Báo cáo Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Đức Thọ

- Vốn điều lệ: Kể từ ngày 31/12/2010 vốn điều lệ của ACB là 9.376.965.060.000 đồng (Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng). - Ngành nghề kinh doanh chính của Ngân hàng: • Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; • Cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; • Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; • Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; • Thanh toán quốc tế, bao thanh toán; • Môi giới và đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; • Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.

doc60 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Đức Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – PGD LÊ ĐỨC THỌ 1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu Giới thiệu về ngân hàng: - Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phân Á Châu. - Tên giao dịch: Bằng tiếng Anh Asia Commercial Bank. - Tên viết tắt: ACB - Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP HCM. - Tel: (848) 3929 0999 - Fax: (848) 3839 9885 - Call Center 24/7: (08) 38 247 247 hoặc 1800 577 775 - Email: acb@acb.com.vn - Website: www.acb.com.vn - Logo: - Vốn điều lệ: Kể từ ngày 31/12/2010 vốn điều lệ của ACB là 9.376.965.060.000 đồng (Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng). - Ngành nghề kinh doanh chính của Ngân hàng: Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; Cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; Thanh toán quốc tế, bao thanh toán; Môi giới và đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác. 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển: Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5/1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong suốt hơn 17 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB. Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB: Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả” và đó là chất kết dính tạo sự đoàn kết bấy lâu nay. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong khu vực tư, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng. Giai đoạn 1996 - 2000: Năm 1996, ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro. Giai đoạn 2001 – 2005: Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Giai đoạn 2006 đến 2009: Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với SCB về phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng. Năm 2008, ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB. ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng. ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008” do Tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong. Riêng trong năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng. Và lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt nam năm 2009 ” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn (Asiamoney, FinanceAsia, Global Finance, Euromoney, The Asset và The Banker). Tính đến ngày 09/10/2010 ACB nhận được 4 giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010. từ các tạp chí tài chính danh tiếng là Asiamoney, Finance Asia, The Asian Banker và Global Finance. 1.1.3. Tầm nhìn và chiến lược của Ngân hàng 1.1.3.1. Tầm nhìn: Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB. 1.1.3.2. Chiến lược: Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng. Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững. Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh, có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam. Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả. Xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt. ACB đang từng bước thực hiện chiến lược tăng trưởng ngang và đa dạng hóa. Chiến Lược Tăng Trưởng Ngang: Thể hiện qua 3 hình thức: Tăng trưởng thông qua mở rộng hoạt động: hiện nay trên phạm vi toàn quốc, ACB đang tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối tại thị trường mục tiêu, khu vực thành thị Việt Nam, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới để cung cấp cho thị trường đang có và thị trường mới trong tình hình yêu cầu của khách hàng ngày càng tinh tế và phức tạp. Ngoài ra, khi điều kiện cho phép, ACB sẽ mở văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ. Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh với các đối tác chiến lược: ACB đã xây dựng được mối quan hệ với các định chế tài chính khác, ví dụ như các tổ chức thẻ quốc tế (Visa, Master Card), các công ty bảo hiểm (Prudential, AIA, Bảo Việt, Bảo Long), chuyển tiền Western Union, các ngân hàng bạn (Banknet), các đại lý chấp nhận thẻ, đại lý chi trả kiều hối, v.v… Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, ACB đang quan hệ hợp tác với các định chế tài chính và doanh nghiệp khác để cùng nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài chính mới và ưu việt cho khách hàng mục tiêu, mở rộng hệ thống kênh phân phối đa dạng. Đặc biệt, ACB đã có một đối tác chiến lược là Ngân hàng Standard Chartered, một ngân hàng nổi tiếng về các sản phẩm của ngân hàng bán lẻ. ACB đang nỗ lực tham khảo kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cũng như công nghệ của các đối tác để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cho quá trình hội nhập. Tăng trưởng thông qua hợp nhất và sáp nhập: ACB ý thức là cần phải xây dựng năng lực tiếp nhận đối với loại tăng trưởng không cơ học này và thực hiện chiến lược hợp nhất và sáp nhập khi điều kiện cho phép. Chiến Lược Đa Dạng Hóa: Đa dạng hóa là một chiến lược tăng trưởng khác mà ACB quan tâm thực hiện, ACB đã có Công ty chứng khoán (ACBS), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (ACBA), Công ty Cho thuê tài chính (ACBL), Công ty Quản lý quỹ (ACBL). Với vị thế cạnh tranh đã được thiết lập khá vững chắc trên thị trường, trong thời gian sắp tới ACB có thể xem xét thực hiện chiến lược đa dạng hóa tập trung để từng bước trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện thông qua các hoạt động sau đây: Cung cấp và tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm để phối hợp cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng. Nghiên cứu thành lập công ty thẻ (phát triển từ trung tâm thẻ hiện nay), công ty tài trợ mua xe. Nghiên cứu khả năng thực hiện hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư. Tuy ACB đã khẳng định được mình nhưng luôn nhận thức rằng thách thức vẫn còn phía trước và phải nỗ lực rất nhiều, đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện các chương trình trợ giúp kỹ thuật, các dự án nâng cao năng lực hoạt động, hướng đến áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế để có khả năng cạnh tranh và hội nhập khu vực thành công. Do vậy, từ năm 2005, ACB đã bắt đầu cùng các cổ đông chiến lược xây dựng lại chiến lược mới. Đó là chương trình Chiến lược 5 năm (2006-2011) và tầm nhìn 2015. 1.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban tại NHTMCP Á Châu 1.1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: 1.1.4.2. Cơ cấu bộ máy quản lý: Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Ngân Hàng gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Ngân hàng quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Ngân hàng và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của Ngân hàng... Hội đồng quản trị: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển Ngân hàng, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý Ngân hàng, đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu do Đại hội đồng cổ đông đề ra. Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng. Các Hội đồng: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có 04 Hội đồng, bao gồm: Hội đồng nhân sự có chức năng tư vấn cho Hội đồng quản trị các vấn đề về chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng để phát huy cao nhất sức mạnh của nguồn nhân lực, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển của Ngân hàng. Hội đồng tín dụng có chức năng xét cấp tín dụng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ và miễn giảm lãi; quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống. Hội đồng đầu tư có chức năng thẩm định các dự án đầu tư và đề xuất ý kiến cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư. Hội đồng ALCO có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, các Giám đốc khối, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ. 1.1.4.3. Chức năng và nhiệm vụ một số phòng ban tại Hội sở Khối khách hàng doanh nghiệp Tham mưu giúp Ban điều hành trong việc xây dựng, triển khai các kế hoạch ngân sách trong quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp; phân tích thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu; xây dựng chính sách khách hàng, chương trình tiếp thị để mở rộng kênh khách hàng và hoạt động kinh doanh. Chịu trách nhiệm về thiết lập, duy trì, quản lý và phát triển mối quan hệ với khách hàng; chịu trách nhiệm tiếp thị, hỗ trợ và bán các sản phẩm cho khách hàng doanh nghiệp. Trực tiếp thẩm định các dự án, phương án kinh doanh, định giá tài sản đảm bảo nợ vay của các khách hàng doanh nghiệp quan hệ trực tiếp tại Hội sở theo đúng quy định, quy trình của ACB. Khối khách hàng cá nhân Tham mưu giúp Ban điều hành trong chỉ đạo điều hành và định hướng hoạt động Marketing sản phẩm cá nhân của ACB một cách có hiệu quả. Chịu trách nhiệm về nghiên cứu thị trường. Xây dựng kế hoạch về hoạt động Marketing sản phẩm cá nhân trong hệ thống ACB. Tham mưu giúp BĐH ban hành các văn bản chế độ hoạt động Marketing sản phẩm cá nhân của ACB. Khối ngân quỹ: Tuân thủ các hạn mức theo luật định và ACB để thực hiện kinh doanh đối với các sản phẩm kinh doanh tiền tệ, bao gồm kinh doanh vốn (VNĐ, ngoại tệ, vàng) mua/bán giấy tờ có giá, các sản phẩm phái sinh tiền tệ và lãi suất,… cho mục tiêu sinh lời. Hoạt động với tư các đối tác đối với các bàn khách hàng và bộ phân kinh doanh của ACB để gián tiếp cung cấp các sản phẩm kinh doanh tiền tệ cho Khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Thay mặt ALCO quản lý khả năng thanh khoản ngắn hạn, lãi suất ngắn hạn. Thực hiện các giao dịch theo đề nghị từ Phòng tài chính (thay mặt ALCO) để phục vụ các yêu cầu quản lý của ALCO (đảm bảo khả năng thanh khoản, quản lý rủi ro lãi suất,…). 1.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tăng/Giảm Năm 2010 Tăng/Giảm Huy động vốn 91.173.530 134.502.210 47,52% 183.132.170 36,16% Dư nợ cho vay 34.832.700 62.361.978 79,03% 87.195.105 39,82% Lợi nhuận trước thuế 2.560.580 2.838.164 10,84% 3.105.603 9,42% Lợi nhuận sau thuế 2.210.682 2.201.204 (0,43)% 2.339.018 6,26% Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất của Ngân hàng TMCP Á Châu Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ba năm gần nhất của Ngân hàng TMCP Á Châu ta có thể thấy được nguồn vốn huy động của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm, cụ thể là năm 2009 tăng 47,5% so với năm 2008 đạt ở mức 134.502.210 triệu đồng, và năm 2010 tăng 36,16% so với năm 2009 đạt ở mức 183.132.170 triệu đồng, điều này cho thấy độ tín nhiệm của ngân hàng trong việc thu hút nguồn tiền gửi từ đa thành phần khách hàng. Bên cạnh đó dư nợ cho vay cũng tăng không ngừng, đến cuối năm 2009 đạt ở mức 62.361.978 triệu đồng và đến cuối năm 2010 đã đạt ở mức 87.195.105 triệu đồng, điều này cho thấy ngân hàng đã và đang đa dạng hóa sản phẩm cho vay, mở rộng khách hàng… để có thể thu hút được nhiều khách hàng vay vốn. Nhờ vào tình hình huy động vốn và cho vay luôn được mở rộng, tăng trưởng không ngừng mà lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng đạt được cũng liên tục tăng qua các năm. Nhờ vào đó ACB đã được công nhận là ngân hàng dẫn đầu về vốn huy động, cho vay và lợi nhuận trong hệ thống Ngân hàng TMCP ở Việt Nam. 1.1.6. Vị thế của Ngân hàng Á Châu trong ngành 1.1.6.1. Vị thế của ACB so với bốn Ngân hàng Thương mại nhà nước (Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank) Đến cuối năm 2009, bốn NHTM lớn nhất ước tính chiếm khoảng 51% vốn huy động từ tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế và 50% dư nợ cho vay của toàn ngành ngân hàng. So với quy mô của cả bốn ngân hàng này tại thời điểm cuối năm 2009, tổng tài sản của ACB bằng khoảng 13% (tăng 3% so với cuối năm 2008), huy động tiền gửi dân cư và tổ chức kinh tế khoảng 12,5% (+3%), dư nợ cho vay khoảng 7% (+2%) và lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 23%. 1.1.6.2. Vị thế của ACB so với các NHTMCP khác: Trong khối NHTMCP, ACB là ngân hàng dẫn đầu về tổng tài sản, vốn huy động, cho vay và lợi nhuận. Sau đây là bảng so sánh một số chỉ tiêu của ACB với một vài NHTMCP lớn vào cuối năm 2009: So sánh một số chỉ tiêu: Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu ACB Sacombank Eximbank Đông Á Kỹ Thương Quân Đội Tổng tài sản 167.881 104.019 65.448 42.520 92.582 69.008 Huy động tiền gửi khách hàng 108.992 76.701 46.989 31.352 63.034 40.257 Dư nợ cho vay 62.358 59.657 38.382 34.356 42.093 29.588 Lợi nhuận trước thuế 2.838 2.175 1.533 788 2.253 1.505 Nguồn: Công khai báo cáo tài chính của các ngân hàng trên báo chí. Với tốc độ tăng trưởng cao về huy động vốn, dư nợ cho vay liên tục nhiều năm, ACB luôn tạo khoảng cách xa dần với các đối thủ cạnh tranh chính trong hệ thống Ngân hàng TMCP ở nước ta. 1.2. Giới thiệu tổng quan về Phòng giao dịch ACB- Lê Đức Thọ 1.2.1. Giới thiệu về Phòng giao dịch ACB- Lê Đức Thọ - Phòng giao dịch ACB Lê Đức Thọ được thành lập theo Quyết định của Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu vào ngày 22/07/2008. - Địa chỉ: 376 Lê Đức Thọ, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. - Điện thoại: (08) 9847 430 - Fax: (08) 9847 431 1.2.2. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu PGD Lê Đức Thọ hoạt động với các chức năng tương tự như các đơn vị khác trong hệ thống Ngân hàng Á Châu: Nhận tiền gởi bằng VND, ngoại tệ, vàng; Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh, và tiêu dùng; Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union; Thu đổi ngoại tệ; Các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa (ACB Card); Các dịch vụ ngân hàng khác... Được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền ở mọi nơi trong hệ thống Ngân hàng Á Châu, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (home banking, phone banking, internet banking, mobile banking…) 1.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tương đối Tuyệt đối Huy động vốn 204.097 366.718 162.621 79,68% Dư nợ cho vay 116.500 257.227 140.727 120,8% Thu phí 550 850 300 54,55% Lợi nhuận 850 4.000 3.150 370,6% Sau 2 năm đi vào hoạt động chính thức thì đa số các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của PGD ACB Lê Đức Thọ đều có sự tăng trưởng manh mẽ. Nguồn vốn huy động tăng mạnh từ năm 2009 đạt 204.097 triệu đồng thì đến hết năm 2010 đã tăng đến 79,68% đạt ở mức 366.718 triệu đồng. Nguồn vốn huy động dồi dào đã đạt được tạo tiền đề thúc đẩy cho việc tăng trưởng tín dụng. Cộng với sự nhiệt tình, hăng say làm việc của đội ngũ cán bộ tín dụng thì dư nợ cho vay đã tăng trưởng so với năm 2009 là 120,8% và đạt mức dư nợ là 257.227 triệu đồng vào năm 2010. Từ hai hoạt động kinh doanh chủ yếu là huy động vốn và cho vay, thì đi kèm theo đó doanh thu từ hoạt động thu phí dịch vụ cũng tăng theo đáng kể, năm 2010 doanh thu từ thu phí dịch vụ là 850 triệu đồng tăng 54,55% so với năm 2009. Nhờ vào những kết quả mỹ mãn đã đạt được từ hoạt động huy động vốn, cho vay, thu phí dịch vụ thì lợi nhuận của ACB Lê Đức Thọ đã tăng trưởng với tốc độ không tưởng đối với một PGD còn non trẻ là 370,6% để đạt ở mức 4.000 triệu đồng, trong khi năm 2009 con số này chỉ khiêm tốn 850 triệu đồng. Với những gì đã đạt được trong thời g
Tài liệu liên quan