Chuyên đề Đảo ngược công ty - Corporate inversion và tình huống của Stanley works

Luật thuế của Mỹ quy định những công ty đa quốc gia có công ty mẹ đóng tại Mỹ phải đóng thuế trên tất cả các thu nhập công ty tạo ra trên phạm vi quốc tế, gồm thu nhập phát sinh trong phạm vi nước Mỹ lẫn thu nhập từ các công ty con ở nước ngoài chuyển về. Do đó, các công ty con ở nước ngoài trước hết phải đóng một khoản thuế cho nước sở tại, sau đó, khi lợi nhuận được chuyển về công ty mẹ tại Mỹ, nó bị chính phủ Mỹ đánh thuế thêm một lần nữa. Trong khi đó, những công ty đóng tại phần lớn các quốc gia khác, gồm có Đức, Hà Lan, Canada, Pháp, chưa kể đến các nước thiên đường về thuế, thì đều không phải nộp thuế đánh trên bất cứ nguồn thu nước ngoài nào hay chỉ phải nộp một khoản thuế nhỏ. Chẳng hạn, giả sử bạn sở hữu và điều hành công việc kinh doanh tại một trong những nước thành viên của European Union và cũng có một công ty con tại Mỹ, bạn sẽ chỉ phải nộp thuế cho chính phủ nước nhà trên phần lợi nhuận mà bạn kiếm được tại nước này. Chính phủ Mỹ cũng sẽ đánh thuế trên những lợi nhuận mà bạn kiếm được từ những hoạt động tại Mỹ, và tóm lại sau đó bạn có thể chuyển những lợi nhuận sau thuế đó về nước mình mà không phải chịu thêm khoản thuế nào nữa. Nhưng nếu như công ty của bạn là công ty đóng tại Mỹ với các công ty con ở các quốc gia khác, bạn sẽ bị đánh thuế hai lần trên phần lợi nhuận kiếm được ở nước ngoài. Đầu tiên là bạn phải nộp thuế cho chính phủ của nước ngoài nơi mà công ty con của bạn hoạt động, sau đó chính phủ Mỹ lại tiếp tục đánh thuế trên phần lợi nhuận này cho dù nó có được chuyển về Mỹ hay không. “Cánh tay tài chính của Mỹ bao trùm khắp toàn cầu, đòi hỏi chia phần cho bất cứ thứ gì bạn kiếm được ở bất cứ đâu”. “The fiscal arm of the U.S. Treasury extends all around the globe, claiming to have a right to a portion of anything you’ve earned anywhere in the world.”

doc17 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2377 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Đảo ngược công ty - Corporate inversion và tình huống của Stanley works, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA ĐẢO NGƯỢC CÔNG TY - CORPORATE INVERSION VÀ TÌNH HUỐNG CỦA STANLEY WORKS Dịch và biên tập: G6.K34.UEH Tài liệu gốc: Stanley Works and Corporate Inversion Đối với nhiều người, công ty đa quốc gia là một khái niệm gây phiền toái. Vấn đề ở đây là lòng yêu nước. Người ta thường nghĩ “công ty của nước mình” phải phục vụ những lợi ích lớn của đất nước, thay vì tìm kiếm nguồn lao động giá rẻ nhất, những quy định lỏng lẻo nhất và những mức thuế suất thấp nhất trên thế giới. Liên quan đến vấn đề này, tiêu biểu là câu chuyện về thuế. Sự khác biệt về các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp của Mỹ với các nước khác – Nguồn gốc của đảo ngược công ty: 1. Sự khác biệt về các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp của Mỹ với các nước khác Luật thuế của Mỹ quy định những công ty đa quốc gia có công ty mẹ đóng tại Mỹ phải đóng thuế trên tất cả các thu nhập công ty tạo ra trên phạm vi quốc tế, gồm thu nhập phát sinh trong phạm vi nước Mỹ lẫn thu nhập từ các công ty con ở nước ngoài chuyển về. Do đó, các công ty con ở nước ngoài trước hết phải đóng một khoản thuế cho nước sở tại, sau đó, khi lợi nhuận được chuyển về công ty mẹ tại Mỹ, nó bị chính phủ Mỹ đánh thuế thêm một lần nữa. Trong khi đó, những công ty đóng tại phần lớn các quốc gia khác, gồm có Đức, Hà Lan, Canada, Pháp, chưa kể đến các nước thiên đường về thuế, thì đều không phải nộp thuế đánh trên bất cứ nguồn thu nước ngoài nào hay chỉ phải nộp một khoản thuế nhỏ. Chẳng hạn, giả sử bạn sở hữu và điều hành công việc kinh doanh tại một trong những nước thành viên của European Union và cũng có một công ty con tại Mỹ, bạn sẽ chỉ phải nộp thuế cho chính phủ nước nhà trên phần lợi nhuận mà bạn kiếm được tại nước này. Chính phủ Mỹ cũng sẽ đánh thuế trên những lợi nhuận mà bạn kiếm được từ những hoạt động tại Mỹ, và tóm lại sau đó bạn có thể chuyển những lợi nhuận sau thuế đó về nước mình mà không phải chịu thêm khoản thuế nào nữa. Nhưng nếu như công ty của bạn là công ty đóng tại Mỹ với các công ty con ở các quốc gia khác, bạn sẽ bị đánh thuế hai lần trên phần lợi nhuận kiếm được ở nước ngoài. Đầu tiên là bạn phải nộp thuế cho chính phủ của nước ngoài nơi mà công ty con của bạn hoạt động, sau đó chính phủ Mỹ lại tiếp tục đánh thuế trên phần lợi nhuận này cho dù nó có được chuyển về Mỹ hay không. “Cánh tay tài chính của Mỹ bao trùm khắp toàn cầu, đòi hỏi chia phần cho bất cứ thứ gì bạn kiếm được ở bất cứ đâu”. “The fiscal arm of the U.S. Treasury extends all around the globe, claiming to have a right to a portion of anything you’ve earned anywhere in the world.” Tuy vậy luật thuế Mỹ cũng có những quy định để tránh việc đánh thuế hai lần, trong đó nó quy định khoản thuế đánh trên lợi nhuận ở nước ngoài mà công ty đã nộp cho chính phủ nước ngoài sẽ được ghi tín dụng cho khoản thuế phải nộp khi lợi nhuận chuyển về Mỹ. Những khoản tín dụng thuế này được sử dụng để bù trừ vào nghĩa vụ thuế ở Mỹ - phần thuế bị Mỹ đánh trên nguồn thu từ nước ngoài. Chẳng hạn, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở Mỹ hiện tại là 35%. Một công ty Mỹ có nguồn thu từ nước ngoài là 100$ với thuế suất nước ngoài 10% thì nó sẽ phải nộp 10$ cho chính phủ nước ngoài và 25$ cho chính phủ Mỹ, bởi vì nghĩa vụ thuế ở Mỹ của nó (tính trên nguồn thu từ nước ngoài) là 35$ (35% của 100$) sẽ được giảm trừ còn 25$ nhờ có một khoản tín dụng thuế nước ngoài 10$. Do đó, có thể thấy rằng nếu thuế suất ở nước ngoài cao hơn Mỹ, điều này sẽ có lợi cho các công ty, nhưng nếu thấp hơn, công ty sẽ phải gánh thêm một nghĩa vụ thuế. Thật không may là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Mỹ lại cao hơn hầu hết các quốc gia khác: 35%. Trong số 26 quốc gia thuộc OECD, có 5 nước (Bỉ, Đức, Hy Lạp, Ý, Lúc-xăm-bua) có thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn Mỹ, có 3 nước (Mexico, Tây Ban Nha và Hà Lan) có thuế thu nhập doanh nghiệp bằng Mỹ 35%, nhưng có tới 17 quốc gia có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn Mỹ, như Phần Lan (29%), Na-uy và Thụy Điển (28%). Ở Ai-len, thuế suất 16%, ở Thụy Sỹ 8%, và Bec-mu-da là 0%. Chính vì vậy, những quy định về “khoản tín dụng thuế nước ngoài” (foreign tax credits) của luật thuế Mỹ hầu như không thể xóa bỏ được bất lợi về việc phải chịu thuế trên các thu nhập nước ngoài của các công ty đa quốc gia đóng tại Mỹ. Trong khi thuế suất của Mỹ cao và luật thuế của nó còn quy định đánh thuế lên cả những nguồn thu từ nước ngoài, thì trên thế giới có một số quốc gia khác không đánh thuế thu nhập trên các khoản thu nhập phát sinh từ nước ngoài và thậm chí không hề có thuế thu nhập doanh nghiệp (0%), ví dụ như Bermuda. Nhờ lợi thế về thuế nên tại đây có rất nhiều công ty đa quốc gia được thành lập để đầu tư ra nước ngoài. Sự khác biệt về luật thuế khiến nhiều công ty đa quốc gia đóng tại Mỹ tìm cách “chuyển địa chỉ đăng ký của công ty ra nước ngoài”, tự tạo lập tư cách pháp lý cho mình trở thành một công ty đóng tại một quốc gia có thuế suất thấp hơn, tiêu biểu là các quốc gia như Bermuda (thuế suất 0%), nhằm mục đích tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của mình tại Mỹ và giảm bớt những bất lợi về thuế. Chính vì vậy, những nước có luật thuế tương tự như Bermuda trở thành nơi để các công ty đa quốc gia lợi dụng để tránh thuế, do đó được gọi là “nơi trú ẩn thuế” hay “thiên đường về thuế” (tax-havens). Các quốc gia được coi là thiên đường về thuế gồm: Antigua và Barbuda, Bahamas, Bermuda, Bristish Virgin Island, Cyprus, Hồng Kông, Isle of Man, Jersey, Liechtenstein, Macau, Mauritius, Monaco, Panama, quần đảo Cayman, Singapore, tiểu bang Delaware Hoa Kỳ, Thụy Sỹ, United States Virgin Islands. Quá trình chuyển dịch nơi đăng ký pháp lý ra nước ngoài như vậy được gọi là “đảo ngược công ty” (corporate inversion). 2. Thế nào là đảo ngược công ty? Như đã nói ở phần trên, sự khác biệt về luật thuế giữa các quốc gia tạo cơ hội cho những công ty Mỹ mà có nguồn thu từ nước ngoài giảm bớt nghĩa vụ thuế của họ bằng cách chuyển địa chỉ đăng ký ra nước ngoài, tức là từ bỏ tư cách của một công ty Mỹ và trở thành một công ty nước ngoài. Giao dịch chuyển đổi này có tên là “đảo ngược công ty”. The Treasury Department định nghĩa rằng một sự đảo ngược công ty là một giao dịch trong đó chuyển đổi cấu trúc công ty của một công ty đa quốc gia đóng tại Mỹ để cho một công ty con ở nước ngoài (thường là ở những nước có thuế thấp hay không có thuế) thay thế công ty mẹ hiện tại để trở thành công ty mẹ của tập đoàn. Sự đảo ngược thường chỉ là giao dịch trên giấy tờ mà không thay đổi hoạt động, quản lý, trụ sở hoạt động chính của công ty. Quá trình này được thực hiện như sau: Công ty sẽ mở một công ty con tại một quốc gia thích hợp (những nước “thiên đường về thuế”) hoặc sử dụng ngay công ty con đã có sẵn để thực hiện đảo ngược. Công ty con này sẽ mua cổ phần hay tài sản của công ty mẹ và trở thành công ty mẹ hợp pháp. Những cổ đông cá nhân, những người mà trước đây sở hữu cổ phần của công ty mẹ tại Mỹ, sẽ chuyển sang sở hữu cổ phần công ty con ở nước ngoài (lúc này đã trở thành công ty mẹ và sở hữu luôn công ty tại Mỹ). Tuy vậy hầu như không hề có bất cứ thay đổi gì sau việc đảo ngược này. Công việc sản xuất, kinh doanh và marketing vẫn được duy trì như cũ. Nói chung việc chuyển đổi này chỉ là dựa trên giấy tờ và hình thức, nhằm chuyển quyền sở hữu công ty ra khỏi nước Mỹ để tránh những bất lợi về thuế do luật thuế Mỹ gây ra, như là việc đánh thuế 2 lần. Những giao dịch này nhìn chung giống như là một sự đảo ngược, vì tác động của nó là đảo ngược cấu trúc công ty: công ty mẹ trước đây là trở thành công ty con, còn công ty con trước đây trở thành công ty mẹ mặc dù mặc dù nó chỉ có một ít hay ko hề hoạt động hay tổ chức gì ở đó. II. Tình huống của Stanley: Được thành lập vào năm 1843 bởi Frederick T.Stanley, Stanley là công ty đa quốc gia có công ty mẹ là Stanley Works, đóng tại Connecticut, Mỹ với gần 15.000 nhân công, được niêm yết trên Standard & Poor’s 500 và là nhà chế tạo dụng cụ hàng đầu của Mỹ với doanh thu hơn 2.6 tỷ$ vào năm 2001. Hoạt động của công ty được chia làm 2 nhóm, Tools (77% doanh số) và Doors (23% doanh số). 1. Vấn đề của Stanley Stanley, giống như nhiều công ty đa quốc gia khác của Mỹ, ngày càng cảm thấy gánh nặng bởi cơ cấu thuế thu nhập doanh nghiệp Mỹ. Thu nhập tại Mỹ của Stanley đã bị đánh thuế với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Mỹ là 35%. Mức thuế suất này ở Mỹ, vốn dĩ trong hơn 15 năm chỉ thay đổi lên xuống trong khoảng 1%, đã trở nên ngày càng cao so với thuế suất toàn cầu, trong khi nhiều quốc gia giảm thuế suất thuế doanh nghiệp một cách nhất quán và đáng kể trong suốt những năm 1990. Vấn đề nữa mà Stanley và các công ty đa quốc gia khác phải đối mặt là công ty ngày càng có nhiều thu nhập ở nước ngoài, như đã phân tích ở phần đầu, đây là một bất lợi về thuế đối với một công ty Mỹ như Stanley. Do đó, để tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của mình tại Mỹ và để giảm bớt những bất lợi về thuế vào 8/2/2002, Stanley works (U.S) thông báo rằng nó sẽ tiến hành đảo ngược công ty, từ bỏ tư cách một công ty Mỹ để trở thành một công ty Bermuda - vốn là một nước thiên đường về thuế. 2. Stanley trước và sau khi đảo ngược Nhìn vào phụ lục có thể thấy nghĩa vụ thuế của Stanley đã thay đổi sau khi thực hiện đảo ngược. Trước khi đảo ngược: Trước khi đảo ngược, công ty mẹ của Stanley đóng tại Mỹ với công ty con tại Bermuda và một số quốc gia khác. Lợi nhuận của công ty mẹ phát sinh tại nước Mỹ hiển nhiên sẽ bị đánh thuế bởi chính phủ Mỹ. Còn lợi nhuận của các công ty con sau khi bị đánh thuế ở các nước sở tại theo thuế suất của nước đó, sẽ được chuyển về công ty mẹ ở Mỹ, tức Stanley Works và tiếp tục bị đánh thuế theo thuế suất của Mỹ (và được bù trừ bởi khoản tín dụng thuế nước ngoài – foreign tax credit). Sau khi đảo ngược: Sau khi đảo ngược, Stanley trở thành công ty đa quốc gia có công ty mẹ đóng tại Bermuda, có công ty con hoạt động tại Mỹ và một số nước khác. Các công ty con ở nước ngoài (bao gồm cả công ty con ở Mỹ) sau khi bị đánh thuế ở nước sở tại, sẽ chuyển lợi nhuận về công ty mẹ tại Bermuda, và với luật thuế của Bermuda, Stanley không phải nộp thuế đánh trên phần thu nhập này. Do đó lúc này Stanley chỉ có nghĩa vụ thuế đối với chính phủ quốc gia nào mà nó có thu nhập phát sinh tại quốc gia đó. Và đương nhiên, trước và sau khi đảo ngược, mọi hoạt động kinh doanh của Stanley ở các quốc gia này vẫn không hề thay đổi. 3. Lợi ích và bất lợi của Stanley khi thực hiện đảo ngược ra nước ngoài: 3.1. Lợi ích cụ thể về thuế của Stanley: Giảm nghĩa vụ thuế tại nước của công ty mẹ: Như phân tích ở trên, với việc chuyển công ty mẹ là Bermuda, Stanley tiết kiệm được khoản thuế đánh trên các nguồn thu từ nước ngoài cho công ty mẹ mà trước đây khi chưa thực hiện đảo ngược nó phải nộp cho chính phủ Mỹ. Nhờ việc đảo ngược này, lợi nhuận của Stanley tạo ra trên thị trường quốc tế có thể được tự do phân phối lại thông qua các doanh nghiệp toàn cầu, bao gồm cả công ty mẹ, mà không tạo ra các nghĩa vụ thuế thêm trong nước cho công ty mẹ. Giảm nghĩa vụ thuế tại nước của công ty con: Các hoạt động của Stanley tại Mỹ bây giờ sẽ được thực hiện với tư cách như các công ty con của một công ty Bermuda. Điều này sẽ tạo nên một sự chuyển dịch cơ cấu, trong đó các công ty con ở Mỹ sẽ tăng nghĩa vụ đối với công ty mẹ Bermuda, chẳng hạn như tiền bản quyền, dịch vụ nợ, lệ phí cấp giấy phép, vv…, những khoản này là chi phí được khấu trừ hợp pháp vào lợi nhuận chịu thuế ở Mỹ. Như vậy, một phần thu nhập tạo ra từ công ty con tại Mỹ được chuyển sang cho công ty mẹ ở Bermuda với tư cách là các chi phí phát sinh trong việc thực hiện nghĩa vụ của công ty con đối với công ty mẹ. Kết quả sẽ là công ty con Stanley tại Mỹ sẽ được giảm trừ một khoản thuế hợp pháp, trong khi công ty mẹ tại Bermuda có thêm nguồn thu nhập từ nước ngoài tăng lên nhưng không phải nộp thêm khoản thuế nào. Việc giảm nghĩa vụ thuế tại nước của công ty con dựa vào việc thực hiện đảo ngược thường được gọi là earnings stripping (từ bỏ thu nhập). Thuật ngữ này đề cập đến việc áp dụng cơ cấu hoạt động trong nước Mỹ để có được nhiều chi phí được phép khấu trừ vào lợi nhuận chịu thuế trong môi trường thuế cao hơn của Mỹ. Cụ thể ta có thể xem xét các lợi ích của Stanley khi thực hiện đảo ngược này bằng cách so sánh thu nhập sau thuế của Stanley trước và sau khi thực hiện đảo ngược trong bảng sau: Stanley dự kiến sẽ tiết kiệm được từ thuế thu nhập liên bang Mỹ khoảng 33 triệu$ mỗi năm, giảm mức thuế hiệu lực trên tòan thế giới của tập đoàn Stanley từ khoảng 32% còn khoảng 24%. Bên cạnh đó, việc đảo ngược còn tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Stanley : - Việc cải thiện dòng tiền và thu nhập có thể tác động có lợi đến giá cổ phiếu và lợi nhuận cho các cổ đông. Vào ngày công bố quyết định, giá trị thị trường của Stanley tăng gần 199 triệu$, giá cổ phiếu tăng 1.7%. Chứng tỏ những người đầu tư trên thị trường chứng khoán cũng đã xem xét kế hoạch đảo ngược của Stanley và nhận ra lợi ích về thuế của nó. Do đó, việc các công ty đa quốc gia thực hiện đảo ngược công ty sẽ có lợi cho thị trường chứng khoán Mỹ. - Thuế hiệu lực giảm giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của Stanley ở nước ngoài và tại Mỹ. - Khả năng linh hoạt trong hoạt động được tăng cường nhờ loại bỏ được các rào cản và các chi phí của luật thuế Mỹ đối với sự luân chuyển dòng vốn giữa công ty mẹ và các đơn vị ở nước ngoài khác. Tuy nhiên việc đảo ngược này không phải là không có có chi phí. 3.2. Chi phí của đảo ngược công ty Chi phí thuế phát sinh Việc trao đổi cổ phần để thực hiện việc đảo ngược là một sự kiện chịu thuế cho các cổ đông Stanley hiện tại . Bởi việc các cổ đông chính thức bán cổ phần sẽ làm tăng phần lãi vốn bị chính phủ Mỹ đánh thuế, mặc dù những cổ phần đã được bán đó chỉ đơn giản là chuyển thành cổ phần của một công ty thay thế. Ước tính khoản thuế mà các cổ đông của Stanley phải chịu khi thực hiện đảo ngược là 150 triệu $. Tuy vậy công ty vẫn có thể thực hiện việc này với sự đồng ý của cổ đông bởi vì bù lại sẽ tiết kiệm được một khoản thuế cho công ty trong dài hạn. Stanley Works đã quyết định thực hiện chuyển đổi sang Bermuda bởi họ đã ước tính rằng trong khi phần thuế đánh trên lãi vốn phát sinh sau khi thực hiện đảo ngược mà cổ đông phải trả cho Mỹ vào khoảng 150 triệu $ thì phần thuế mà công ty tiết kiệm được nhờ vụ này vào khoảng 30 triệu $ mỗi năm. Giả sử lãi suất thị trường là 10% một năm, thì hiện giá của phần thuế mà công ty tiết kiệm được sẽ là 300 triệu $. Phản ứng từ phía công chúng và chính phủ Quan hệ công chúng xung quanh các vụ đảo ngược công ty cực kỳ tiêu cực. Mặc dù đảo ngược công ty không phải là việc bất hợp pháp nhưng gặp phải sự chống đối quyết liệt của công nhân, địa phương, chính phủ và luật quốc tế. Việc Stanley thực hiện đảo ngược công ty bị coi là ko có tinh thần nước Mỹ. Trong khi đất nước đang suy thoái kinh tế và đang phải đối mặt với mối đe dọa khủng bố trong thời kỳ “hậu 11/9”, thì việc MNCs thực hiện đảo ngược đã khiến cho nước Mỹ bị mất đi khoản thu thuế đáng kể. Hơn nữa, việc thực hiện đảo ngược công ty có khả năng gây tổn hại bản sắc thương hiệu “Made in America” của mình và nguy cơ mất một số lượng doanh số bán hàng của Mỹ. Về phía công nhân, việc đảo ngược có nghĩa là thêm một công ty mới ở nước ngoài, điều này sẽ dẫn đến tăng khả năng mất việc làm của công nhân Mỹ. Nhiều nhà lãnh đạo Quốc hội đe dọa thay đổi các quy định của luật thuế để ngăn chặn lại việc các công ty thực hiện đảo ngược nhằm tìm kiếm các lợi ích về thuế. Một số kế hoạch đặt ra là: Thay đổi các quy định về khấu trừ lãi vay của công ty con đối với công ty mẹ ở nước ngoài. Đảm bảo chắc chắn các công ty phải nộp thuế khi chuyển công ty ra nước ngoài. Đối với một công ty nước ngoài được tạo ra chỉ để mua một công ty Mỹ cho mục đích đảo ngược thì vẫn áp dụng luật thuế giống như nó là một công ty Mỹ. Cấm các cơ quan chính phủ liên bang hợp tác với các công ty đảo ngược. III. Vấn đề trong luật thuế Mỹ: Như vậy, mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng đảo ngược công ty là một việc tốn kém chi phí, khó khăn và gây nhiều phản ứng tiêu cực từ bên ngoài đối với công ty. Do vậy, các công ty Mỹ sẽ không tham gia vào việc đảo ngược nếu như không có những vấn đề thực sự nghiêm trọng trong luật thuế Mỹ. Điều gì đã gây nên vấn đề nghiêm trọng trong luật thuế Mỹ? Các nền kinh tế toàn cầu thúc đẩy cạnh tranh, vì vậy ở các quốc gia khác, một chính sách thuế thích hợp để khuyến khích cạnh tranh là đặc biệt quan trọng. Chính sách thuế quốc tế Mỹ không nhận ra thực tế này và khiến cho các công ty Mỹ vào thế bất lợi cạnh tranh. Có thể thấy, mức độ mà hệ thống thuế Mỹ ảnh hưởng đến việc ra các quyết định kinh doanh và chi phí bắt buộc của nó là lớn nhất trên thế giới. Nguyên do xuất phát từ 3 vấn đề: Thuế thu nhập doanh nghiệp là quá cao. Hiện nay thuế thu nhập doanh nghiệp của Mỹ là 40% (liên bang cộng với nhà nước), cao thứ hai trong 30 nước của OECD ( tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - tổ chức bao gồm các quốc gia có thu nhập cao). Thuế đánh trên thu nhập phát sinh trong phạm vi toàn thế giới. Như đã nói lúc đầu, một công ty Mỹ đang phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập có được từ trong nước và cả phần thu nhập từ nước ngoài được chuyển về Mỹ. Trong khi hầu hết các nước khác có luật thuế thu nhập doanh nghiệp đánh trên phạm vi lãnh thổ quốc gia. Các quy tắc cho thuế thu nhập nước ngoài quá phức tạp. Điển hình trong sự phức tạp của các quy tắc về thuế thu nhập nước ngoài của Mỹ là những quy định về khoản tín dụng bù trừ thuế nước ngoài (foreign tax credit) để chống đánh thuế hai lần và những quy định chống trì hoãn thuế trong phần Subpart F. Đầu tiên là những quy định chống đánh thuế hai lần: Như đã phân tích ở phần đầu, luật pháp Mỹ cho phép những chủ thuế nộp thuế được quyền sử dụng khoản thuế đã trả cho chính phủ nước ngoài để bù trừ vào nghĩa vụ thuế ở Mỹ - phần thuế bị Mỹ đánh trên nguồn thu từ nước ngoài, phần bù trừ đó được gọi là “khoản tín dúng thuế nước ngoài” (foreign tax credit). Khoản tín dụng thuế nước ngoài này không được phép vượt quá khoản thuế phải nộp cho chính phủ Mỹ đánh trên nguồn thu nhập nước ngoài. Những chủ thể nộp thuế mà có khoản thuế phải nộp ở nước ngoài vượt quá giới hạn bù trừ thì được gọi là có “phần tín dụng thuế nước ngoài vượt mức” (excess foreign tax credits), phần tín dụng vượt mức là phần thuế mà công ty nộp cho nước ngoài vượt quá phần thuế đánh trên thu nhập nước ngoài mà công ty phải nộp ở Mỹ. Những chủ thể nộp thuế mà có khoản thuế phải nộp ở nước ngoài thấp hơn giới hạn bù trừ thuế thì được gọi là có “phần tín dụng thuế thâm hụt” (deficit foreign tax credits). Luật pháp Mỹ cho phép người nộp thuế được sử dụng phần tín dụng thuế vượt mức trong một năm nào đó để giảm trừ nghĩa vụ thuế đánh trên nguồn thu nước ngoài trong 2 năm trước hoặc trong vòng 5 năm sau. Vấn đề thứ 2 khiến cho luật thuế Mỹ trở nên phức tạp là những quy định về việc hoãn thuế trên thu nhập từ nước ngoài chuyển về. Người Mỹ được phép hoãn một số khoản thuế đánh trên lợi nhuận từ nước ngoài cho đến khi họ nhận được lợi nhuận dưới dạng cổ tức. Việc trì hoãn này thì chỉ được phép đối với những lợi nhuận hoạt động kinh doanh (active) của những chi nhánh nước ngoài thuộc sở hữu của người Mỹ mà được thành lập riêng biệt như là một công ty con ở nước ngoài. Những lợi nhuận từ hoạt động ở nước ngoài khác, như lợi nhuận của ngân hàng chi nhánh thuộc sở hữu của người Mỹ, thì sẽ bị chính phủ Mỹ đánh thuế ngay lập tức Điều này cụ thể áp dụng cho các tập đoàn nước ngoài có kiểm soát hay các CFC. CFC được định nghĩa là bất kỳ công ty nước ngoài với hơn 50% của cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp của các cổ đông của Mỹ . Theo phần Subpart F của luật thuế Mỹ quy định, những khoản thu nhập từ nước ngoài bị đánh thuế ngay lập tức mà không cần quan tâm nó có được chuyển về công ty mẹ hay không gồm: thu nhập từ hoạt động đầu tư gián tiếp (như lãi vay và cổ tức nhận được từ việc đầu tư vào chứng khoán), thu nhập từ những công ty nước ngoài (phát sinh từ việc sử dụng các chi nhánh nước ngoài nhưu là đường dẫn cho một số loại hình giao dịch quốc tế nào đó), th
Tài liệu liên quan