Các vấn đề xã hội của Công nghệ thông tin - Lecture 7: Kinh doanh trực tuyến

World Wide Web • Mạng liên lạc điện tử đầu tiên được lập ra vào năm 1969. Lúc đó 4 trường đại học của Mỹ kết hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng một mạng máy tính có tên là APRANET để giúp cho các nhà khoa học có thể truy cập tới các máy tính từ xa. • Năm 1990, Tim Berners - Lee đã tạo ra Web khi ông xây dựng một website đầu tiên tại trung tâm nghiên cứu hạt nhân Châu Âu

pdf39 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các vấn đề xã hội của Công nghệ thông tin - Lecture 7: Kinh doanh trực tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Các vấn đề xã hội của CNTT Lecture 7: Kinh doanh trực tuyến TS Đào Nam Anh UTM, Khoa CNTT 2World Wide Web • Mạng liên lạc điện tử đầu tiên được lập ra vào năm 1969. Lúc đó 4 trường đại học của Mỹ kết hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng một mạng máy tính có tên là APRANET để giúp cho các nhà khoa học có thể truy cập tới các máy tính từ xa. • Năm 1990, Tim Berners - Lee đã tạo ra Web khi ông xây dựng một website đầu tiên tại trung tâm nghiên cứu hạt nhân Châu Âu 3Nội dung • WWW • E-business • Đặc trưng • Lợi ích • Hạn chế • Cấp độ • Cấu trúc • Chiến lược • Kế hoạch • Bài tập 4E-Business • Kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B to B) • Kinh doanh giữa doanh nghiệp với khách hàng (B to C), thương mại điện tử. • Một giao dịch thương mại: quảng cáo, tìm kiếm khách hàng; đặt hàng và thanh toán, giao hàng. • Mỗi một giai đoạn này đều có thể thực hiện trên mạng Internet 5 Đặc trưng • Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. • Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới 6 Đặc trưng • Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. • Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường. 7Lợi ích người sử dụng sự công khai hơn về định giá sản phẩm và dịch vụ: so sánh ngay tức thời về giá cả và sản phẩm các cơ chế định giá khác nhau. • giảm sự cần thiết phải sử dụng những người môi giới trung gian, giá cả trở nên cạnh tranh hơn. • đơn giản hoá giao dịch thương mại giữa người mua và người bán, 8Lợi ích doanh nghiệp Cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: • Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, ghi nhận các phản ánh, thắc mắc của khách hàng, từ đó • Nắm bắt tốt hơn nhu cầu và nguyện vọng của họ, • Giúp cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, làm tăng sự hài lòng của khách hàng. 9Lợi ích doanh nghiệp Tăng doanh thu & giảm chi phí : • TMĐT giúp doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường thế giới, tăng lượng khách hàng. • Tự động hóa tiến trình kinh doanh, giúp tăng hiệu quả hoạt động, giảm thời gian xử lý đơn hàng, • Đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, • Cải tiến dây chuyền cung ứng. 10 Lợi ích doanh nghiệp Tạo lợi thế cạnh tranh : • Nắm bắt kịp thời sự phát triển của công nghệ và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ. • Khi 1 doanh nghiệp áp dụng TMĐT thì các doanh nghiệp khác cũng áp dụng, vì vậy, doanh nghiệp phải tạo được sự khác biệt cho mình dựa vào công nghệ mới, thể hiện ở sự tiện lợi, nhanh chóng, mỹ thuật và hiệu quả của website TMĐT và phương thức kinh doanh. 11 Hạn chế • Thực hiện đơn đặt hàng và giao hàng sau khi sản phẩm đã đặt mua tuy rất quan trọng nhưng không phải lúc nào cũng có hiệu quả -> kết hợp offline • Bán hàng qua mạng cho tới nay chỉ thành công hơn đối với các mặt hàng “ít phải sờ thấy” 12 Hạn chế Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ: • Các công nghệ phần cứng & phần mềm thay đổi rất nhanh chóng, nếu doanh nghiệp không nắm bắt và ứng dụng kịp các công nghệ mới sẽ có thể bị tụt hậu và đánh mất lợi thế cạnh tranh. • Phải có bộ phận chuyên trách về quản lý và theo dõi hoạt động website TMĐT, nắm bắt tình hình công nghệ và cập nhật, nâng cấp website thường xuyên 13 Hạn chế Bảo mật thông tin và an toàn cơ sở dữ liệu : • khi kinh doanh trên mạng, doanh nghiệp phải quan tâm nhiều đến vấn đề an toàn mạng, chẳng hạn như : sự lây lan của virus tin học, sâu internet, hiện tượng hacker tấn công vào website, • phải chọn nhà cung cấp dịch vụ hosting an toàn, có giải pháp bảo mật tốt, thường xuyên sao lưu cơ sở dữ liệu 14 Hạn chế Rủi ro trong thanh toán qua mạng: • các website thương mại điện tử cũng có thể gặp phải rắc rối với vấn đề thanh toán qua mạng. • Chẳng hạn, khi doanh nghiệp bán hàng cho 1 khách hàng với 1 số tài khoản hợp lệ nào đó. • Nếu như đây là 1 tài khoản bị đánh cắp, thì doanh nghiệp có nguy cơ mất trắng số tiền này khi phát sinh kiện tụng. 15 Hạn chế Thiếu cơ chế pháp lý hoàn thiện để giải quyết tranh chấp qua mạng: • Ở nước ta, luật thương mại điện tử đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, sẽ khó khăn khi xử lý các vấn đề tranh chấp xảy ra trong thực tế, nhưng chưa có trong luật. • Các hoạt động lừa đảo trên mạng thì không ít và ngày càng tinh vi hơn • Nếu có phát sinh các tranh chấp, kiện tụng, thì phần thiệt thòi thường thuộc về phía các doanh nghiệp. • Các doanh nghiệp phải tự bảo vệ mình bằng các biện pháp kinh doanh kết hợp với công nghệ. 16 Thương mại điện tử thay đổi kinh doanh truyền thống • Các nhà sản xuất nay có thể bán hàng trực tiếp cho khách hàng • Thành phần trung gian mới sẽ phải hoạt động như là những đại lý cho người tiêu dùng. 17 6 cấp độ áp dụng 1. Hiện diện trên mạng 2. Có website chuyên nghiệp 3. Chuẩn bị thương mại điện tử 4. áp dụng thương mại điện tử 5. Thương mại điện tử không dây 6. Cả thế giới trong 1 máy tính 18 3 cấp độ áp dụng 1. Thương mại thông tin (i-commerce) có website trên mạng để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ 2. Thương mại giao dịch (t-commerce): thực hiện các giao dịch đặt hàng, mua hàng qua website trên internet, có thể có hoặc chưa có thanh toán trực tuyến. 3. Thương mại tích hợp (c-business) website liên kết trực tiếp với cơ sở dữ liệu trong mạng nội bộ 19 Lỗi áp dụng thương mại điện tử • Tin rằng mọi hoạt động kinh doanh đều giải quyết tốt trên Intemet • Tin rằng có một website sẽ dẫn tới việc bán được hàng ngay tức thì • Tin rằng việc sử dụng Internet là một phương pháp dễ dàng để làm cho doanh nghiệp và sản phẩm được biết đến trên thế giới 20 Lỗi áp dụng thương mại điện tử • Không có chi phí hợp lý để giới thiệu website • Không đầu tư thời gian để thiết kế nội dung và hình thức của website và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm. • Không thường xuyên cập nhật website. • Không trả lời thư điện tử của khách hàng gửi đến yêu cầu trả lời trong vòng 3 ngày 21 Lỗi áp dụng thương mại điện tử • Tin rằng các công ty trung gian sẽ tự động mất đi với sự ra đời của Internet. • Tin rằng Internet sẽ cào bằng sân chơi giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ. • Tin rằng tất cả rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng sẽ do người mua chịu. 22 6 ngành đã thay đổi nhiều nhất • Điện toán và điện tử: Ba công ty lớn là Dell Computers, Cisco Systems và Intel có doanh số bán hàng hơn 100 triệu USD mỗi ngày qua mạng Internet. • Liên lạc viễn thông: nhờ việc sử dụng ngày càng tăng của hình thức truyền dữ liệu qua E-mail, các máy chủ và hàng triệu Website trên mạng. AT & T 23 6 ngành đã thay đổi nhiều nhất • Dịch vụ tài chính: Dịch vụ tài chính đang được số hoá và làm cho giao dịch trên mạng được thực hiện với chi phí thấp. • Bán lẻ: Hàng nghìn website đã được các nhà bán lẻ truyền thống tạo ra trên mạng tại Mỹ 24 6 ngành đã thay đổi nhiều nhất • Năng lượng: Dẫn đầu bởi mặt hàng khí tự nhiên, tiếp theo đó là mặt hàng năng lượng khác như điện, than và nhiên liệu cũng đang được chào bán qua mạng • Du lịch: Người tiêu dùng đang dần dần bỏ qua các hãng đại lý du lịch để mua vé, đặt chỗ và làm các công việc liên quan khác thông qua mạng 25 Dịch vụ cho SME • Thiết kế trang web • Quản lý dữ liệu và tự động hoá các giao dịch xuất khẩu • Thu nhận các bảng chào giá cước hàng không • Dịch vụ tỷ giá ngoại hối • Phần mềm đa ngôn ngữ 26 Dịch vụ cho SME • Liên kết các sản phẩm tới sàn đấu giá trên mạng • Gia nhập vào cộng đồng các doanh nghiệp nhỏ • Tham gia các loại catalog và kho hàng sản phẩm trên mạng 27 Lợi ích DN mở trang web • Nâng cao uy tín bằng việc xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp một cách vững chắc và hiện đại hơn. • Khuếch trương các sản phẩm và dịch vụ của mình. • Quảng cáo được trên nhiều thị trường với chi phí thấp hơn trước. • Trả lời câu hỏi về các sản phẩm và dịch vụ của mình. • Rút ngắn thời gian trả lời cho khách hàng. • Cung cấp các địch vụ ngay trong ngày hoặc các dịch vụ ngoài giờ làm việc bình thường. 28 Lợi ích DN mở trang web • Sử dụng thư điện tử (e-mail) như là một công cụ để tiếp thị. • Sử dụng thư điện tử (e-mail) như là một công cụ để liên lạc với khách hàng. • Sử dụng tư liệu phi văn bản • Phối hợp quan hệ giữa cung ứng và khách hàng từ nhiều thị trường. • Điều hành hệ thống thương nhân một cách có hiệu quả hơn • Tiến hành nghiên cứu thị trường nước ngoài 29 Thanh toán Thẻ tín dụng 30 Kiến trúc một website 31 Kiến trúc một website 32 Kiến trúc một website 33 Kiến trúc một website 34 Chiến lược thương mại điện tử • Hiểu được các đặc tính của thương trường (marketplace) trên mạng như tính cạnh tranh toàn cầu, các yêu cầu về luật pháp và kỹ thuật để bán hàng qua mạng và vai trò của thông tin trong thương mại điện tử. • Có năng lực kỹ thuật về cung ứng để bán các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường trực tuyến toàn cầu. • Quá trình sản xuất và bán hàng đã sẵn sàng giúp cho công ty có thể xử ký sự tăng trưởng rất nhanh công việc kinh doanh. 35 Chiến lược thương mại điện tử • Các mục tiêu - Định hướng - Thực trạng hiện tại - Đặt ra các chỉ tiêu đánh giá sự hoạt động trên mạng - Đặt ra các chỉ tiêu đánh giá sự hoạt động trên mạng - Phân tích thị trường 36 Chiến lược thương mại điện tử • Mức độ cạnh tranh hiện tại • Khách hàng mục tiêu • Nghiên cứu một nhóm đối tượng tập trung • Rủi ro kinh doanh đã được tính đến • Chiến lược tiếp thị • Nội dung • Quảng cáo • Quan hệ khách hàng • Chiến lược bán hàng 37 Chiến lược thương mại điện tử • Dịch vụ • Quan hệ kinh doanh • Khả năng tích hợp hệ thống • Kế hoạch sản xuất • Kế hoạch tài chính • Ngân sách năm • Cân đối ngân sách • Phân tích Break-even • Nguồn vốn và sử dụng vốn 38 Các bước TMĐT 1. Xây dựng kế hoạch tiếp cận và phát triển TMĐT 2. Mở trang web của doanh nghiệp 3. Tiếp thị trực tuyến trong TMĐT 4. Kế hoạch phát chuyển hàng trong TMĐT 5. Lựa chọn phương án thanh toán điện tử 6. Lựa chọn phương án an toàn và bảo mật trên mạng 7. Xây dựng, phát triển và duy trì website của doanh nghiệp 8. Tái cơ cấu lại công ty trên cơ sở phát triển TMĐT 39 Bài tập Các phương pháp kinh doanh cá nhân trên internet Mỗi sinh viên tự chọn một phương pháp kinh doanh cá nhân trên internet, phân tích tại sao.
Tài liệu liên quan