Chuyên đề Chiếc khăn Piêu trong đời sống của người Thái đen vùng Tây Bắc

Giới thiệu chiếc khăn Piêu - Đặt vấn đề khăn piêu là loại khăn gì? Nguồn gốc ra sao? Ai là người trực tiếp làm ra chúng? - Chiếc khăn Piêu trong xu thế hiện đại hóa đang đứng trước cơ hội và thách thức gì? Liệu nó có thể kết hợp cả yếu tố truyền thống và hiện đại không? Hiện nay nhu cầu tìm hiểu rất lớn về chiếc khăn Piêu. - Đã có rất nhiều nghiên cứu về chiếc khăn Piêu

doc13 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3094 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Chiếc khăn Piêu trong đời sống của người Thái đen vùng Tây Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương chi tiết chuyên đề: Chiếc khăn Piêu trong đời sống của người Thái đen vùng Tây Bắc I. Đặt vấn đề - Giới thiệu chiếc khăn Piêu - Đặt vấn đề khăn piêu là loại khăn gì? Nguồn gốc ra sao? Ai là người trực tiếp làm ra chúng? - Chiếc khăn Piêu trong xu thế hiện đại hóa đang đứng trước cơ hội và thách thức gì? Liệu nó có thể kết hợp cả yếu tố truyền thống và hiện đại không? Hiện nay nhu cầu tìm hiểu rất lớn về chiếc khăn Piêu. - Đã có rất nhiều nghiên cứu về chiếc khăn Piêu II.Giải quyết vấn đề - Piêu là gì? Ai là chủ nhân? +Piêu nghĩa là gi? Giới thiệu về người Thái đen vùng Tây Bắc + Đặc điểm khí hậu + Công dụng chủ yếu + Đây là bộ phận trang phục của người phụ nữ, cũng chính tay người phụ nữ Thái làm ra - Nguồn gốc - Cách làm + Chọn vải + Nhuộm vải + Kích cỡ + Các bộ phận - Hoa văn + Đồ án hoa văn chủ đạo + Các mô típ hoa văn thường gặp - Thời gian hoàn thành - Đội Piêu - Các cô gái làm khăn Piêu từ bao giờ? - Vai trò - trí khăn piêu trong đời sống văn hóa tộc người Thái Đen - Chiếc khăn Piêu trong xu thế hiện đại hóa (cơ hội và thách thức gì? Có hội tụ được cả yếu tố hiện đại và truyền thống không?) III. Kết luận Góp phần làm sáng tỏ 1 nét văn hóa truyền thống Tài liệu tham khảo Những chiếc khăn từ lâu đã trở thành vật dụng quen thuộc của con người. Hơn thế nữa, lâu nay nó đã trở thành vật gửi gắm tâm tư tình cảm, là vật mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa của mỗi tộc người. Nhắc đến đồng bào Thái đen vùng Tây Bắc, người ta không thể không nhắc đến chiếc khăn piêu, chiếc khăn làm nên bản sắc văn hóa của cả một tộc người, chiếc khăn đã đi vào thơ : “Em xe sợi thành vóc hoa dâu Em dệt cửi thành gấm vân chéo Em dệt tơ thành đoá hoa vàng Người các bản các phường muốn khóc Ðều ước ao được em thêu khăn. “ Chiếc khăn đi vào lời hát: “chiếc khăn piêu thêu chỉ hồng bị gió cuốn bay về đây, vương trên cây…” Vậy khăn piêu là loại khăn gì? Nguồn gốc ra sao? Ai là người trực tiếp làm ra chúng và làm như thế nào? Vị trí của nó trong đời sống tộc người ra sao? Trong đời sống hiện đại ngày nay, cùng với sự đổi thay lớn lao của đời sống xã hội, sự phát triến của khoa học kỹ thuật là quá trình hội nhập mạnh mẽ văn hóa của nhiều tộc người khác. Khăn piêu với tư cách là đặc trưng cho văn hóa của một tộc người đang đứng trước nhưng cơ hội và thách thức gì? Liệu chiếc khăn piêu ngày nay có thể kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại để tiếp tục giữ vững vai trò, vị trí của nó trong đời sống người Thái đen? Với nhu cầu tìm hiểu về đề tài này ngày một lớn, nhất là trong du lịch văn hóa và công tác lưu giữ bảo vệ những nét văn hóa truyền thống của người Thái đen, từ trước đến nay đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu về chiếc khăn piêu. Dựa trên cơ sở đó, trong khuân khổ của một đề tài nhỏ, tôi mong góp phần làm sáng tỏ những vấn đề đã và đang được đặt ra. Piêu trong tiếng thái có nghĩa là khăn đội đầu. Nếu người Thái Đen đội khăn piêu thì người Thái Trắng đội khăn vuông. Điều đó cũng có nghĩa là chủ nhân của chiếc khăn piêu là người Thái Đen. Người thái Đen chủ yếu sống ở vùng núi cao Tây Bắc, nơi có những dãy núi và cao nguyên rộng lớn đồ sộ bậc nhất nước ta chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ thung lũng Sông Hồng đến phía bắc thung lũng Sông Cả. Có thể kể đến dãy núi Hoàng Liên Sơn có chiều dài 180 km chạy dọc theo hữu ngạn Sông Hồng. Chiều rộng trung bình 30km, chỉ trên toàn bộ chiều dài của Hoàng Liên Sơn không có nơi nào thấp hơn 1500km nơi cao nhất là Đỉnh Phan Xi Păng (3142m). Bên cạnh đó, Tây Bắc có nhiều dòng sông lớn nhỏ chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, lớn nhất là con Sông Đà, Sông Mã. Ngoài ra, còn cs ohàng ngàn sông suối khác tạo thành những thung lũng phì nhiêu, tạo thành những cánh đồng rộng lớn: “Nhất Thanh, nhì Lò, Tam tấc, tứ Thang”. Đặc điểm khí hậu là mùa đông rất lạnh, khô hanh; mùa hè có từng đợt gió lào nóng bỏng. Ở những thung lũng khuất gió, mùa khô kéo dài (5,6 tháng) như ở vùng Phong Thổ, Yên Châu (Sơn La). Người Thái đen sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái. (Đây là nhóm tộc người còn giữ lại những đăc trưng văn hóa tiêu biểu). Khăn piêu dùng để che nắng trong khi đi chơi, đi làm nương rẫy; dùng để giữ ấm mái đầu trong mùa đông sương giá của núi rừng Tây Bắc. Đôi khi, người ta còn thấy các bà mẹ dùng piêu để địu con, trai gái yêu nhau trao tặng nhau những chiếc piêu mang hơi ấm từ bàn tay của các cô gái. Chiếc khăn đã trở thành người bạn thân thiết mọi lúc mọi nơi của người phụ nữ Thái Đen. Khăn piêu là một bộ phận quan trọng trong trang phục và góp phần làm nên bản sắc dân tộc của người phụ nữ thái đen ở Tây Bắc. (Trang phục truyền thống của người phụ nữ thái đen bao gồm: áo cóm, váy đen, thắt lưng, khăn piêu). Giống như rất nhiều dân tộc thiểu số khác, công viêc dệt vải do người phụ nữ đảm nhiệm, những sản phẩm dệt do người phụ nữ Thái Đen làm ra không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng mà từ lâu còn trở thành thước đo mức độ khéo léo, chăm chỉ của người phụ nữ, mức độ giàu nghèo của các gia đình. Nguồn gốc của khăn piêu gắn với một truyền thuyết. Chuyện kể rằng, ngày xưa, có một mường toàn đàn bà sinh sống với nhau. Bất kỳ người đàn ông nào đi qua cũng đều bị giết chết. Một hôm, có người đàn bà vào rừng và gặp một người đàn ông ở mường khác lạc sang. Hai người đi lại với nhau và sinh được một đứa con trai. Về sau, người con trai lớn lên, thấy cách sống vô lý ở mường người mẹ nên đã về mường người cha huy động lực lượng sang đánh. Mường đàn bà thất bại, xin mường đàn ông tha chết và hứa sẽ ở chung với mường đàn ông. Để đánh dấu sự thất bại của họ, mường đàn ông bắt họ đội khăn có in những dấu ngón tay đã điểm chỉ vào đó, gọi là những chiếc “cút”2. Người thái Đen có hai loại piêu: loại trang trí hoa văn và loại piêu thường (đối tượng của bài viết này là loại piêu có trang trí hoa văn ở hai đầu). Ban đầu, người ta chọn 1 sải vải trắng nguyên khổ dệt từ bông, tấm vải có sợi nhỏ đều, mặt vải mịn màng. Chiếc khăn ngắn dài tùy ý thích của các cô gái nhưng thường dài từ1.50m đến 1.60m. Chiều rộng từ 30cm đến 40cm. Sau đó, tấm vải được đem đi nhuộm chàm tới khi có màu xanh đen ngả tím than là màu lí tưởng. Tuy nhiên, để bền màu hơn vải phải trải qua một lần nhuộm nữa bằng nước từ vỏ cây hoa ban hoặc củ nâu được gọi là nhuộm “láng”. Chỉ màu thêu khăn (may xéo) là một yếu tố quan trọng tạo nên vẻ rực rỡ cho chiếc piêu. Chỉ màu làm bằng sợi tơ tằm (may lải) là loại chỉ truyền thống được người phụ nữ Thái Đen rất ưa chuộng. Màu sắc của chỉ thêu đặc biệt được chú trọng. Nngười phụ nữ Thái đã tạo nên muôn vàn màu sắc đa dạng: xanh lá cây, đỏ tươi, đỏ thẫm, tím, vàng, hồng, trắng….Ngày xưa, chỉ màu được tạo bằng cách nhuộm màu tự nhiên, ví dụ: màu đỏ từ cây phang, màu vàng từ cây nghệ hoặc cây hem… Trước khi nhuộm, các con chỉ tơ tằm được giặt qua nước lã sau đó ngâm nước chua (từ lá me, lá sấu, nước măng để lâu năm) nhằm làm cho chúng bền màu hơn. Ngày nay, chỉ màu đựoc tạo nên bằng cách nhuộm phẩm màu là chính vừa đa dạng về màu sắc,vừa tiện dụng mà vẫn bền đẹp. Người Thái Đen ở Tây Bắc không thêu khăn từ mặt phải mà dùng kỹ thuật thêu (xéo) từ mặt trái để làm nổi bật hoa văn ở mặt phải, thể hiên một lối tư duy và mức độ khéo léo đặc biệt. Mặt trái ở đây là mặt khi đội thì úp vào trong, thường có màu nhạt hơn mặt phải. “Piêu được tạo theo lối luồn chỉ hay đan chỉ màu vào vải, nhưng cái khó là phải tính toán theo một nguyên tắc nhất định để luồn chỉ vào mặt trái và hoa văn lại hiện lên chính xác ở mặt phải. Hoa văn piêu không đơn giản, điểm xuyết mà là một hệ thống đồ án có bố cục nội dung phức tạp, đòi hỏi người phụ nữ phải nắm chắc nguyên tắc kỹ thuật, phải thuộc đồ án hoa văn với hai mặt phải, trái của nó.”2 Thêu bắt đầu từ hoa văn chủ đạo giữa đồ án sau đó thêu dần ra các hoa văn họa tiết ở chung quanh. Tiếp theo đó, người ta mới đính các cut piêu, cóp piêu, hu piêu nhằm tăng vẻ rực rỡ cho chiếc khăn và nổi bật đồ án hoa văn ở hai đầu khăn. Cóp piêu chính là một dải vải màu (thường là màu đỏ) viền vào bốn góc vuông và hai đầu khăn, chiều dài bằng chiều dài đồ án hoa văn, rộng khoảng 1cm. Khi dến các góc vuông, đầu khăn thì chừa 1 phần dải vải cóp piêu để tết hu piêu (tai piêu). Hu piêu (tai piêu) trông giống như bông hoa ba cánh tròn, xòe ra từ các đỉnh góc vuông đầu khăn. Có người còn tết thêm vào hu piêu những túm chỉ màu khác nhau cho thêm rực rỡ. Những hu piêu còn góp phần làm cho chiếc khăn thêm mềm mại, mang đậm dáng vẻ nữ tính. Còn các “cút” piêu được làm từ một mảnh vải đỏ, bên trong bọc lõi chỉ rồi cuộn tròn lại. Cuộn vải tròn được khâu vắt thành một hình tròn rồi quấn dây vải lại theo đường trôn ốc, sau đó được quấn thêm các loại chỉ màu thành các búi trong hình tròn. “Công việc này đòi hỏi phải tỷ mỷ, cầu kỳ, chỉ những người thành thạo mới biết làm. Các cút làm xong được ghép lại rất khéo vào đầu khăn piêu. Nhìn vào chiếc cút được đính vào khăn piêu, ta rất khó nhận ra mạch chỉ khâu ghép những đường trang trí với nhau”. Trên nền cop piêu thì đính các cút piêu, số lượng tùy thích nhưng thường từ 3 cút trở lên. (Cút thường được xếp thành chùm lẻ 3, 5, 7 trên các vị trí đều nhau ở hai đầu khăn.). Khăn được dùng làm tặng phẩm thì có số cút piêu nhiều hơn loại khăn thường. “Piêu ba cút dành bác, bá Piêu năm cút dành tặng thím chồng” Ngoài ra, các chùm cút piêu còn được đính kèm các cặp “tin xáo” (nhóm các đừơng chỉ chạy song song). Người Thái Đen ở Sơn La cho rằng cút piêu là một vật: “tượng trưng cho các tinh tú trên trời tỏa sáng muôn màu xuỗng thế gian”3, còn tai piêu là “hình ảnh về sự vẹn toàn bền lâu của cuộc sống, là ước mong ngàn đời của con người về sự trường thọ của cuộc sống”4. Chiếc khăn piêu ở mỗi vùng khác nhau lại mang những dấu ấn khác nhau: chiếc khăn piêu Mai Sơn (Mường Mua) thanh thoát trong bố cục hoa văn. Khăn piêu Sơn La, Thuận Châu; hoa văn giản dị sáng sủa (chủ yếu là hoa văn cành cây). Kế thừa những nét hoa văn đó chiếc khăn piêu Mường Thanh lại pha thêm sắc thái hoa văn của nước bạn Lào…Nhưng đa số đồng bào đều thừa nhận chiềc khăn piêu Yên Châu (Mường Vạt) có đồ án trang trí hoa văn đẹp nhất với màu sắc sặc sỡ mang phong cách hoa văn mặt phà. Các trang trí đối với các cặp hoa văn chủ đạo (các cặp tin xáo). Mô típ chủ đạo của hoa văn người Thái đen ở Sơn La, Thuận Châu, Điện Biên là hoa văn một nhánh cây (nga mạy) một chùm hoa, một số mô típ phụ điểm xuyết hoa bí, con nhện đất, con cua, gần đây là hoa văn con bướm con chuồn chuồn.v.v. Những họa tiết hoa văn gần với nước bạn Lào của vùng Sông Mã, Điện Biên có thể kể đến như họa tiết hoa văn hình voi, hình chim đặc trưng. Hoa văn phổ biến là: những đường chỉ chạy song song, vắt chéo, hình móc câu vắt chéo nhau…có màu vàng, đỏ sẫm, xanh lá mạ. Các cặp tin xáo thường được thêu bằng các màu sắc trái ngược nhau như xanh-đỏ, vàng-xanh. Giữa các cặp tin xáo có thể còn được trang trí thêm các loại hoa văn bầu bí, sao tám cánh hoặc một số con vật quen thuộc bằng chỉ màu trắng, tím. Lúc này, các cặp tin xáo có tác dụng làm nền cho đồ án hoa văn chính nổi lên. Hoa văn trên một chiếc khăn piêu tùy vào ý thích của chủ nhân từng chiếc khăn, phụ thuộc vào đó là loại khăn sử dụng thông thường hay khăn làm tặng phẩm. Do đó, người ta có thể thấy các dạng hoa văn trang trí vô cùng phong phú đa dạng. Về thực chất các môtíp hoa văn khăn piêu được thể hiện theo một hàng lớp trật tự, qui luật nhất định theo nguyên tắc thêu đối xứng (như hoa văn mặt phà). Trong các dạng môtíp trang trí hoa văn khăn piêu ta dễ dàng nhận thấy tần số xuất hiện rất cao của môtíp hoa văn móc câu (có đầu uốn tròn hay vuông) thường được trang trí trong khoang vuông đồng tâm. Có thể nói đây là môtíp hoa văn trang trí chính của khăn piêu hiện nay. Ngoài ra, còn có môtíp hoa văn răng cưa trên đường diềm vành ô vuông vị trí ngoài cùng đồ án hoa văn chủ đạo (điểm đặc biệt là người ta chỉ dùng loại chỉ thêu màu trắng). Các tam giác (tạo nên răng cưa) đối đỉnh tạo thành dạng hoa văn rau cỏ bợ, còn khi chúng đối cạnh đáy với nhau sẽ tạo thành dạng hoa văn dạng hình quả trám.......Các loại môtíp khác cũng được khá ưa chuộng là loại đồng tiền vuông thủng giữa, loại ngôi sao 6 cánh, 8 cánh (hoa bí) môtíp hoa văn hình sao thường nằm ở trung tâm đồ án hoa văn hoặc được trang trí điểm xuyết giữa các “tin xáo” (nhóm hai, ba, hoặc bốn đường song song). Bên cạnh đó là loại môtíp kén tằm xen với móc câu, hoa văn hoa xoan (ô hình thoi nhỏ đặt xếp chéo nhau). Đối với người Thái Đen ở Thuận Châu, Sơn La một môtíp hoa văn được coi là đặc trưng là hoa văn chạc cây. Đây là loại hoa văn được hình thành bởi một thân cây ở giữa có cành đối xứng hai bên, đầu cành là hoa, quả bằng những hình quả trám, ô vuông nhỏ. Loại hình hoa văn này tạo cho người đội vẻ nữ tính dịu nhẹ. Để hoàn chỉnh một chiếc khăn piêu, người phụ nữ phải thêu liên tục hai đến bốn tuần.(nhanh cũng phải 15-20 ngày) (cẩm nang du lịch) nhưng phụ nữ Thái chỉ thêu khăn vào những lúc nông nhàn nên thời gian có thể lên tới hàng tháng. Khi đội, một đầu khăn vắt chéo lên đỉnh đầu rồi bẻ vuông góc với mép khăn phủ xuống trán và một đầu khăn sau lưng, để lộ hoa văn ra đằng trước và phía sau lưng5. Đội khăn Piêu cũng là một nghệ thuật. Có nhiều cách đội khăn, có thể xếp khăn thành hình quả tim, hình mái nhà. v.v.6 Thêu khăn Piêu là bài học phổ thông của mọi thành viên nữ trong nếp sống của cộng đồng dân tộc Thái. Do vậy, khăn Piêu còn là một tiêu chuẩn xã hội để đánh giá sự tài hoa, siêng năng của một phụ nữ. Con gái Thái 6 – 7 tuổi phải làm quen với bông, sợi, dệt vải, 12 – 13 tuổi bắt đầu làm quen với công việc thêu thùa. Bài học đầu tiên của các cô gái Thái là theo chị, mẹ đi hái bông, phơi bông, cán bông rồi đập rút sợi, quay xa, tập dệt vải học từ dễ đến khó, mắc sợi, hồ sợi, đánh ống, se chỉ để lớn lên có thể: “Sấp tay thành hoa Ngửa tay thành tấm” Khi trẻ được sinh ra, ông bố đã làm cho các cô bé một “cochót”, gồm 2 giỏ một quạt, một cung bật bông, một túi đựng vải với ước vọng sau này cô bé lớn lên sẽ giỏi dệt vải. Học thêu khăn Piêu với các cô gái Thái là một quá trình nhận thức và rèn luyện đôi tay khéo léo của mình để chuẩn bị vào đời. Bên cạnh giá trị sử dụng của mình, khăn Piêu còn là biểu tượng của tình yêu đôi lứa trong đời sống tộc người. Trai gái yêu nhau nhờ chiếc khăn Piêu để giãi bày tình cảm: Khi xa nhau, các cô gái thường tặng chàng trai mình yêu mến chiếc khăn Piêu đẹp nhất. Hay trong các dịp lễ hội, khi chàng trai ném còn, nếu cô gái không bắt được phải đem khăn Piêu ra tặng. Khi tình yêu không thành, chuyện tình ngắn ngủi ấy được ví như “đời piêu, đời vải”. Người Thái Đen Tây Bắc cho rằng, tình cảm lứa đôi không thành như “piêu lụa xoạc đôi”mà piêu lụa xẻ đôi thì không còn đội lại như xưa được nữa.( Trong đám cưới của người Thái, nàng dâu dành tặng mẹ chồng những chiếc piêu đẹp nhất để thể hiện sự hiếu thảo khéo léo của mình. Và như thế, chiếc khăn piêu đã theo suốt cuộc đời người phụ nữ Thái là vật ghi dấu những bước chuyển trong đời sống của họ. Đó là những dấu hiệu khẳng định vai trò vị trí đặc biệt quan trọng của chiếc khăn piêu trong đời sống văn hóa tộc người. Ngay nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường kèm theo đó là xu hướng hội nhập văn hóa vô cùng mạnh mẽ đã đặt chiếc khăn piêu (cũng như nhiều nét đặc trưng văn hóa truyền thống) của người Thái Đen Tây Bắc trước những cơ hội mới. Thông qua việc mở rộng, nâng cao loại hình du lịch và các hình thức hội chợ văn hóa, nét đặc sắc trong chiếc khăn piêu có cơ hội được giới thiệu quảng bá rộng rãi. Khăn piêu giờ đây là một sản phẩm độc đáo được nhiều du khách trong nước và quốc tế đặc biệt quan tâm, hơn thế nữa đây còn là mặt hàng đem lại giá trị kinh tế góp phần cải thiện đời sống vật chất của các gia đình. Do đó, bên cạnh những biến đổi về mặt lượng người ta cũng dễ dàng nhận ra chiếc khăn piêu hiện đại có nhiều biển đổi về mặt chất để từng bước thích nghi với bối cảnh mới. Ở một số công đoạn làm khăn trước kia cần rất nhiều công sức như dệt vải, nguyên liệu làm khăn, làm bền màu vải, nhuộm vải, các màu sắc của chỉ thêu đã được áp dụng những cách mới mà vẫn đạt hiệu quả như mong muốn lại có thể rút ngắn thời gian. Ngày nay, hoa văn trang trí khăn piêu có thêm nhiều nét mới, theo hướng hài hòa trong màu sắc, khăn được thêu công phu cầu kì hơn, đẹp hơn. Nhưng bên cạnh những cơ hội, khăn piêu cũng gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt do xuất phát từ việc thương mại hóa khăn piêu mà vẫn giữ gìn những phương thức làm khăn truyền thống. Hiện nay, diện tích trồng trọt bị thu hẹp và quá trình gia tăng dân số, hàng hóa từ miền xuôi lên đa dạng và phong phú, những chiếc áo coóng đã được thay bằng sơ mi và một số công đoạn làm khăn piêu cũng thay đổi. Tuy nhiên, phần đa những người trung niên ở các bản người Thái vẫn mặc trang phục truyền thống, trong đó có chiếc khăn piêu. Đứng trước xu thế mới của thời đại và sự biến đổi của đất nước về mọi mặt, khăn piêu cũng có sự vân động theo hướng kết hợp hài hòa cả yếu tố truyền thống và hiện đại, để vừa khẳng định được tầm quan trọng của mình trong đời sống cộng đồng vừa từng bước vươn xa ra thế giới. Khăn piêu của phụ nữ Thái không chỉ mang giá trị thẩm mỹ mà còn mang tính xã hội, cùng với váy, áo, thắt lưng, khăn piêu góp phần tạo nên một nét đẹp, một sắc thái riêng, hấp dẫn về trang phục truyền thống của dân tộc Thái. Chính vì vậy, chúng ta càng phải có trách nhiêm tìm hiểu từ đó góp phần tích cực trong việc bảo vệ và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống. Ngoài ra còn một số học liệu tham khảo khác 1. PGS. Chu Quan Trứ: Khăn piêu - một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng Thái đặc sắc. trong cuốn Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội, 1998, trang 524-528. 2. Nghề dệt của người Thái Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại, Nguyễn Thị Thanh Nga của Trung tâm KHXH&NN Quốc gia, Viện Dân tộc học, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 2003, tr 70, 71, 116, 117, 137. 3. Người Thái, biên soạn Chu Thái Sơn, chủ biên Cầm Trọng, Nxb Trẻ TPHCM, 2005.