Chuyên đề Đánh giá hiệu quả của mô hình làng sinh thái Người Dao –Ba Vì

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quá trình phát triển đó diễn ra trên khắp các vùng lãnh thổ, các dạng tài nguyên cơ bản như đất, nước và các hệ sinh thái được sử dụng tối đa và kết quả tất yếu là bên cạnh những kết quả đạt được về mặt kinh tế chúng ta đã gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về môi trường, nhiều nơi tài nguyên bị suy giảm cân bằng của các hệ sinh thái bị phá vỡ, gây ảnh hưởng xấu tác động ngược trở lại cuộc sống, hoạt động sản xuất và chính sự phát triển của con người. Để kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, con đường duy nhất phải chọn là phát triển theo nguyên tắc phát triển bền vững. Đó là chiến lược chung là xu thế của toàn cầu hiện nay và Việt Nam cũng không ngoài xu thế đó. Và muốn phát triển theo con đường phát triển bền vững chúng ta cần phải nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường sinh thái, đặc biệt là đối với một nước nông nghiệp như chúng ta việc nghiên cứu ra một mô hình kinh tế sinh thái hợp lý để vừa tạo ra những lợi ích kinh tế vừa bảo vệ phát triển môi trường, môi sinh là vấn đề cần thiết, cấp bách. Mô hình kinh tế sinh thái tại các vùng sinh thái kém bền vững như vùng đồi trọc, vùng ngập nước, vùng cồn cát ven biển được đưa ra là các làng sinh thái, là một mô hình mang lại nhiều lợi ích to lớn. Mô hình đã góp phần giải quyết những yêu cầu của cuộc sống đặt ra, thực hiện chủ trương của Nhà nước về xoá đói, giảm nghèo, giảm bớt sự cách biệt giữa vùng nông thôn và thành thị và mô hình cần thiết phải được nghiên cứu mở rộng trong thời gian tới. Trong giới hạn của đề tài phạm vi nghiên cứu xoay quanh những khái niệm cơ bản của mô hình kinh tế sinh thái và hướng vào một mô hình kinh tế sinh thái phù hợp với đặc điểm sinh thái của vùng đồi núi trọc là Làng sinh thái người Dao –Ba Vì thuộc xã Hợp Nhất huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình đem lại cho cộng đồng dân cư nơi đây trong việc giải quyết bài toán về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp để phục vụ mục đích nghiên cứu, các phương pháp gồm : Phương pháp tổng quan tài liệu, Phương pháp thu thập, liệt kê, xử lý số liệu; Phương pháp toán học; Phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp phân tích lợi ích chi phí.

doc70 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả của mô hình làng sinh thái Người Dao –Ba Vì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá hiệu quả của mô hình làng sinh thái Người Dao –Ba Vì LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quá trình phát triển đó diễn ra trên khắp các vùng lãnh thổ, các dạng tài nguyên cơ bản như đất, nước và các hệ sinh thái được sử dụng tối đa và kết quả tất yếu là bên cạnh những kết quả đạt được về mặt kinh tế chúng ta đã gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về môi trường, nhiều nơi tài nguyên bị suy giảm cân bằng của các hệ sinh thái bị phá vỡ, gây ảnh hưởng xấu tác động ngược trở lại cuộc sống, hoạt động sản xuất và chính sự phát triển của con người. Để kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, con đường duy nhất phải chọn là phát triển theo nguyên tắc phát triển bền vững. Đó là chiến lược chung là xu thế của toàn cầu hiện nay và Việt Nam cũng không ngoài xu thế đó. Và muốn phát triển theo con đường phát triển bền vững chúng ta cần phải nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường sinh thái, đặc biệt là đối với một nước nông nghiệp như chúng ta việc nghiên cứu ra một mô hình kinh tế sinh thái hợp lý để vừa tạo ra những lợi ích kinh tế vừa bảo vệ phát triển môi trường, môi sinh là vấn đề cần thiết, cấp bách. Mô hình kinh tế sinh thái tại các vùng sinh thái kém bền vững như vùng đồi trọc, vùng ngập nước, vùng cồn cát ven biển được đưa ra là các làng sinh thái, là một mô hình mang lại nhiều lợi ích to lớn. Mô hình đã góp phần giải quyết những yêu cầu của cuộc sống đặt ra, thực hiện chủ trương của Nhà nước về xoá đói, giảm nghèo, giảm bớt sự cách biệt giữa vùng nông thôn và thành thị và mô hình cần thiết phải được nghiên cứu mở rộng trong thời gian tới. Trong giới hạn của đề tài phạm vi nghiên cứu xoay quanh những khái niệm cơ bản của mô hình kinh tế sinh thái và hướng vào một mô hình kinh tế sinh thái phù hợp với đặc điểm sinh thái của vùng đồi núi trọc là Làng sinh thái người Dao –Ba Vì thuộc xã Hợp Nhất huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình đem lại cho cộng đồng dân cư nơi đây trong việc giải quyết bài toán về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp để phục vụ mục đích nghiên cứu, các phương pháp gồm : Phương pháp tổng quan tài liệu, Phương pháp thu thập, liệt kê, xử lý số liệu; Phương pháp toán học; Phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp phân tích lợi ích chi phí. Chương I : Tổng quan về kinh tế sinh thái và những vấn đề về mô hình kinh tế sinh thái . I . Mối quan hệ con người với môi trường và sự cần thiết phải hình thành mô hình Kinh tế sinh thái . Khi kinh tế ngày càng phát triển cũng là lúc con người tác động đến môi trường ngày càng nhiều hơn. Con người đã vô tình hay hữu ý tác động đến môi trường và làm biến đổi môi trường theo hướng ngày càng xấu đi bằng các hoạt động sản xuất ,sinh hoạt .. Từ đó nảy sinh nhiều vấn đề môi trường như :hiệu ứng nhà kính, sóng thần, lũ lụt ngày càng gia tăng trên thế giới và chính nó lại tác động ngược trở lại đối với các hoạt động sống của con người hiện tại và nếu còn tiếp tục trong tương lai. Những vấn đề môi trường sẽ còn nghiêm trọng hơn, nó ảnh hưởng đến chính chúng ta và đặc biệt là thế hệ tương lại. Do đó đã đến lúc con người cần phải xây dựng một mô hình sống, mô hình sản xuất thân thiện, và gắn liền với môi trường để tạo dựng một sự phát triển bền vững vì chính chúng ta và vì môi trường của các thế hệ tương lai và mô hình Kinh tế sinh thái là mô hình mà con người cần hướng tới vì những lợi ích to lớn về môi trường mà nó đem lại. Trước tiên chúng ta cần xem xét mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường 1.Định nghĩa môi trường. Theo định nghĩa rộng nhất môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Tuỳ theo mục đích và nội dung nghiên cứu, khái niệm chung về môi trường được phân thành môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo. Môi trường thiên nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên : vật lý, hoá học, sinh học tồn tại khách quan bên ngoài ý muốn của con người hoặc ít chịu sự chi phối của con người. Môi trường tự nhiên bao gồm một tổng thể các tài nguyên tái tạo và không tái tạo. Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa các cá thể con người, cộng đồng họp thành xã hội từ đó tạo nên các hình thái tổ chức các thể chế kinh tế –xã hội. Môi trường nhân tạo bao gồm những nhân tố vật lý sinh học, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. Theo định nghĩa của luật bảo vệ môi trường Việt Nam “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên ”. 2. Khái niệm phát triển. Theo quan điểm của các nhà kinh tế trứơc kia, sự phát triển kinh tế đồng nhất với tăng trưởng kinh tế, có trình độ tiêu dùng cao nghĩa là thông qua hai chỉ tiêu: tốc độ tăng trưởng của thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người. Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất, tinh thần của con người bằng mở rộng sản xuất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao các hoạt động văn hoá. 3. Mối quan hệ phát triển và môi trường. Vai trò của môi trường tự nhiên :nền kinh tế được biểu diễn bởi hai khu vực hộ gia đình là nơi tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ, các xí nghiệp là nơi sử dụng tài nguyên thiên nhiên do môi trường cung cấp và đưa vào môi trường các loại chất thải. Môi trường có vai trò : Cung cấp nguyên liệu thô. Là nơi chứa chất thải. Cung cấp ngoại ứng tích cực. Các quan điểm phát triển: Quan điểm cũ : phát triển là xu thế của mọi thời đại, mọi quốc gia song không phải mức độ phát triển của mọi quốc gia đều như nhau, có những nước đã ở vào trình độ phát triển cao song còn nhiều nước kém phát triển dẫn đến một sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển. Chính cuộc chạy đua phát triển giữa các quốc gia, các khu vực kinh tế trên thế giới diễn ra ngày càng gay gát khốc liệt khiến quan điểm “phát triển với bất cứ giá nào” trên thực tế rất được tôn sùng đặc biệt là ở các nước đang phải đối đầu với đói nghèo, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển. Trong bối cảnh đó người ta dễ có khuynh hướng hy sinh môi trường và các yếu tố khác cho phất triển kinh tế. Với tâm lý sốt ruột trước tình trạng lạc hậu kém phát triển nhiều người lập luận rằng cứ phát triển trước đã rồi sẽ tính sau. Do đó để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế con người không ngừng khai thác các tài nguyên thiên nhiên. Kết quả là môi trường bị suy thoái, tài nguyên môi trường bị giảm sút về số lượng và chất lượng. Ngược lại với quan điểm “phát triển với bất cứ giá nào” thì một trường phái khác lại có chủ trương bảo vệ các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường chủ trương không can thiệp vào các nguồn tài nguyên sinh học nhằm bảo tồn chúng thông qua “tăng trưởng bằng hoặc không bằng âm” hay “đình chỉ phát triển ”. Quan điểm phát triển mới: Phát triển và môi trường có liên quan chặt chẽ nhưng không phải là hai khái niệm mâu thuẫn và đối kháng nhau theo kiểu loại trừ có cái này không có cái kia. Do đó không thể chấp nhận cách đặt vấn đề “phát triển hay môi trường”. Ngày nay theo quan điểm phát triển mới, đó là sự kết hợp, dung hoà cả hại. Với cách tiếp cận hệ thống và tổng hợp, hai nhà môi trường học Canada là Jacobs và Sadler trình bày mối quan hệ biện chứng giữa phát triển và môi trường trong hình dưới đây: Phát triển bền vững = A Ç B Ç C Phát triển bền vững là sự kết hợp của các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường đây chính là quan điểm phát triển đúng đắn, là mục tiêu mà con người đang hướng tới. II. Kinh tế sinh thái và mô hình hệ kinh tế sinh thái. 1. Kinh tế sinh thái. 1.1. Khái niệm: Kinh tế sinh thái là một khái niệm được hình thành trong những năm gần đây. Kinh tế sinh thái là sự kết hợp giữa các lĩnh vực kinh tế –xã hội và tự nhiên. Kinh tế sinh thái là một môn khoa học nghiên cứu giải quyết các khía cạnh sinh thái của các hoạt động kinh tế của con người. cũng như các khía cạnh sinh thái của các hoạt động sinh thái. 1.2. Đối tượng của kinh tế sinh thái. Đối tượng của kinh tế sinh thái là mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Các hoạt động kinh tế hiện nay chỉ có thể đem lại hiệu quả thiết thực khi được tiến hành trên cơ sở vận dụng phù hợp các quy luật sinh thái. Mặt khác các hoạt động sinh thái như giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ nguồn gen…chỉ có ý nghĩa khi nó góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả cảu các hoạt động kinh tế. Mọi hoạt động của con người đều hướng tới những mục đích nhất định. Cho đến nay con đường đi đến mục tiêu của chúng ta vấp phải trở lực trong đó có những trở lực là những phản ứng của thiên nhiên trong nhiều trường hợp làm cho chúng ta thất bại. Sự tác động của con người đối với tự nhiên càng mạnh thì sự phản ứng của tự nhiên càng lớn. Tuy nhiên xã hội vẫn tiến hoá, nền kinh tế phát triển, con người ngày càng đi sâu khám phá, khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách nhiều hơn thì một đòi hỏi khách quan được đặt ra là con người ngày càng phải nắm bắt được các quy luật tự nhiên. Mục đích hoạt động của con người chỉ có thể mang lại hiệu qủa khi họ không làm trái với quy luật tự nhiên. 2. Mô hình hệ kinh tế sinh thái. 2.1. Khái niệm hệ kinh tế sinh thái. Hệ kinh tế sinh thái được xem là một hệ thống chức năng nằm trong tác động tương hỗ giữa sinh vật và môi trường chịu sự điều khiển của con người để đạt mục đích phát triển lâu bền là hệ thống vừa đảm bảo chức năng cung cấp kinh tế vừa đảm bảo chức năng bảo vệ sinh thái, môi trường và bố trí hợp lý trên lãnh thổ. Hệ thống kinh tế sinh thái thực chất nằm trong hệ thống kinh tế môi trường. Tính tất yếu của hệ kinh tế sinh thái nằm trong yêu cầu giải quyết tính cân đối và hợp lý của hoạt động giữa hai hệ thành phần: hệ kinh tế xã hội và hệ môi trường. Hệ kinh tế sinh thái được đặt dưới sự điều khiển của con người theo các quy luật sinh học và kinh tế nhằm đạt hiệu quả tổng hợp: đảm bảo sự phát triển về kinh tế, xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Dưới tác động sâu sắc của con người –với tư cách là chủ thể - đã chuyển các hệ sinh thái từ dạng tự nhiên sang các hệ sinh thái cao quan hệ đến các quần cư loài người. Hoạt động tương hỗ giữa hai hệ kinh tế xã hội và hệ môi trường đã hình thành một hệ thống nhất mới đó là hệ kinh tế sinh thái. Các mối quan hệ tương tác giữa hệ kinh tế sinh thái và hệ môi trường diễn ra dưới dạng trao đổi các dòng năng lượng, vật chất và thông tin. Các dòng này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc cà chức năng của từng hệ thống. Hệ thống kinh tế đòi hỏi có năng lượng chất đốt cho hoạt động sản xuất các cảnh quan có giá trị thư giản du lich nghỉ ngơi…Cường độ của những dòng này ảnh hưởng tới mật độ dân số và sự phân bố dân cư. Ngược lại hệ thống kinh tế cung cấp vật chất cho con người dưới dạng các sản phẩm và thải vào môi trường các chất thải và chất ô nhiễm. Các chất này làm ảnh hưởng đến nguồn năng lượng và vật chất của hệ kinh tế. Mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trường là mối quan hệ hai chiều trong đó mỗi một thay đổi của hệ thống này liên tục ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của hệ thống kia. HỆ KINH TẾ Hãng sản xuất Hộ gia đình Sản xuất Tiêu dùng Sản phẩm Nhân công và các nhân tố đầu vào khác MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN (không khí, đất, nước, nguyên liệu, nhiên liệu..) Tài nguyên Rác thải Ta có thể thấy việc cân bằng các hoạt động của hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường là vô cùng quan trọng nếu không sẽ dẫn tới những tác động xấu đến tự nhiên và từ đó lại ảnh hưởng tới con người đòi hỏi con người phải có những điều chỉnh hợp lý để đảm bảo cả hai mục tiêu kinh tế và môi trường. 2.2. Mô hình kinh tế - sinh thái. 2.2.1. Khái niệm. Mô hình kinh tế sinh thái là một hệ kinh tế sinh thái cụ thể được thiết kế và xây dựng trong một vùng sinh thái xác định. 2.2.2. Nguyên lý đề xuất mô hình kinh tế sinh thái. Mô hình kinh tế - sinh thái được đề xuất dựa trên những nguyên lý các tiềm năng bao gồm việc điều tra tự nhiên, điều tra kinh tế - xã hội, hạ tầng cơ sở kỹ thuật và tổ chức sản xuất - xã hội, dân số, lao động, ngành nghề, tập quán canh tác sinh hoạt, những vấn đề về môi trường. Từ chiến lược sử dụng tài nguyên - bảo vệ môi trường với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong cơ chế kinh tế, trên cơ sở đặc điểm tài nguyên sinh thái của vùng mà xây dựng các cấu trúc mô hình kinh tế sinh thái. Điều khiển hệ kinh tế sinh thái trong mô hình là điều khiển chu trình năng lượng - sản xuất - tiêu thụ, các quy luật kinh tế, quy luật sinh học. 2.2.3. Mô hình mô phỏng hệ kinh tế - sinh thái. Hình 4 T(t), M(t), K(t) X(t) Tối ưu, bền vững Đầu vào Đầu ra Năm 1984, hai nhà toán học người Mỹ là: Cohen và Newman đã đưa ra mô hình toán học cho hệ sinh thái dưới dạng phương trình vi phân với bài toán hệ kinh tế - sinh thái. Đặc trưng cho đầu vào của mô hình hệ kinh tế - sinh thái của một vùng lãnh thổ bao gồm: X - Các yếu tố giống loài sinh vật. T - Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. M - Chất lượng môi trường. K - Các yếu tố kinh tế - xã hội. U - Vai trò điều khiển của con người. t - yếu tố thời gian. Các yếu tố này tác động tương hỗ với nhau và thay đổi theo thời gian trong đó nhu cầu xã hội ngày càng tăng lên, tài nguyên có xu hướng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường xảy ra. Mối quan hệ phức tạp đó của hệ kinh tế sinh thái có thể xem như hệ không gian nhiều chiều và được mô hình hoá bằng một hệ phương trình vi phân phi tuyến. Để đảm bảo cân bằng tối ưu của hệ, để phát triển lâu bền một vùng lãnh thổ cần có tác động của con người sao cho: tối ưu x(t) = f (X(t), M(t),…U(t)) Để giải bài toán về hệ kinh tế - sinh thái trên trong mối quan hệ phức tạp của nhiều thông số là một việc làm không đơn giản. Vì vậy đối với từng vùng sinh thái, từng mô hình kinh tế - sinh thái cụ thể chúng ta chọn ra một số vấn đề bức xúc về môi trường xem đó là nhân tố chính để xây dựng bài toán và xác lập cơ sở lý thuyết cho các kết luận về sinh thái, môi trường. Mô hình kinh tế sinh thái thực chất là một mẫu tổ chức sản xuất tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể chỉ gói gọn bởi quy mô nhỏ là các nông hộ gia đình cũng có khi được tổ chức cho một cộng đồng dân cư trong đó lấy nông hộ làm trung tâm trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện sinh thái, dân cư, lao động của vùng nhằm phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường hướng tới một sự phát triển bền vững lâu dài. Đối với một cộng đồng dân cư tuỳ điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà người ta xây dựng mô hình với các quy mô khác nhau: xã, làng, bản…Mỗi một vùng sinh thái khác nhau có một mô hình phù hợp tương ứng. Mô hình kinh tế sinh thái áp dụng cho cộng đồng dân cư tập trung với quy mô làng, xã gọi là làng sinh thái. Chúng ta đã biết dân cư bao hàm hai phần quan trọng: "dân" chỉ con người và cộng đồng con người còn phần "cư" chỉ môi trường vật chất mà con người tạo nên trên các không gian địa lý cụ thể nhằm phục vụ các nhu cầu sống của họ là ở, làm việc, đi lại, nghỉ ngơi. Con người và cộng đồng đó được sống trong môi trường nhân tạo hay thành tạo mà họ xây dựng nên trong quá trình cải tạo tự nhiên để tồn tại và phát triển. Nói đến dân cư là nói đến con người và cộng đồng người cùng môi trường vật chất nơi họ sống với các hoạt động sản xuất, ở, nghỉ ngơi của từng cá thể và cả cộng đồng, nói đến điều kiện tài nguyên (địa hình, đất đai, khí hậu, thuỷ văn, thực vật, động vật) và những không gian vật chất nơi họ xây dựng: nhà ở, trường học, bệnh viện, công xưởng, kho tàng, đường xá, điện, thông tin…Các điểm dân cư này người ta thường gọi bằng nhiều tên khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô cũng như phong tục, tập quán và truyền thống của từng địa phương hay từng nước, ấp trại, làng, thôn, xóm, bản, đội, buôn, xã, thị xã, thị trấn, huyện, tỉnh, thành phố. III. Các nhân tố cần quan tâm, vai trò và ý nghĩa của mô hình hệ kinh tế sinh thái. 1. Các yếu tố tác động tới mô hình kinh tế sinh thái. Mô hình kinh tế sinh thái chịu tác động của các yếu tố: + Điều kiện tự nhiên + Điều kiện xã hội + Điều kiện sản xuất + Yếu tố hạ tầng 2. Nguyên tắc của tập trung cụm dân cư theo mô hình cộng đồng làng xã. Cụm dân cư là cụm có trên một điểm dân cư nằm trong một địa giới hợp lý. Dân số trong cụm có ít nhất là 200 người. Quy mô dân số này đủ để đảm bảo xây dựng và khai thác một số công trình phúc lợi thiết yếu như trường phổ thông, trạm xá, chợ, cửa hàng… Các điểm dân cư có vị trí thuận lợi cho việc xây dựng như có đủ đất đai để xây dựng nhà ở, sân vườn trước mắt và khả năng tăng dân số sau này, có nguồn nước sinh hoạt, có đất để làm nông nghiệp. Cụm có một trung tâm có vị trí tương đối trung tâm. Trung tâm này có ít nhất trường phổ thông, trạm xá, chợ nông thôn, cửa hàng. Cụm dân cư hình thành trên cơ sở tác động của sản xuất và phục vụ công cộng con người, nó tồn tại và phát triển nhờ sự hỗ trợ đa dạng của mạng lưới trung tâm với nhiều cấp bậc khác nhau: xã, huyện, tỉnh, thành phố, thị xã. 3. Điều kiện của mô hình. Mô hình luôn luôn chịu sự chi phối trực tiếp của các điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất, truyền thống kinh tế - xã hội của từng vùng khác nhau. Các điều kiện đó càng đa dạng thì mô hình các điểm dân cư càng phong phú. Để tồn tại và phát triển con người và cộng đồng con người phải có nhu cầu thiết yếu. Các nhu cầu đó là: Việc làm và thu nhập: Đây là yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng cho việc hình thành, tồn tại và phát triển của cộng đồng dân cư. Yêu cầu này đòi người lao động phải có việc làm (lâm sinh, chế biến, dịch vụ, quản lý, kỹ thuật, công nghiệp…). Việc làm phải có thu nhập đủ sông cho cá nhân và gia đình ngoài ra còn phải phù hợp với sức khoẻ con người. So với nhiều ngành khác ngành nông, lâm ngư nghiệp hiện nay lao động phải làm việc nặng nhọc trong các điều kiện tự nhiên nhiều khi không thuận lợi: nắng, nóng, mưa nhiều, đường sá khó đi đặc biệt thu nhập thường rất thấp, lao động dư thừa nhàn rỗi sau mùa vụ. Chính việc làm và thu nhập đã ảnh hưởng tới việc định cư của con người. Nhà ở và dịch vụ công cộng: Ngoài việc làm và thu nhập, nhà ở và dịch vụ công cộng cũng là nhu cầu hết sức quan trọng. Nhà ở phải đảm bảo yêu cầu về ở, sinh hoạt tối thiểu bao gồm phần để ở và các công trình phụ khác. Dịch vụ công cộng bao gồm y tế, giáo dục, thương nghiệp, văn hoá…là những dịch vụ đa dạng và thiết yếu cho các thành viên trong cộng đồng. Nhưng để đảm bảo cho các dịch vụ công cộng tồn tại thì dân cư phải sống tập trung thành một khu vực vì chi phí cho việc xây dựng là rất tốn kém nếu dân cư thưa thớt, không tập trung. Đi lại: Một nhu cầu của con người trong các hoạt động sống là đi lại. Sự đi lại diễn ra mọi nơi từ nhà ở tới các công trình phúc lợi, các vùng xa, nhu cầu thăm hỏi, trao đổi, sản xuất…Vì vậy các mô hình xây dựng cần có đường xá. Ba vấn đề trên là ba vấn đề thiết yếu. Tuỳ điều kiện cụ thể của mỗi vùng để đề ra cách giải quyết ba vấn đề trên. 4. Vai trò kinh tế nông hộ trong mô hình làng sinh thái. Kinh tế hộ được coi là một đơn vị kinh tế có qui mô nhỏ, theo qui mô hộ sở hữu và tổ chức sản xuất lao động, theo gia đình, do dân tự tạo việc làm là chủ yếu. Kinh tế hộ là hệ thống nguồn lực trong đó giữ vai trò duy trì, phát triển nguồn lao động, tài sản, vốn, tài nguyên…đảm bảo cho quá trình phát triển nguồn thu nhập của mỗi hộ và góp phần phát triển nguồn thu nhập của xã hội. Sự tồn tại của hộ là một điều kiện bảo tồn xã hội nông thôn. Trước những biến động đầy trắc ẩn của nền kinh tế thì họ là cơ sở để thích ứng trong phương thức khai thác các nguồn lực để tái sản xuất nông nghiệp đáp ứng những nhu cầu đa dạng của gia đình và xã hội. Là một đơn vị kinh tế xã hội hộ thực hiện các chức năng sản xuất kinh doanh, tái tạo sức lao động, xây dựng quĩ phúc lợi cùng xã hội đảm bảo các điều kiện sử dụng lao động. 5. Vai trò, ý nghĩa của mô hình kinh tế sinh thái. Mô hình kinh tế sinh thái có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với các vùng nông thôn nước ta hiện nay khi mà nền nông nghiệp vẫn còn
Tài liệu liên quan