Biến động dân số thành phố HồChí Minh thời kì 1997 - 2007: nguyên nhân và giải pháp

Địa lí dân cưlà một ngành khoa học thuộc hệthống của khoa học địa lí. Đối tượng của địa lí dân cưlà nghiên cứu tính quy luật và những đặc điểm phát triển vềdân cưtheo lãnh thổ(gia tăng dân số, quy mô, mật độ, động lực, phân bốdân cư ) nhằm góp phần giải quyết những nhiệm vụkinh tế, trong phân công lao động, sửdụng hợp lí nguồn nhân lực, đáp ứng những nhu cầu sản xuất và tiêu thụtrên các địa bàn với những khác biệt vềdân sốtừng vùng. Hiện nay, quy mô dân sốthếgiới đang ởmức cao và có sựkhác nhau vềgia tăng dân số giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển, đặt ra nhiều vấn đềphải giải quyết, ảnh hưởng đến sựphát triển kinh tế- xã hội của hai nhóm nước này. Phát triển dân sốlà một trong những yếu tốquan trọng tác động đến quá trình phát triển kinh tế. Trong điều kiện hiện nay, giải quyết vấn đềgia tăng dân sốlà một yếu tốquan trọng trong những giải pháp đểphát triển kinh tế, vừa có tính cấp bách vừa là vấn đềphải giải quyết lâu dài cùng với tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của các nước. Thành phốHồChí Minh - thành phốlớn nhất cảnước vềquy mô dân sốvà tiềm lực kinh tế, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học kĩthuật, trung tâm công nghiệp, đầu mối giao thông vận tải và giao dịch quốc tếlớn nhất Việt Nam. Thành phố đang trong quá trình đô thịhóa mạnh mẽ, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tếcảnước. Trong thời gian qua, dân sốTP. HCM gia tăng nhanh chóng, trong đó chủyếu do gia tăng dân sốcơhọc. Người nhập cưtựdo từcác vùng, các khu vực khác nhau của cảnước đổvềthành phố đểhọc tập, lao động, sinh sống. Sựgia tăng nhanh chóng dân cưvào đô thịcó ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế- xã hội TP. HCM, đặt ra nhiều vấn đềgiải quyết. Tác giảchọn đềtài: “Biến động dân sốthành phốHồChí Minh thời kì 1997 - 2007: nguyên nhân và giải pháp”. Nghiên cứu biến động dân sốTP. HCM thời kì 1997 - 2007 nhằm rút ra những kết luận có ý nghĩa lí luận và thực tiễn vềsựbiến động dân sốcủa thành phố, qua đó tìm hiểu những nét khái quát vềcác đô thịlớn của Việt Nam. Luận văn cũng nhằm tìm hiểu nguyên nhân của biến động dân sốvà tác động của nó đến phát triển kinh tế- xã hội TP. HCM. Từ đó rút ra cơsởkhoa học nhằm đềra phương hướng, giải pháp vềgia tăng dân số, phân bố dân cưphù hợp với quá trình công nghiệp hóa, đô thịhóa của thành phố, giảm bớt áp lực vềdân số đối với sựphát triển kinh tế- xã hội. Đặc biệt góp phần điều chỉnh mức di dân tựdo vào TP. HCM hợp lí. Gia tăng dân sốphù hợp với quá trình công nghiệp hóa, đô thịhóa là một yếu tố quan trọng nhằm góp phần đểkinh tế- xã hội TP. HCM phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thếgiới.

pdf130 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2140 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biến động dân số thành phố HồChí Minh thời kì 1997 - 2007: nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ BẠCH TUYẾT BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI KÌ 1997 - 2007: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Địa lí kinh tế - xã hội Mã số: 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 Lôøi caûm ôn Vôùi loøng kính troïng vaø bieát ôn saâu saéc, taùc giaû xin göûi lôøi caûm ôn tôùi TS. Phaïm Thò Xuaân Thoï - Tröôûng khoa Ñòa lí tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm Tp. Hoà Chí Minh ñaõ taän tình höôùng daãn taùc giaû trong suoát quaù trình tìm hieåu, nghieân cöùu vaø hoaøn thaønh luaän vaên. Xin chaân thaønh caûm ôn Ban Giaùm Hieäu nhaø tröôøng, Phoøng KHCN vaø SÑH, Khoa Ñòa lí tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm Tp Hoà Chí Minh ñaõ taïo ñieàu kieän thuaän lôïi cho taùc giaû trong quaù trình hoïc taäp vaø thöïc hieän ñeà taøi. Taùc giaû xin traân troïng caûm ôn caùc cô quan: Cuïc Thoáng keâ Tp. Hoà Chí Minh, Vieän Nghieân cöùu phaùt trieån kinh teá Tp. Hoà Chí Minh, Chi cuïc Daân soá keá hoaïch hoùa gia ñình Tp. Hoà Chí Minh ñaõ cung caáp cho taùc giaû nhieàu nguoàn tö lieäu, taøi lieäu quyù giaù vaø höõu ích ñeå taùc giaû nghieân cöùu phuïc vuï cho ñeà taøi. Cuoái cuøng, taùc giaû xin caûm ôn gia ñình, baïn beø ñaõ ñoäng vieân, giuùp ñôõ vaø taïo moïi ñieàu kieän thuaän lôïi cho taùc giaû trong suoát thôøi gian hoïc taäp vaø thöïc hieän luaän vaên. Thaønh phoá Hoà Chí Minh, ngaøy thaùng naêm 2010. Taùc giaû luaän vaên Phaïm Thò Baïch Tuyeát DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNH : Công nghiệp hóa CSHT : Cơ sở hạ tầng DS – KHHGĐ : Dân số - kế hoạch hóa gia đình DHNTB : Duyên hải Nam Trung Bộ ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng ĐTH : Đô thị hóa GDP : Tổng sản phẩm quốc dân KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TNGT : Tai nạn giao thông VKTTĐPN : Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Địa lí dân cư là một ngành khoa học thuộc hệ thống của khoa học địa lí. Đối tượng của địa lí dân cư là nghiên cứu tính quy luật và những đặc điểm phát triển về dân cư theo lãnh thổ (gia tăng dân số, quy mô, mật độ, động lực, phân bố dân cư…) nhằm góp phần giải quyết những nhiệm vụ kinh tế, trong phân công lao động, sử dụng hợp lí nguồn nhân lực, đáp ứng những nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trên các địa bàn với những khác biệt về dân số từng vùng. Hiện nay, quy mô dân số thế giới đang ở mức cao và có sự khác nhau về gia tăng dân số giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển, đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của hai nhóm nước này. Phát triển dân số là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến quá trình phát triển kinh tế. Trong điều kiện hiện nay, giải quyết vấn đề gia tăng dân số là một yếu tố quan trọng trong những giải pháp để phát triển kinh tế, vừa có tính cấp bách vừa là vấn đề phải giải quyết lâu dài cùng với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các nước. Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố lớn nhất cả nước về quy mô dân số và tiềm lực kinh tế, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học kĩ thuật, trung tâm công nghiệp, đầu mối giao thông vận tải và giao dịch quốc tế lớn nhất Việt Nam. Thành phố đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế cả nước. Trong thời gian qua, dân số TP. HCM gia tăng nhanh chóng, trong đó chủ yếu do gia tăng dân số cơ học. Người nhập cư tự do từ các vùng, các khu vực khác nhau của cả nước đổ về thành phố để học tập, lao động, sinh sống... Sự gia tăng nhanh chóng dân cư vào đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM, đặt ra nhiều vấn đề giải quyết. Tác giả chọn đề tài: “Biến động dân số thành phố Hồ Chí Minh thời kì 1997 - 2007: nguyên nhân và giải pháp”. Nghiên cứu biến động dân số TP. HCM thời kì 1997 - 2007 nhằm rút ra những kết luận có ý nghĩa lí luận và thực tiễn về sự biến động dân số của thành phố, qua đó tìm hiểu những nét khái quát về các đô thị lớn của Việt Nam. Luận văn cũng nhằm tìm hiểu nguyên nhân của biến động dân số và tác động của nó đến phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM. Từ đó rút ra cơ sở khoa học nhằm đề ra phương hướng, giải pháp về gia tăng dân số, phân bố dân cư phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của thành phố, giảm bớt áp lực về dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt góp phần điều chỉnh mức di dân tự do vào TP. HCM hợp lí. Gia tăng dân số phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa là một yếu tố quan trọng nhằm góp phần để kinh tế - xã hội TP. HCM phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu đề tài 2.1 Mục tiêu đề tài Tìm hiểu thực trạng biến động dân số TP. HCM thời kì 1997 – 2007 và những nguyên nhân sự biến động đó. Đánh giá những ảnh hưởng biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM. Trên cơ sở biến động dân cư đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm khắc phục những hạn chế trong quá trình gia tăng dân số thành phố, phục vụ sự phát triển CNH, ĐTH của thành phố hiện tại cũng như tương lai. 2.2 Nhiệm vụ đề tài  Thu thập số liệu thống kê, thông tin và nguồn tư liệu về biến động dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội của TP. HCM.  Phân tích, tổng hợp thông tin, số liệu về tốc độ gia tăng dân số của TP. HCM trong giai đoạn 1997 - 2007. Đánh giá nguyên nhân và tác động của biến động dân số ở TP. HCM.  Tìm hiểu các định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó dự báo sự gia tăng dân số, phân tích các khó khăn, hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp phát triển và phân bố dân cư thành phố hợp lí hơn trong thời gian tới. 2.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài 2.3.1 Về không gian Đề tài tập trung phân tích, đánh giá biến động dân số TP. HCM thời kì 1997 - 2007 bao gồm gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. Đặc biệt chú ý đến sự biến động dân số các quận nội thành cũ, quận đô thị hóa mới và các huyện ngoại thành trong thời gian gần đây. Phân tích nguyên nhân và đánh giá những ảnh hưởng của gia tăng dân số đến phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM. 2.3.2 Về thời gian Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích biến động dân số TP. HCM trong thời kì đổi mới nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn 1997 - 2007. Đây là thời kì mở cửa nền kinh tế, TP. HCM có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, các ngành kinh tế phát triển sôi động, đa dạng nhiều ngành nghề đã tạo lực hút mạnh mẽ đối với người lao động từ mọi miền đất nước đến TP. HCM, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, làm cho dân số thành phố gia tăng nhanh chóng. Đề tài cũng cập nhật các số liệu mới bổ sung vào phần đánh giá của mình. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Biến động số dân có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự tăng lên hay giảm đi của dân số (tăng giảm tự nhiên hay cơ học) đều ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, mật độ dân số và lao động của một quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Vấn đề biến động dân số từ lâu đã thu hút được sự nghiên cứu của các nhà khoa học, đặc biệt từ sau khi đất nước bước vào thời kì đổi mới, gia tăng dân số diễn ra với tốc độ nhanh chóng càng làm các nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm hơn. Năm 1994 đề tài luận án TS của tác giả Nguyễn Kim Hồng về “Sự phát triển dân số và mối quan hệ của nó với phát triển kinh tế - xã hội ở TP. HCM”. Đề tài phân tích sâu sắc sự phát triển dân số của thành phố và xác định được những mối quan hệ thuận nghịch giữa sự phát triển dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội ở TP. HCM. Đề tài cũng đã đưa ra nhiều phương hướng giải quyết nhằm phát triển dân số thành phố một cách hợp lí, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM. Luận án TS của tác giả Phạm Thị Xuân Thọ (2002) với đề tài: “Di dân ở TP. HCM và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội”. Đề tài đi sâu phân tích đánh giá quá trình di dân ở TP. HCM, bao gồm quá trình nhập cư ngoại tỉnh vào thành phố và quá trình di dân giữa các quận huyện ở TP. HCM. Tác giả đã đánh giá nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của di dân tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM từ đó đưa ra giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của quá trình di dân. Tác giả Trần Cao Sơn có khá nhiều tác phẩm nghiên cứu về dân số và mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội. Hai cuốn: “Dân số và tiến trình đô thị hóa - động thái phát triển và triển vọng”(1995) và “Một số vấn đề về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển”(1997) đều phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội. Gia tăng dân số có những tác động tích cực cũng như tiêu cực đến nền kinh tế đất nước. Các đề tài của Viện nghiên cứu phát triển TP. HCM như “Một số vấn đề biến đổi và phát triển dân số và nguồn lao động trên địa bàn TP. HCM” năm 1996 do PTS Bạch Văn Bảy chủ nhiệm đề tài. Năm 2006 hội thảo “Dân số với phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM”, và đề tài “Phân tích các mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn TP. HCM” do Cao Minh Nghĩa chủ nhiệm đề tài năm 2007. Các đề tài đã tập trung nghiên cứu giải quyết một số vấn đề về lí luận và thực tiễn sự phát triển dân số trong quá trình đô thị hóa của thành phố. Đưa ra nhiều kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển dân số phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa thành phố. Các đề tài nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo quý giá, thực sự bổ ích cho tác giả khi tiến hành nghiên cứu, thực hiện đề tài của mình. Nhiều đánh giá, nhận định của các nhà nghiên cứu là gợi ý quan trọng cho tác giả đi sâu nghiên cứu chi tiết hơn. 4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1 Hệ quan điểm 4.1.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Dân số, kinh tế, xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy khi nghiên cứu sự phát triển dân số của một vùng, một nước nào đó phải dựa trên nhiều yếu tố, xem xét trong mối quan hệ tổng hợp tự nhiên, kinh tế, xã hội để làm cho gia tăng dân số phù hợp với phát triển nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội, môi trường. 4.1.2 Quan điểm hệ thống Các đối tượng, hiện tượng địa lí đều có sự tác động qua lại với nhau trong một hệ thống nhất định, khi một thành phần của hệ thống bị tác động làm nó thay đổi phát triển thì nó gây ra những ảnh hưởng đến các thành phần khác của hệ thống, làm cho các thành phần đó cũng thay đổi theo và cuối cùng làm cho cả hệ thống thay đổi. TP. HCM là một trong hai đô thị lớn nhất và có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong hệ thống đô thị Việt Nam. Trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị trường, TP. HCM đã có những thay đổi lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội làm cho quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và kéo theo là sự gia tăng dân số đô thị, phân hóa giàu nghèo, vệ sinh môi trường… Do đó, khi nghiên cứu sự biến động dân số thành phố cần phải được nghiên cứu trong mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau trong hệ thống kinh tế - xã hội không chỉ riêng TP. HCM mà rộng hơn là vùng Đông Nam Bộ và cả nước nói chung. 4.1.3 Quan điểm lịch sử, viễn cảnh Các hiện tượng địa lí đều có quá trình phát sinh, phát triển và thay đổi không ngừng theo không gian và thời gian. Do đó, để đánh giá hiện tượng địa lí trong hiện tại và dự báo sự phát triển của chúng trong tương lai, phải đứng trên quan điểm lịch sử, nghiên cứu quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai mới chính xác. TP. HCM có lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm với nhiều giai đoạn tăng giảm dân số khác nhau. Mỗi giai đoạn lịch sử đều mang các bản sắc riêng do tác động của nhiều nguyên nhân và ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố ở mức độ khác nhau. Vận dụng quan điểm lịch sử, viễn cảnh trong nghiên cứu gia tăng dân số ở TP. HCM thời kì 1997 - 2007, luận văn phân tích đánh giá gia tăng dân số trong giai đoạn 1997 - 2007, nhưng cũng đặc biệt chú ý đến các thời điểm lịch sử quan trọng và những biến động về kinh tế - xã hội trong những điều kiện cụ thể khác nhau. 4.1.4 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Gia tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, gia tăng dân số quá mức không phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội sẽ gây ra nhiều hậu quả lên môi trường sinh thái như cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sống… Trong khi nghiên cứu gia tăng dân số cần chú ý đến sự gia tăng nhanh số lượng dân cư đô thị, đặc biệt là sự phân bố dân cư đô thị hợp lí phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng phải gắn liền với bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái bền vững, không làm tổn hại đến môi trường. Các biện pháp kiến nghị phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững để giảm tác động đến môi trường tự nhiên TP. HCM. 4.2 Hệ phương pháp nghiên cứu 4.2.1 Phương pháp thống kê Đối tượng nghiên cứu khá rộng liên quan tới nhiều vấn đề, vì vậy luận văn đã sử dụng và phân tích cơ sở số liệu thống kê phong phú từ cơ sở dữ liệu và kết quả của các cuộc Tổng điều tra dân số, thống kê kinh tế - xã hội của Tổng cục thống kê, Cục thống kê thành phố, Chi cục dân số - KHHGĐ và các tài liệu của Viện phát triển kinh tế TP. HCM cũng như từ các cơ quan khác của thành phố. Từ những nguồn tài liệu này, tác giả đã có cơ sở để đánh giá biến động dân số TP.HCM thời kì 1997 - 2007. 4.2.2 Phương pháp phân tích, so sánh Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tác giả sắp xếp, phân loại và phân tích các thông tin về biến động dân số ở TP. HCM thời kì 1997 - 2007, so sánh sự khác biệt về gia tăng dân số trong các giai đoạn lịch sử nhất định, sự gia tăng khác nhau giữa các quận, huyện; phân tích nguyên nhân của sự biến động đó. 4.2.4 Phương pháp bản đồ biểu đồ Khi nghiên cứu các vấn đề địa lí nói chung và kinh tế - xã hội nói riêng thì phương pháp bản đồ, biểu đồ là phương pháp rất quan trọng cũng là một đặc thù của khoa học địa lí. Các bản đồ cho phép chúng ta tìm hiểu vấn đề chính xác hơn, phong phú hơn thuận tiện trong việc so sánh, đánh giá. 4.2.5 Phương pháp dự báo Đây là giai đoạn khái quát hóa, hệ thống hóa thông tin ở mức cao nhằm xác định một vấn đề trong tương lai. Phương pháp dự báo mang tính chất phức tạp và tính xác suất, tính chính xác của dự báo còn phụ thuộc vào mối quan hệ với sự biến động kinh tế - xã hội của thành phố. 4.2.6 Phương pháp hệ thống thông tin địa lí (GIS) Hệ thống thông tin địa lí (GIS) được sử dụng phổ biến để lưu trữ, phân tích xử lí các thông tin không gian lãnh thổ. Hệ GIS cho phép chồng xếp các thông tin địa lí để thấy được nét đặc trưng riêng của các đối tượng địa lí. Luận văn sử dụng phần mềm MapInfo7.5 để thiết lập hệ thống bản đồ minh họa cho đề tài. 5. Các đóng góp chính của đề tài  Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề cơ bản lí luận về dân cư, các đặc điểm của biến động dân số và vận dụng vào TP. HCM để tìm hiểu sự biến động dân số ở thành phố thời kì 1997 - 2007.  Phân tích sự biến động dân số ở TP. HCM thời kì 1997 - 2007, đánh giá nguyên nhân và những tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.  Dự báo tốc độ gia tăng dân số thành phố trong tương lai, đưa ra các giải pháp phát triển dân số và phân bố dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn: “Biến động dân số thành phố Hồ Chí Minh thời kì 1997 - 2007: nguyên nhân và giải pháp”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lí luận về dân số, biến động dân số. Chương 2: Thực trạng biến động dân số TP. Hồ Chí Minh thời kì 1997 - 2007 Chương 3: Dự báo biến động dân số và giải pháp phát triển dân số, phân bố dân cư thành phố Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DÂN SỐ VÀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ 1.1 Những vấn đề chung về dân số 1.1.1 Khái niệm dân số Dân số luôn là vấn đề quan tâm của các nhà khoa học, chuyên gia dân số và cả các chính phủ, tổ chức xã hội. Không chỉ ngày nay mà ngay cả trước kia, các nước đều quan tâm đến vấn đề dân số vì sức ép của sự bùng nổ dân số ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến sức mạnh quốc gia. Ngày nay, vấn đề dân số không chỉ hạn chế mà nhiều nước còn khuyến khích phát triển. Bởi vì dân số vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ sản phẩm. Quy mô dân số, cơ cấu dân số, tốc độ gia tăng dân số và chất lượng dân số tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Dân số theo nghĩa thông thường: là số lượng dân số trên một vùng lãnh thổ, một địa phương nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Dân số theo nghĩa rộng: được hiểu là một tập hợp người. Tập hợp này không chỉ là số lượng mà cả cơ cấu và chất lượng bao gồm nhiều cá nhân hợp lại, nó không cố định mà thường xuyên biến động. Ngay cả bản thân mỗi cá nhân cũng thường xuyên biến động: sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già và tử vong [9, tr 9]. Dân số thường được định nghĩa như sau: là những tập hợp người sống trên một lãnh thổ trong một thời gian xác định, được đặc trưng bởi quy mô, kết cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của việc phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ. Dân số được thể hiện theo quy mô, cơ cấu và phân bố: - Quy mô dân số: là tổng số người sống trên một lãnh thổ nhất định trong một khoảng thời gian xác định. - Cơ cấu dân số: là tỉ lệ dân số được phân loại theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác. Đây là những đặc trưng biểu thị chất lượng dân số, có liên quan chặt chẽ với quy mô và tốc độ gia tăng dân số. - Phân bố dân số: là sự sắp xếp số dân một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ phù hợp với điều kiện sống của họ và với các yêu cầu nhất định của xã hội [28]. 1.1.2 Các học thuyết dân số Từ xưa đến nay trong dân số học đã xuất hiện nhiều học thuyết dân số nhằm mục đích giải thích sự phát triển dân số của thế giới nói chung và từng khu vực nói riêng. Cách đây khoảng 4000 năm người Ai Cập đã chú ý đến vấn đề sinh đẻ, nhân khẩu. Hippocrat, Aristote, Platon đã bàn đến vấn đề dân số. Thời La Mã đã có những chính sách quốc gia về vấn đề dân số. Các quốc gia phong kiến phương Đông cũng quan tâm đến vấn đề dân số trong chinh chiến và xây dựng… Các học thuyết dân số này rất khác về cơ sở khoa học, độ tin cậy và mục đích sử dụng. Nhiều lí thuyết thiên về màu sắc chính trị và tôn giáo, là công cụ cho các thế lực cai trị đất nước. Trong các học thuyết có ba học thuyết tiêu biểu là học thuyết Malthus, học thuyết của K. Marx và Engels và học thuyết quá độ dân số. 1.1.2.1 Học thuyết Malthus về dân số Thomas Robert Malthus (1766 - 1834) là mục sư, nhà kinh tế học người Anh, người xây dựng nên học thuyết dân số. Thuyết Malthus một mặt bao gồm hệ thống quan điểm về tái sản xuất dân cư và vai trò của nó trong việc phát triển xã hội và mặt khác, phản ánh đặc điểm lịch sử của các quy luật dân số. Căn cứ vào cơ sở thực tiễn về biến đổi dân số ở Hoa Kì vào cuối thế kỉ XVII và đầu thế kỉ XVIII (dân số tăng gấp 2 lần trong vòng 15 năm). Malthus cho rằng “dân số có khuynh hướng gia tăng nhanh hơn các tư liệu về sinh hoạt (lương thực, thực phẩm)”. Theo luận chứng của ông thì sở dĩ quần chúng nhân dân sống nghèo đói và chịu đau khổ là do dân số tăng lên theo cấp số nhân, còn tư liệu sinh hoạt chỉ tăng theo cấp số cộng. Tác phẩm “ Những hiểu biết về quy luật dân số và tác động của nó với việc nâng cao đời sống xã hội, trả lời những nhận xét của ngài Godwin, N.Condorce và các tác giả khác”, xuất bản năm 1789 tại London là một trong những cuốn sách cơ bản trình bày học thuyết Malthus, đó là: - Bản chất của quá trình dân số là sinh học chứ không phải mang tính xã hội. - Nạn dư thừa nhân khẩu là tự nhiên, vĩnh cửu không thể bị xóa bỏ. - Dân số tăng nhanh là nguồn gốc của đói nghèo, không liên hệ gì hoặc liên hệ rất ít với cách quản lí xã hội và phân
Tài liệu liên quan