Chuyên đề Đa dạng sinh học ở Việt Nam

Đa dạng sinh học (tiếng Anh: biodiversity) được định nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, sinh thái trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó. Thuật ngữ đa dạng sinh học này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau Ða dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên". Ða dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ: - Ða dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm. - Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. - Ða dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2417 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đa dạng sinh học ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ Trường Đại học Kinh tế Học phần: Kinh tế lâm nghiệp (N01) Chuyên đề: Đa dạng sinh học ở Việt Nam Nhóm thực hiện: Giảng viên Nguyễn Văn Pháp Trần Đoàn Thanh Thanh Nguyễn Thị Diệu Hương Lê Hữu Đại Lò Thị Chuyên Ngô Lệ Hồng Ngân Nguyễn Thanh Quỳnh Phạm Văn Nam Doãn Thị Hồng Nguyễn Thảo Thanh Phan Hành Huế, 05/2011 MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Khái niệm về đa dạng sinh học Đa dạng sinh học (tiếng Anh: biodiversity) được định nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, sinh thái trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó. Thuật ngữ đa dạng sinh học này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau Ða dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên". Ða dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ: Ða dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm. Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. Ða dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau. 1.2 Các giá trị của đa dạng sinh học R.Patrick,1983 cho rằng: đa dạng sinh học gồm tính đa dạng, trạng thái khác nhau về đặc tính hoặc chất lượng của sinh vật. Sự đa dạng và tính khác nhau của các loài sinh vật sống và các phức hệ sinh thái mà chúng tồn tại trong đó. Tính đa dạng có thể hiểu là một số lượng xác định các đối tượng khác nhau và tần số xuất hiện tương đối của chúng. Đối với đa dạng sinh học, những đối tượng này được tổ chức ở nhiều cấp độ, từ các hệ sinh thái phước tạp đến các cấu trúc hoá học là cơ sở phân tử của vật chất di truyền. Do đó, thuật ngữ này bao hàm các hệ sinh thái, các loài, các gen khác nhau và sự phong phú tương đối của chúng. (theo OTA, 1987). Đa dạng sinh học còn là sự đa dạng của các sinh vật trên trái đất, bao gồm cả sự đa dạng về di truyền của chúng và các dạng tổ hợp. Đây là một thuật ngữ khái quát về sự phong phú của sinh vật tự nhiên, hỗ trợ cho cuộc sống và sức khoẻ của con người . Khái niệm này bao hàm mối tương tác qua lại giữa các gen, các loài và các hệ sinh thái (như quan niệm của Reid & Miller, 1989). 1.3 Cơ sở hình thành đa dạng sinh học ở Việt Nam Việt Nam là một trong những quốc gia nằm ở phần đông bán đảo Đông Dương, thuộc trung tâm của khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích phần đất liền là 330.541 km2 , kéo dài 15 vĩ độ từ Bắc xuống Nam trải rộng trên 7 kinh tuyến. Bắc giáp Trung Quốc, Tầy giáp Lào và Campuchia, Đông và Đông Nam là biển Đông. Bờ biển trải dài hơn 3260 km. Địa hình Việt Nam khá đa dạng, trong đó 3/4 là diện tích đồi núi và cao nguyên. Khối núi cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn, phân chia Bắc Bộ làm hai phần Tây Bắc và Đông Bắc có điều kiện sinh thái khác biệt nhau, tiếp dến là dãy Trường Sơn kéo dài chạy suốt từ Trung Bộ đến vùng cực nam nối tiếp với đồng bằng Nam Bộ. Vùng Bắc Bộ, khu vực Đông Bắc hình vòng cung chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, độ cao trung bình 1000m, chỉ ở đầu nguồn sông Lô, song Gâm mới có những đỉnh núi cao trên 2000m. Vùng núi Tây Bắc có những đỉnh núi cao nhất nước, độ cao trung bình 2000m, cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn cao 3143m, Hướng núi chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam, giống như mái nhà khổng lồ dốc xuống phái đồng bằng song Hồng. Vùng núi Bắc Bộ và Trung Bộ có nhiều dãy núi đá vôi với nhiều hang động. Khoảng giữa dãy Trường Sơn là vùng núi trung bình,có độ cao trung bình từ 800 – 1000m. Vùng cao nguyên trung phân là vùng đồi đát xám Đông Nam Bộ. Một phần tư diện tích con lại là vùng đồng bằng với hai đồng bàng châu thổ lớn là Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, ở giữa là dãi đồng bằng nhỏ hẹp duyên hải miền Trung. Hệ thống sông ngòi Việt Nam dày đặc, chỉ tính những con song dài trên 10km đã có trên 2500 sông. Trung bình cứ cách 20km lại có một con sông đổ ra biển, một vài con sông ở phía bắc đổ về phía Trung Quốc và một số ở cao nguyên miền Trung đổ ra lưu vực của sông Mê Kông. Phần lớn các con sông đều dốc mạnh, nước chảy xiết, nhiều ghềnh thác. Lượng mưa trung bình 1.700 -1.800 mm/năm. Ở miền núi có nơi trên 3000mm. có vài nơi lượng mưa chỉ có 500mm. Độ ẩm không khí tương đối lớn, khoảng 80%. Số ngày mưa nhiều, trung bình trên 100 ngày/năm, có nơi lên đến 150 ngày/năm. Do ảnh hưởng của của chế độ gió mùa nên lượng mưa phân bố không đều, hình thành 2 mùa, mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài 6-7 tháng/năm, lượng mưa mùa này chiếm 80-85% lượng mưa cả năm Mặc dù nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, song vì vị trí địa lý kéo dài lại ảnh hưởng của độ cao, địa hình nên khí hậu không đồng nhất trong cả nước. Nhiệt độ trung bình hằng năm tăng dần từ Bắc xuống Nam và càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm. Điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa. Vị trí địa lý, địa hình, chế độ gió mùa đã tạo ra thời tiết ở từng vùng rất khác nhau. Miền Bắc có mùa hè nóng ẩm, lượng mưa lớn, mùa đông thì ít mưa hơn và rất lạnh. Miền Trung cón mùa đông ngắn hơn,ít lạnh hơn miền Bắc, mưa tập trung vào những tháng cuối năm. Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam rất nóng và khô. Miền Nam nóng quanh năm, có 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Những yếu tố về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, đất đai và các yếu tố sinh thái khác đã hình thành các hệ sinh thái đa dạng. Mỗi hệ sinh thái đều mạng những đặc thù riền, tất cả tạo nên nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng và rất độc đáo. Việt Nam là một trong những nước có sự đa dạng sinh học vào loại cao của thế giới, một trong những trung tâm đa dạng sinh học của khu vực Đông Nam Á. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1.1. Đa dạng Gen di truyền 1.1.1 Định nghĩa Đa dạng di truyền là tất cả các gen di truyền khác nhau của tất cả các cá thể thực vật, động vật, nấm, và vi sinh vật. Đa dạng di truyền tồn tại trong một loài và giữa các loài khác nhau . Đa dạng di truyền là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể trong cùng một loài và giữa các loài khác nhau; là sự đa dạng về gen có thể di truyền được trong một quần thể hoặc giữa các quần thể. Đa dạng di truyền là biểu hiện sự đa dạng của các biến dị có thể di truyền trong một loài, một quần xã hoặc giữa các loài, các quần xã. Xét cho cùng, đa dạng di truyền chính là sự biến dị của sự tổ hợp trình tự của bốn cặp bazơ cơ bản, thành phần của axit nucleic, tạo thành mã di truyền. Tập hợp các biến dị gen trong một quần thể giao phối cùng loài có được nhờ chọn lọc. Mức độ sống sót của các biến dị khác nhau dẫn đến tần suất khác nhau của các gen trong tập hợp gen. Điều này cũng tương tự trong tiến hoá của quần thể. Như vậy, tầm quan trọng của biến dị gen là rất rõ ràng: nó tạo ra sự thay đổi tiến hoá tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo . Chỉ một phần nhỏ (thường nhỏ hơn 1%) vật chất di truyền của các sinh vật bậc cao là được biểu hiện ra ngoài thành các tính trạng kiểu hình hoặc chức năng của sinh vật; vai trò của những ADN còn lại và tầm quan trọng của các biến dị gen của nó vẫn chưa được làm rõ. Ước tính cứ 109 gen khác nhau phân bố trên sinh giới thì có 1 gen không có đóng góp đối với toàn bộ đa dạng di truyền. Đặc biệt, những gen kiểm soát quá trình sinh hóa cơ bản, được duy trì bền vững ở các đơn vị phân loại khác nhau và thường ít có biến dị, mặc dù những biến dị này nếu có sẽ ảnh hưởng nhiều đến tính đa dạng của sinh vật. Đối với các gen duy trì sự tồn tại của các gen khác cũng tương tự như vậy. Hơn nữa, một số lớn các biến dị phân tử trong hệ thống miễn dịch của động vật có vú được quy định bởi một số lượng nhỏ các gen di truyền. 1.1.2 Tính đa dạng gen ở mức độ của các nhóm sinh vật 1.1.2.1 Sự đa dạng gen ở động vật Đối với các dữ liệu allozyme tức là trị số trung bình của dị hợp tử (Hs tỉ lệ các locus mang 2 alen) ở loài động vật không xương sống lớn hơn động vật có xương sống. Lí do chính là nhiều nhóm cá thể phức tạp sống có xu hướng chia nhỏ quần thể hơn và những quần thể lớn hơn là một tổ hợp. Những quần thể lớn sự biến đổi di truyền lớn hơn quần thể nhỏ. Nhìn chung, như chim, bò sát có mức độ biến đổi di truyền là tương tự, trái lại các loài lưỡng cư có mức độ cao hơn và các loài cá mức độ thấp hơn (Ward et al, 1992). Trong mỗi một nhóm cho dù mức độ đa dạng gen có khác nhau do các mô hình lịch sử và đời sống đã tạo ra các dòng gen và độ lớn của quần thể khác nhau. Tổng số dị hợp tử trong các loài bao gồm 2 thành phần: Sự khác nhau về gen giữa các cá thể trong quần thể và sự khác nhau giữa các quần thể. Số đo thông thường đã sử dụng về sự khác nhau trong quần thể là Fst, tỉ số của dị hợp tử khác nhau giữa các quần thể. Giá trị trung bình của Fst là lớn nhất đối với một số động vật thân mềm, lưỡng cư, bò sát và động vật có vú; hầu hết các loài trong các nhóm đó cho thấy con số đáng kể của những quần thể bị phân chia. Khoảng 25 – 30% trung bình số loài thay đổi là do sự di truyền khác nhau trong quần thể. Cho dù trị số Fst là khác nhau lớn, sự sắp xếp từ 0,0 (không có sự thay đổi trong quần thể) cho gần đến 1,0. Mặt khác ở chim và côn trùng cho thấy sự thay đổi nhỏ trong quần thể, có thể dự đoán mức độ cao ở dòng gen giữa chúng. Giá trị trung bình chỉ 1 – 10% của tổng số biến đổi của lòai chim hoặc loài côn trùng là đặc tính gây ra sự khác nhau trong quần thể. Do đó sự hiểu biết về sự phân bố địa lý của sự đa dạng gen là điều cần thiết đối với các nhà quản lý phải đối mặt với những quyết định về phân quần thể nào của các loài nguy cấp cần phải bảo vệ. 1.1.2.2 Sự đa dạng gen ở thực vật Số lớn của hệ thống sống của chúng tạo ra sự khác nhau trong cấu trúc di truyền của quần thể trong các loài thực vật nhiều hơn trong các loài động vật. Chẳng hạn những loài thụ phấn nhờ gió có mức độ dị hợp tử cao (Hs=0,15 – 0,2). Tỷ lệ cao hơn là trong quần thể thực vật thụ phấn nhờ động vật (Hs=0,09 – 0,12), cả hai nhóm này có mức độ cao hơn thực vật tự thụ phấn (Hs=0,07). Ở thực vật tự thụ phấn cho thấy mức độ khác nhau vể mặt di truyền trong quần thể cao hơn những loài tạp giao trong sinh sản hoặc các loài cùng giao phối. Sự phân bố về địa lý của các loài thực vật cũng là một thông số quan trọng điều khiển tính đa dạng gen trong và giữa các quần thể. Các loài thực vật với khu phân bố nhỏ thì sự thay đổi di truyền trong quần thể là trung bình và nhỏ hơn quần thể phân bố hẹp, quần thể mức độ vùng hoặc quần thể phân bố rộng. Tầm quan trọng biến đổi của allozyme ảnh hưởng đến sự thích ứng chưa biết nào đó. Những kinh nghiệm trong nghiên cứu đã gợi ý rằng sự khác nhau lớn về gen trong quần thể nó thể hiện những dấu hiệu thích ứng (Bradshaw, 1984). Những loài nuôi trồng mà được lựa chọn để nhân giống thường có sự giảm mức độ biến đổi gen, điều này có thể gây ra sâu bệnh hoặc giảm sự sinh sản. Chẳng hạn tính chống chịu của nấm mốc sương trong hạt kê không xuất hiện trong trồng trọt nhưng đã tìm thấy có liên quan với những chủng hoang dại ở Nigeria, trung tâm giống gốc. Tương tự, tính chống chịu virut của Khoai tây, Vi khuẩn, Nấm và Giun tròn đã tìm thấy ở những loài Khoai tây hoang dại ở dãy núi Andơ thuộc Nam Mỹ. Sự đa dạng gen ở những loài hoang dại đã liên quan đến thực vật bản xứ phải duy trì có thể sử dụng và để cải tạo những đặc tính ở các loài thực vật bản xứ. 1.1.2.3. Sự đa dạng gen ở các cơ thể sống khác Quy mô của đa dạng gen trong nhóm, những nghiên cứu về các loài thực vật và động vật không thể ước tính chính xác trong cùng một lúc mặc dù đã biết chắc quy mô đa dạng ở nấm và vi sinh vật nói riêng là đáng kể. Thí dụ sự khác nhau về mặt di truyền đã chứng minh trong những loài vi sinh vật đơn lẻ như Chlamydomonas reinhardtii với ít nhất 159 dòng biến đổi, Neurospora crassa trên 3000 và trên 3500 kiểu huyết thanh của Salmonella (Board on Agriculture, 1994). Quy mô lan rộng trong tự nhiên là không chắc chắn. 1.1.3 Đa dạng nguồn gen ở Việt Nam Việt Nam cũng được coi là một trong 12 trung tâm nguồn gốc, giống cây trồng của thế giới với 16 nhóm cây trồng và trên 800 loài khác nhau. Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia đang bảo tồn 12.207 giống của 115 loài cây trồng, trong đó có nhiều giống bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ có ở Việt Nam. Chương trình, mạng lưới quỹ gen được hình thành bảo tồn lưu giữ hơn 17.000 nguồn gen của 200 loài cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây nguyên liệu, cây dược liệu và một số loài cây trồng khác. Bằng các phương pháp bảo tồn khác nhau như: Tại chỗ, chuyển chỗ đã thu thập 3.273 kiểu di truyền cây cao su; 42 loài cây rừng và cây nguyên liệu giấy; bảo tồn tại chỗ 905 nguồn gen và chuyển vị 175 loài cây dược liệu, trong đó có 26 loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. 70 giống vật nuôi và gia cầm đang ở trạng thái nguy hiểm; 38 dòng thuộc 26 loài cá nuôi kinh tế và 3 loài ong quý đang được bảo tồn và lưu giữ. 2.016 chủng nấm, vi khuẩn, vi sinh vật dùng trong các lĩnh vực công nghiệp-thực phẩm, y dược, chăn nuôi, thú y, thủy sản và nông nghiệp được phân loại và lưu giữ. Hiện tại, trên 30% các nguồn gen đang bảo tồn được đánh giá ban đầu về các chỉ tiêu sinh học và khoảng 5-10% nguồn gen được đánh giá chi tiết và đánh giá di truyền. Hàng năm chương trình cung cấp khoảng 1.000 lượt vật liệu di truyền và mẫu giống phục vụ chương trình giống, các đề tài nghiên cứu khoa học và phục vụ đào tạo. 1.2 Đa dạng về loài 1.2.1 Định nghĩa Có nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa về loài. Ta có thể kể ra ba quan điểm chính: loài duy danh, loài hình thái và loài sinh học. Quan điểm duy danh có từ thế kỷ thứ 18 và tồn tại đến tận thế kỷ 20. Theo quan điểm này thì chỉ có các cá thể là tồn tại, còn loài là trừu tượng và do con người đặt ra. Theo quan điểm hình thái, ta dựa vào định nghĩa cấu tạo, hình thái của loài để xác định: Mỗi loài là một nhóm cá thể có đặc điểm hình thái, sinh lý, hoá sinh đặc trưng khác biệt với những nhóm cá thể khác. Tuy nhiên đối với những loài đồng hình phải căn cứ vào sự khác biệt về ADN như các loài vi khuẩn. Theo quan điểm sinh học, ta dựa vào định nghĩa sinh học của loài: Loài là một nhóm cá thể có khả năng giao phối với nhau để sinh sản ra thế hệ con hữu thụ, không giao phối sinh sản với nhóm khác. Một cách chung nhất, ta có thể định nghĩa: loài là cơ sở của bậc phân loại, có bộ mã di truyền ổn định, khó làm thay đổi bởi tác nhân của môi trường tự nhiên hoặc lai với loài khác. Bậc loài là một trong các bậc taxon cơ bản trong các bậc phân loại . Ví dụ. Bậc phân loại của giới thực vật gồm có 6 bậc taxon cơ bản là ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài. Ngoài 6 bậc cơ bản trên người ta còn dùng các bậc trung gian như tông, nhánh, loạt, thứ, dạng. Đa dạng loài là sự phong phú về các loài được tìm thấy trong các hệ sinh thái tại một vùng lãnh thổ xác định thông qua việc điều tra, kiểm kê. Sự đa dạng về loài của một khu vực bao gồm số loài sinh vật sống trong khu vực đó. Tuy nhiên, số lượng các loài chỉ đơn thuần cho biết một phần về đa dạng sinh học, ẩn chứa trong thuật ngữ này là khái niệm về mức độ hoặc quy mô của sự đa dạng; tức là những sinh vật có sự khác biệt rõ rệt về một số đặc điểm đặc thù sẽ có vai trò quan trọng đối với đa dạng sinh học hơn nhiều so với những sinh vật giống nhau. Để xác định mức độ đa dạng về loài của một khu vực nào đó phải xác định thành phần loài sống trong khu vực đó. 1.2.2 Đa dạng loài trên thế giới và ở Việt Nam Trên phạm vi toàn thế giới còn cần rất nhiều nổ lực để có thể hoàn thiện được danh mục đầy đủ các loài. Mỗi năm các nhà phân loại trên thế giới mô tả được khoảng 11.000 loài (chiếm từ 10 đến 30% các loài có trên thế giới), và như vậy, để có thể mô tả hết các loài trên thế giới (ước tính 10 đến 30 triệu loài) dự kiến phải tốn từ 750 năm đến 2.570 năm, trong khi đó có nhiều loài đa bị tuyệt chủng trước khi chúng được mô tả và đặt tên. Xét về đa dạng loài một cách cụ thể, ta có thể xem xét đa dạng loài theo các nhóm sinh vật. Như vậy, ta sẽ có: đa dạng vi sinh vật, tảo, thực vật không mạch, thực vật có mạch, côn trùng, động vật không xương sống, động vật có xương sống (xem bảng 2.1). Môi trường giàu có nhất về số lượng loài có lẽ ở các rừng nhiệt đới, rạn san hô, các hồ lớn ở vùng nhiệt đới và ở các biển sâu. Trong các rạn san hô, và các biển sâu, sự đa dạng sinh học thuộc nhiều ngành và lớp khác nhau. Sự đa dạng trong các biển sâu nhờ vào diện tích lớn, tính ổn định của môi trường cũng như vào sự biệt hoá của các loại nền đáy khác nhau. Đa dạng loài lớn nhất là ở vùng rừng nhiệt đới. Mặc dù rừng nhiệt đới chỉ chiếm 7% diện tích trái đất, chúng chứa hơn 1/2 loài trên thế giới. Khoảng 40% loài thực vật có hoa trên thế giới (100.000 loài) ở vùng nhiệt đới, trong khi 30% loài chim trên thế giới phụ thuộc vào những khu rừng nhiệt đới. Bảng 2.1. Thành phần các loài Loài Số lượng Côn trùng 751000 Sinh vật đơn bào 30000 Thực vật 248500 Tảo 26900 Nấm 69000 Vi khuẩn 4800 Virus 1000 Động vật khác 281000 [Nguồn: Nguyễn Nghĩa Thìn ] Rạn san hô tạo nên một nơi tập trung khác về loài. Các loài san hô bé nhỏ tạo ra các hệ sinh thái san hô vĩ đại, là vùng biển tương đương với rừng nhiệt đới về sự phong phú loài và độ phức tạp. Rạn san hô lớn nhất thế giới là rạn San Hô Lớn (Great Barrier Reffs) ở bờ biển phía đông nước Úc, có diện tích là 349.000 km2. Rạn san hô này có hơn 300 loài san hô, 1500 loài cá, 4000 loài thân mềm, 5 loài rùa biển và là nơi sinh sản của khoảng 25 loài chim. Rạn san hô này chiếm 8% loài cá trên thế giới mặc dù chúng chỉ chiếm 0,1% diện tích đại dương. Bảng 5 dưới đây mô tả sự đa dạng về loài trên thế giới. Sự đa dạng về loài sẽ còn được đề cập ở phần sau, về các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng loài. Việt Nam được xếp vào nhóm các nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới. Đến nay đã ghi nhận có 15.986 loài thực vật ở Việt Nam, trong đó có 4528 loài thực vật bậc thấp và 11.458 loài thực vật bậc cao, 10% trong số đó là các loài đặc hữu. Về động vật, đã thống kê được 307 loài giun tròn, 161 loài giun sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất, 145 loài ve giáp, 113 loài bọ nhảy, 7750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 120 loài ếch nhái, 840 loài chim, 310 loài và phân loài thú. Đa dạng loài ở Việt Nam có các đặc trưng sau: - Số lượng loài sinh vật nhiều, sinh khối lớn. Bình quân trên 1km2 lãnh thổ Việt Nam có 4,5 loài thực vật và gần 7 loài động vật, một mật độ đậm đặc. - Cấu trúc loài rất đa dạng. Nhiều loài có hàng chục dạng sống khác nhau. Cấu tạo quần thể thường rất phức tạp. - Khả năng thích nghi của loài cao. Sinh vật Việt Nam nói chung có khả năng chống chịu cao với mọi biến đổi của ngoại cảnh. Bảng 2.2: Số lượng các loài sinh vật hiện đang sống trên Trái đất đã được mô tả (theo Lê Vũ Khôi) Nhóm sinh vật Số loài Nhóm sinh vật Số loài Vi rút 1 Giun tròn 12.2 Vi khuẩn 1 Giun đốt 12 Thực vật đơn bào 4.76 Thân mềm 50 Nấm 70 Da gai 60 Tảo 26.9 Chân khớp 874.16 Địa y 18 Côn trùng 751 Rêu 22 Động vật có bao 1.25 Dương xỉ 12 Động vật đầu sống 23 Thông đất 1.275 Cá không hàm 63 Thực vật hạt trần 750 Cá sụn 843 Thực vật hạt kín 250 Cá xương 18.15 Động vật nguyên sinh 30 Lưỡng cư 4.2 Thân lổ 5 Bà sát 6.3 Ruột khoang & Sứa lược 9 Chim 9.6 Giun dẹp 12.2 Thú 4.17 Bảng 2.3: Đánh giá số loài đã được mô tả (Lecointre and Guyader, 2001) Bậc phân loại Tên thường gọi Số loài mô tả % số loài đã được mô tả Bacteria Vi khuẩn 9.021 0,50 Archaea Vi khuẩn cổ 259 0,01 Bryophyta Rêu 15 0,90 Lycopodiophyta Thông đất 1.275 0,07 Filicophyta Dương xỉ 9.5 0,50 Coniferophyta Ngành Thông 601 0,03 Magnoliophyta Thực vật hạt kín 233.885 13,40 Fungi Nấm 100.8 5,80 "Porifera" Bọt biển 10 0,60 Cnidaria Ruột khoang 9 0,50 Rotifera Trùng Bánh xe 1.8 0,10 Platyhelminthes Giun dẹp 13.78 0,80 Nematoda Giun tròn
Tài liệu liên quan