Cá nhân thương mại: cơ cấu tổ chức và những đặc điểm cơ bản của mô hình công ty mẹ - Công ty con

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới có nhiều biến động khó lường, những công ty nhỏ lẻ, manh mún khó tồn tại trên thương trường kinh tế. Khái niệm nhóm công ty quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005 là một trong những cơ sở để các công ty liên kết, tạo ra mô hình kinh tế phù hợp để tồn tại và phát triển. Một trong những hình thức của nhóm công ty là mô hình công ty mẹ - công ty con. Để hoạt động đạt hiệu quả cao, cần phải nắm được cơ cấu tổ chức và những đặc điểm cơ bản của mô hình công ty mẹ - công ty con.

doc3 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cá nhân thương mại: cơ cấu tổ chức và những đặc điểm cơ bản của mô hình công ty mẹ - Công ty con, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới có nhiều biến động khó lường, những công ty nhỏ lẻ, manh mún khó tồn tại trên thương trường kinh tế. Khái niệm nhóm công ty quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005 là một trong những cơ sở để các công ty liên kết, tạo ra mô hình kinh tế phù hợp để tồn tại và phát triển. Một trong những hình thức của nhóm công ty là mô hình công ty mẹ - công ty con. Để hoạt động đạt hiệu quả cao, cần phải nắm được cơ cấu tổ chức và những đặc điểm cơ bản của mô hình công ty mẹ - công ty con. II/ NỘI DUNG 1. Luật Doanh nghiệp quy đinh như thế nào? Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Nhóm công ty bao gồm các hình thức : - Công ty mẹ - công ty con; - Tập đoàn kinh tế; - Các hình thức khác Theo điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây : a. Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó; b. Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó; c. Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó. 2. Đặc điểm mô hình công ty mẹ - công ty con Có năm đặc điểm cơ bản trong quan hệ công ty mẹ - công ty con : Thứ nhất, công ty mẹ - công ty con là hai thực thể pháp lí độc lập, có sản nghiệp riêng ( pháp nhân kinh tế đầy đủ ); Thứ hai, công ty mẹ có lợi ích kinh tế nhất định liên quan đến hoạt động kinh tế của công ty con; Thứ ba, công ty mẹ chi phối đối với các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty con thông qua một số hình thức như quyền bỏ phiếu chi phối đối với các quyết định của công ty con, ban lãnh đạo hoặc quyền tham gia quản lí, điều hành. Thứ tư, vị trí công ty mẹ và công ty con chỉ trong mối quan hệ giữa hai công ty với nhau và mang tính tương đối; tức công ty con này có thể là công ty mẹ của công ty khác. Thứ năm, về mặt lí thuyết, mô hình quan hệ này sẽ tạo cho cơ cấu tổ chức của các công ty trong nhóm có chiều sâu không hạn chế, tức công ty mẹ, con công ty con, công ty cháu. 3. Cơ chế hoạt động của mô hình công ty mẹ - công ty con Công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lí độc lập nhưng do mối quan hệ có tính chất chi phối các quyết định của công ty con nên pháp luật nhiều nước bắt buộc công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về những ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty con. Cụ thể nếu công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông, buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường của công ty con gây thiệt hại trong năm tài chính đó thì công ty mẹ phải chịu thiệt hại. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con được thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lí độc lập. 4. Mô hình công ty me – công ty con trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay Ở nước ta hiện nay đã và đang thí điểm mô hình công ty mẹ - con ty con trên một số doanh nghiệp ở các lĩnh vực dầu khí, điện lực và trên lĩnh vực thông tin. Mô hình công ty mẹ - công ty con có nhiều ưu điểm cả về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lí, được thể hiện qua bốn đánh giá sau: Thứ nhất, theo mô hình này khi một đơn vị kinh doanh chiến lược của một doanh nghiệp phát triển đến mức yêu cầu phải có sự tự chủ trong hoạt động thì các doanh nghiệp có xu hướng tách đơn vị kinh doanh chiến lược này thành một thực thể pháp lí độc lập, và về mặt pháp lí không chịu trách nhiệm liên quan đến hoạt động của nó. Thứ hai, với mô hình này, các doanh nghiệp có thể thực hiện được sự liên kết với các doanh nghiệp khác nhằm giảm cạnh tranh, tăng độc quyền của thiểu số, cùng phối hợp hay chia sẻ các nguồn lực, tận dụng các thế mạnh của các cổ đông… bằng cách cùng nhau đầu tư lập các công ty con. Thứ ba, mô hình công ty mẹ - công ty con cho phép các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc bố trí và tái bố trí lại cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp bằng việc mua bán cổ phần của mình trong các công ty con. Thứ tư, mô hình công ty mẹ - công ty con cho phép một doanh nghiệp huy động vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh bằng cách thành lập một cách hữu hiệu thông qua cổ phần khống chế, vừa không bị các nhà đầu tư chi phối đối với doanh nghiệp cũ. III/ KẾT LUẬN Qua bài viết trên, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về mô hình công ty mẹ - công ty con. Đây là mô hình về cơ bản giải quyết một số vấn đề vướng mắc mang tính nguyên tắc trong quản lí hoạt động của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Sử dụng mô hình công ty mẹ - công ty con là phương thức tốt nhất đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.