Chuyên đề Các biện pháp phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công Ty Sản Xuất Kinh Doanh VLXD Hải Phòng

Nói đến sản xuất kinh doanh dưới bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào, không ai có thể quên vấn đề hiệu quả. Năng suất - chất lượng - hiệu quả là mục tiêu phấn đấu của mọi nền sản xuất, là thước đo phát triển về mọi mặt của toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như của từng đơn vị cơ sở. Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, tạo tiền đề phấn đấu đạt mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như tích luỹ cho xã hội. Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, cơ chế kinh tế đã kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp dẫn tới các doanh nghiệp không chủ động khai thác hết khả năng sẵn có của mình để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Trong vài chục năm trở lại đây, bắt đầu từ khi có quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng bộ trưởng, nền kinh tế đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự cởi trói cho các doanh nghiệp quốc doanh. Quyết định này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác triệt để khả năng sẵn có của mình, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cấp thiết của nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự trang trải mọi khoản chi phí sản xuất kinh doanh bằng chính doanh thu của mình và đảm bảo có lãi. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế có hiệu quả nhất, nó kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp. Vậy lợi nhuận là gì? Tại sao các doanh nghiệp phải phấn đấu tăng lợi nhuận trong nền kinh tế hiện nay? Phương hướng và biện pháp chủ yếu để tăng lợi nhuận như thế nào? Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và sau một thời gian thực tập ở Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hải Phòng, em chọn đề tài: Các biện pháp phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công Ty Sản Xuất Kinh Doanh VLXD Hải Phòng Nội dung đề tài gồm: Chương I: Tổng quan về công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hải Phòng Chương II: Thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận ở công ty sản xuất kinh doanh VLXD Hải Phòng Chương III: Một số giải pháp nhằm góp phần làm tăng lợi nhuận ở công ty SX – KD VLXD Hải Phòng. Với thời gian và trình độ có hạn, chắc chắn bài chuyên đề của em không thể tránh khỏi thiếu xót và sai lầm, em mong cô giáo giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này.

doc70 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các biện pháp phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công Ty Sản Xuất Kinh Doanh VLXD Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Nói đến sản xuất kinh doanh dưới bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào, không ai có thể quên vấn đề hiệu quả. Năng suất - chất lượng - hiệu quả là mục tiêu phấn đấu của mọi nền sản xuất, là thước đo phát triển về mọi mặt của toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như của từng đơn vị cơ sở. Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, tạo tiền đề phấn đấu đạt mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như tích luỹ cho xã hội. Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, cơ chế kinh tế đã kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp dẫn tới các doanh nghiệp không chủ động khai thác hết khả năng sẵn có của mình để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Trong vài chục năm trở lại đây, bắt đầu từ khi có quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng bộ trưởng, nền kinh tế đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự cởi trói cho các doanh nghiệp quốc doanh. Quyết định này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác triệt để khả năng sẵn có của mình, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cấp thiết của nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự trang trải mọi khoản chi phí sản xuất kinh doanh bằng chính doanh thu của mình và đảm bảo có lãi. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế có hiệu quả nhất, nó kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp. Vậy lợi nhuận là gì? Tại sao các doanh nghiệp phải phấn đấu tăng lợi nhuận trong nền kinh tế hiện nay? Phương hướng và biện pháp chủ yếu để tăng lợi nhuận như thế nào? Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và sau một thời gian thực tập ở Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hải Phòng, em chọn đề tài: Các biện pháp phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công Ty Sản Xuất Kinh Doanh VLXD Hải Phòng Nội dung đề tài gồm: Chương I: Tổng quan về công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hải Phòng Chương II: Thực trạng tình hình thực hiện lợi nhuận ở công ty sản xuất kinh doanh VLXD Hải Phòng Chương III: Một số giải pháp nhằm góp phần làm tăng lợi nhuận ở công ty SX – KD VLXD Hải Phòng. Với thời gian và trình độ có hạn, chắc chắn bài chuyên đề của em không thể tránh khỏi thiếu xót và sai lầm, em mong cô giáo giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNG I . TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG HẢI PHÒNG I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1. Sự ra đời và các giai đoạn phát triển Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hải Phòng là doanh nghiệp Nhà nước do uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng thành lập tại quyết định só 88/TCCQ- UB ngày 15 tháng 01 năm 1993 theo nghị định 388 HĐBT về sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Việc thành lập công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hải Phòng được các cơ quan có thẩm quyền xem xét nghiên cứu kỹ lưỡng những điều kiện về thiên thời địa lợi nhân hoà trước khi ra quyết định thành lập. Vì đây là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô vừa nên uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng trực tiếp ra quyết định thành lập. Tên giao dịch bằng tiếng Anh là : HảI Phòng Contrucsion material production and business Company (Comaco) Trụ sở giao dịch : Số 02 Đà Nẵng – Ngô Quyền – T.P Hải Phòng Điện thoại (031)846434 – 826165 – 836701 Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng giao cho sở xây dựng kết hợp với các cơ quan hữu quan giúp uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng thực hiện chức năng nói trên. Công ty có nhiệm vụ quy định tại điều 3 “quy chế thành lập giải thể doanh nghiệp Nhà nước” ban hành kèm theo nghị định 388 HĐBT. Nhiệm vụ cụ thể quy định tại quyết định số 88 TCCQ ngày 15 tháng 01 năm 1993 của uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Công ty đăng ký kinh doanh những ngành nghề và nhóm ngành nghề chính sau : + Sản xuất gạch đất nung và gạch ốp lát các loại + Kinh doanh vật tư vật liệu xây dựng và chất đốt. + Xuất nhập khẩu nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị phục vụ ngành xây dựng. + Xây dựng cộng trình dân dụng quy mô vừa Thực chất trước khi công ty được thành lập các ngành nghề trên được hạch toán độc lập ở các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau: hợp tác xã mua bán, xí nghiệp sản xuất kinh doanh… Cùng với xu thế phát triển của ngành trong thời kỳ mới, thêm vào đó là hạn chế về điều kiện sản xuất kinh doanh nên cho tới nay công ty sản xuất kinh doanh chính là: xí nghiệp gạch Gò Công. 2. Những đặc điểm chủ yếu của công ty 2.1 Sản phẩm Sản phẩm gạch chống nóng của công ty được đánh giá là hàng Việt Nam chất lượng cao và thường xuyên được đem trưng bày tại triển lãm Giảng Võ Hà Nội. Xét về hình thức sản phẩm thì gạch của công ty có thể được chia làm các loại: Gạch 2 lỗ, 3, 4, 6, 9 lỗ trong đó gạch 2 lỗ là mặt hàng được đánh giá là có triển vọng để chiếm lĩnh thị trường trong một vàI năm tới và được công ty chú trọng sản xuất đại trà với số lượng lớn. 2.2 Công nghệ Nếu như trước năm 1997 công ty chỉ có một dây truyền sản xuất và việc sản xuất chủ yếu dựa vào lao động thủ công là chính thì từ năm 97 trở lại đây công ty đã lắp đặt được dây truyền II đồng thời cải tiến dây truyền I cho đồng bộ với dây truyền II, đây là dây truyền chế biến tạo hình được nhập từ Tiệp Khắc và Italia với lò nunh sấy tuylen do các chuyên gia Bungari trực tiếp chuyển giao thông qua hợp đồng chuyển giao công nghệ. Trong 2 năm qua (từ năm 2001) xí nghiệp gạch Gò Công đã lắp đặt được hệ thống mái che cho nhà phơi đất đã được tạo hình, hệ thống mái che này có đặc điểm là có thể tận dụng năng lượng mặt trời để xấy khô những viên đất trước khi đưa vào lò nung làm cho thời gian phơi khô được rút ngắn xuống chỉ còn bằng 1/2 so với bình thường. 2.3 Điều kiện lao động của công nhân Công ty đặc biệt coi trọng tới điều kiện làm việc của người lao động, quy chế công ty quy định công nhân viên trước khi vào xưởng sản xuất phải được trang bị thật kỹ lưỡng với đồng phục bảo hộ lao động nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo điều lệ của công ty. Chính vì vậy trong những năm gần đây số lượng trường hợp bị tai nạn trong khi làm việc giảm xuống đáng kể. II. CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA CÔNG TY Các căn cứ, thông tin Công ty chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch dài hạn trung hạn và ngắn hạn căn cứ vào định hướng của Nhà nước và nhu cầu thị trường. Định hướng của Nhà nước được cụ thể qua các chính sách điều tiết vĩ mô đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng như áp dụng mức giá trần, giá sàn và những chính sách liên quan tới việc bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó công ty còn căn cứ vào nhu cầu thị trường đ ể những kế hoạch sản xuất thông qua các đơn đặt hàng và xây dựng triển vọng xây dựng các công trình lớn trong thành phố cũng như các vùng nông thôn. Phương pháp và quy trình lập kế hoạch dựa theo hướng của sở kế hoạch đầu tư và UBND thành phố, dựa trên cơ sở này phòng tổ chức nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra những kế hoạch sản xuất có tính khả thi. Ngoài phần kế hoạch do Nhà nước định hướng căn cứ vào nhu cầu thị trường, công ty được quyền tự cân đối những năng lực hiện có để xây dựng phần kế hoạch vì lợi ích của công ty theo quy định hiện hành của Nhà nước. Căn cứ vào kế hoạch được đại hội công nhân viên chức thông qua, giám đốc công ty lựa chọn phương thức phân bổ và giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc một cách thích hợp: Chủ yếu theo phương thức khoán, trong đó quy định cụ thể việc phân cấp trên các phương tiện pháp nhân, ký kết thực hiện hợp đồng kinh tế, chế độ hạch toán. Thời gian kế hoạch bắt đầu từ 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm trong năm kế hoạch giám đốc công ty có trách nhiệm phát huy hết mọi khả năng của các tổ chức và cá nhân trong công ty để hoàn thành mục tiêu kế hoach. Trương hợp phải điều chỉnh kế hoạch, giám đốc công ty lập phương án báo cáo lãnh đạo công ty xem xét điều chỉnh bổ xung kịp thời. 2. Các chiến lược và chính sách hội nhập khu vực và quốc tế Sản phẩm của công hiện đang được tiêu thụ tại các thị trường trong nước chủ yếu là các công trình xây dựng lớn tại các tỉnh thành phố lớn trong toàn quốc: Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định… và một số vùng nông thôn là ngoại ô của các thành phố lớn. Tuy nhiên với chất lượng tốt và mẫu mã đa dạng nhiều chủng loại thì sản phẩm của công ty hoàn toàn có khả năng vươn ra thị trường của các nước trong khu vực và trên thế giới. Với triển vọng như vậy ban quản lý công ty đã xây dựng một số chiến lược và chính sách hội nhập khu vực và quốc tế, một mặt tranh thủ sự đầu tư của các đối tác nước ngoài một mặt tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm. 3. Khả năng cạnh tranh của công ty Sản phẩm của công ty hiện đang có uy tín lớn trên thị trường đã tạo được niềm tin ở bạn hàng trong nhiều năm qua. Chính vì thế sản phẩm tạo ra đến đâu là được xuất xưởng tới đó, lượng hàng tồn kho hàng năm ít (dưới 2 triệu viên mỗi năm). Sản phẩm của công ty được đánh giá là có sức cạnh tranh lớn trên thị trường hiện tại cũng như thị trường tiềm năng. Sức cạnh tranh được tạo ra từ chất lượng sản phẩm: Ưu thế nổi trội của sản phẩm gạch Gò Công so với các loại gạch xây dựng khác là tỷ lệ lượng sét trong đất khá cao (3%) là thứ đất được lấy từ núi Tiên Hội chính vì thế có khả năng giữ nhiệt lớn rất phù hợp cho việc sản xuất gạch chống nóng và trên thực tế sản phẩm gạch 2 lỗ chống nóng của công ty đang được các công trình xây dựng quy mô lớn tin dùng. Sức cạnh tranh được tạo ra từ hình thức: Với mẫu mã đa dạng rất nhiều chủng loại lại được phân chia theo cấp chất lượng khác nhau phù hợp với mọi điều kiện xây dựng của khách hàng. Sức cạnh tranh tạo ra từ giá cả: Đối với những loại gạch 2 lỗ được bán trên thị trường với 3 mức giá khác nhau (A:320đ/v, B1: 300đ/v, B2: 280đ/v) mức giá này so với các công ty sản xuất vật liệu xây dựng trong nước là mức giá tương đối thấp rất phù hợp với điều kiện xây dựng nước ta trong thời gian này. III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY 1. Giám đốc công ty Được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập công ty bổ nhiệm bằng thủ tục hành chính theo quy định bổ nhiệm của Nhà nước và là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc: Xây dựng dự án kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, ngắn hạn và trung hạn hàng năm thông qua đại hội công nhân viên chức. Tổ chức và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo kế hoạch đã thông qua. Được quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý, các bộ phận sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đề nghị hoặc trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương tuyển dụng theo quy định phân cấp hiện hành của UBNDTP. 2. Phó giám đốc công ty Là người giúp việc giám đốc trong công tác quản lý và điều hành. Được giám đốc lựa chọn đề nghị giám đốc Sở xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật. Phó giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty phần việc được phân công phụ trách. 3. Kế toán trưởng Được bổ nhiệm và hoạt động theo quy định tại pháp lệnh kế toán thống kê, điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước, và điều lệ kế toán trưởng xí nghiệp quốc doanh, ban hành kèm theo nghị định 25, 26 ngày 28 tháng 03 năm 1989 của HĐBT và thông tư 64 của LBTC LĐ- XH do giám đốc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. 4. Các phòng chức năng giúp việc giám đốc 4.1 Phòng tổ chức hành chính - Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, ngắn và dàI hạn phảI lập kế hoạch về lao động, thực hiện tuyển dụng lao động có thời hạn từ 1 năm trở lên, lao động ngắn hạn và lao động không kỳ hạn. - Quản lý lao động và tiền lương, hồ sơ cán bộ công nhân viên, quản lý BHXH, thực hiện các chế độ chính sách như hưu trí, mất sức, thôI việc, khen thưởng , kỷ luật… - Giúp giám đốc bố trí xắp xếp đội ngũ cán bộ , xây dựng bộ máy quản lý sản xuất, cơ chế quản lý, điều hành hoạt động của công ty. Xây dựng cơ và thực hiện nội quy kỷ luật lao động, bảo hộ lao động. - Thực hiện công tác văn thư bảo mật, trật tự an toàn cơ quan. - Quản lý tài sản nhà cửa, phương tiện, thiết bị văn phòng. 4.2 Phòng kế hoạch kỹ thuật Có các nhiệm vụ sau: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, ngắn hạn, bao gồm kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, vật tư, lao động, tài chính. Ký kết các hợp đồng kinh tế. Quản lý kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Xây dựng và thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh. 4.3 Phòng kinh doanh tổng hợp Có những nhiệm vụ sau: Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh lập phương án kinh doanh tính toán hiệu quả các thương vụ trình giám đốc quyết định. Tổ chức và triển khai các hoạt động kinh doanh các khu vực theo phương án được duyệt. Thiết lập quản lý và chỉ đạo hệ thống bán buôn, các đại lý bán lẻ, các đội xây dựng. Chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, không để khách hàng lợi dụng chây ì thanh toán. Giúp giám đốc hướng dẫn thực hiện công tác quản lý tài nguyên và môi trường. Tham gia chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác nhận thầu thi công xây lắp công trình. 4.4 Phòng cung ứng tiêu thụ Có các nhiệm vụ sau: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất xây dựng kế hoạch tiêu thụ. Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Trực tiếp quản lý chỉ đạo điều hành đội thi công cơ giới, khai thác vận chuyển vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty, đồng thời tổ chức cung ứng vận chuyển điều phối tiêu thụ sản phẩm. Quản lý sử dụng tài sản xe máy, thiết bị được giao, chịu trách nhiệm vật chất với các trang thiết bị đó. Thiết lập quản lý và chỉ đạo hệ thống các cửa hàng đại lý bán lẻ sản phẩm. Chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn được giao, thu nộp tiền bán hàng theo quy định của giám đốc, chăm lo thường xuyên công tác bảo vệ lao động, an toàn trong sản xuất và giao thông. 4.5 Phòng kế hoạch tài vụ Có các nhiệm vụ sau: Dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch tài chính đáp ứng đầy đủ, kịp thời tiền vốn. Theo dõi mở sổ sách, thiết lập hoá đơn chứng từ hạch toán đầy đủ quá trình sản xuất kinh doanh, theo dõi vật tư tài sản, tiền vốn theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê. Phân tích hoạt động kinh doanh theo định kỳ, hang quý, hàng năm tìm ra những nguyên nhân dẫn tới lỗ, lãi đề suất các biện pháp quản lý thích hợp. Tham mưu giúp giám đốc trong việc thực hiện các chế độ chính sách tiền tệ, thanh quyết toán và làm đầy đủ các nghĩa vụ của đơn vị với Nhà nước. Phối kết hợp chặt chẽ các phòng chức năng, tổ chức và thu hồi công nợ. * Đứng đầu các phòng có trưởng phòng do giám đốc bổ nhiệm (trừ kế toán trưởng kiêm trưởng phòng) thì theo quy định tại mục 3. Các trưởng phòng có trách nhiệm soạn thảo văn bản chi tiết quy định nhiệm vụ cụ thể, quyền hạn và trách nhiệm phù hợp với phân cấp hiện hành trong nội bộ công ty trình giám đốc quyết định. 4.6 Các bộ phận sản xuất kinh doanh Nhà máy gạch Gò Công: là nơi thực hiện hoạt động sản xuất và có trách nhiệm với các nhiệm vụ sau: - Tổ chức và thực hiện sản xuất các loại gạch đất nung theo kế hoạch. - Quản lý sử dụng toàn bộ tài sản cố định, vốn lưu động được giao chịu trách nhiệm vật chất và hành chính về tài sản và tiền vốn. - Căn cứ hợp đồng giao nhận khoán được toàn quyền bố trí sắp xếp các tổ đội trong dây truyền. - Căn cứ tổng quỹ tiền lương được hưởng theo kết quả công việc, được quyền phân phối tiền lương trên cơ sở nguyên tắc trả lương theo lao động và kết quả công việc hoàn thành đảm bảo công bằng hợp lý, trích nộp bảo hiểm xã hội của người lao động theo quy định hiện hành. - Chăm lo và thực hiện công tác phòng bảo hộ lao động, an toàn trong sản xuất vệ sinh công nghiệp. - Duy trì bảo dưỡng máy móc thiết bị theo định kỳ, sửa chữa thay thế thiết bị đảm bảo cho nhà máy hoạt động thường xuyên liên tục. Sơ đồ tổ chức công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hải Phòng: CHƯƠNG II . THỰC TRẠNG THỰC HIỆN LỢI NHUẬN Ở CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH VLXD HẢI PHÒNG I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN Bảng 1: Tổng hợp lợi nhuận của công ty trong 2 năm qua Đơn vị : nghìn đồng Chỉ tiêu 2002 2003 So sánh 2003/2002 1. Doanh thu thuần 17.245.430 17.288.000 +42.570 2. Gía thành sản xuất 16.015.000 14.884.400 -1.130.600 3. Chi phí bán hàng 100.000 104.000 +4.666 4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 130.430 97.334 -33.096 5. Lãi gộp kinh doanh 1.000.000 1.202.266 102.266 6. Chi phí trả lãi 110.294 127.266 16.972 7. Lợi nhuận trước thuế 889.705 1.075.000 +185.295 8. Thuế TNDN 284.705 344.000 +59.295 9.Lợi nhuận sau thuế 605.000 731.000 +126.000 Qua bảng tổng hợp lợi nhuận của công ty trong hai năm qua ta thấy rằng lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2002 là 605.000 (000đ) năm 2003 lợi nhuận sau thuế là 731.000(000đ) tăng 126.000(000đ) so với năm 2003. Cả 2 năm qua lợi nhuận của công ty đều tăng chứng tỏ công ty đang làm ăn rất hiệu quả, đặc biệt trong năm 2003 lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đã đạt được gần 1 tỷ với lượng lợi nhuận khổng lồ này trong năm 2004 sắp tới doanh nghiệp có thể bổ xung vốn mua sắm nhiều thiết bị mới mà trong năm qua doanh nghiệp chưa kịp thực hiện, đồng thời phần lợi nhuận chưa chia còn lại có thể bổ xung thêm vào quỹ dự phòng tài chính hay quỹ khen thưởng phúc lợi để có thể tạo ra sự ổn định trong kinh doanh của công ty trong thời trong tương lai. Với các biện pháp kinh tế tàichính được công ty áp dụng trong năm vừa qua làm cho lợi nhuận thuần của công ty đạt 731.000(000đ) tăng 15% so với năm 2002 . Tuy nhiên, số tuyệt đối về lợi nhuận chưa cho ta có kết luận chính xác về khả năng cũng như những hạn chế trong qúa trình sản xuất kinh doanh của công ty. Để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận năm 2003, ta đI xem xét các chỉ tiêu lợi nhuận tương đối: Bảng2: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của công ty trong năm qua Chỉ tiêu 2002 2003 So sánh 2003/2002 1. Doanh thu thuần 17.245.430 17.288.000 +42.570 2. Z toàn bộ 16.015.000 14.884.400 -1.130.600 3. LNhoạt động KD trước thuế 889.706 1.075.000 +185.295 4. Tỷ suất LN – Doanh thu 5,2% 6,2% +1% 5.Tỷ suất LN – Gía thành 5,5% 7,2% +1,7% Tỷ suất lợi nhuận doanh thu năm 2002 là 5,2%, điều đó có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu đạt được trong đó sẽ có 5,2 đồng lợi nhuận . Trong khi đó tỷ suất lợi nhuận doanh thu năm 2003 là 6,2% tăng 1% so với năm 2002. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận của công ty đạt được 6,2% là chưa cao so với các công ty khác nhưng so với bản thân công ty năm 2002 thì đây là một thành tích đáng biểu dương của tập thể CBCNV công ty, thể hiện tinh thần quyết tâm cao của công ty trong việc phát triển và mở rộng thị trường của công ty trong tương lai. Tỷ suất lợi nhuận giá thành năm 2002 là 5,5 % điều đó có nghĩa là cứ 100đ chi phí bỏ ra công ty thu được 5,5đ lợi nhuận. Năm 2003 tỷ suất lợi nhuận giá thành tăng cao hơn là +1,7%. Đây là kết quả đã đánh giá đúng thực tế về sự cố gắng của cán bộ CNV của công ty trong năm qua. Để thấy được nguyên nhân của tình hình trên, cần đI sâu phân tích tình hình thực hiện doanh thu, chi phí và tình hình quản lý sử dụng vốn của công ty trong các năm qua. II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DOANH THU 1. Doanh thu tiêu thụ từ hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1 Doanh thu tiêu thụ đối với từng loại sản phẩm Bảng 3: Tổng hợp doanh thu từng loại sản phẩm trong 2 năm Đơn vị: nghìn đồng Tên SP Số lượng(000v) Đơn giá (đ/v) Doanh thu So sánh 2003/2002 2002 2003 2002 2003 2002 2003 Gạch 2 lỗ 40.354 40.430 295 300 11.904.430 12.129.000 +224.570 Gạch 3 lỗ 2.120 2.000 350 350 742.000 700.000 -42.000 Gạch 4 lỗ 7.010 6.420 400 400 2.804.000 2.568.000 -236.000 Gạch 6 lỗ 1.290 1.310 500 500 645.000 655.000 +10.000 Gạch 9 lỗ 800 801 600 600 480.000 486.000 +6.000 Gạch lát nền 1.340 1.500 500 500 670.000 750.000 +80.000 Cộng 17.245.430 17.288.000 +42.570 Biểu đồ doanh thu từng loại sản phẩm qua 2 năm 2002 2003 Doanh thu tiêu thụ năm 2003 tăng so với năm 2002 là 42.574 (nghìn đồng) nguyên nhân là do trong năm 2003 hầu hết các sản phẩm của công ty đều bán chạy hơn so với năm 2002 cụ thể: Loại gạch 2 lỗ: năm 2003 là một năm bội thu của loại sản phẩm này
Tài liệu liên quan