Các tộc người thiểu số và hoạt động giao thương xuôi - Ngược ở miền trung

Quan hệ xuôi ngược ở miền Trung đã có từ lâu trong lịch sử, đã đi vào đời sống, được tổng kết thành các cặp đối ứng đặc trưng giữa miền ngược và miền xuôi: lâm sản/hải sản, măng le/cá chuồn, muối biển/mật ong v.v., được phản ánh trong câu ca dao phổ biến trên địa bàn các tỉnh miền Trung: "Ai về nhắn với nậu nguồ n Măng le gùi xuống, cá chuồn gửi lên". 1.2. Những yếu tố tự nhiên và lịch sử tạo nên mối quan hệ đặc trưng: Núi cao phía tây và biển rộng phía đông không có sự gián cách về địa hình vốn rất hẹp ở miền Trung. Nếu đồng bằng chỉ là những dải đất hẹp sát chân núi, thì vùng thượng ngàn lại được sự ưu đãi của thiên nhiênvới nguồn sản vật quý giá và phong phú. Địa hình bị cắt xẻ mạnh, tạo nên hệ thống sông ngòichằng chịt, theo hướng tây - đông, ra biển, là điều kiện thuận lợi về giao thông thuỷ lộ. Điều kiện tự nhiên cùng với cái nhìn cố hữu về nôngnghiệp lúa nước đã chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động kinh tế của người Việt so với các cộng đồng cư dân tiền trú, vốn có hoạt động nội thương dọc tuyếnđông - tây hay các thương vụ xuất nhập khẩu ở các cảng biển phát triển. Trong lịch sử, sự hùng cứ của các tiểu quốc thời Champa (Mandala), với sự hiện hữu của cáccông trình kiến trúc tôn giáo quy mô; sự hoạt động sầm uất của cảng thị Thị Nại (Bình Định), Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà, Tư Hiền (Huế), Cửa Tùng, Cửa Việt 1 , Mai Xá (Quảng Trị), Cửa Roòn, Gianh, Lý Hoà, Nhật Lệ (Quảng Bình)v.v. (Trần Quốc Vượng, 1999: 329), cho phép chúng ta nghĩ về một thời kỳ giao thương nhộn nhịp giữa các thương lái ven duyên với vùng thượng nguồn, trong và ngoài nước thông qua các "hệ thống trao đổi ven sông", với những thăng trầm qua các thời ky

pdf24 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các tộc người thiểu số và hoạt động giao thương xuôi - Ngược ở miền trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên