Cấu tứ tự sự của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Cấu tứ là một phương diện quan trọng của không chỉ các tác phẩm trữ tình mà đối với cả các tác phẩm tự sự. Cấu tứ có vai trò tạo nên phong cách nghệ thuật, biểu hiện tư tưởng, quan niệm nghệ thuật về con người và cuộc sống nói chung của nhà văn, "cấu tứ là linh hồn của tác phẩm, cung cấp một thế đứng, thế nhìn, cách cảm nhận để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Cấu tứ là mô hình nghệ thuật của tác phẩm, là quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nó". [1] Tuy nhiên, không phải bất cứ cấu tứ nào cũng có thể cho thấy phong cách, tư tưởng nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nhà văn. Đó phải là những kiểu cấu tứ có tính lặp lại, xuyên suốt trong nhiều tác phẩm của nhà văn. Nghiên cứu nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy có một số kiểu cấu tứ sau: 1- "Tội ác và trừng phạt" Ngay từ những truyện ngắn đầu tiên, cây bút văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp đã thu hút sự chú ý của người đọc. Có nhiều lý do tạo nên hiệu quả ấy, nhưng trước hết phải kể đến khả năng phản ánh và lý giải những vấn đề xã hội hết sức sắc sảo của nhà văn. Đời sống xã hội trong khoảng hơn chục năm trở lại đây có nhiều biến chuyển. Những người có lương tri quan tâm lo lắng nhiều hơn vì sự xuống cấp của những chuẩn mực đạo đức. Quan hệ con người trong cộng đồng nảy sinh nhiều tội ác. Cũng như bao nhà văn khác, Nguyễn Huy Thiệp dành nhiều sự quan tâm đối với vấn đề này. Nhưng điều tạo nên sự độc đáo và vị trí không thể thay thế của Nguyễn Huy Thiệp chính là khả năng nhìn nhận và lý giải hiện thực xã hội này.

doc204 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2173 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cấu tứ tự sự của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn huy Thiệp Cấu tứ tự sự của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 1 2 - Những con người "từng săn đuổi bao điều phù du" 4 3 - Con người với tâm trạng "Sao tôi cứ như lạc loài" 8 Chân dung Nguyễn Huy Thiệp 11 Đọc lại Vi Thuỳ Linh 15 Dấu ấn hậu hiện đại trong văn học VN sau 1986 19 Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp 24 Hiện tượng Vi Thùy Linh 35 Một cách nhìn về đổi mới tiểu thuyết chiến tranh 42 Mâu thuẫn trong ứng xử nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp 49 Hình thức đa thanh mới qua truyện Nguyễn Huy Thiệp 52 Lịch sử trong truyện ngắn của NHT và dấu vết của hệ hình thi pháp Hậu hiện đại 61 NGUYỄN HUY THIỆP: NHỮNG CHUYỆN HUYỀN, KỲ, NÚI, SÔNG VÀ NƯỚC 79 Nguyễn Huy Thiệp - Hợp lưu giữa nguồn mạch dân gian và tinh thần hiện đại 92 Nguyễn Huy Thiệp - Đưa nhân vật vào lập trường đối thoại 98 Nguyễn Huy Thiệp 105 Sự thức nhận về vai trò, vị trí của nhà văn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 111 Những dấu hiệu của Chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài 116 1.Vào đề 116 2. Câu chuyện về một thế giới vô nghĩa, vô hồn 117 3. Cuộc chia tay với những vị ngữ bất biến của nguyên tắc dụ ngôn 127 4. Nguyên tắc đồng dao hay là thế ưu thắng của văn bản ngôn từ, sự bơ vơ của lời và vật, chữ và nghĩa 132 4.1. Nhan đề tác phẩm 134 4.2. Sườn truyện 136 4.3. Vai văn học và vai xã hội của hình tượng nhân vật. Hiện tượng nhại thể loại, ngoài thể loại 138 5. Mấy lời kết 141 Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: “Tôi là một người sống ảo” 143 Triết lý văn chương trên trang viết Nguyễn Huy Thiệp 152 1. Quan niệm về văn chương qua cái nhìn của những nhà chính trị 153 2. Nguyễn Huy Thiệp tự phát biểu những triết lý của mình về văn chương 157 Ý kiến tranh luận về Nguyễn Huy Thiệp 159 Vi Thùy Linh, Nhục Cảm Sáng Tạo 163 Văn học Việt Nam trong quá trình hội nhập 171 Văn chương và triết học - Nghĩ về Nguyễn Huy Thiệp và François Jullien 176 Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 181 Văn học Việt Nam những năm đầu Đổi Mới 188 Cấu tứ tự sự của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp "…Những gì tạo nên số phận? Điều gì giá trị? Điều gì vô giá trị? Điều gì trên đời này có ý nghĩa nhất cho một con người?" (Truyện tình kể trong đêm mưa - Nguyễn Huy Thiệp) Cấu tứ là một phương diện quan trọng của không chỉ các tác phẩm trữ tình mà đối với cả các tác phẩm tự sự. Cấu tứ có vai trò tạo nên phong cách nghệ thuật, biểu hiện tư tưởng, quan niệm nghệ thuật về con người và cuộc sống nói chung của nhà văn, "cấu tứ là linh hồn của tác phẩm, cung cấp một thế đứng, thế nhìn, cách cảm nhận để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Cấu tứ là mô hình nghệ thuật của tác phẩm, là quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nó". [1] Tuy nhiên, không phải bất cứ cấu tứ nào cũng có thể cho thấy phong cách, tư tưởng nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nhà văn. Đó phải là những kiểu cấu tứ có tính lặp lại, xuyên suốt trong nhiều tác phẩm của nhà văn. Nghiên cứu nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy có một số kiểu cấu tứ sau: 1- "Tội ác và trừng phạt" Ngay từ những truyện ngắn đầu tiên, cây bút văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp đã thu hút sự chú ý của người đọc. Có nhiều lý do tạo nên hiệu quả ấy, nhưng trước hết phải kể đến khả năng phản ánh và lý giải những vấn đề xã hội hết sức sắc sảo của nhà văn. Đời sống xã hội trong khoảng hơn chục năm trở lại đây có nhiều biến chuyển. Những người có lương tri quan tâm lo lắng nhiều hơn vì sự xuống cấp của những chuẩn mực đạo đức. Quan hệ con người trong cộng đồng nảy sinh nhiều tội ác. Cũng như bao nhà văn khác, Nguyễn Huy Thiệp dành nhiều sự quan tâm đối với vấn đề này. Nhưng điều tạo nên sự độc đáo và vị trí không thể thay thế của Nguyễn Huy Thiệp chính là khả năng nhìn nhận và lý giải hiện thực xã hội này. Điều gì làm nảy sinh tội ác? Nguyễn Huy Thiệp cho rằng đó là bởi con người ta tăm tối về mặt nhận thức. Một đời sống tinh thần nhạt nhẽo, một tâm hồn vô cảm chính là lý do dẫn đến cái ác. Trong truyện ngắn Chảy đi sông ơi, khi cậu bé bị chết đuối được chị Thắm cứu thoát - nhân vật xưng tôi - hỏi chị Thắm rằng tại sao người ta lại có thể đang tâm bỏ mặc cậu dưới dòng nước, chị bảo cậu: "Đừng trách họ thế (…). Có ai yêu thương họ đâu… Họ đói mà ngu muội lắm", "người ta tăm tối lắm(…). Con người vô tâm nhiều như bụi bặm trên đường". Người ta không cứu cậu bởi "những người đánh cá có lệ không cứu những ai chết đuối…". Ở đây có một sự tiếp nối của Nguyễn Huy Thiệp với những tư tưởng về định kiến xã hội của nhà văn Nam Cao, khi Nam Cao lên tiếng bênh vực những con người bình thường (như Đức trong Nửa đêm…) phải chịu sự ghét bỏ, xa lánh của các thành viên khác trong cộng đồng xã hội chỉ bởi những lý do hoàn toàn không có căn cứ. Điển hình cho sự tăm tối, ngu muội về tinh thần dẫn đến tội ác tập trung trong truyện ngắn Tội ác và trừng phạt. Tác phẩm này có dáng dấp một tiểu luận về "tội ác và trừng phạt" hơn là một truyện ngắn. Câu chuyện về nhân vật tội nhân trong tác phẩm này quá khủng khiếp, vượt ngoài sự tưởng tượng của người đọc. Cô gái mười sáu tuổi phạm tội giết bố và ba đứa em. Không phải cô không có tính người mà đó chính là một hành động bùng phát của hổ thẹn, nhục nhã ê chề. Cô sống trong một gia đình có một người bố, một bà mẹ mù và ba đứa em ở một vùng biệt lập trên vùng núi Tây Bắc. Một lần đi đường, người bố không kìm được thú tính đã hiếp cô con gái. Phẫn uất, cô gái nhân lúc ông bố ngủ đã dùng dìu bổ vào giữa trán của ông ta và phóng hỏa ngôi nhà thiêu sống cả ba đứa em tội nghiệp… Điều nhà văn quan tâm ở truyện ngắn này lại không phải tất cả là về người con gái với tội giết bố. Nguyễn Huy Thiệp dường như muốn hướng tới sự lý giải nhiều hơn về hành động thú tính của người bố. Anh cho rằng "Tội ác sẽ trở nên hết sức man rợ bởi sự mông muội tinh thần"; "Khi xem các thống kê tội phạm, người ta dễ nhận thấy người có trình độ văn hóa thấp chiếm tỉ lệ cao. Đời sống tinh thần tăm tối cùng với hoàn cảnh quẫn bách vật chất tạo ra tội ác". Trong tác phẩm này, để lý giải tội ác, bên cạnh sự tăm tối về mặt tinh thần, nhà văn đã nêu ra nhiều lý do dẫn đến tội ác, đó là sự buồn chán, "sự ghen tuông, tính đố kỵ, mê tín dị đoan v.v…". Có thể thấy cái nhìn, khả năng phân tích hiện thực đời sống hết sức sắc sảo và thuyết phục của Nguyễn Huy Thiệp. Tác phẩm của anh thôi thúc những người có lương tâm, có trách nhiệm đối với đời sống cộng đồng cần phải hành động một cách quyết liệt, kịp thời để ngăn chặn tội ác. Không chỉ có vậy, theo nhà văn, tội ác còn là kết quả tất yếu của nỗi thèm khát tiền tài địa vị. Cuộc sống thị thành hiện đại với bao nhiêu cám dỗ thôi thúc người ta phải tìm mọi cách để có tiền bạc. Người ta khát khao được hưởng thụ những gì lẽ ra mình chưa được hưởng, không xứng đáng, không có tư cách được hưởng. Chàng thanh niên tên Hạnh trong truyện ngắn Huyền thoại phố phường là một nhân vật điển hình cho loại người đó. Vốn là một người nghèo, sống giữa nơi phồn hoa đô hội, Hạnh khát khao "được trở thành triệu phú". Hẳn "Đây là một mơ ước tốt!" như lời của một nhân vật khác trong truyện khẳng định. Nhưng thật đáng cười khi người ta hỏi rằng y đã làm gì để thực hiện "mơ ước tốt" đó thì y nói: "Chưa có cách gì!". Đáng cười hơn nữa khi y thổ lộ: "Cuộc đời đầy những bất ngờ. Tôi chờ thần may mắn đến". Cơ hội của y đã đến, khi y cho rằng chiếc vé số của cô Thoa - con gái bà Thiều sẽ cho y giải độc đắc, sẽ giúp y đổi đời, sẽ đưa y từ thân phận kẻ ở nhờ trong một ngôi nhà chật chội ven thành thành người giàu có… Chính những ý nghĩ, thèm muốn đó đã thôi thúc y hành động một cách vô liêm sỉ để đoạt được chiếc vé số kia. Trớ trêu thay, chiếc vé mà y đã đổi đi lại là chiếc vé trúng giải. Y đã phải gánh chịu một kết cục buồn: Tiếc xót, căm hận đã biến y trở thành một kẻ tâm thần. Đó hoàn toàn là một sự trừng phạt mà những con người như y đã tự chuốc lấy. Triết lý nhân sinh sâu sắc hơn nữa khi Nguyễn Huy Thiệp còn chỉ ra rằng chính sự coi thường mạng sống của những sinh linh bé nhỏ trong thế giới tự nhiên xung quanh con người cũng dẫn đến tội ác. Ở đây có một sự liên quan với vấn đề nhận thức. Nhiều người chưa nhận thức được rằng sự sống của những con vật cũng là một phần gắn bó hữu cơ với sự sống của con người. Có những kẻ không bao giờ tiếc xót khi nâng nòng súng lên hủy diệt sự sống của những con thú tội nghiệp (Con thú lớn nhất…). Qua truyện ngắn Muối của rừng có thể nhận thấy những tình cảm nâng niu, trìu mến của nhà văn đối với thế giới tự nhiên. Hỏi ai không yêu tự nhiên, yêu môi trường sống của mình khi đọc những dòng văn: "Sau tết Nguyên đán một tháng là thời gian thích nhất ở rừng. Cây cối đều nhú lộc non. Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng vừa tình cảm. Điều ấy một phần là do mưa xuân. Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân dẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú. Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da". Chính bởi yêu thế giới tự nhiên, yêu những sinh vật đang cùng tồn tại với con người trong cùng một môi trường sống, Nguyễn Huy Thiệp đã dành nhiều trang viết về những tội ác con người đã vô tình gây ra đối với tự nhiên mà tập trung hơn cả ở một số truyện nhỏ của truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát. Tất cả những tội ác mà người ta gây ra đối với đồng loại, với thế giới tự nhiên đều phải trả một giá quá đắt. Người vợ tội nghiệp bị chính viên đạn từ khẩu súng săn của người chồng hạ sát (Con thú lớn nhất - Những ngọn gió Hua Tát). Người con trai duy nhất của ông Nhân bị sói cắn xé cho đến chết hết sức bi thảm (Sói trả thù - Những ngọn gió Hua Tát). Cậu bé Tâm (Giọt máu) phải chịu tội sét đánh thay cho bố của cậu. Người ta phải gánh chịu những gì mà mình đã gây nên. Thậm chí cả những người vô tội cũng phải gánh chịu tội ác của người thân: Vợ chịu tội của chồng, con chịu tội của cha… Sự trừng phạt của thế giới tự nhiên, "của rừng" tỏ ra vô cùng nghiêm khắc. Viết về vấn đề tội ác và trừng phạt, trước Nguyễn Huy Thiệp đã có nhiều nhà văn đề cập, mà tiêu biểu là tiểu thuyết Tội ác và trừng phạt của nhà văn Nga Đôxtôiépxki. Thực chất, kiểu cấu tứ này cũng là một dạng của cấu tứ nhân quả đã trở nên rất phổ biến trong văn học, đặc biệt là văn học dân gian với thể loại cổ tích. Một mặt tiếp nối mạch chảy này của truyền thống văn học, mặt khác Nguyễn Huy Thiệp phát triển thành một kiểu cấu tứ phổ biến, lặp đi lặp lại trong nhiều sáng tác của anh, và hơn thế, đã được anh khai thác ở nhiều nội dung tư tưởng, giá trị nhân văn mới như đã được trình bày ở trên, phù hợp với nhịp sống của thời đại. Qua đó càng có cơ sở để khẳng định rằng, cái làm nên giá trị cho những tác phẩm văn học chính là cách nhìn nhận khai thác của người nghệ sĩ về những vấn đề muôn thuở của con người. Có những vấn đề do sự phát triển của đời sống xã hội mới nảy sinh mà văn học phản ánh, nhưng có những vấn đề luôn luôn là điều quan tâm cho mọi thời đại, đó là quan hệ con người với con người, con người với của cải vật chất, con người với thế giới tự nhiên,... Nguyễn Huy Thiệp khai thác những vấn đề muôn thuở của con người bằng một cái nhìn mới mẻ và sắc sảo, nhờ vậy những tác phẩm tự sự của anh thực sự có một phong cách, một sự hấp dẫn đối với người đọc. Bởi thế, với việc khai thác kiểu cấu tứ tự sự này, Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần đáng kể vào việc làm phong phú những giá trị tư tưởng nghệ thuật của văn học nói chung. 2 - Những con người "từng săn đuổi bao điều phù du" Người kể chuyện trong truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát đã từng chiêm nghiệm: "Đời người ta, ai đã chẳng từng săn đuổi bao điều phù du". Kể về những con người suốt đời bị ám ảnh bởi một huyền thoại, tin tưởng tuyệt đối vào huyền thoại đó, suốt đời đi tìm huyền thoại là một kiểu cấu tứ khá phổ biến trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Qua các tác phẩm của anh, người đọc bắt gặp khá nhiều nhân vật tin vào những truyền thuyết, những huyền thoại. Dường như có một sức mạnh siêu nhiên nào đó khiến họ luôn luôn bị ám ảnh bởi những huyền thoại đó. Người ta có thể lìa bỏ quê hương, gia đình cùng những người thân yêu; có thể bất chấp cả hiểm nguy, tính mạng bản thân quyết chí ra đi mong gặp được những điều chỉ có trong cổ tích. Nhân vật "Tôi" trong Chảy đi sông ơi mang một niềm tin mãnh liệt vào sự có thật của "truyền thuyết huyễn hoặc về con trâu đen" trên khúc sông làng quê mình. Anh ta tin tưởng rằng thế nào mình cũng sẽ gặp được con trâu, bởi "những người đánh cá ban đêm quả quyết đã nhìn thấy nó". Con trâu "thường xuất hiện vào lúc nửa đêm. Nó ở dưới đáy sông lao lên mặt nước. Toàn thân bóng nhẫy, đôi sừng vút cao, mõm thở phì phì, con trâu phi trên mặt nước như phi trên cạn. Con trâu phì bọt, nước dãi của nó tựa như trứng cá. Nếu ai may mắn hớp được bọt ấy sẽ có sức lực phi thường, bơi lặn dưới nước giỏi như tôm cá". Cho dù người ta đã cho anh biết, chuyện về con trâu đen chỉ là chuyện giả, chuyện bịa, không có thật, nhưng anh vẫn tin. Suốt một thời thơ bé, câu chuyện về con trâu đen ám ảnh anh. Đã bao lần anh nài nỉ những người đánh cá cho anh đi đánh cá đêm cùng với họ, bị họ hăm dọa, chửi rủa, thậm chí có lần bị hất xuống dòng nước giữa đêm đen, may có người cứu thoát chết. Và quả thực, như người ta đã nói với anh, anh không bao giờ nhìn thấy con trâu ấy. Nhưng anh được gặp một người tốt, con người đã bất chấp những điều kiêng kị cứu anh thoát chết, người đã bảo toàn mạng sống cho anh, người đàn bà bên bến sông - chị Thắm. Chị đã cứu thoát bao người chết đuối, nhưng cuối cùng "lại chết đuối mà không có ai cứu...". Tiêu biểu cho kiểu cấu tứ này phải kể đến truyện ngắn Con gái thủy thần. Huyền thoại kể rằng trong trận bão mùa hè năm 1956, ở bãi nổi trên sông Cái có một đôi giao long quấn chặt lấy nhau vẫy vùng làm đục cả một khúc sông, sinh ra một đứa bé. Dân trong vùng gọi đứa bé ấy là Mẹ Cả, "đồn" rằng có người đem về nuôi, "lại đồn" các xơ trong nhà tu kín đón về đặt tên thánh cho Mẹ Cả là Gianna Đoàn Thị Phượng. Đối với Chương - nhân vật xưng "Tôi" trong truyện ngắn này, chuyện Mẹ Cả ám ảnh anh "suốt một thời niên thiếu". Có người đã cho Chương biết chuyện Mẹ Cả là chuyện họ bịa ra, nhưng anh vẫn tin rằng "con gái thủy thần" là có thật. Sức mạnh của niềm tin, sự ám ảnh thôi thúc khiến anh dứt bỏ quê hương và những người thân yêu để ra đi, "nhằm hướng mặt trời mọc mà đi". Trên bước đường đi tìm con gái thủy thần anh đã phải trải qua bao cay đắng, vất vả, nhục nhã. Anh đã làm việc không công, bị hành hạ về thể xác, bị dày vò về tinh thần. Anh đã gặp những người con gái tên Phượng. Trong số họ, cô thì gieo vào anh cái khao khát yêu đương nhưng không bao giờ gặp lại anh, cô thì đòi hỏi anh về thân xác, cô thì dành cho anh những tình cảm yêu đương chân thành. Nhưng tất cả họ không ai là người con gái mà anh đang tìm kiếm. Anh vẫn ra đi, vì nếu anh tìm thấy nàng anh "sẽ không hối tiếc gì về cuộc sống", vì anh "muốn xem phía trước có gì"... Niềm tin về những huyền thoại phù du của những nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều vô cùng tha thiết. Họ khát khao một ngày kia sẽ đạt được điều họ đang tin. Sức mạnh niềm tin của họ cực kỳ mãnh liệt. Tất cả họ đều tin tưởng một ngày kia huyền thoại đang ám ảnh họ sẽ trở thành hiện thực. Đọc những truyện ngắn theo kiểu cấu tứ của Con gái thủy thần, người đọc có cảm giác mình đang được gặp lại trong văn học hiện đại những nhân vật cổ tích, đang được sống trong một thế giới cổ tích. Điều khác biệt là trong thế giới nghệ thuật cổ tích mọi huyền thoại, niềm tin đều có thể trở thành hiện thực còn ở Nguyễn Huy Thiệp điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Trong cổ tích mọi mâu thuẫn, xung đột được giải quyết bằng phép nhiệm màu, còn trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp mọi thứ vẫn được tuân theo quy luật vận hành của vũ trụ, của đời sống xã hội hiện đại. Dường như những nhân vật trong những truyện ngắn theo kiểu cấu tứ này là những người của thế giới cổ tích xa xưa còn xót lại. Họ không thể hòa nhập được với những con người hiện đại. Họ cô đơn trong hành trình đi tìm những điều kì diệu chỉ có trong cổ tích. Họ thường bị những người hiện đại giễu cợt. Chương trong truyện ngắn Con gái thủy thần đã từng bị người ta giễu cợt như thế: "Trò chuyện mãi, tôi hỏi lão già về chuyện Mẹ Cả. Lão già ôm bụng cười lăn lộn, đôi chân liệt bất động trông rất đáng sợ. Tôi chưa thấy ai khủng khiếp như vậy. Lão già bảo tôi: "Mày có trông thấy cái nia rách kia không? Đôi giao long quấn nhau ở trong ấy đấy...". Lão già lại cười. Tôi kinh hoàng sợ hãi. Lão già lại bảo: "Hồi ấy tao chưa bị liệt. Tao bịa ra chuyện Mẹ Cả. Ai cũng tin. Mộ Mẹ Cả kia kìa, mày muốn biết hình Mẹ Cả đào lên mà xem". Lão già chỉ một nấm đất gần kề gốc muỗm. Tôi lấy chiếc mai trong lều ra chỗ nấm đất, đào lên. Tôi đào theo kiểu người ta vẫn đào khi bốc mộ. Được hơn một mét, tôi lôi dưới ấy lên một khúc gỗ mục chẳng hình thù gì...". Những con người như vậy cũng thật lạc lõng giữa cuộc sống đời thường. Chương - chàng thanh niên trong truyện Con gái thủy thần cảm thấy không chịu được cuộc sống nhạt nhẽo vô vị: "Mẹ tôi bảo: "Chương ơi, thế con bỏ mẹ đi à?". Tôi không trả lời, tôi vụt ra ngõ như chạy. Tôi biết, nếu tôi dừng lại lúc này thì tôi sẽ không bao giờ đi nữa. Tôi sẽ quay lại công việc của mười năm trước; tôi sẽ cứ thế cho đến rốt đời: sáng kéo cày, chiều đào đá ong, tối lột giang đan mũ. Tôi sẽ kéo mòn kiếp sống của tôi như thế. Như thể bố tôi, như ông Nhiêu, như ông Hai Thìn, như những người dân hiền lành, lam lũ ở quê hương tôi". Cũng bởi họ tin vào, quyết đi tìm cho được những điều phù du nên thường phải chịu gánh chịu những kết cục thật đáng thương tâm. Chàng trai mồ côi tên Khó trong truyện Trái tim hổ (Những ngọn gió Hua Tát) giống như bao người con trai bản Hua Tát tin vào câu chuyện dùng trái tim con hổ dữ có thể chữa khỏi bệnh liệt hai chân cho người con gái tên Pùa có sắc đẹp không ai bì kịp. Bất chấp mọi hiểm nguy, những chàng thanh niên vì yêu Pùa, vì tin vào lời đồn về phép màu của trái tim hổ vẫn vác súng vào rừng, quyết săn bằng được hổ dữ. Đã "Hơn mười người chết vì con hổ dữ. Tiếng khóc than lẫn với tiếng gió hú dài âm âm trong bản. Người ta nản chí dần, số người đi săn rụng nhanh như bứa chín cây, cuối cùng chỉ còn một người. Người ấy là Khó". Chuyện trái tim hổ chữa lành bệnh cho Pùa chẳng bao giờ trở thành sự thực. Chỉ có một sự thực xót xa: "Hơn mười người chết trong mùa đông ấy vì con hổ dữ. Thêm hai người nữa chết dần sau câu chuyện đó. Hai người ấy là Pùa và Khó...". Kiểu cấu tứ kể về những con người "từng đi tìm bao điều phù du" trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, trước hết cho thấy sự hoài vọng về một thế giới tinh thần với những giá trị nhân văn thuần khiết. Kiểu cấu tứ ấy còn là mơ ước của nhà văn về một xã hội tốt đẹp hơn; ở đó con người và con người sẽ chỉ có tình thương, tình yêu, lòng bao dung; ở đó những kẻ vô tình, vô nghĩa, tăm tối và bặm trợn không bao giờ còn tồn tại. Hơn thế, những tác phẩm thuộc kiểu cấu tứ tự sự này còn là lời nhắc nhở, thức tỉnh những ai còn mơ mộng, tin tưởng vào những điều huyễn hoặc hãy biết sống tỉnh táo hơn, lý trí hơn, khôn khéo hơn. Cuộc sống hiện đại với bao quan hệ bộn bề cần những con người luôn biết xét đoán thông minh, biết ứng xử để giành cho những giá trị đích thực có một chỗ đứng xứng đáng. Đó chính là những thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm, sẻ chia. Trong trí nhớ của người đọc Nguyễn Huy Thiệp như còn vang mãi những lời thơ: Sự nhẹ dạ của lòng người Tôi nhẹ dạ, anh nhẹ dạ, chị nhẹ dạ Và em nữa, em thân yêu Em nhẹ dạ qua chừng Chúng ta đều nhẹ dạ ở cõi đời này …………….. Em nhẹ dạ quá chừng Trái tim em trong trắng thế Và đôi môi em tinh khiết thế Đôi mắt em buồn tái tê Niềm tin kia... Niềm tin chẳng giả thiết gì, chẳng điều kiện gì Còn nếu tôi là quỷ dữ? Anh là quỷ dữ, chị là quỷ dữ? Bố mẹ tôi là quỷ dữ? Sự nhẹ dạ của lòng người Có chắp cánh cho chúng ta bay lên Thiên đường được không? (Những bài học nông thôn) 3 - Con người với tâm trạng "Sao
Tài liệu liên quan