Chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện Đạ tẻh - Tỉnh lâm đồng từ năm 2004 đến nay

Mặc dù đây là công tác định kỳ hàng năm nhưng ở các địa phương, công tác chỉnh lý biến động vẫn chưa được thực hiện thường xuyên. Đây là một trở ngại vô cùng lớn cho các nhà quản lý. Để thực hiện tốt và nhanh chóng công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác chỉnh lý biến động đất đai nói riêng, để thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn mà địa phương đang gặp phải trong công tác chỉnh lý biến động đất đai, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác chỉnh lý biến động. Đề tài nghiên cứu các nội dung: tình hình kinh tế xã hội và quản lý đất đai, hiện trạng sử dụng đất và công tác chỉnh lý biến động trên địa bàn huyện. Phương pháp thực hiện: phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu, phương pháp thống kê đất đai, Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về đất đai của địa phương có sự chuyển biến tích cực dần đi vào nề nếp. Đội ngũ cán bộ địa chính có chuyên môn ngày càng được nâng cao. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được triển khai đồng bộ, đạt được kết quả khả quan, tạo điều kiện phát triển kinh tế, ổn định trật tự an ninh chính trị, xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên việc theo dõi biến động sử dụng đất và chỉnh lý biến động vào sổ địa chính cũng như trên bản đồ chưa kịp thời do số trường hợp biến động quá nhiều. Trước tình hình này, công tác chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện trở nên cấp bách và thiết thực hơn. Đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp lãnh đạo, các cơ quan ban ngành có liên quan để công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác chỉnh lý biến động đất đai nói riêng được thực hiện tốt hơn. Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự kết hợp của nhà nước với đối tượng sử dụng đất, giúp nhà nước quản lý đất đai một cách hợp lý có hiệu quả. Huyện Đạ Tẻh có 11 đơn vị hành chính gồm 10 xã và 01 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là : 52.419, 64 ha. Tình hình biến động đất đai diễn ra khá phổ biến và ngày càng trở nên phức tạo trên địa bàn huyện, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải nỗ lực rất nhiều mới hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kết quả: Từ năm 2004 đến 6 tháng đầu năm 2010 huyện đã chỉnh lý được 5.519 trường hợp chuyển nhượng, 842 trường hợp chuyển mục đích, 449 trường hợp tặng cho, thừa kế, 1.324 trường hợp tách thửa, 627 trường hợp cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ, 2.235 trường hợp thế chấp GCNQSDĐ.

doc66 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4310 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện Đạ tẻh - Tỉnh lâm đồng từ năm 2004 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN  BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠ TẺH - TỈNH LÂM ĐỒNG TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY SVTH MSSV LỚP KHÓA NGÀNH  : : : : :  NGUYỄN XUÂN THANH 06124110 DH06QL 2006 – 2010 Quản Lý Đất Đai   -TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010-    Để đạt được kết quả như hôm nay em xin chân thành gởi lời cám ơn đến: Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã dạy dỗ và đào tạo em trong suốt 4 năm học vừa qua. Quý thầy cô khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản đã dạy dỗ, giúp đỡ, động viên và cho em những kiến thức về cuộc sống nói chung và ngành học nói riêng. Thầy - Ths. PHẠM HỒNG SƠN đã tận tình động viên, giúp đỡ và truyền đạt cho em nhiều kiến thức để hoàn thành luận văn này. Các cô, chú, anh, chị đang công tác tại phòng TN-MT, văn phòng ĐKQSDĐ huyện Đạ Tẻh đã giúp đỡ em nghiên cứu, truyền đạt những kinh nghiệm bổ ích cho em trong suốt 4 tháng vừa qua để em hoàn thành luận văn này và hiểu biết thêm về chuyên ngành trong môi trường làm việc thực tế. Tập thể lớp DH06QL cùng bạn bè gần xa đã động viên, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập. Và cũng mượn cơ hội này, em xin bày tỏ lòng thành kính với cha mẹ em: “Con chưa bao giờ nói lời cảm ơn cha mẹ, con không biết nên nói thế nào cho xứng đáng và cũng không biết cha mẹ ở nơi ấy có nghe được tiếng con hay không, dù rằng đã quá muộn màng nhưng con vẫn xin một lần được nói: Con cám ơn và nhớ cha mẹ nhiều lắm...!”. Do thời gian nghiên cứu, kinh nghiệm, trình độ hiểu biết còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi sai sót, em rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn Tp. HCM, ngày 20 tháng 08 năm 2010 Nguyễn Xuân Thanh MỤC LỤC Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1 I.2.1 Mục đích: 1 I.2.2 Yêu cầu: 2 I.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 I.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 I.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN 2 PHẦN II: TỔNG QUAN 3 II.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 II.1.1 Tình hình thiết lập và quản lý hồ sơ địa chính ở Việt Nam 3 II.1.2 Cơ sở khoa học 4 II.1.2.1 Các vấn đề về hồ sơ địa chính 4 II.1.2.2 các vấn đề về biến động đất đai 6 II.1.2.3 Các hình thức chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ địa chính 6 II.1.3 Cơ sở pháp lý 7 II.1.4 Cơ sở thực tiễn 7 II.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 7 II.2.1 Điều kiện tự nhiên 7 II.2.2 Tài nguyên thiên nhiên 11 II.2.4 Điều kiện kinh tế - xã hội 14 II.2.4.1 Tăng trưởng kinh tế 14 II.2.4.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 15 II.2.4.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 16 II.2.4.4 Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn 17 II.2.4.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 18 II.2.4.6 Giáo dục - đào tạo 19 II.2.4.7 Y tế, dân số, gia đình và trẻ em 19 II.2.4.8 Văn hoá 20 II.2.4.9 Thể dục - thể thao 20 II.2.4.10 Quốc phòng, an ninh 20 II.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 II.3.1 Nội dung nghiên cứu 21 II.3.2 Phương pháp nghiên cứu 21 PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22 III.1 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI 22 III.1.1 Quản lý đất đai theo địa giới hành chính. 22 III.1.2 Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và quản lý đất đai trên hồ sơ địa chính. 22 III.1.3 Công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. 23 III.1.4 Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. 24 III.1.5 Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận QSDĐ. 25 III.1.6 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai. 25 III.1.7 Công tác giải quyết tranh chấp đất đai. 25 III.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN ĐẠ TẺH NĂM 2009 26 III.2.1 Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng. 26 III.2.2 Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng. 29 III.3 TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI 31 III.3.1 BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH GIAI ĐOẠN 2004-2009 31 III.3.2 BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH CÁC NHÓM ĐẤT CHÍNH 35 III.3.3 KẾT QUẢ THỐNG KÊ CÁC DẠNG BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI 36 III.4 CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI 37 III.4.1 Trình tự thủ tục đăng ký biến động đất đai 37 III.4.2. Phân loại biến động đất đai và nguyên tắc chỉnh lý biến động. 39 III.4.3 Thẩm quyền chỉnh lý biến động. 42 III.4.4 Quy trình chỉnh lý biến động. 43 1. Chỉnh lý bản đồ địa chính. 44 2. Chỉnh lý sổ theo dõi biến động đất đai. 46 3. Chỉnh lý sổ mục kê 47 4. Chỉnh lý sổ địa chính. 47 5. Chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 49 6. Chỉnh lý sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 51 III.4.5 MỘT VÀI VÍ DỤ VỀ CÔNG TÁC CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG 51 III.5 KẾT QUẢ CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI 55 III.6 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHỈNH LÝ 57 PHẦN IV: KẾT LUẬN 58 DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1: Đặc trưng sông suối chính của huyện Đạ Tẻh. 9 Bảng 2: Quản lý đất đai theo địa giới hành chính của huyện tính đến năm 2010. 22 Bảng 3: Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn huyện Đạ Tẻh. 23 Bảng 4: Tổng hợp cấp giấy từ 2004 đến 6-2010 trên địa bàn huyện Đạ Tẻh. 25 Bảng 5: Hiện trạng sử dụng các loại đất chính năm 2009. 26 Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2009. 27 Bảng 7: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2009. 28 Bảng 8: Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng năm 2009. 29 Bảng 9: Biến động diện tích đất đai trong giai đoạn 2004-2009. 31 Bảng 10: Biến động các nhóm đất chính giai đoạn 2004-2009. 35 Bảng 11: kết quả thống kê các dạng biến động đất đai. 36 Bảng 12: Kết quả chỉnh lý biến động trên đại bàn huyện Đạ Tẻh 55 DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1: Cơ cấu kinh tế năm 2009 14 Hình 2: Cơ cấu sử dụng các loại đất chính 26 Hình 3: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. 27 Hình 4: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp. 28 Hình 5: Cơ cấu đất theo đối tượng sử dụng (đơn vị: ha). 30 Hình 6: Biểu đồ thể hiện biến động diện tích giai đoạn 2004-2009 (từng năm) 32 Hình 7: Biểu đồ thể hiện biến động diện tích giai đoạn 2004-2009 (2 năm). 35 Hình 8: thống kê tình hình đăng ký biến động 37 Hình 9: Chỉnh lý tách thửa. 44 Hình 10: Chỉnh lý hợp thửa. 45 Hình 11: Cập nhật số hiệu thửa vào bảng. 45 Hình 12: Chỉnh lý diện tích. 45 Hình 13: Chỉnh lý tách thửa, chuyển nhượng. 51 Hình 14: Hình minh họa chỉnh lý hợp thửa. 54 Hình 15: Hình minh họa cập nhật số hiệu thửa vào bảng (trường hợp hợp thửa). 54 DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Quy trình đăng ký biến động. 38 Sơ đồ 2: Sơ đồ chỉnh lý biến động 43 DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT CQ : Cơ quan. TT : Thông tư. NĐ : Nghị định. QĐ : Quyết định. HS : Hồ sơ. DT : Diện tích. NN : Nhà nước. SDĐ : Sử dụng đất. CMĐ : Chuyển mục đích. GCN : Giấy chứng nhận. HSĐC : Hồ sơ địa chính. BĐĐC : Bản đồ địa chính. QSDĐ : Quyền sử dụng đất. VPĐK : Văn phòng đăng ký. HĐND : Hội đồng nhân dân. UBND : Ủy ban nhân dân. NVTC : Nghĩa vụ tài chính. TN-MT : Tài Nguyên Môi Trường. MĐSDĐ : Mục đích sử dụng đất. TN-TKQ : Tổ tiếp nhận và trả kết quả. QH-KHSDĐ : Quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất. GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. VPĐKQSDĐ : Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. TÓM TẮT Sinh viên thực hiện: Nguyễn Xuân Thanh, khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản, trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Đề tài: “CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠTẺH - TỈNH LÂM ĐỒNG TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY”. Giáo viên hướng dẫn: Ths. Phạm Hồng Sơn, bộ môn Công Nghệ Địa Chính, khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản, trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Công tác chỉnh lý biến động đất đai là công tác quan trọng và cấp thiết, đảm bảo quản lý nguồn tài nguyên một cách đầy đủ, chính xác, đúng hiện trạng góp phần hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, phân bổ hợp lý các nguồn lực kinh tế thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Mặc dù đây là công tác định kỳ hàng năm nhưng ở các địa phương, công tác chỉnh lý biến động vẫn chưa được thực hiện thường xuyên. Đây là một trở ngại vô cùng lớn cho các nhà quản lý. Để thực hiện tốt và nhanh chóng công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác chỉnh lý biến động đất đai nói riêng, để thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn mà địa phương đang gặp phải trong công tác chỉnh lý biến động đất đai, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác chỉnh lý biến động. Đề tài nghiên cứu các nội dung: tình hình kinh tế xã hội và quản lý đất đai, hiện trạng sử dụng đất và công tác chỉnh lý biến động trên địa bàn huyện. Phương pháp thực hiện: phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu, phương pháp thống kê đất đai, … Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về đất đai của địa phương có sự chuyển biến tích cực dần đi vào nề nếp. Đội ngũ cán bộ địa chính có chuyên môn ngày càng được nâng cao. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được triển khai đồng bộ, đạt được kết quả khả quan, tạo điều kiện phát triển kinh tế, ổn định trật tự an ninh chính trị, xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên việc theo dõi biến động sử dụng đất và chỉnh lý biến động vào sổ địa chính cũng như trên bản đồ chưa kịp thời do số trường hợp biến động quá nhiều. Trước tình hình này, công tác chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện trở nên cấp bách và thiết thực hơn. Đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp lãnh đạo, các cơ quan ban ngành có liên quan để công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác chỉnh lý biến động đất đai nói riêng được thực hiện tốt hơn. Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự kết hợp của nhà nước với đối tượng sử dụng đất, giúp nhà nước quản lý đất đai một cách hợp lý có hiệu quả. Huyện Đạ Tẻh có 11 đơn vị hành chính gồm 10 xã và 01 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là : 52.419, 64 ha. Tình hình biến động đất đai diễn ra khá phổ biến và ngày càng trở nên phức tạo trên địa bàn huyện, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải nỗ lực rất nhiều mới hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kết quả: Từ năm 2004 đến 6 tháng đầu năm 2010 huyện đã chỉnh lý được 5.519 trường hợp chuyển nhượng, 842 trường hợp chuyển mục đích, 449 trường hợp tặng cho, thừa kế, 1.324 trường hợp tách thửa, 627 trường hợp cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ, 2.235 trường hợp thế chấp GCNQSDĐ. PHẦN I: MỞ ĐẦU I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai ngoài việc xác định lãnh thổ còn là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Nên việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai quyết định sự tồn tại và phát triển của chính quốc gia đó. Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập với thị trường thế giới, tiến dần tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên nhu cầu về đất đai để phục vụ cho sản xuất là một yêu cầu rất lớn. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số cũng làm cho nhu cầu sử dụng đất của người dân và các thành phần kinh tế khác ngày một tăng cao dẫn đến tình hình biến động đất đai ngày một diễn ra thường xuyên và phức tạp hơn. Hòa chung xu thế cả nước, trong những năm gần đây tỉnh Lâm Đồng nói chung và huyện Đạ Tẻh nói riêng có bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, thương mại-dịch vụ nên đã dần thay đổi về diện mạo của huyện. Những thay đổi này dẫn đến việc biến động đất đai trên địa bàn huyện ngày càng phức tạp và đa dạng. Mặc khác, trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, công tác chỉnh lý biến động đất đai là việc hết sức quan trọng và cấp bách, đòi hỏi phải cập nhật liên tục, chỉnh lý thường xuyên biến động đất đai trên hồ sơ địa chính để đánh giá, phản ánh kịp thời biến động đất đai. Từ đó nhà nước điều chỉnh biến động và đề ra những phương án để quản lý tốt nguồn tài nguyên đất, đảm bảo đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất, lợi ích cao nhất. Bên cạnh đó, huyện Đạ Tẻh – tỉnh Lâm Đồng là một huyện nông lâm nghiệp thuộc vùng kinh tế mới của vùng Tây Nguyên, trong giai đoạn đô thị hóa huyện đang ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành quả nhất định. Cùng với xu thế đó, đất đai biến động thường xuyên, liên tục do nhu cầu của người sử dụng đất ngày càng tăng cao. chính vì thế, tình hình biến động đất đai đang diễn ra ngày càng phức tạp, làm cho quỹ đất chưa được bảo vệ và phát huy hết tiềm năng. Vì vậy, chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện là công tác rất cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ yêu cầu thực tế và được sự phân công của khoa Quản Lý Đất Đai Và Bất Động Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện Đạ Tẻh -tỉnh Lâm Đồng từ năm 2004 đến nay”. I.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU I.2.1 Mục đích: - Đánh giá tình hình lập và quản lý hồ sơ địa chính. - Thông qua chỉnh lý biến động nhằm nắm chắc quỹ đất, phân bổ và quản lý thống nhất, có hiệu quả. - Thống kê lại toàn bộ quỹ đất đang sử dụng và chưa sử dụng từ đó giúp cho công tác quản lý Nhà nước được thực hiện tốt hơn, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất, làm cơ sở cho định hướng quy hoạch và phân bổ hợp lý đất đai trên địa bàn huyện ĐạTẻh. - Nắm bắt được tình hình sử dụng đất tại địa phương, xác định nguyên nhân tăng giảm của từng loại đất, giúp các nhà quản lý nắm bắt được cơ cấu diện tích, vị trí các loại đất cụ thể tạo cơ sở cho công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện. - Đảm bảo hồ sơ địa chính luôn phản ánh đúng với hiện trạng sử dụng đất. Nhà nước thường xuyên nắm chắc quỹ đất tạo cơ sở hoạch định quản lý thống nhất, có hiệu quả cao. Đặc biệt tránh tình trạng cấp trùng thửa trên nhiều GCNQSDĐ. I.2.2 Yêu cầu: - Các thông tin cập nhật phải đầy đủ, chính xác, phản ánh trung thực tình hình khách quan, không thêm bớt thửa, không tùy ý thêm chỉ tiêu loại đất, đối tượng sử dụng đất, phải đúng với hướng dẫn quy định. - Giữa bản đồ và hệ thống sổ bộ phải đảm bảo sự đồng bộ về thông tin và nội dung. - Số liệu chỉnh lý phải phản ánh đúng thực tế và sửa chữa kịp thời những sai xót trước đây. - Đảm bảo tính khoa học, đúng quy trình kỹ thuật, giữ nguyên được thông tin cũ, cập nhật được thông tin mới. - Chỉnh lý biến động đất đai chỉ được thực hiện sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép biến động và cấp GCNQSDĐ hoặc chỉnh lý GCNQSDĐ đồng thời phải thực hiện đúng với quy định và hướng dẫn. - Khi thực hiện chỉnh lý biến động, phải thực hiện đồng bộ trên toàn bộ hồ sơ địa chính, đồng thời phối hợp đồng bộ giữa ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. I.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Quy trình chỉnh lý, cập nhập biến động đất đai trên địa bàn huyện ĐạTẻh-tỉnh Lâm Đồng. Hồ sơ địa chính. Số lượng hồ sơ cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai qua các năm 2005, 2006, 2007 đến nay. Các quy định quy phạm pháp luật liên quan, trang thiết bị phục vụ công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai. Các loại hình biến động đất đai. I.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong 4 tháng, từ ngày 05 tháng 04 năm 2010 đến ngày 05 tháng 08 năm 2010. Phạm vi không gian: Nghiên cứu biến động đất đai trên địa bàn huyện ĐạTẻh-tỉnh Lâm Đồng từ năm 2004 đến tháng 06 năm 2010 để chỉnh lý biến động. I.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN Việc thực hiện đánh giá tình hình chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện ĐạTẻh sẽ đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai chính xác hơn và đề xuất những phương hướng khắc phục nhược điểm trong công tác chỉnh lý biến động và hoàn chỉnh hồ sơ địa chính. PHẦN II: TỔNG QUAN II.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU II.1.1 Tình hình thiết lập và quản lý hồ sơ địa chính ở Việt Nam Ngành địa chính Việt Nam có hiệu lực từ triều đại vua Hồng Đức, gọi là bản đồ Hồng Đức. Bản đồ lúc bấy giờ vẽ khái quát các huyện có trong cả nước và ghi tên các quận, huyện. Đến triều Nguyễn, vua Gia Long lập địa bạ đến các làng, ghi chép đến xứ đồng, mỗi xứ có bao nhiêu ruộng công điền, ruộng tư điền, các mốc giới làng, tứ cận, hạng thuế, hàng năm đều có tu sửa sổ bộ. Giai đoạn trước năm 1930 đến năm 1945 Ngay khi thực dân Pháp sang xâm chiếm Việt Nam, năm 1886 Pháp thực hiện đo đạc vẽ bản đồ thành phố Sài Gòn. Năm 1888, Pháp thiết kế xong bản đồ quy hoạch mở rộng thành phố Sài Gòn. Năm 1887 lập Sở Địa Chính Sài Gòn, từ năm 1898 đến năm 1930 đo vẽ xong bản đồ giải thửa các làng ở Nam Kỳ, dựa vào các bản đồ giải thửa lập ra các tài liệu của chế độ quản thủ địa chính cùng với Lý trưởng, Chưởng bạ có quyền nhận thị thực các văn bản về ruộng đất trong các làng, chuyển dịch ruộng đất thì phải nộp phí cho cho Chưởng bạ. Sở địa chính lập ra từ năm 1931, các thư ký đạc điền đo vẽ lập các tài liệu địa chính như bản đồ, sổ địa chính, sổ điền chủ, sổ khai báo. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1975 Thi hành sắc lệnh điền thổ được ban hành năm 1927 quy định đất đai là tài sản mà người dân có quyền sở hữu để mua bán, sang nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Đất đai được mua bán tự do nhưng phải chấp hành quy định của Nhà nước để thực hiện vào công trình công ích phúc lợi xã hội, mọi sự mua bán nhà, xây dựng, sửa chữa đều phải có sự chấp thuận của chủ đất. Chính sách “Người có ruộng cày” năm 1970 chỉ cho phép sở hữu 15 ha đất hương quả, còn người trực canh được quyền sở hữu đất 03 ha. Giai đoạn từ năm 1975 đến 1986 Thời kỳ này triển khai công tác đo đạc phân hạng và đăng ký thống kê đất trong cả nước theo Chỉ thị số 299/TTg ngày 10/01/1980 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 56/QĐ-ĐKTK ngày 05/11/1981 của Tổng cục Quản lý ruộng đất về việc ban hành quy định về thủ tục đăng ký thống kê ruộng đất. Năm 1983 thực hiện chính sách hợp tác hoá gia nhập “Tập đoàn sản xuất” đã gây sáo trộn lớn về sử dụng đất. Việc phân chia ruộng đất được thực hiện theo phương thức bình quân nhân khẩu, độ tuổi lao động và khoán cho từng hộ gia đình. Năm 1986, phong trào hợp tác hoá giải thể, kinh tế hộ gia đình được coi là vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông lâm nghiệp nói riêng. Trong thời gian này, Nhà nước không cho phép sang nhượng, mua bán đất đai nhưng thực tế việc sang nhượng, mua bán bất hợp pháp vẫn xảy ra rất nhiều, nên Nhà nước không quản lý được công tác chỉnh lý biến động. Giai đoạn từ năm 1987 đến 1993 Năm 1987, Chính phủ ban hành luật đất đai đầu tiên. Giai đoạn 1993-2003 Chính phủ ban hành luật đất đai năm 1993 Các văn bản pháp luật và dưới luật chủ yếu như sau: Nghị định số 34/CP, Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC,… Giai đoạn 2003 đến nay Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004, quy định chặt chẽ và chi tiết công tác quản lý nhà nước về đất đai (13 nội dung so với 7 nội dung của Luật cũ). Tháng 11/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 181 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đất đai. Công tác lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính hướng dẫn cụ thể trong Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004. Tuy nhiên trong quá trình quản lý đất đai xuất hiện nhiều bất cập, ngày 02/8/2007 Bộ Tài Nguyên & Môi Trường ban hành Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT thay thế Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT. II.1.2 Cơ sở khoa học II.1.2.1 Các vấn đề về hồ sơ địa chính Khái niệm hồ sơ địa chính Hồ sơ địa chính là hệ thống bảng tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách,…chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký ban đầu, đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất và phải đảm bảo tính thống nhất giữa bàn đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai, thống nhất giữa bản gốc và bản sao, thống nhất giữa hồ sơ địa chính với GCNQSDĐ và hiện trạng sử dụng đất. Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn gồm 3 bộ lưu ở cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh. Hồ sơ điạ chính gồm: Bản đồ địa chính GCNQSDĐ Sổ theo dõi biến động đất đai Sổ địa chính mục kê Sổ cấp GCNQSDĐ Tài liệu địa chính phục vụ thường xuyên hoặc hỗ trợ yêu cầu quản lý đất đai thường xuyên Bản đồ địa chính -
Tài liệu liên quan