Chế độ khoa cử thời phong kiến các triều đại Lê, Lý, Trần, Hồ

Khi nói về thời Lê, trước hết chúng ta nên đề cập đến triều đại của Lê Thánh Tông. Phần đông quan lại triều Lê Thánh Tông được tuyển lựa bằng khoa cử, chế độ giáo dục khoa cử phát triển tới mức cực thịnh. Từ khi đi học đến khi đi thi, học sinh được rèn luyện theo khuôn khổ của nho giáo, học xây dựng đội ngũ quan liêu từ tầng lớp nho sĩ là một trong những biện pháp cơ bản để cũng cố nền quân chủ chuyên chế phong kiến. Có 2 kỳ thi chính: Thi Hương: Được tổ chức hàng năm, ở các đạo. Tất cả mọi người (trừ những người phạm tội, làm nghề chèo hát) đều được dự thi. Các kỳ thi hương lấy đổ cử nhân. Năm 1462, Lê Thánh Tông đã định ra lệ thi hương rất cụ thể Thi Hội: Năm 1463 định lệ 3 năm một lần thi hội, năm 1472, định phép thi hội. Những người đã đỗ thi hương đều có quyền tham gia thi hội.

docx6 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 2561 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế độ khoa cử thời phong kiến các triều đại Lê, Lý, Trần, Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi: Chế độ khoa cử thời phong kiến các triều đại Lê, Lý, Trần, Hồ Bài Làm I/KHOA CỬ THỜI LÊ SƠ: Khi nói về thời Lê, trước hết chúng ta nên đề cập đến triều đại của Lê Thánh Tông. Phần đông quan lại triều Lê Thánh Tông được tuyển lựa bằng khoa cử, chế độ giáo dục khoa cử phát triển tới mức cực thịnh. Từ khi đi học đến khi đi thi, học sinh được rèn luyện theo khuôn khổ của nho giáo, học xây dựng đội ngũ quan liêu từ tầng lớp nho sĩ là một trong những biện pháp cơ bản để cũng cố nền quân chủ chuyên chế phong kiến. Có 2 kỳ thi chính: Thi Hương: Được tổ chức hàng năm, ở các đạo. Tất cả mọi người (trừ những người phạm tội, làm nghề chèo hát) đều được dự thi. Các kỳ thi hương lấy đổ cử nhân. Năm 1462, Lê Thánh Tông đã định ra lệ thi hương rất cụ thể Thi Hội: Năm 1463 định lệ 3 năm một lần thi hội, năm 1472, định phép thi hội. Những người đã đỗ thi hương đều có quyền tham gia thi hội. Thi Đình: Những nười đỗ thi hội đều được tham gia thi đình. Thi hương và thi hội đều được tổ chức thi ở triều đình, đề thi đều do vua ra, đều lấy đỗ tiến sĩ. Riêng những người đỗ tiến sĩ ở các kỳ thi thì được phân loại như sau: - Những người đỗ hàng đầu (đệ nhất giáp) có ba người tam khôi: Cao nhất được gọi là trạng nguyên, rồi đến bảng nhãn, thứ nữa là thám hoa. - Những người đỗ hàng thứ nhì (đệ nhị giáp), được gọi chung là hoàng giáp, - Những người đỗ hàng thứ ba (đệ tam giáp), được gọi bằng danh iệu đồng tiến sĩ (tiến sĩ hội thi và tiến sĩ đình thi) Ngoài thi hương, thi hội, thi đình, nhà nước còn tổ chức những hình thức thi khác, ví dụ những kỳ thi chọn nhân viên hành chính (với các môn thi viết chữ và làm tính). Trên cơ sở kết quả những kỳ thi trên, Nhà nước bổ dụng những người đã đỗ đạt làm quan. Ví dụ, theo các sắc chỉ được ban hành năm 1473, 1486, trang nguyên được bổ quan hàm chánh lục phẩm và 8 tư, bảng nhãn được hàm tòng lục phẩm và 7 tư, thám hoa được hàm chánh thất phẩm và 6 tư, hoàng giáp được hàm tòng thất phẩm và 5 tư … * Thời Lê sơ kể từ năm đầu đời Vua Lê Thái Tổ (1428) đến khi Mạc Đăng Dung giành ngôi lập ra triều Mạc (1527), gần tròn một thế kỷ. Đây là thời kỳ chế độ phong kiến đạt đến thịnh trị, giáo dục khoa cử cũng trở thành khuôn mẫu cho giáo dục khoa cử cho các Vương triều sau. Bước đầu, triều Lê tổ chức các Chế khoa, từ năm 1442, bắt đầu tổ chức khoa Tiến sĩ. Khoa thi Tiến sĩ là sản phẩm của Thời kỳ Nho giáo độc tôn, là sự kết hợp giữa Nho học và Văn học trong khoa cử. Khoa Minh kinh Khoa Minh kinh: tổ chức tháng 5 năm Kỷ Dậu - 1429 niên hiệu Thuận Thiên thứ 2. Khoa này tổ chức tại sảnh đường Đông Kinh (Hà Nội này nay). Sử sách ghi được 7 người đỗ, người dự thi bao gồm quan văn, võ từ tứ phẩm trở xuống, dân quân các lộ, những người ẩn dật và tăng đạo. Vì sự mở rộng này mà sử sách ghi là "Thi quan viên và vạn dân" Khoa Hoành từ Khoa này mở vào năm Tân Hợi - 1431 niên hiệu ThuậnThiên thứ 4, phép thi cũng như khoa Minh kinh lấy "chân Nho chính trực" bài thi dùng Minh kinh, luận, phú, hoặc sách vấn. Đỗ khoa Tân Hợi có Nguyễn Thiên Tích và Chu Tam Tỉnh và những người nổi tiếng về sau. Sau Khoa Hoành từ, triều Lê sơ còn tổ chức 2 Chế quan vào năm Quý Sửu - 1433 niên hiệu Thuận Thiên thứ 6; khoa này Vua đích thân ra văn sách, trong số người đỗ có Chu Xa, ông là người tổ chức khắc in bộ sách Việt âm thi tập. Khoa thi Ất Mão - 1435 niên hiệu Thuận Bình thứ 2, Vua Lê Thái Tông ngự tại điện Hội Anh ra đề thi, người đỗ khoa Ất Mão có các nhân vật nổi tiếng như: Nguyễn Thời Trung và Lý Tử Tấn. Khoa thi Tiến sĩ Khoa thi Tiến sĩ đầu tiên của thời Lê sơ cũng là khoa thi tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam, tổ chức vào tháng 3 năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 đời Vua Lê Thái Tôn - 1442. Khoa thi Tiến sĩ đầu tiên có 450 người dự thi, lấy đỗ 33 vị Tiến sĩ. Xếp hạng thành "tam giáp" (nhất giáp, nhị giáp, tam giáp), ba giáp cũgn gọi là 3 bảng, chỉ có bảng một và hai đựơc gọi là chính bảng. Bảng một: Đệ nhất giáp là các Tiến sĩ cập đệ bảng gồm 3 người, tức "Tam danh": - Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh tức Trạng Nguyên (Nguyễn Trực) - Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhị danh tức Bảng Nhãn (Nguyễn Như Đổ) - Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ tam danh tức Thám Hoa (Lương Như Hộc) Bảng hai: Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân tức Hoàng giáp ( khoa này đỗ 7 vị) Bảng ba: Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân (nhà sử học Ngô Sỹ Liên đỗ đầu bảng này, xếp dưới ông là 23 vị). Khoa vị tiến sĩ đầu tiên xếp đặt đầy đủ quan trường thi: Đề điệu (Chánh chủ khảo), Giám thí (phó chủ khảo), Tuần Xước (đứng đầu các quan giám thị); Thu quyển (thu bài thi); Di phong (dọc phách); Đằng lục (sao bài thi để chấm ở bản sao); Đối độc (đọc đối chiếu giữa bài thi và bản sao); Độc quyển (chấm bài). Sau kỳ thi xếp hạng các Tiến sĩ ở Điện Hội Anh (ngày 2 tháng 2), một tháng sau làm lễ xướng danh; treo bảng người đỗ, rồi tiếp tục ban tước trật, mũ áo, cân đai, xiêm hốt, và yến tiệc tịa vườn Quỳnh Lâm; ban ngựa tốt để vinh quy bái tổ. Đến năm Hồng Đức thứ 15 - 1484 thì dựng bia đá. Hiện nay còn tấm bia khoa Tiến sĩ đầu tiên, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội. Sau khoa thi tiến sĩ đầu tiên, các triều Vua ở thời Lê sơ còn tổ chức 15 khoa thi Tiến sĩ nữa. II/KHOA CỬ THỜI LÝ: Sau kháng chiến chống Tống thắng lợi, triều Lý đặc biệt chú ý đến phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp, làm nền cho việc xây dựng triều trính, quốc gia. Về tư tưởng, Phật giáo đang ở thời kỳ hoàng kim, nhưng Nho giáo - đạo trị nước lại cần cho việc củng cố chính quyền, mở rộng bang giao, nên Nho giáo cũng được coi trọng, Văn Miếu, Quốc Tử Giám kế tiếp xây dựng, khoa cử được tổ chức. Trong 215 năm (1010 - 1225) sử sách còn ghi được, triều Lý đã tổ chức 7 khoa thi, trung bình hơn 30 năm một khoa, quả là ít so với các Vương triều phong kiến về sau; các khoa thi này đều là loại Chế khoa thi bất thường, theo chiếu chỉ nhà Vua. Khoa thi "Minh kinh bác học" Khoa Minh kinh bác học là khoa thi đầu tiên mở vào Tháng 2 băn Ất Mão - 1075, niên hiệu Thái Ninh thứ tư đời Vua Lý Nhân Tông. Khoa thi này lấy đỗ 10 người, sử sách chỉ ghi được Lê Văn Thịnh người đỗ đầu khoa (ông người Đông Cửu, Gia Định nay thuộc Gia Lương - Hà Bắc được thăng tới chức Thái Sư) Về Khoa thi Minh kinh bác học, xé trong khoa cử Trung Quõc và cac Vương triều phong kiến Việt Nam sau này, thì chỉ có khoa Minh kinh: Thông hiểu kinh điển Nho giáo riêng ở thời Đường có thi cả sách Lão Tử, còn Minh kinh bác học là chức quan trong nhà Quốc Tử Giám rất có thể đây là kỳ thi nhằm mục đích chọn thầy cho Quốc Tử Giám được mở vào năm sau (1076). Về khoa này, sử sách ghi là: "Tuyển Minh kinh bác học dữ nho học tam trường". Câu này nay còn những cách hiểu khác nhau, có thể đây là 2 khoa riêng biệt trong đó gồm Khoa Minh kinh bác học và khoa thi Nho học tam trường (Tam trường gồm 3 nhóm bài thi, ba đợt thi, vì các kỳ thi Nho giáo thời kỳ này chưa tổ chức quy mô của khoa thi tứ trường) Khoa thi "Văn học" Khoa thi này tổ chức vào tháng 8 năm Bính Dần - năm 1086, niên hiệu Quảng Hựu thứ 2 đời Vua Lý Nhân Tông.. Khoa thi này nhằm chọn người có tài văn học trong nước để đưa vào Viện Hàn lâm. Như vậy khoa này cũng là một Chế Khoa, đỗ đầu khoa là Mạc Hiển Tích, viên tổ của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chí thời Trần. Khoa thi điện Khoa thi tổ chức vào tháng 10 năm Nhâm Thân - năm 1152, niên hiệu Đại Định thứ 13. Về khoa thi này Đại Việt sử ký toàn thư ghi là đại Điện thí - thi Điện, Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú lại ghi là Đình thí - thi Đình. Các sách ghi Thi điện hay thi đình là ghi địa điểm thi tại Điện, Đình Hoàng đế chứ không phải là kỳ thi Đình thi Điện trong thi tiến sĩ. Khoa "thiên hạ sĩ nhân" Thi "Thiên hạ sĩ nhân" (thi kẻ sĩ trong nước), chưa rõ là tên khoa thi hay chỉ là gi chép về việc tổ chức thi, riêng Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí ghi là: Thái học sinh, có lẽ không phải là như thế. Vì triều Lý tổ chức ba khoa loại này vào các năm 1165, 1185 thì chỉ có khoa năm 1185 ghi thêm được mục đích khoa thi là chọn người: giỏi thi thư, và ghi được tên 3 người đỗ, không biết rõ hơn về cách thức tổ chức, có thể đây cũng là 3 Chế khoa. Khoa thi "Tam giáo" Khoa thi "Tam Giáo" nguyên văn trong sử sách ghi là "Thí tam giáo tử": thi người trong ba giáo Nho, Phật, Đạo. Khoa thi này tổ chức vào đời Vua Lý Cao Tông niên hiệu Thiên Tư Gia Thụy thứ 10 năm Ất Mão - 1195. Khoa thi "Tam giáo" sang đến đời Trần vẫn tổ chức. III/KHOA CỬ THỜI TRẦN: Nhà Trần thay thế nhà Lý, ba lần chiến thắng ngoại xâm, mở mang công cuộc xây dựng đất nước, chú trọng giáo dục khoa cử. Năm 1236, mở rộng nhà Quốc học tại kinh đô gọi là Quốc học viện. Năm 1281, lập thêm nhà Quốc học ở phủ Thiên Trường. Tại nhà Quốc học, ngoài con em qúy tộc quan lại còn cho con em dân thường phải là loại tuấn tú đến học. Từ năm 1337, đã đặt học quan tại các Lộ, Phủ. Với hệ thống học hiệu này, Nhà Trần đã tổ chức được một nền giáo dục và khoa cử quy mô. Kể từ khoa thi đầu tiên tổ chức vào năm 1227 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1396, triều Trần đã tổ chức được 11 khoa thi trong đó có một khoa thi "Tam giáo", và 10 khoa thi Thái học sinh. Khoa "Tam giáo" Năm Đinh Hợi - 1227 niên hiệu Kiến Trung thứ 3 đời Trần Thái Tôn tổ chức khoa thi đầu tiên. Sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú cũng ghi là "Thi tam giáo tử", nghĩa là tổ chức thi để chọn nhân tài trong Tam giáo: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo như thời Lý. Đây là khoa thi "Tam giáo" cuối cùng trong mạch thi Tam giáo từ thời Lý. Khoa thi "Thái học sinh" Triều Trần tổ chức khoa thi "Thái học sinh" đầu tiên vào năm Nhâm Thìn - 1232, niên hiệu Kiến Trung thứ 8 đời vua Trần Thái Tông. Sau khoa thi này, triều Trần tiếp tục tổ chức 9 khoa thi Thái học sinh. Khoa thi cuối cùng vào năm Bính Tý - 1396 niên hiệu Quang Thái thứ 9 đời vua Trần Thuận Tông. Khoa thi Thái học sinh thờii Trần thực hiện những định chế giống khoa thi Tiến sĩ; chia Tam giáp (nhất giáp, nhị giáp, tam giáp) ngay từ khoa thi đầu tiên. Xếp Tam khôi (Trạng Nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) từ khoa thi năm 1247. Bên cạnh Kinh Trạng nguyên (trạng nguyên của vùng kinh lộ) và Trai Trạng Nguyên (Trạng nguyên của vùng trại, kể từ Thanh Hóa trở vào) thực hiện định chế này được hai khoa, nhằm khuyến khích việc học ở vùng xa kinh thành. Sau Tam khôi lấy Hoàng giáp là ác tiến sĩ thứ 2, từ khoa thi 1304. Bài thi của khoa thi Thái học sinh cũng được ghi rõ trong khoa thi 1304 này: Trường một: Thi Kinh nghi (những chỗ còn nghi ngờ trong kinh) và Kinh nghĩa (giải nghĩa kinh). Trường hai: thi thơ, phú. Trường ba: thi chế, chiếu, biểu. Trường bốn: thi văn sách (một đạo) Trước khi vào trường, có kỳ phụ thí thi ám tả hai thiên Y quốc và Thiên tử truyện trong sách cổ Trung Hoa để loại người kém. Địa điểm thi ngoài kinh kỳ; Có tổ chức ở nhà Quốc học phủ Thiên Trường (khoa Giáp Dần - 1374) và chùa Vạn Phúc (khoa Giáp Tý - 1384) vì Thái thượng hoàng ở đó. Mặc dù tổ chức khoa thi Thái học sinh thoe định Chế khoa thi Tiến sĩ, nhưng triều Trận lại gọi là khoa thi Thái học sinh, ban cho người đỗ học vị Thái học sinh, có thể một trong những lý do quan trọng là do bình diện tư tưởng lúc bấy giờ. Tam giáo cùng hòa hợp tồn tại, Nho giáo nhích lên so với Phật giáo, Đạo giáo nhưng chưa ở vị trí thế độc tôn. Còn khoa Tiến sĩ lại là kết quả của sự kết hợp nội dung thi Nho học và văn học là sản phẩm của thời kỳ Nho giáo độc tôn. Thái học trong Thái học viện là một ên khá của nhà Quốc tử giám; Thái học trong Thái học sinh chỉ là một tên khác của Giám sinh. Khoa cử Trung Quõc chưa tháy có khao thi và học vị Thái học sinh (?) đây cũng là nét đặc sắc của khoa cử vn thời Trần IV/KHOA CỬ THỜI HỒ Triều Hồ thay thế triều Trần, về tư tưởng và học thuật có nhiều điểm độc đáo. Từ khi chưa giành ngôi vua, Hồ Quý Ly đã viết sách Minh Đạo dâng vua Trần Nghệ Tông, sách nàu tuy mất nhưng sử sách ghi lại được mấy ý kiến mạnh dạn: nghi ngờ một số hành vi của Khổng Tử - vị Thánh sư của Nho giáo, lên án lối học "Tầm chương trích cú" và các bậc đại Nho Đường - Tống chuyên trau dồi hư văn, không chú ý đến thực tế. Tuy vạch ra một số điểm yếu của Nho giáo và Nho học nhưng khi ở ngôi Vua, Hồ Quý Ly lại đẩy mạnh giáo dục Nho giáo khuyến khích Nho sĩ. Giáo dục và khoa cử thời Hồ, ngoài kinh điển Nho giáo có chú ý đến cách học thiết thực. Các triều chỉ thi toán trong kỳ thi tuyển lại viên, riêng triều Hồ đưa toán thư phám vào kỳ đại khoa. Hồ Quý Ly chú ý đến việc phổ biến chữ Nôm, nhà Vua đã dịch thiên Vô dật trong Kinh thư ra chữ Nôm. Nhưng cuộc xâm lăng của nhà Minh đã cắt ngang đường tiến của triều Hồ. Trong 7 năm, nhà Hồ tổ chức được hai khoa thi: Khoa thi Thái học sinh Khoa này mở năm Canh Thìn - 1400, niên hiệu Thánh Nguyễn thứ nhất, đời Hồ Quý Ly, lấy đỗ 20 vị Thái học sinh, hiện còn được sử sách ghi lại 7 người, có chia "giáp" (nhất giáp, nhị giáp). Nguyễn Trãi là vị Thái học sinh của Triều Hồ, là một nhà văn hóa lớn của Việt Nam, được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Khoa thi năm Ất Dậu Khoa thi này tổ chức năm Ất Dậu - 1405 niên hiệu Khai Đại thứ 3, đời Hồ Hán Thương. Khoa này sử sách không ghi là loại khoa gì. Hồ Ngạn Thần thi đỗ khoa này, sau khi đỗ được giao chức Thái học sinh lý hành, ngoài ra còn 2 người khác, cả 3 ông đều không rõ quê quán hình trạng