Các câu hỏi về môn triết học

Vật chất là gì? Ý thức là gì? Mối quan hệ biện chứng của nó. - " Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác"

doc24 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các câu hỏi về môn triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Vật chất là gì? Ý thức là gì? Mối quan hệ biện chứng của nó. - " Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác" - Ý thức là phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động tinh thần diễn ra trong óc người, phản ánh thế giới vật chất bên ngoài, được hình thành trong quá trình vận động và được diễn đạt nhờ phương tiện ngôn ngữ. - Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức . Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức. + Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất sinh ra và quyết định ý thức, còn ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong bộ não con người. Thể hiện trong xã hội thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. + Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức, không có sự tác động của thế giới khách quan vào trong bộ não người thì sẽ không có ý thức. Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người. Thế giới vật chất là nguồn gốc khách quan của ý thức. + Vật chất quyết định nội dung của ý thức. + Vật chất quyết định phương thức, kết cấu của ý thức. Trong hoạt động thực tiễn: - Những mục đích, chủ trương mà chúng ta đặt ra cho hoạt động thực tiễn là đúng đắn, là hiện thực, phải xuất phát từ điều kiện vật chất khách quan; Nếu không chú ý đến tính quy định của điều kiện vật chất khách quan, thì sẽ trở thành mục tiêu không hiện thực, không tưởng. - Những biện pháp thực tiễn mà con người dùng để cải tạo TGVC không phải là sự sáng tạo thuần túy của ý thức mà là phải dựa vào những gì đang có trong hiện thực. - Bản thân tư tưởng, dù là tư tưởng lành mạnh đến mấy, tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả. Lực lượng VC phải được đánh bại bằng lực lượng VC. Cho nên muốn thực hiện tư tưởng phải có lực lượng VC. - Ý thức tư tưởng chỉ có thể duy trì và phát triển trên cơ sở những quan hệ VC nhất định. Cũng không thể dùng ý thức để duy trì những quan hệ vật chất trong lịch sử được. Vì rằng những quan hệ VC tồn tại theo những quy luật khách quan vốn có của nó không phụ thuộc vào ý thức, tư tưởng. Cho nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất: - Ý thức có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự vận động, phát triển của những điều kiện vật chất ở những mức độ khác nhau. - Nếu ý thức phản ánh phù hợp với hiện thực thì nó sẽ làm thúc đẩy sự phát triển của các điều kiện vật chất. - Nếu ý thức phản ánh không phù hợp với hiện thực thì nó sẽ làm kìm hãm sự phát triển của các điều kiện vật chất. Song sự kìm hãm đó chỉ mang tính chất tạm thời, bởi sự vật bao giờ cũng vận động theo những quy luật khách quan vốn có của nó, nên nhất định phải có ý thức tiến bộ, phù hợp thay thế cho ý thức lạc hậu, không phù hợp. - Sự tác động của ý thức với vật chất phải thông qua hoạt động của con người. - Sự tác động của ý thức đối với vật chất dù có đến mức độ nào đi nữa thì nó vẫn dựa trên cơ sở phản ánh thế giới vật chất. Câu 2: Bằng lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam, hãy phân tích và chứng minh luận điểm của Lênin: “ Không có lý luận cách mạng thì cũng không có phong trào cách mạng” Cơ sở lý luận: * Vai trò của ý thức tác động trở lại vật chat Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định: Vật chất quyết định ý thức, nhưng sau khi ý thức ra đời tác động trở lại đối với vật chất. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất được thể hiện như sau: - Ý thức có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự vận động, phát triển của những điều kiện vật chất ở những mức độ khác nhau. - Nếu ý thức phản ánh phù hợp với hiện thực thì nó sẽ làm thúc đẩy sự phát triển của các điều kiện vật chất. - Nếu ý thức phản ánh không phù hợp với hiện thực thì nó sẽ làm kìm hãm sự phát triển của các điều kiện vật chất. - Sự tác động của ý thức với vật chất phải thông qua hoạt động của con người. Nghĩa là con người nhận thưc được quy luật khách quan, biết vận dụng đúng đắn quy luật khách quan, phải có ý chí, phải có phương pháp để tổ chức hành động. - Sự tác động của ý thức đối với vật chất dù có đến mức độ nào đi nữa thì nó vẫn dựa trên cơ sở phản ánh thế giới vật chất. * Vai trò của lý luận tác động trở lại thực tiễn: - Lý luận: Với nghĩa chung nhất là sự khái quát những kinh nghiệm của thực tiễn, là hệ thống tri thức về tự nhiên và xã hội, đã được đúc kết trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người. - Vai trò của lý luận: + L.luận sau khi ra đời tác động tích cực trở lại th. tiễn + Lý luận là "kim chỉ nam" cho hành động, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn. + Lý luận khi thâm nhập vào quần chúng thì biến thành sức mạnh vật chất. Lý luận khoa học làm cho hoạt động của con người trở nên chủ động, tự giác, hạn chế tình trạng mò mẫm, tự phát. Hồ Chí Minh ví "không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi". Đại hội VIII của Đảng: "Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững", " Phải khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của người Việt Nam, quyết tâm đưa nước nhà ra khỏi nghèo nàn lạc hậu". Chính vì vậy, Lênin khẳng định:"Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng". * Cơ sở thực tiễn: Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân VN, đứng lên kháng chiên chống quân xâm lược Pháp, để bảo vệ nền độc lập dân tộc.. Đầu thế kỷ 20 Các Phong trào yêu nước của nông dân và sĩ phu yêu nước. + Phong trào chống Pháp ở Nam kì + Phong trào Cần Vương ở Trung và Bắc kỳ + Cuộc khởi nghĩa Yên Thế ở Bắc kỳ do Hoàn Hoa Thám. Các phong trào đó lần lược bị thực dân Pháp đàn áp. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản - Phong trào Đông Du do nhà yêu nước Phan Bội Châu lãnh đạo. - Phong trào duy tân do cụ Phan Châu Trinh, Trần quý Cáp, Huỳnh thúc Kháng khởi xướng. Các tổ chức trên đây, không có đường lối chính trị rõ ràng và hệ thống tổ chức chặt chẽ… Không có khả năng tập hợp được quần chúng. Bị thực dân Pháp khủng bố…Đáng chú ý nhất là cuộc bãi công năm 1925 của GCCN cảng Ba Son do Tôn Đức Thắng tổ chức … Nhưng nhìn chung, phong trào đấu tranh, cũng chỉ là tự phát. Chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập, trong phong trào dân tộc … Chưa tìm được con đường dẫn đến sự thắng lợi. Giữa lúc đó, Hồ Chí Minh với tên gọi là Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ Quốc, từ ngày 5/6/1911, đi tìm đường cứu nước.Người đã bôn ba hải ngoại, để tâm xem xét tình hình nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm của các cuộc cách mạng, điển hình trên thế giới… Nhận ra hạn chế của các nhà yêu nước đương thời. Người khâm phục lòng yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám…, nhưng không đồng ý đi theo con đường của các cụ Cách mạng tháng 10/1917 thắng lợi… Hồ Chí Minh đã hướng đến con đường CM tháng 10 và Người đã chú tâm tìm hiểu tư tưởng đường lối đó Đến tháng 7/1920 bản sơ thảo lần thứ nhất đề cương, về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, đến với Hồ Chí Minh “Hỡi đồng bào bị đạo đày, đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng của chúng ta” và Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác, con đường cách mạng vô sản”. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là sản phẩm của những điều kiện khách quan và chủ quan của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đaị mới…và là kết quả chuẩn bị công phu về tư tưởng, chính trị và tổ chức của đ/c Nguyễn Ái Quốc. Như vậy từ đây ở nước ta đã có đường lối cứu nước. Chính có lý luận cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác-LêNin và sự vận dụng đúng đắn sáng tạo của Đảng cộng sản Việt Nam, phù hợp với điều kiện nước ta … Đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này sang thắng lợi khác… Từ cách mạng tháng 8/1945, đến kháng chiến chống thực dân Pháp 1954 và đến công cuộc cải tạo và xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ cứu nước ở Miền Nam. Thực tiễn đã chứng minh rất hùng hồn, khi Đảng đề ra đường lối đúng đắn, đó là nhân tố đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đặc biet là công cuộc đổi mới ở nước ta từ 1986 đến nay. Chính vì vậy, Lênin khẳng định:"Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng". Câu 03: Vì sao trong nhận thức và hành động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan. Cơ sở lý luận của bài học là mối quan hệ biện chứng giữa VC và YT. VC quyết định ý thức và ý thức sau khi ra đời tác động trở lại VC. Cho nên Đảng ta đã rút ra bài học: Trong nhận thức và hành động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan. Vậy: Vật chất là gì? Ý thức là gì? Mối quan hệ biện chứng của nó. - " Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác" - Ý thức là phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động tinh thần diễn ra trong óc người, phản ánh thế giới vật chất bên ngoài, được hình thành trong quá trình vận động và được diễn đạt nhờ phương tiện ngôn ngữ. - Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức . Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức. + Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất sinh ra và quyết định ý thức, còn ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong bộ não con người. Thể hiện trong xã hội thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. + Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức, không có sự tác động của thế giới khách quan vào trong bộ não người thì sẽ không có ý thức. Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người. Thế giới vật chất là nguồn gốc khách quan của ý thức. + Vật chất quyết định nội dung của ý thức. + Vật chất quyết định phương thức, kết cấu của ý thức. Trong hoạt động thực tiễn: - Những mục đích, chủ trương mà chúng ta đặt ra cho hoạt động thực tiễn là đúng đắn, là hiện thực, phải xuất phát từ điều kiện vật chất khách quan; Nếu không chú ý đến tính quy định của điều kiện vật chất khách quan, thì sẽ trở thành mục tiêu không hiện thực, không tưởng. - Những biện pháp thực tiễn mà con người dùng để cải tạo TGVC không phải là sự sáng tạo thuần túy của ý thức mà là phải dựa vào những gì đang có trong hiện thực. - Bản thân tư tưởng, dù là tư tưởng lành mạnh đến mấy, tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả. Lực lượng VC phải được đánh bại bằng lực lượng VC. Cho nên muốn thực hiện tư tưởng phải có lực lượng VC. - Ý thức tư tưởng chỉ có thể duy trì và phát triển trên cơ sở những quan hệ VC nhất định. Cũng không thể dùng ý thức để duy trì những quan hệ vật chất trong lịch sử được. Vì rằng những quan hệ VC tồn tại theo những quy luật khách quan vốn có của nó không phụ thuộc vào ý thức, tư tưởng. Cho nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất: - Ý thức có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự vận động, phát triển của những điều kiện vật chất ở những mức độ khác nhau. - Nếu ý thức phản ánh phù hợp với hiện thực thì nó sẽ làm thúc đẩy sự phát triển của các điều kiện vật chất. - Nếu ý thức phản ánh không phù hợp với hiện thực thì nó sẽ làm kìm hãm sự phát triển của các điều kiện vật chất. Song sự kìm hãm đó chỉ mang tính chất tạm thời, bởi sự vật bao giờ cũng vận động theo những quy luật khách quan vốn có của nó, nên nhất định phải có ý thức tiến bộ, phù hợp thay thế cho ý thức lạc hậu, không phù hợp. - Sự tác động của ý thức với vật chất phải thông qua hoạt động của con người. - Sự tác động của ý thức đối với vật chất dù có đến mức độ nào đi nữa thì nó vẫn dựa trên cơ sở phản ánh thế giới vật chất. Cho nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải phát huy tính năng động chủ quan. Như vậy từ cơ sở lý luận là MQH biện chứng giữa VC và YT mà Đảng ta đã rút ra bài học: Trong nhận thức và hành động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan đồng thời phải phát huy tính năng động chủ quan Câu 4: Vì sao trong nhận thưc và hoạt động thực tiễn phải đứng trên Quan điểm toàn diện; Quan điểm lịch sử – cụ thể và quan điểm phát triển. Trả lời: Là vì từ nội dung của 2 nguyên lý: Nguyên lý về MLH phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, mà chúng ta rút ra 3 quan điểm trên: Nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến . Liên hệ là gì? Là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự phụ thuộc gắn bó không tách rờ nhau, sự quy định làm tiền đề cho sự tồn tại cho nhau, sự tác động qua lại, sự xâm nhập lẫn nhau trong sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Đặc điểm của mối liên hệ. Tính khách quan: Xuất phát từ tính thống nhất vật chất của thế giới - Cho nên mối liên hệ là bản chất, là tất yếu của thế giới vật chất - tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người. Tính phổ biến: Mọi sự vật, hiện tượng đều liên hệ với nhau, không có sự vật - hiện tượng nào tồn tại một cách cô lập, xét trên tất cả các lĩnh vực: Tự nhiên - xã hội và tư duy. Nội dung nguyên lý: Thứ nhất: Các sự vật, hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới vừa tách biệt nhua, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau, vì bản chất của thế giới là VC, thống nhất ở tính VC của nó… Thứ hai: Mỗi sự vật là một thể thống nhất của các mặt, các bộ phận tạo nên. Cho nên giữa các mặt, các bộ phận của sự vật liên hệ ràng buộc nhau Thứ ba: Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trải qua nhiều giai đoạn, thì các giai đọan đó có liên hệ với nhau. Thứ tư: Tính nhiều vẻ của mối liên hệ: Trực tiếp - Gián tiếp, Bên trong - bên ngoài, bản chất - không bản chất... Thứ năm: Mối liên hệ diễn ra trên 2 mặt không gian và thời gian. Không gian: Là sự tác động qua lại, sự phụ thuộc vào nhau khi chúng ở những vị trí, địa điểm kác nhau. Thời gian: Là sự tác động qua lại sự phụ thuộc vào nhau khi xét chúng ở những các quá trình, các giai đoạn phát triển khác nhau (quá khứ, hiện tại, tương lai). Sự phân biệt mối liên hệ bên trong, bên ngoài chỉ có ý nghĩa tương đối, tùy theo phạm vi xem xét. Chỉ có mối liên hệ bên trong, bản chất, trực tiếp mới quyết định sư tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Song không được xem nhẹ mối liên hệ bên ngoài, gián tiếp... Muốn nhận thức đúng sự vật thì phải xây dựng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể. Nội dung của nguyên lý về sự phát triển. Khái niệm vận động và phát triển: Trong phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến gắn liền với nguyên lý về sự phát triển. Hai nguyên lý này thống nhất hữu cơ với nhau, bởi vì liên hệ cũng tức là vận động, không có vận động sẽ không có bất cứ sự phát triển nào. Khi nghiên cứu về nguyên lý về sự phát triển, cần phân biệt giữa khái niệm vận động và khái niệm phát triển. Khái niệm vận động: Khái niệm vận động khái quát mọi sự biến đổi, biến hóa nói chung, dù nó có tính chất, khuynh hướng và kết quả như thế nào. Khái niệm phát triển: Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hòan thiện hơn. Theo khái niệm này, phát triển không khái quát mọi sự vận động mà phát triển là một trường hợp đặc biệt của sự vận động. + Nó chỉ khái quát những vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cho cái cũ. Sự vận động đi lên đó có thể diễn ra theo các chiều hướng: từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ hòan thiện đến hoàn thiện hơn. + Trong quá trình phát triển sẽ nảy sinh những tính quy định mới cao hơn về chất, nhờ vậy, làm tăng cường tính phức tạp của sự vật và của sự liên hệ, làm cho cả cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự vật cùng chức năng vốn có của nó ngày càng hoàn thiện hơn. Nội dung nguyên lý: * Phát triển là thuộc tính vốn có của sự vật - hiện tượng, là khuynh hướng chung của thế giới. - Sự phát triển là thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng nghĩa là nó tồn tại khách quan, độc lập đối với ý thức con người - Con người dù muốn hay không muốn thì sự vật luôn luôn vận động và phát triển. - Sự phát triển có đặc tính là tiến lên, có tính chất kế thừa nhất định, có sự lắp lại cái cũ trên cơ sở cao hơn và có sự xuất hiện cái mới. - Phép biện chứng khẳng định rằng phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật và hiện tượng. Vì, mỗi một sự vật đều trải qua giai đoạn ra đời, lớn lên và mất đi. (Sinh, trụ, dị, diệt; Sinh, lao bệnh tử). Cái cũ mất đi thì cái mới ra đời, cái mới thay thế cái cũ. Cái tiến bộ chiến thắng cái lạc hậu. Đó là một quá trình phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Mà nguồn gốc, động lực của sự phát triển: là do đấu tranh giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật. * Sự phát triển thường diễn ra quanh co, phức tạp trải qua những khâu trung gian, thậm chí có lúc thụt lùi tạm thời, song phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng. - Muốn có cái mới ra đời thì phải đấu tranh với cái cũ.. - Sự phát triển là một quá trình phức tạp. Không theo đường thẳng mà cũng chẳng theo đường tròn mà theo đường " xoáy ốc". - Sự phát triển trong hiện thực và trong tư duy diễn ra bằng con đường quanh co, phức tạp, trong đó có thể có những bước thụt lùi tương đối. - Quá trình "xoáy ốc" nghĩa là trong quá trình phát triển dường như có sự quay trở lại điểm xuất phát, nhưng trên một cơ sở cao hơn. - Không nên hiểu sự phát triển bao giờ cũng diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp. Xét từng trường hợp cá biệt, có những vận động đi lên, thậm chí đi xuống. Nhưng xét cả quá trình thì vận động đi lên là khuynh hướng thống trị. * Phát triển có tính chất tiến lên, kế thừa , liên tục Vì: cái mới ra đời không phải từ hư vô mà ra đời trên cơ sở cái cũ, ... nghĩa là kế thừa cái cũ...Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải có quan điểm phát triển. Câu 5: Trình bày quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự vân dụng quy luật này của Đảng ta trong công cuộc đổi mới. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là là công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất, trước hết là công cụ lao động kết hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất, trong đó, " lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động". Do đặc trưng sinh học - xã hội riêng có của mình, con người, trong nền sản xuất xã hội có sức mạnh và kỹ năng lao động thần kinh - cơ bắp. Trong lao động, sức mạnh và kỹ năng ấy đã được nhân lên gấp nhiều lần. Hơn nữa, lao động của con người ngày càng trở thành lao động có trí tuệ. Cùng với con người, công cụ lao động cũng là một thành tố cơ bản của lực lượng sản xuất. Công cụ lao động là "khí quan của bộ óc con người", là "sức mạnh của tri thức đã được vật thể hóa". Bởi vậy khi công cụ lao động đã đạt tới trình độ được tin học hóa, được tự động hóa… thì vai trò "khí quan vật chất" của nó trở nên hết sức kỳ diệu. Trong mọi thời đại, công cụ sản xuất luôn là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất, biểu hiện năng lực thực tiễn của con người ngày một tăng thêm. Xét cho cùng chính công cụ lao động là nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi xã hội, trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Bộ phận thứ ba đó là khoa học - kỹ thuật. Là một bộ phận của lực lượng sản xuất, nhưng trình độ của khoa học và công nghệ là một hình thái ý thức xã hội. Khoa học và công nghệ hiện đại chính là đặc điểm của thời đại sản xuất và do vậy, nó hoàn toàn có thể được coi là cái đặc trưng cho lực lực lượng sản xuất hiện đại. Trong ba bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất thì người lao động là quan trọng nhất bởi vì muốn khoa học - kỹ thuật và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nhất thiết phải thông qua hoạt động sáng tạo, tự giác và có tổ chức cao của con người. QHSX: Quan hệ sản xuất biểu thị quan hệ của con người với con người trong sản xuất. Trong sản xuất, mối q
Tài liệu liên quan