Báo cáo Tình hình hoạt động xuất- Nhập khẩu của Việt Nam, giai đoạn 1998-2002

Với phương châm học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội, mỗi sinh viên được đào tạo tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đều phải trải qua quá trình thực tập tại các cơ sở trước khi tốt nghiệp. Quá trình thực tập này nhằm giúp sinh viên có thể gắn kết những lý thuyết đã được tích luỹ tại trường với những biến động từng ngày của thực tế nền kinh tế Việt Nam và thế giới. Kết quả của quá trình thực tập này là mỗi sinh viên phải hoàn thành một bài báo cáo thực tập tổng hợp, một chuyên đề thực tập, có thể là một luận văn cho riêng mình với đề tài tự chọn. Với mục tiêu, nhiệm vụ và phương châm chung như vậy, em đã liên hệ thực tập tốt nghiệp tại Bộ Thương Mại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian từ ngày 06/01/2003 đến 13/05/2003. Được sự đồng ý tiếp nhận và chỉ dẫn thực tập tại Vụ Xuất Nhập Khẩu- Bộ Thương Mại, cùng với sự hướng dẫn tận tình của các chuyên viên thuộc Vụ Xuất Nhập Khẩu- Bộ Thương Mại, em đã được tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiến hành quá trình thực tập của mình. Qua thời gian đầu thực tập tại Vụ Xuất Khẩu-Bộ Thương Mại, em xin được báo cáo sơ bộ về Bộ Thương Mại và Vụ xuất nhập khẩu thông qua Báo cáo thực tập tổng hợp như sau: Báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm ba chương chính: Chương I : Giới thiệu khái quát về Bộ thương mại và Vụ Xuất nhập khẩu- Bộ thương mại Chương II: Tình hình hoạt động xuất- nhập khẩu của Việt Nam, giai đoạn 1998-2002 Chương III: Phương hướng, mục tiêu và các giải pháp phát triển hoạt động xuất- nhập khẩu của Việt Nam. Bài báo cáo này ngoài việc giới thiệu khái quát về Bộ thương mại và Vụ Xuất nhập khẩu- Bộ thương Mại; còn đi sâu phân tích tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, giai đoạn 1998-2002; đồng thời nêu nên phương hướng, mục tiêu và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động xuất- nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Dưới đây là nội dung chi tiết.

doc38 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tình hình hoạt động xuất- Nhập khẩu của Việt Nam, giai đoạn 1998-2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình hình hoạt động xuất- nhập khẩu của Việt Nam, giai đoạn 1998-2002 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU V ới phương châm học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội, mỗi sinh viên được đào tạo tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đều phải trải qua quá trình thực tập tại các cơ sở trước khi tốt nghiệp. Quá trình thực tập này nhằm giúp sinh viên có thể gắn kết những lý thuyết đã được tích luỹ tại trường với những biến động từng ngày của thực tế nền kinh tế Việt Nam và thế giới. Kết quả của quá trình thực tập này là mỗi sinh viên phải hoàn thành một bài báo cáo thực tập tổng hợp, một chuyên đề thực tập, có thể là một luận văn cho riêng mình với đề tài tự chọn. Với mục tiêu, nhiệm vụ và phương châm chung như vậy, em đã liên hệ thực tập tốt nghiệp tại Bộ Thương Mại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian từ ngày 06/01/2003 đến 13/05/2003. Được sự đồng ý tiếp nhận và chỉ dẫn thực tập tại Vụ Xuất Nhập Khẩu- Bộ Thương Mại, cùng với sự hướng dẫn tận tình của các chuyên viên thuộc Vụ Xuất Nhập Khẩu- Bộ Thương Mại, em đã được tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiến hành quá trình thực tập của mình. Qua thời gian đầu thực tập tại Vụ Xuất Khẩu-Bộ Thương Mại, em xin được báo cáo sơ bộ về Bộ Thương Mại và Vụ xuất nhập khẩu thông qua Báo cáo thực tập tổng hợp như sau: Báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm ba chương chính: Chương I : Giới thiệu khái quát về Bộ thương mại và Vụ Xuất nhập khẩu- Bộ thương mại Chương II: Tình hình hoạt động xuất- nhập khẩu của Việt Nam, giai đoạn 1998-2002 Chương III: Phương hướng, mục tiêu và các giải pháp phát triển hoạt động xuất- nhập khẩu của Việt Nam. Bài báo cáo này ngoài việc giới thiệu khái quát về Bộ thương mại và Vụ Xuất nhập khẩu- Bộ thương Mại; còn đi sâu phân tích tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, giai đoạn 1998-2002; đồng thời nêu nên phương hướng, mục tiêu và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động xuất- nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Dưới đây là nội dung chi tiết. CHƯƠNG I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BỘ THƯƠNG MẠI VÀ VỤ XUẤT NHẬP KHẨU- BỘ THƯƠNG MẠI I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ THƯƠNG MẠI Sự hình thành và phát triển của Bộ Thương Mại gắn liền với sự ra đời và phát triển của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Ngày 02 tháng 09 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cùng với đó một tổ chức bộ máy nhà nước được hình thành, trong đó có Ngoại Thương Cục (tiền thân của Bộ Thương Mại ngày nay) được thành lập thông qua sắc lệnh 29B-SL ngày 16/3/1947 thuộc Bộ Kinh Tế (thành lập vào ngày 26 tháng 11 năm 1946). Điều hành Ngoại Thương Cục gồm có bốn đại biểu của bốn Bộ: một đại biểu Bộ kinh tế – Cục trưởng; một đại biểu Bộ tài chính-Thủ quỹ; một đại biểu Bộ quốc phòng- Uỷ viên thanh tra; một đại biểu Bộ nội vụ- Uỷ viên thanh tra. Ngoại Thương Cục có nhiệm vụ: 1. Định đoạt chính sách và chương trình về ngoại thương 2. Sử dụng ngân quỹ của Ngoại Thương Cục Ngày 1/1/1948, sắc lệnh 140-SL được ban hành thành lập Sở Nội Thương đặt dưới quyền điều hành trực tiếp của Bộ Kinh Tế, hoạt động với ngân quỹ tự trị, và là một cơ quan kinh doanh về thương nghiệp trong nước. Để phù hợp với hoàn cảnh đất nước những năm sau đó, ngày 14 tháng 05 năm 1951 chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 21-SL đổi tên Bộ Kinh Tế thành Bộ Công Thương, đồng thời thành lập Sở Mậu Dịch có nhiệm vụ tổ chức việc buôn bán trong nước, buôn bán trao đổi với nước ngoài và đấu tranh mậu dịch với mậu dịch. Ngày 10 tháng 09 năm 1955, Chính Phủ quyết định tách Bộ Công Thương thành Bộ Công Nghiệp và Bộ Thương Nghiệp. Tiếp đó tại biên bản số 06 phiên họp ngày 29 tháng 04 năm 1958 khoá họp thứ VIII Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Thủ tướng Chính Phủ báo cáo đề án của Hội đồng Chính phủ nhằm tăng cường thêm một bước Chính phủ và Bộ máy Nhà nước cấp Trung ương đã thống nhất chia Bộ Thương Nghiệp thành hai Bộ: Bộ Ngoại Thương và Bộ Nội Thương. Đến đây có hai mốc lịch sử: thứ nhất là việc thành lập Bộ Vật tư thay thế Tổng cục vật tư (ngày 01 tháng 08 năm 1969) dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Bộ Ngoại Thương; thứ hai là việc thành lập Bộ Kinh tế đối ngoại trên cơ sở sát nhập Bộ Ngoaị Thương và Uỷ Ban kinh tế đối ngoại theo Nghị Quyết của Hội Đồng nhà nước số 66 ngày 24 tháng 03 năm 1988. Ngày 31 tháng 03 năm 1990, ban hành Nghị Quyết kỳ họp thứ 7, Quốc Hội khoá VIII, Bộ Thương Nghiệp đã được thành lập trên cơ sở Bộ Kinh tế đối ngoại, Bộ Nội Thương và Bộ Vật tư để thống nhất quản lý nhà nước các hoạt động thương nghiệp và dịch vụ. Sau đó Nghị quyết của Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ chín ngày 12 tháng 08 năm 1991 đã được thông qua, chuyển chức năng quản lý nhà nước về du lịch sang Bộ Thương Nghiệp và đổi tên Bộ Thương Nghiệp thành Bộ Thương Mại và Du lịch. Đến ngày 17 tháng 10 năm 1992, Nghị Quyết của kỳ họp thứ nhất, Quốc Hội khoá IX được thông qua và quyết định đổi tên Bộ Thương Mại và Du lịch thành Bộ Thương Mại, Tổng cục Du lịch được tách ra thực hiện chức năng quản lý về du lịch (xem sơ đồ 1) II. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ BỘ THƯƠNG MẠI Cơ quan Bộ Thương Mại hiện có 18 vụ, cục, Văn Phòng Bộ với tổng số biên chế hiện có 500 người (trong đó có 03 cục với tổng biên chế hiện có 98 người), cụ thể là: - 14 vụ, cục thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về lĩnh vực thương mại trong nước và với nứơc ngoài; - 04 vụ và Văn Phòng Bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước như các bộ, cơ quan ngang bộ được quy định tại Nghị định 15/CP ngày 02/03/1999 của Chính phủ về tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ Có 13 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ với tổng biên chế hiện có được nhà nước cấp kinh phí là 849 người, trong đó: - 01 Viện nghiên cứu thương mại. - 01 Trung tâm thông tin thương mại. - 02 Báo và 01 Tạp chí (trong đó có 02 đơn vị hoạch toán tự trang trải kinh phí) - 08 trường (gồm: 02 trường cao đẳng, 04 trường trung học trong đó có 01 trường Bộ đang đề nghị cơ quan hữu quan nâng cấp lên cao đẳng, 01 trường cán bộ quản lý, 01 trường đào tạo nghề thương mại), cụ thể như sau: 1. Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước. 1.1. Vụ Kế hoạch-Thống kê 1.2. Vụ Xuất nhập khẩu 1.3. Vụ Chính sách thương nghiệp trong nước Sơ đồ 1: Sự hình thành Bộ Thương Mại ` Bé kinh tÕ (Tõ 11/1946 ®Õn 5/1951) Bé th­¬ng nghiÖp (Tõ 9/1955 ®Õn 4/1958) Bé c«ng nghiÖp Bé ngo¹i th­¬ng (Tõ 4/1958 ®Õn 3/1988) Bé c«ng th­¬ng (Tõ 5/1951 ®Õn 9/1955) Ub kinh tÕ ®èi ngo¹i Bé vËt t­ (Tõ 8/1969 ®Õn 3/1990) Bé kinh tÕ ®èi ngo¹i (Tõ 3/1988 ®Õn 3/1990) Bé néi th­¬ng (Tõ 4/1958 ®Õn 3/1990) Bé th­¬ng m¹i. (Tõ 10/1992 ®Õn nay) Bé th­¬ng m¹i vµ du lÞch (Tõ 8/1991 ®Õn 10/1992) Bé th­¬ng nghiÖp (Tõ 3/1990 ®Õn 8/1991) 1.4. Vụ Phát triển thương nghiệp miền núi 1.5. Vụ Pháp chế 1.6. Vụ Tài chính-Kế toán 1.7. Vụ Tổ chức cán bộ 1.8. Vụ Chính sách thị trường các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương 1.9. Vô ChÝnh sách thị trường các nước khu vực Châu Âu 1.10. Vụ Chính sách thị trường các nước khu vực Châu Phi-Tây Nam Á và Trung Cận Đông 1.11. Vụ Chính sách thương mại đa biên 1.12. Vụ Đầu tư 1.13. Vô Khoa học 1.14. Thanh tra Bé 1.15. Văn phòng Bộ 1.16. Cục Quản lý thị trường 1.17. Cục Quản lý chất lượng hàng hoá và đo lường 1.18. Cục Xúc tiến thương mại Các thương vụ ở nước ngoài: hiện có 41 thương vụ (đang đề nghị Chính phủ cho mở thêm Thương vụ tại Ma-rốc, Tây Ban Nha, Thuỵ Sĩ) 2. Các tổ chức sự nghiệp 2.1. Viện nghiên cứu thương mại 2.2. Trung tâm thông tin thương mại 2.3. Tạp chí thương mại 2.4. Báo thương mại 2.5. Báo đối ngoại VietNam Economic New (VEN) 2.6. Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại (TP.HCM) 2.7. Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật thương mại (Hà Tây) 2.8. Trường trung học Thương mại TW2 (Đà Nẵng) 2.9. Trường trung học Thương mại TW4 (Thái Nguyên) 2.10. Trường trung học Thương mại TW5 ( Thanh Hoá) 2.11. Trường trung học ăn uống khách sạn và Du lịch TW (Hải Dương) (Bộ đã có văn bản đề nghị các cơ quan hữu quan cho nâng cấp lên thành trường cao đẳng) 2.12. Trường cán bộ Thương mại TW (Hà Nội) 2.13. Trường Đào tạo nghề Thương mại (Hải Dương) (Xem sơ đồ 2) Ngoài ra còn có 73 doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ, do Bộ quản lý và điều hành. Bé Thương Mại do Bộ trưởng lãnh đạo, giúp việc Bộ trưởng có các Thứ trưởng. Bộ trưởng quy định nhiệm vụ quyền hạn và biên chế cụ thể của các đơn vị trực thuộc Bộ trong tổng số biên chế được duyệt của Bộ. Bộ trưởng Bộ Thương Mại chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ công tác của Bộ. Các Thứ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về công tác được phân công. Mô hình bộ máy tổ chức quản lý Bộ Thương Mại là mô hình kết hợp giữa mô hình tổ chức quản lý theo trực tuyến và trực tuyÕn – chức năng, tức là chỉ có một Bộ trưởng ở bộ phận quản lý cấp cao nhất chỉ đạo công việc của mình thông qua năm Thứ trưởng cấp dưới, các Thứ trưởng thực hiện công việc được giao thông qua cấp dưới của mình là các Vụ trưởng. Các Vụ trưởng sử dụng một bộ phận chức năng là các Phó vụ trưởng, tuỳ theo chức năng của mình hoàn thành công việc được giao, cấp thấp nhất trong Bộ Thương Mại là các chuyên viên chịu trách nhiệm về công việc được giao trước Vụ trưởng (xem sơ đồ 3). III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BỘ THƯƠNG MẠI VÀ CỦA MỘT SỐ BỘ PHẬN TRONG BỘ THƯƠNG MẠI 1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thương Mại 1.1. Chức năng Bộ Thương Mại là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại (bao gồm xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư hàng tiêu dùng, dịch vụ thương mại) thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước, kể cả các hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân người nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam; quản lý nhà nước về tiêu chuÈn đo lường, chất lượng hàng hoá, bảo hộ sở hữu công nghiệp (gồm: kiểu dáng, thương hiệu, nhãn mác hàng hoá); boả vệ quyền lợi người tiêu dùng và đại diện lợi Ých kinh tế thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. 1.2. Nhiệm vụ Bộ Thương Mại thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bé quy định tại Nghị định số 15-CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Trình các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác về thương mại. Trình Chính phủ chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về thương mại. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại theo quy định của pháp luật. Chủ trì cùng các Bộ, hướng dẫn xây dựng cơ chế, chính sách điều tiết lưu thông hàng hoá theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và theo quy định của pháp luật. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn , năm năm và hàng năm về thương mại, tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật, chính sách thông tin về thương mại. Làm đầu mối tổng hợp và đàm phán các thoả thuận song biên, đa biên về thương mại và dịch vụ. Quản lý nhà nước về công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng háng hoá và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo hộ sở hữu công nghiệp (gồm: kiểu dáng, mẫu mã, thương hiệu, nhãn mác hàng hoá). Tổ chức và quản lý công tác đăng ký kinh doanh thương mại. Chủ trì đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế về thương mại giữa Việt Nam với nước ngoài và các tổ chức quốc tế theo uỷ quyền của Chính Phủ. Tổ chức, hướng dẫn và quản lý các hoạt động xúc tiến thương mại (gồm: môi giới thương mại; khuyến mãi; quảng cáo thương mại; giới thiệu sản phẩm, hàng hoá; tổ chức hội chợ triển lãm và các hoạt động xúc tiến thương mại khác). Đại diện lợi Ých kinh tế thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, quản lý, nhỉ đạo hoạt động của các thương vụ, các trung tâm giới thiệu sản phẩm, hàng hoá của Việt Nam đặt ở nước ngoài, quản lý hoạt độngtm của các tổ chức và cá nhân Việt Nam ở nước ngoài và của nước ngoài ở Việt Nam. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại theo quy định của pháp luật, quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công trực thuộc Bộ. Tổ chức hướng dẫn công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hoạt động của Bộ. Thực hiện nhiệm vụ đại diện phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại và việc chấp hành pháp luật về thương mại, xử lý vi phạm pháp luật về thương mại, tổ chức việc đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán háng cấm, buôn bán hàng giả, đầu cơ lũng đoạn thị trường, kinh doanh trái phép và các vi phạm pháp luật khác. Hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước về thương mại ở địa phương về nghiệp vụ chuyên môn. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ, thực hiện chính sách chế độ tiền lươngvà đào tạo bỗi dướng về chuyên môn, nghiệp vụ, chức danh công chức, viên chức đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành thương mại. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý thương mại theo chương trình cải cáh hành chính của Chính Phủ. Quản lý tài chính, tài sản và việc sử dụng ngân sách được giao theo quy định của pháp luật. 2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của một số bộ phận trong Bộ Thương Mại 2.1. Vụ Xuất Nhập Khẩu (XNK) 2.1.1. Về cơ chế chính sách ngoại thương - Xây dựng, phổ biến, kiểm tra theo dõi thực hiện, kiến nghị,bổ xung, sửa đổi các chính sách: thuế XNK, phí thuế quan, khuyến khích xuất khẩu, thưởng xuất khẩu, buôn bán biên giới, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh, đổi hàng, tạm xuất tái nhập, miễn thuế... Chịu trách nhiệm tham gia với các vụ khác về các vấn đề có liên quan 2.1.2. Về chính sách mặt hàng - Xây dựng các đề án các quy hoạch phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, quản lý hàng nhập khẩu, bảo hộ hàng sản xuất trong nước, - Xây dựng cơ chế quản lý hàng hoá XNK trong từng thời kỳ. - Xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn, phân giao chỉ tiêu xuất khẩu (XK), nhập khập (NK) (nếu có), theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, hàng tháng có báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch XK, NK hàng hoá, đề xuất các biện pháp bảo đảm thực hiện kế hoạch. - Tham gia góp ý kiến về các dự án phát triển sản xuất, XK của các bộ ngành các tỉnh. - Tham gia xác định cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, cân đối tiền hàng, cán cân thương mại. - Đánh giá hoạt động tổng kết của các doanh nghiệp XNK thuộc Bộ, ngành các tỉnh, hướng dẫn hoạt động của họ. - Chính sách đối với các thành viên kinh tế tham gia XK, chính sách và cơ chế hoạt động của các hiệp hội ngành hàng. - Phân tích sự biến động giá cả của thị trường thế giới, giá cả các trung tâm giao dịch, giá cả các đối tượng cạnh tranh để cung cấp cho các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam. - Theo dõi tình hình XNK với các nước (cung cấp thông tin thị trường, xác định nhu cầu XNK và khả năng cạnh tranh về tiêu chuẩn hàng hoá, mở cửa thị trường, hạn chế nhập siêu). Phát hiện chỉ đạo điều tra việc bán phá giá, trợ cấp phân biệt đối xử của các nước đối tác, đề xuất biện pháp áp dụng. Tổng hợp các báo cáo, phối hợp giải quyết các kiến nghị, đề xuất của các phòng quản lý XNK... - Tham gia xây dựng quy định về chất lượng hàng hoá XNK, kiểm tra hàng hoá XNK quy định về nhãn sản phẩm, xuất xứ hàng hoá. Hàng hoá cho hội chợ triển lãm, trưng bầy, tiếp thị, khuyến mại, quảng cáo. 2.1.3. Các phòng quản lý XNK - Cấp giấy phép XNK, C/O và các loại giấy tờ khác theo quy định. - Theo dõi phát hiện và phối hợp với tổ EU giải quyết các vấn đề liên quan đến chống giấy phép giả và các giấy tờ liên quan đến bộ hồ sơ giấy phép giả. Phối hợp với tổ EU và với phòng thương mại và các văn phòng của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ở các địa phương giải quyết các vấn đề liên quan đến C/O... 2.1.4. Phòng Tổng hợp - Tổng hợp xây dựng cơ chế điều hành XNK hàng năm, theo dõi tình hình thực hiện. Kiến nghị, bổ xung, sửa đổi. - Tổng hợp xây dựng kế hoạch XNK hàng năm, dài hạn. - Tổng hợp xây dựng báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch XNK tháng, quý, năm. - Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thực hiện kế hoạch XNK. - Tổng hợp các thông tin về XNK. - Tổng hợp các vấn đề chung có liên quan đến công việc của các bộ phận, chuyên viên trong vô. Theo dõi các việc phát sinh không thuộc các phần việc đã phân công cho các bộ phận trong vô. - Theo dõi tình hình XNK với các nước (cung cấp thông tin, xác định nhu cầu XNK và khả năng cạnh tranh về tiêu chuẩn hàng hoá, mở cửa thị trường, hạn chế nhập siêu...) Văn thư, quản trị của Vụ. 2.2. Vụ Chính sách thị trường Âu- Mỹ Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các Vụ Chính sách thị trường nước ngoài: - Nghiên cứu tình hình, chính sách kinh tế thương mại, pháp luật, tập quán của các nước khu vực phụ trách, đề xuất chủ trương, chính sách biện pháp nhằm phát triển quan hệ thương mại với các quốc gia, các vùng lãnh thổ trong khu vực. - Chủ trì soạn thảo các văn bản dự thảo và giúp Bộ trưởng tiến hành đàm phán ký kết các hiệp định thương mại với các quốc gia trong khu vực phụ trách. - Theo dõi việc kiểm tra thực hiện các hiệp định, chính sách thương mại. Chuẩn bị nội dung giúp Bộ trưỏng tiến hành các kỳ họp của Uỷ ban hợp tác liên chính phủ theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ. - Hướng dẫn các cơ quan thương vụ, các doanh nghiệp thực hiện đúng chính sách thương mại của Việt Nam với các nước trong khu vực phụ trách. Giúp Bộ trưởng về việc các tổ chức nước ngoài đặt chi nhánh tại Việt Nam. Quản lý hướng dẫn các tổ chức này hoạt động theo đúng pháp luật của Việt Nam. Theo dõi việc đàm phán, ký kết, thực hiện vay và trả nợ bằng hàng hoá với nước ngoài. Hướng dẫn phổ biến chính sách, cơ chế quản lý NK của các nước trong khu vực với hàng hoá của Việt Nam, tham gia ý kiến với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế thương mại. 2.3. Văn phòng Uỷ Ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. Chức năng và nhiệm vụ của Uỷ Ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. - Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và điều phối hoạt động của các bộ, ngành và địa phương trong việc Việt Nam tham gia các hoạt động kinh tế – thương mại trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM), đàm phán để gia nhập và hoạt động trong tổ chức thương mại quốc tế (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) và các tổ chức kinh tế thương mại quốc tế, khu vực khác . - Giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các chủ trương và phương án đàm phán của các bộ, các ngành và chỉ đạo đoàn đàm phán chính phủ về kinh tế- thương mại quốc tế và khu vực nêu trên. Chỉ đạo hoạt động của các Bộ, các ngành liên quan đến lĩnh vực hoạt động của các tổ chức này. - Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành thực hiện việc điều chỉnh bổ xung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về kinh tế, thương mại trong nước để thích ứng với các định chế của các tổ chức kinh tế thương mại quốc tế và khu vực mà Việt Nam tham gia. Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra các Bộ, ngành, các địa phương và đơn vị triển khai thực hiện các cam kết và nghĩa vụ, cũng như bảo hộ các quyền và lợi Ých của Việt Nam trong các tổ chức kinh tế thương mại quốc tế và khu vực. IV. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ XUẤT NHẬP KHẨU 1. Xây dựng cơ chế chính sách quản lý xuất nhập khẩu 1.1. Năm 1998: 1.1.1. Xây dựng tờ trình Chính phủ về chính sách mặt hàng và cơ chế điều hành hàng xuất nhập khẩu năm 1998, Chính phủ đã chấp thuận và ban hành Nghị định 11/1998/QĐ-CP và số 12/1998/QĐ-CP: Xây dựng và trình Bộ ban hành Thông tư số 01 ngày 14/02/1998 hướng dẫn thực hiện Quyết định 11/1998/QĐ-CP và 12/1998/QĐ-CP Ban hành Thông tư số 04/1998/TT-BTM ngày 12/03/1998 hướng dẫn nhập khẩu linh kiện IKD lắp ráp xe hai bánh gắn máy Ban hành Thông tư số 06/1998TT-BTM ngày 26/03/1998 hướng dẫn nhập khẩu rượu Ban hành Thông tư số 08/1998TT-BTM ngày 28/04/1998 hướng dẫn nhập khẩu động cơ ô tô đã qua sử dụng Đã xây dựng và trình Bộ ban hành Quyết định 1
Tài liệu liên quan