện nghiên cứu da-giầy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, ở các nước đang phát triển thì hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho các nước này. Công nghiệp được đầu tư trang thiết bị hiện, chuyển giao công nghệ, đi tắt đón đầu trong sản xuất – kinh doanh và thương mại dịch vụ. Ở Việt Nam hiện nay ngành công nghiệp cũng có nhiều đóng góp quan trọng vào sự tăng truởng kinh tế chung của cả nước với các ngành công nghiệp chủ chốt như: Dệt may, Da – Giày, Than, Điện lực, … Ngành Da – Giày Việt Nam trong mấy năm gần đây có nhiều thay đổi đáng quan trọng và vụ kiện bán phá giá mặt hàng Giày mũ da Việt Nam lại càng làm cho ngành có nhiều nỗ lực phấn đấu vươn lên mọi thách thức để hoà mình với không khí hội nhập chung của nền kinh tế Việt Nam. Viện nghiên cứu Da - Giày là một đơn vị có tầm quan trọng trong sự phát triển chung của ngành. Viện không những là nơi nghiên cứu khoa học, thiết kế mẫu mốt – kiểu dáng thời trang, thực hiện chuyển giao công nghệ và đào tạo vê Da – Giày mà Viện còn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả. Để tìm hiểu về quá trình hoạt động, phát triển và những thành tựu đạt được của Viện trong những năm vừa qua Em xin có bài viêt về Viện nghiên cứu với bố cục trình bày như sau: Phần I: Lịch sử hình thành và giai đoạn phát triển của Viện Phần II: Mô hình cơ cấu tổ chức của Viện. Phần III: Một số chỉ tiêu tài chính của Viện trong quá trình hoạt động. Phần IV: Phương hướng hoạt động trong một số năm tới. Em xin chân thành cảm ơn Ths Hoàng Thị Thanh Hương đã giúp đỡ và hướng dẫn Em hoàn thành bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn Viện nghiên cứu Da – Giày Trung tâm mẫu và đào tạo Da – Giày đã tạo điều kiện cho Em thực tập và cung cấp tài liệu cho Em hoàn thành bài viết này. I. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của Viện. Trước những đòi hỏi về việc tăng cường công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ ngành công nghiệp Da - Giày, đồng thời tạo điều kiện để nhà máy Da Thụy Khuê tập trung vào việc quản lý và chỉ đạo sản xuất, ngày 04/05/1973, Bộ công nghiệp nhẹ đã ra quyết định số 290/CNN-TCQL tách phòng nghiên cứu thuộc Da khỏi nhà máy Da Thụy Khuê thành đơn vị độc lập trực thuộc Bộ, có con dấu riêng, có tài khoản riêng tại ngân hàng và hạch toán theo chế độ thu đủ bù chi từ ngân sách nhà nước cấp. Lúc này nhiệm vụ chủ yếu của phong là nghiên cứu để ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật thuộc da của thế giới vào điều kiện sản xuất trong nước, nhằm nâng cao kỹ thuật bảo quản da và chế biến các sản phẩm từ da thuộc, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu; tổ chức sản xuất thực nghiệm các đề tài nghiên cứu, nhằm thu thập tài liệu để kết luận khả năng sản xuất đưa vào sản xuất lớn. Từ 50 m2 nhà làm việc và 75m2 xưởng thực nghiệm khi mới thành lập đến nay VIện nghiên cứu đã có 2 cơ sở với 500m2 nhà làm việc, 540m2 phòng thí nghiệm và nghiên cứu khoa học, 1000m2 xưởng thực nghiệm và 1300m2 khu dịch vụ và kho. Máy móc thiết bị ngoài một dây chuyền thực nghiệm phân tích xác định thành phần hóa học, các chỉ tiêu cơ lý của nguyên liệu và da thuộc thành phẩm, Viện còn có một số máy chuyên dùng cho chế biến giày, đồ da...Với đội ngũ lao động ngày càng tăng về số lượng và chất lượng Viện cũng đang tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế như các Doanh nghiệp độc lập khác trong nền kinh tế. Viện là đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Công nghiệp, hoạt động theo nguồn kinh phí sự nghiệp do ngân sách nhà nước cấp và một số hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học kỹ thuật có thu theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại kho bạc và ngân hàng Nhà nước (kể cả khoản ngoại tệ). Viện có chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau: Nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển khoa học và công nghệ chuyên ngành da giày. Triển khai thực hiện chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ, môi trường và kinh tế ngành da giày; tổ chức ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào phát triển công nghệ thuộc da, chế biến đồ dùng bằng da, công nghệ hóa phục vụ thuộc da và chế biến da, công nghệ xử lý và tận dụng phế liệu, phế thải để sản xuất các sản phẩm phụ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; Tư vấn đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế, chế tạo mẫu mốt, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ khoa học kỹ thuật, sản xuất kinh doanh khác theo quy định của pháp luật; Tổ chức bồi dưỡng và đòa tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn - nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật thuộc Viện và theo yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài ngành; thực hiện đào tạo sau đại học, trên đại học cho các đối tượng có nhu cầu theo quyết định của nhà nước; Xây dựng quy trình, quy phạm, tiêu c huẩn và định mức kinh tế kỹ thuật cấp nghành; tham gia Hội đồng xét duyệt, thẩm định các dự án đầu tư, chuyển giao công nghệ, các báo cáo và công trình khoa học công nghệ chuyên nghành da giày; Tổ chức các hoạt động thông tin khoa học kỹ thuật, kinh tế và phục vụ thông tin dưới hình thức cung cấp thông tin, xuất bản ấn phẩm, báo cáo chuyên đề, hội thảo khoa học, tổ chức hội chợ, triển lãm, quảng cáo giới thiệu sản phẩm theo quy định của pháp luật; Tổ chức trao đổi, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và thiết kế mẫu mốt tời trang trong nghành da giày; Bố trí, sử dụng và thực hiện đúng các chính sách, chế độ của nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công nhân của Viện; Quản lý, phát triển và sử dụng đúng mục đích có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, các nguồn vốn được nhà nước theo các quy định của pháp luật; Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong Viện; bảo vệ tài sản, bí mật quốc gia, xây dựng thực hiện các quy chế và biện pháp bảo hộ, an toàn lao động ... Hơn ba mươi năm lặng lẽ nghiên cứu và sản xuất, Viện nghiên cứu Da Giày đang dần khẳng định vị trí quan trọng của mình đối với ngành Da Giày Việt Nam. Chặng đường phát triển đó có thể khái quát thành các giai đoạn như sau: Giai đoạn mới thành lập, đây là gai đoạn khó khăn nhất của Viện trong suốt hơn 30 năm xây dựng và phát triển. Cuộc ra đời riêng nghe có vẻ to tát nhưng tài sản chỉ có 3 chiếc thùng phuy quay nhỏ, còn lại là toàn bộ cơ sở vật chất từ nhà xưởng, chỗ làm việc đến trang thiết bị của phòng thí nghiệm đều phải nhờ của nhà máy Da Thụy Khuê, 25 con người (kể cả kỹ sư và lao động phụ trợ) với long nhiệt tình yêu nghề thuộc da, vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn đã làm được những việc tưởng chừng khó có thể làm được. Thành công nhất trong giai đoạn này là tập trung nghiên cứu da lợn và các sản phẩm từ da lợn như găng tay đi ấm mùa đông, găng tay bảo hộ lao động, da mũ giày... Nghiên cứu sản xuất gelatine từ phế liệu da lợn để cung cấp cho ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và giấy ảnh thay thế gelatine nhập ngoại. Nhờ thành công của đề tài sản xuất gelatine, phòng đã trang bị thêm một số thiết bị đơn giản và mua thêm được vài nồi nấu tráng men, chịu áp lực, nồi cô chân không. Đội ngũ kỹ sư của của phòng không quản khó khăn, lặn lội các cơ sở sản xuất tìm hiểu nhu cầu về chất lượng cũng như số lượng để sản xuất cho đúng yêu cầu. Vì phương tiện lam việc phải phụ thuộc vào nhà máy Da Thụy Khuê nên CBCNV của phòng thường xuyên phải làm ngoài giờ để đảm bảo tiến độ hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Ngay cả các đồng chí lãnh đạo cũng có những hôm phải đi làm thông tầm 24/24 giờ để trực tiếp theo dõi những thí nghiệm mang tính liên tục. Trong khó khăn tình người, tình đồng nghiệp càng thêm gắn bó. Để phục sản xuất, Phòng cũng tổ chức bữa ăn ca. Không phân biệt kỹ sư hay công nhân, mọi người cùng làm việc cùng hưởng thụ. Không khí nơilàm việc vẫn giữ được thân mật trong một đại gia đình. Nguồn thu từ các sản xuất có tính thực tiễn này đã góp phần không nhỏ để CBCNV vượt qua khó khăn của thời kỳ bao cấp. Bù lại, Phòng Nghiên cứu thuộc da cũng cảm thấy tự hào bởi các đề tài thực sự gắn với sản xuất, thực sự có ích cho Doanh nghiệp chứ không chỉ là những nghiên cứu trên giấy. Chỉ tính trong giai đoạn 1975-1980, ngoài kết quả trong phòng thí nghiệm, Phòng đã làm tốt công tác nghiên cứu và tổ chức sản xuất để lấy thu bù chi. Ngoài ra, Phòng còn đảm nhiệm trước Bộ các đề án phát triển của ngành, giúp các nhà máy da phía Nam khôi phục, ổn định sản xuất, bồi dưỡng đào tạo cán bộ. Trong lĩnh vực nghiên cứu, Phòng đã chủ động đặt vấn đề cùng hợp tác nghiên cứu với một số Viện nghiên cứu, trường đại học như Viện Hóa Học, Viện thiết kế công nghệ hóa học, Viện khoa học kỹ thuật quân sự, Viện chăn nuôi, Trường đại học bách khoa, Trường đại học Tổng hợp,... để thu được những kết quả nghiên cứu chính xác nhất phục vụ sản xuất trên diện rộng. Tháng 7/197, do sự cấn thiết tăng cường công tác thực nghiệm, mặt khác, Phòng phải tổ chức sản xuất để kịp thời phục vụ cho các nhà máy sản xuất, Bộ công nghiệp nhẹ đã ký quyết định số 424/CNN- TCQL cho thành lập Phân xưởng thực nghiệm với nhiệm vụ là nơi nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm và tổ chức sản xuất nhân rộng các mặt hàng theo chỉ tiêu đề ra. Việc thành lập phân xưởng này, Phòng được cấp vốn là vay vốn sản xuất, được mở tài khoản tại ngân hàng và hoạt dộng theo chế độ hạch toán kinh doanh với những sản phẩm sản xuất theo kế hoạch được giao. Đây là bước ngoặt rất lớn đối với phòng nghiên cứu thuộc da, bởi nó đánh dấu sự manh nha của một viện nghiên cứu có gắn với sản xuất và hạch toán kinh doanh theo phương thức lấy thu bù chi. So với ngày mới thành lập, Phòng nghiên cứu đơn thuần thì nay có thêm sản xuất và kinh doanh. Năm 1979, năm đầu tiên đi vào sản xuất phòng đạt giá trị tổng sản lượng 207000 đồng, lợi nhuận 95000 đồng. Năm 1980, giá trị tổng sản lượng đạt 276000 đồng, lợi nhuận 125000 đồng. Nhờ nguồn thu này, cùng với nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước đã góp phần quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật và cải thiện đới sống CBCNV. Biên chế của phòng khi mới thành lập tháng 5/1973 chỉ có 25 người, đến năm 1980 lên đến 79 người chưa kể 10 công nhân hợp đồng tạm tuyển, 30 học sinh học nghề. Cơ cấu tổ chức cũng có nhiều thay đổi, Phòng đã hình thành được các tổ chuyên môn như nghiên cứu công nghệ thuộc da, nghiên cứu công nghệ hóa, quản lý nghiệp vụ, hành chính quản trị và một phân xưởng sản xuất thực nghiệm gồm 3 tổ là tổ phục vụ nghiên cứu thực nghiệm, tổ sản xuất gelatine- keo dán và chế biến các mặt hàng da thuộc. Cho đến 12/6/1982, Phòng nghiên cứu thuộc da chính thức được chuyển đổi thành Trung tâm nghiên cứu công nghiệp Da Giầy theo quyết định này, Trung tâm nghiên cứu công nghiệp Da Giày là một đơn vị nghiên cứu khoa học kỹ thuật thuộc Công ty Tạp phẩm, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng Nhà nước và có con dấu riêng. Việc xác lập tư cách pháp nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm. Theo đó, Trung tâm hoàn toàn bình đẳng với các Doanh nghiệp khác trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế. Đồng thời, Trung tâm có đầy đủ thẩm quyền kinh tế để nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập bằng các quyền và nghĩa vụ được giao. Từ thời điểm này, Trung tâm thực sự phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được Bộ và Ngành giao phó. Việc chuyển đổi Phòng nghiên cứu thuộc da thành Trung tâm nghiên cứu Da Giày là một yêu cầu thực tế. Bởi lúc đó, trên phạm vi cả nước có 2 nhà máy thuộc da trung ương. Ngoài ra, còn có hàng chục cơ sở thuộc da và chế biến đồ dùng bằng da nằm rải rác tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Vinh, Quảng Nam, Đà Nẵng và khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Từ việc chỉ nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật thế giới, Trung tâm chủ động nghiên cứu công nghệ thuộc da, chế biến da thuộc, phụ liệu và hóa chất cho ngành thuộc da và chế biếnđồ dùng từ da thuộc; nghiên cứu chế tạo các thiết bị chuyên ngành và thiết kế dây chuyền công nghệ sản xuất nghành da; tổ chức thông tin dự báo khoa học kỹ thuật, tổ chức hoạt động thực nghiệm các đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Giai đoạn này, Trung tâm đặt mục tiêu nghiên cứu phải gắn với sản xuất công nghiệp, cần đi vào nghiên cứu sản xuất những mặt hàng đang nhập khẩu, đặt nền móng cho công nghiệp chế biến. Lúc đó, hai sản phẩm nổi tiếng là giày phục vụ quân đội và phục vụ phi công đang phải hoàn toàn nhập từ Liên xô. Trung tâm đã lấy mẫu giày của Liên xô, nghiên cứu và chế biến từ các loại da mũ giày sẵn có, cuối cùng tự sản xuất phục vụ quân đội và không quân. Các sản phẩm đã đem lại cho Trung tâm một nguồn thu không nhỏ, tạo thêm việc làm cho CBCNV. Sản phẩm găng tay da lợn vẫn tiếp tục gặt hái bên cạnh đó Trung tâm tiếp tục nghiên cứu thành công loại da thuộc dùng làm bóng đá có tính năng bền, dai, đàn hồi không dai, được nhiều nhà sản xuất bóng đá tín nhiệm đặt hàng. Mặc dù đang trong thời kỳ bao cấp cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng lãnh đạo Trung tâm đã tạo mọi điều kiện để CBCNV nâng cao trình độ, đón đầu những thay đổi trong giai đoạn lịch sử tiếp theo bằng cách tổ chức học ngoại ngữ ngoài giờ tại trung tâm, liên tục có sự trao đổi thông tin với các nhà máy Da Giày trong cả nước và các Viện nghiên cứu thuộc da của nước ngoài để cập nhật những thông tin mới, chọn lọc và đưa vào nghiên cứu phù hợp với công nghệ và trình độ trong nước. Đánh dấu giai đoạn này, ngày 16/8/1986, Dự án VIE 85/013 “Tăng cường khả năng nghiên cứu cho Trung tâm nghiên cứu công nghiệp Da Giày” được ký kết giữa nhà nước ta và đại diện UNIDO - UNDP tại Hà Nội với tổng mức vốn 1539993 USD. Ngay sau khi dự án được ký kết, việc triển khai dự án được chuẩn bị hết sức khẩn trương, đúng mục đích và đx sớm phát huy tác dụng. Sau khi dự án VIE 85/013 đi vào hoạt động,năm 1990, Trung tâm nghiên cứu công nghiệp Da Giày chính thức có một cơ ngơi riêng và trang bị một xưởng thực nghiệm nhỏ với số trang thiết bị hoàn chỉnh. Trong điều kiện được tự chủ về cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật, CBCNV Trung tâm càng say mê nghiên cứu khoa học, tập trung vào những đề tài khó sau đó được phát triển thành Dự án và có những đề tài được Bằng lao động sáng tạo như đề tài nghiên cứu công nghệ nghiên cứu da trâu chun mặt tự nhiên bọc đệm salon của TS Trần Thị Nhàn; nghiên cứu công nghệ sản xuất da bóng dùng cho nội địa và xuất khẩu của KS Nguyễn Hữu Cung... Hầu hết các đề tài nghiên cứu của Trung tâm đều triển khai sản xuất đến được các Doanh nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng chung của toàn ngành như sản xuất gelatine, sản xuất da bọc suốt, sản xuất trục cán bông, da boxcall các loại... Thời kỳ này, các cán bộ của Trung tâm liên tục được cử đi học nâng cao trình độ ở nước ngoài, học thêm công nghệ thuộc da của một số nước Tiệp Khắc, Itali, Pháp, Hà Lan, Đức, Bungari... Trong số đó có 3 kỹ sư được cử đi học nghiên cứu sinh và đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ tại Tiệp Khắc là TS Đặng Tùng, TS Nguyễn Trí Hạnh, TS Lưu Hữu Thục. Kinh tế thị trường đã buộc các nhà nghiên cứu phải năng động hơn. Muốn vậy cần có kiến thức mới, về cả chuyên môn lẫn quản lý. Các đề tài liên tiếp được triển khai, tạo điều kiện để Trung tâm đầu tư thêm cả về cơ sở vật chất lẫn nguồn nhân lực . Xóa bỏ bao cấp, ngành Da Giày Việt Nam trên đà phát triển thành một ngành kinh tế mạnh có nhiều triển vọng mà trong đó có sự đóng góp to lớn của khoa học công nghệ. Một lần nữa, Trung tâm cần có một tầm vóc mới xứng đáng với chức năng, nhiệm vụ là một cơ quan nghiên cứu khoa học của một nghành kinh tế kỹ thuật lớn. Ngày 6 tháng 4 năm 1993, Bộ Công nghiệp nhẹ đã ra quyết định số 278/CNN- TCLĐ về việc chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Trung tâm nghiên cứu công nghiệp Da Giày thành Viện nghiên cứu Da Giày và bổ nhiệm TS Đặng Tùng làm viện trưởng. Năm 1995, do sự phân cấp quản lý, Viện nghiên cứu Da Giày trở thành đơn vị sự nghiệp của Tông công ty Da Giày Việt Nam. Một sự kiện đánh dấu sự lớn mạnh hơn nữa của Viện đó là ngày 10/11/1998 Trung tâm kỹ thuật Da Giày Thuộc Tổng công ty Da Giày Việt Nam được sáp nhập vào Viện nghiên cứu Da Giày. Kể từ đây, lĩnh vực hoạt động của Viện được mở rộng, cơ sở vật chất của Viện khang trang hơn với 2 cơ sở rộng 2500m2 tại 20 Núi Trúc Ba Đình Hà Nội. Nguồn nhân lực của Viện tăng lên do được bổ xung thêm một đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý có tiềm năng trong thiết kế mẫu mốt, chế biến sản phẩm ngành Da Giày, tư vấn, đào tạo và kinh doanh dịch vụ nghành Da Giày. Từ đó đến nay, hoạt động của Viên nghiên cứu Da Giày bước vào một thời kỳ mới hòa cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với bề dày truyền thống và tiềm năng trí tuệ cùng sự khát khao vươn lên những đỉnh cao mới, hoạt động của Viện ngày càng phong phú và hiệu quả, đới sống vật chất và tinh thần của các nhà khoa học và CBCNV của Viện ngày càng ổn định tuy so với lòng mong muốn của chúng ta là những kết quả chưa phải là đã thỏa mãn. Hàng năm, doanh thu từ xưởng sản xuất của Viện cũng mang lại cho Viện hơn 2 tỷ đồng, góp phần quan trọng cải thiện đới sống CBCNV của Viện... Bên cạnh các hoạt động nghiên cứu, sản xuất thì một mặt không kém quan trọng trong công tác quản ký của Viện là công tác đào tạo dạy nghề. Trong điều kiện cơ sở vật chất chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thời đại mới, nhưng Viện đã chủ động kết hợp với một số trường Đại học, Viện nghiên cứu và các Doanh nghiệp sản xuất trong cả nước triển khai các khóa học theo phương pháp đào tạo tại chỗ, tận dụng mặt bằng thiết bị của các Doanh nghiệp để triển khai mở các lớp, mời các cộng tác viên có chuyên môn cùng tham gia giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Da Giày. Rất nhiều cán bộ trưởng thành từ thời gian công tác tại Viện, khi đi nhận nhiệm vụ tại cơ quan khác đều là những cán bộ rất xuất sắc, những người giữ chức vụ cao trong ngành, trong Bộ. Hệ thống thông tin thư viện liên tục được đàu tư củng cố với nhiều đầu sách quý trong nước và thế giới để CBCNV tham khảo nghiên cứu. Đây cũng là nơi các Doanh nghiệp trong ngành và những người có nhu cầu tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến ngành Da Giày có thể tìm đến tra cứu. Bằng ý chí vượt lên trong khó khăn, tập thể CBCNV của Viện đang ấp ủ thực hiện những dự kiến trong tương lai. Một số dự án mới đã ra đời: Dự án tiền khả thi quy hoạch phát triển Viện đến năm 2010 và hướng đến 2020; Dự án khả thi đầu tư xưởng thực nghiệm thiết kế mẫu mốt ngành Giày, dự án triển khai sản xuất thử thuộc đề tài KC06; Dự án tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học lĩnh vực thuộc da. Tính khả thi của các dự án sẽ là động lực mạnh mẽ để Viện nghiên cứu Da Giày trụ vững và phát triển trong giai đoạn mới. Tháng 3/2003 trong quá trình triển khai thực hiện quyết định 125 Ttg về sắp xếp đổi mới và phát triển Doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Công nghiệp, Viện đã trở thành đơn vị sự nghiệp trực thuộc sự quản lý của Bộ Công nghiệp theo Quyết định số 40/2003/QĐ- BCN. Trong giai đoạn 2003- 2006 Viện thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao năng lực làm việc của CBCNV trong Viện như tổ chức lớp học nâng cao năng lục thiết kế thuộc chương trình xúc tiến thương mại năm 2006, chương trình nâng cao năng lực thiết kế mũ giày nội dung phần học thiết kế thủ công, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học đựoc ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Viện và làm dịch vụ khoa học kỹ thuật,... Tháng 6 năm 2006 Viện có Đề án chuyển đổi tổ chức hoạt động Viện nghiên cứu Da Giày thành Tổ chức khoa học công nghệ tự trang trải kinh phí Theo nghị định 115/2005/NĐ- CP của Thủ tuớng chính phủ, sắp xếp tổ chức lại cơ cấu tổ chức mở rộng hình thức nghiên cứu khoa học, sản xuất- kinh doanh theo hướng đi mới. Bổ xung thêm chức năng nhiệm vụ theo giấy chứng nhận hoạt động khoa học công nghệ: Nghiên cứu phát triển tiềm năng phục vụ trong ngành công nghệ thuộc da chế biến đồ da các vật liệu phục vụ cho ngành Da Giày; Thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ về thông tin đào tạo, tư vấn, chuyển giao công nghệ trong ngành Da Giày. Ba mươi tư năm, thời gian không phải là dài nhưng cũng không là ngắn đối với quá trình xây dựng và phát triển của một cơ quan nghiên cứu khoa học. Không ồn ào với những hoạt động bề nổi để lấy thành tích, h
Tài liệu liên quan