Chuyên đề Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty May 10- Công ty cổ phần

Trong xu thế phát triển như vũ bão của thương mại quốc tế hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng giữ một ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của bất kì một quốc gia nào. Nó không những đem lại nguồn thu cho quốc gia mà còn góp phần nâng cao uy tín và vị thế của mỗi nước trên trường quốc tế. Cùng với chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế vô cùng đúng đắn của chính phủ, trong những năm qua hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã gặt hái được rất nhiều thành công lớn. Đặc biệt là ngành dệt may là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu trong năm 2009 là 9,2 tỉ USD và phấn đấu đạt 10,5 tỉ USD trong năm 2010. Sự hiện diện trên thị trường nước ngoài vừa là cơ hội cũng là những thách thức không nhỏ đối với Tổng Công ty. Nhưng những thách thức này không thể làm nản lòng và hạn chế sự phát triển của Tổng Công ty ra thị trường nước ngoài, ngược lại điều đó buộc Tổng Công ty phải nhận thức sự cận thiết có được những cách thức có hiệu quả để thâm nhập vào các thị trường nước ngoài. Trước hết đó là nhu cầu cần tìm hiều kĩ lưỡng các điều kiện của thị trường nước ngoài. Sự hiểu biết sẽ tạo ra khả năng thích nghi, đảm bảo khả năng hoạt động có hiệu quả. em đã chọn đề tài: “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty May 10-CTCP” để làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

doc54 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1797 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty May 10- Công ty cổ phần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của chuyên đề Trong xu thế phát triển như vũ bão của thương mại quốc tế hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng giữ một ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của bất kì một quốc gia nào. Nó không những đem lại nguồn thu cho quốc gia mà còn góp phần nâng cao uy tín và vị thế của mỗi nước trên trường quốc tế. Cùng với chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế vô cùng đúng đắn của chính phủ, trong những năm qua hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã gặt hái được rất nhiều thành công lớn. Đặc biệt là ngành dệt may là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu trong năm 2009 là 9,2 tỉ USD và phấn đấu đạt 10,5 tỉ USD trong năm 2010. Sự hiện diện trên thị trường nước ngoài vừa là cơ hội cũng là những thách thức không nhỏ đối với Tổng Công ty. Nhưng những thách thức này không thể làm nản lòng và hạn chế sự phát triển của Tổng Công ty ra thị trường nước ngoài, ngược lại điều đó buộc Tổng Công ty phải nhận thức sự cận thiết có được những cách thức có hiệu quả để thâm nhập vào các thị trường nước ngoài. Trước hết đó là nhu cầu cần tìm hiều kĩ lưỡng các điều kiện của thị trường nước ngoài. Sự hiểu biết sẽ tạo ra khả năng thích nghi, đảm bảo khả năng hoạt động có hiệu quả. em đã chọn đề tài: “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty May 10-CTCP” để làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Tổng Công ty May 10-CTCP và tìm hiểu đặc điểm thị trường, thị hiếu tiêu dùng hàng may mặ của các nước, các chính sách thủ tục pháp lý ảnh hưởng đến dệt may từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề * Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề Nghiên cứu giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty. * Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu của Tổng Công ty May 10-CTCP. 4. Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề Chuyên đề có sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê…để đánh giá, khái quát hoạt động xuất khẩu của công ty và từ đó đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty. 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài lời mở đầu kết luận và tài liệu tham khảo. Chuyên đề thực tập được kết cấu thành 3 chương: CHƯƠNG 1: Tổng quan về Tổng Công ty May 10-CTCP CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc cuả Tổng Công ty May 10-CTCP CHƯƠNG 3: Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty May 10-CTCP CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỂ TỔNG CÔNG TY MAY 10-CTCP Lịch sử hình hình thành và phát triển Tiền thân của Tổng Công ty May 10 là các xí nghiệp, cơ sở sản xuất quân trang của quân đội mang bí số X1, X30, AM, BK1, AK1… được hình thành trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1946 đến 1949.Tại chiến khu Việt Bắc ba xưởng may AK1, BK1, CK1 được sáp nhập thành xưởng may Hoàng Văn Thụ (xưởng may 1). Đến năm 1952, xưởng may đổi tên thành Xưởng may 10. Từ năm 1954-1956 xưởng may X10 sáp nhập với xưởng may 40 vẫn lấy tên là Xưởng May 10, đồng thời chọn 20 ha đất tại thị trấn Sài Đồng, Gia Lâm làm xưởng sản xuất. Dưới sự trực thuộc của Cục quân nhu-Tổng cục Hậu Cần-Bộ Quốc Phòng, xưởng may 10 đã trở thành đơn vị sản xuất quân trang và sản xuất hàng nội địa phục vụ dân sinh lớn trong cả nước. Ngày 8/1/1959 Xưởng may 10 đã vinh dự đón Bác Hồ về thăm và ngày nay đã trở thành ngày truyền thống hàng năm của xí nghiệp. Sau năm 1961, Xưởng may 10 đã đổi tên thành Xí nghiệp May 10 do Bộ công nghiệp nhẹ quản lí. Trong thời gian này Xí nghiệp làm quen với việc việc thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh có tính toán đến hiệu quả kinh tế, nhiệm vụ cuả xí nghiệp, lúc này, là may đồ quân trang (chiếm 80-90%) còn lại là may dân dụng. Từ năm 1975, xí nghiệp May 10 chuyển sang bước ngoặt mới trong sản xuất kinh doanh: chuyên làm hàng xuất khẩu. Bạn hàng của Xí nghiệp lúc này chủ yếu là từ các nước thuộc khối XHCN như CHDC Đức, Hungary, Liên Xô… Bước vào giai đoạn đổi mới, khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế mở có sự định hướng của nhà nước và đứng trước những thách thức, cơ hội của thị trường may mặc trong nước và quốc tế, cũng như tình hình nội tại của Xí nghiệp, tháng 11/1992, Xí nghiệp May 10, tên giao dịch quốc tế là Garco 10 với quyết định thành lập số 266/CNn-TCLĐ do Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ Đặng Vũ Chư ký ngày 24/3/1993. Để đạt được những thắng lợi trong giai đoạn mới, Công ty đã linh hoạt, sáng tạo vận dụng các biện pháp đồng bộ như: mạnh dạn đầu tư chiều sâu về kĩ thuật, công nghệ; mở rộng đào tạo công nhân kĩ thuật và cán bộ quản lí; tìm kiếm và mở rộng thị trường quốc tế, coi trọng thị trường trong nước, hợp tác với khách hàng và bạn hàng quốc tế trong nhiều mặt như về vốn, kĩ thuật, chuyển giao công nghệ. Từ năm 1992 với những kết quả sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt và toàn diện trên các mặt, Công ty May 10 đã được tặng thưởng Huân chương độc lập hạng 2 và Huân chương cùng cờ thi đua các loại, đặc biệt ngày 29/6/1998, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kí quyết định tặng danh hiệu anh hùng lao động cho Công ty May 10. Sản phẩm Công ty đã được tặng thưởng huy chương vàng về chất lượng sản phẩm trong các hội chợ triển lãm, đồng thời qui trình quản lí chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn: ISO 9002 cũng được Công ty xây dựng áp dụng và được các bạn hàng quốc tế công nhận. Tháng 4 năm 2010 Công ty cổ phần May 10 đổi tên là Tổng Công ty May 10-CTCP. Nhằm thực hiện chiến lược phát triển đưa công ty lên tầm cao mới trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Tổng Công ty May 10 đã xác định những mục tiêu và phương hướng phát triển của mình như sau: Xây dựng Tổng Công ty May 10 thành trung tâm may và thời trang lớn của cả nước với trang thiết bị hiện đại vào bậc nhất ở Đông Nam Á. Đa dạng hoá san phẩm may mặc và lựa chọn sản phẩm mũi nhọn nhằm tạo ra bước đột phá về thị trường và doanh số. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng – các khâu thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh. Tăng cường năng lực sản xuất, chú trọng hoạt động liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước. Chiếm lĩnh thị trường trong nước, ổn định vị trí và mở rộng thị trường xuât khẩu. * Một số thông tin về Tổng Công ty May 10-CTCP Tên giao dịch : Tổng Công ty May 10-CTCP Tên tiếng Anh: Garment company 10 (GARCO 10) Năm thành lập: 1946 Trụ sở : Phường Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội Điện thoại : +84 (4) 38276923 Fax : +84 (4) 38276925 Email : ctmay10@garco10.com.vn Website : Sản phẩm chủ yếu: Sơ mi, Veston, Quần áo khoác nam nữ và trẻ em Thị trường : Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Số lượng lao động : 8000 người Tổng số máy móc : 6.000 chiếc Xí nghiệp thành viên : 14 Xn Đối tác, bạn hàng chính: Itochu, Prominent, Li&Fung, J.C. Penny, MayDept, Gap Inc, Tommy hilfiger, Seidensticker, SMK, New M, K-Mart, Target, Supreme, Mitsui, Neema Clothing, Mangharam. Nhãn hiệu của May 10: May 10 Series, May 10-Expert, May 10-Prestige, Pharaon Series, bigman, Cléopatre, pretty Woman, Freeland, Tennisus, Jackhot, Chambray, MMTeen. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu * Chức năng: Tổng Công ty May 10-CTCP trực thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam có chức năng chính là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc như: áo sơ mi các loại, áo jacket các loại, quần áo bảo hộ lao động…phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phương thức chính để sản xuất của công ty là nhận gia công toàn bộ, sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức xuất FOB và sản xuất hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa. * Nhiệm vụ Trong giai đoạn hiện nay, công ty đề ra một số nhiệm vụ cụ thể như sau: - Công ty phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với nhà nước. - Đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện và không ngừng nâng cao điều kiện làm việc cũng như đời sống cho cán bộ công nhân viên. - Tuân thủ các qui định của pháp luật, chính sách của nhà nước. - Hoạch định Tổng Công ty May 10-CTCP trở thành một doanh nghiệp may thời trang với tầm vóc lớn trong nước cũng như trong khu vực. - Phát triển đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh phát huy sản phẩm mũi nhọn và không ngừng nâng cao chất lượng và hệ thống quản lí chất lượng. - Hoạch định cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của công ty. - Nâng cao thị trường trong nước, ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu. - Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội theo qui định của pháp luật và của nhà nước. * Quyền hạn - Chiếm hữu, định đoạt tài sản của công ty. - Chủ động lựa chọn loại hình hoạt động, loại hình kinh doanh, liên doanh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác, chủ động mở rộng qui mô và các loại hình hoạt động kinh doanh. - Chủ động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng và kí kết hợp đồng với khách hàng. - Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn. - Tuyển, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh. - Tự chủ kinh doanh, chủ động áp dụng phương thức quản lí khoa học, hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. - Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật qui định của bất kì cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích. - Có quyền khác do pháp luật và điều lệ này qui định. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của công ty Xuất phát từ đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh là ngành hàng may mặc, một ngành đòi hỏi phải ra nhiều quyết định nhanh chóng nhưng lại có tính lặp lại, và để đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh, bộ máy quản trị của Tổng Công ty May 10-CTCP được xây dựng theo mô hình trực tuyến-chức năng. Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổng Công ty May 10-CTCP Đại hội cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Phòng Kinh doanh Ban Bảo vệ quân sự Ban Y tế môi trường LĐ Trường Mầm non Ban Tổ chức hành chính Ban Đầu tư-PT Trường CNKT May & TT Phòng Cơ điện Ban Nghiên cứu TCSX Tổng giám đốc GĐ Điều hành Phó TGĐ XN Dịch vụ Phòng kế hoạch Ban Marketing 11 XN sản xuất Ban thiết kế TT Phòng Kĩ thuật Phòng QA Phó TGĐ Phòng Tài chính kế toán (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động Tổng Công ty May 10-CTCP) * Đại hội cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề chung, phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho toàn công ty. * Hội đồng quản trị: do đại hội cổ đông bầu ra, là ban lãnh đạo chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội cổ đông. * Tổng giám đốc: - Là người quản lí điều hành trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của công ty, là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch và chịu trách nhiệm trước HĐQT và đại hội cổ đông . Đồng thời, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty Dệt may Việt Nam và nhà nước về kết quả sản xuất kinh doanh, đời sống của các cán bộ công nhân viên của công ty. - Xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm, các dự án đầu tư và hợp tác của công ty. - Tổ chức bộ máy quản lí để điều hành công ty, bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức danh, khen thưởng, kỉ luật tùy theo mức độ mà Hội đồng khen thưởng kỉ luật công ty xem xét thông qua. * Phó tổng giám đốc: - Là người giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc quản lí công ty, và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình. - Được ủy quyền đàm phán và kí kết một số hợp đồng kinh tế với các khách hàng trong và ngoài nước. - Trực tiếp phụ trách 3 xí nghiệp may 1, 2, 5 và các phòng Kế hoạch, phòng kinh doanh, phòng QA (phòng chất lượng). Các giám đốc điều hành: - Là người giúp việc Tổng giám đốc trong việc quản lí công ty, và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình. - Trực tiếp phụ trách 2 xí nghiệp veston 1, 2, các xí nghiệp may thành viên địa phương, các phân xưởng phụ trợ, các phòng kĩ thuật, phòng Kho vận và Văn phòng. * Các phòng, ban chức năng: Phòng kế hoạch: - Quản lí công tác kế hoạch và hoạt động xuất nhập khẩu, công tác cung ứng vật tư phục vụ sản xuất, soạn thảo và thanh toán các hợp đồng. - Xây dựng và đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị để đảm bảo hoàn thành kế hoạch của công ty. - Tổ chức tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu. Phòng kinh doanh: - Tổ chức kinh doanh sản phẩm may mặc phục vụ thị trường trong nước, đồng thời thực hiện công tác cung cấp vật tư, trang thiết bị theo yêu cầu đầu tư phát triển và phục vụ sản xuất kịp thời. - Nghiên cứu sản phẩm chào hàng, tổ chức quảng cáo giới thiệu sản phẩm. - Đàm phán và kí kết hợp đồng tiêu thụ với khách hàng trong nước, đặt hàng với phòng kế hoạch. - Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm may mặc và các hàng hóa khác theo qui định của công ty tại thị trường trong nước nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả kinh tế cao. Phòng kĩ thuật: - Quản lí công tác kĩ thuật công nghệ, cơ điện, tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ sản xuất. - Nghiên cứu đổi mới máy móc, thiết bị theo yêu cầu của công ty nhằm đáp ứng sự phát triển của sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng tài chính- kế toán: Quản lí công tác kế toán tài chính của công ty nhằm sử dụng đồng tiền và đồng vốn đúng mục đích, đúng chế độ, chính sách, hợp lí và phục vụ cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Phòng QA (phòng chất lượng) - Kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối cùng nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu kĩ thuật theo qui định. - Quản lí toàn bộ hệ thống chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, duy trì và đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu quả. Phòng Cơ điện Chức năng nhiệm vụ: Quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, chế tạo công cụ, trang thiết bị phụ trợ. Cung cấp năng lượng, lắp đặt các hệ thống điện, nước, hơi, khí nén, sản xuất lắp đặt trang thiết bị phụ trợ… Ban Tổ chức hành chính - Đây là đơn vị tổng hợp vừa có chức năng giải quyết về nghiệp vụ quản lí sản xuất kinh doanh, vừa làm nhiệm vụ hành chính và xã hội. - Quản lí công tác cán bộ, lao động, tiền lương, hành chính, y tế, nhà trẻ, bảo vệ quân sự cùng các hoạt động xã hội theo chính sách và luật pháp hiện hành. Ban đầu tư phát triển: Quản lí công tác qui hoạch, đầu tư phát triển công ty: lập dự án đầu tư, tổ chức thiết kế, thi công và giám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản, đồng thời bảo dưỡng, bảo trì các công trình xây dựng và kiến trúc cuả công ty. Ban Y tế - Môi trường lao động Chức năng nhiệm vụ: Nghiên cứu, quản lý việc khám chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh phòng dịch, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Ban Nghiên cứu tổ chức sản xuất Chức năng nhiệm vụ: Nghiên cứu cải tiến mô hình tổ chức sản xuất, mặt hàng sản xuất, cữ gá, thao tác, kiểm tra, giám sát và duy trì việc thực hiện của các đơn vị khi thực hiện việc áp dụng các mô hình tổ chức sản xuất mới cũng như các biện pháp cải tiến cho các đơn vị trong toàn công ty. Ban Maketing Chức năng nhiệm vụ: Nghiên cứu và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Xây dựng và phát triển thương hiệu May 10. Ban Thiết kế thời trang Chức năng nhiệm vụ: Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thời trang phục vụ cho việc kinh doanh của công ty. Ban Bảo vệ quân sự Chức năng nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm trong công tác bảo vệ tài sản, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, công tác quân sự địa phương. Trường Mầm Non Chức năng nhiệm vụ: Chăm sóc nuôi dạy các cháu trong độ tuổi mầm non theo quy định của Công ty và chương trình của ngành Giáo dục – đào tạo Trường công nhân kĩ thuật may và thời trang: Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lí, điều hành, cán bộ nghiệp vụ và công nhân kĩ thuật phục vụ cho qui hoạch cán bộ, sản xuất kinh doanh và theo yêu cầu của các tổ chức kinh doanh. Đồng thời thực hiện công tác xuất khẩu lao động, đưa công nhân viên, học sinh đi học tập, tu nghiệp ở nước ngoài. Bộ máy quản trị cuả Tổng Công ty May 10-CTCP được thiết kế đơn giản, không có sự chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định nhanh chóng. Ngoài ra, cơ cấu không đòi hỏi có nhiều nhà quản trị nên giảm được chi phí quản lí cho doanh nghiệp. 1.4. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu Tổng Công ty May 10-CTCP sau khi tiến hành cổ phần hóa từ năm 2005 đã và đang hoạt động trong những lĩnh vực sau: - Sản xuất kinh doanh quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành may mặc. - Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân. - Đào tạo nghề. - Xuất nhập khẩu trực tiếp. Trong đó, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng may mặc. Cụ thể, công ty chuyên sản xuất các loại áo sơ mi nam, nữ, áo jacket, comple, veston, quần âu các loại…phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo 3 phương thức: - Nhận gia công toàn bộ: Là phương thức trong đó, kiểu dáng, mẫu mã, nguyên phụ liệu do khách hàng mang tới, công ty chỉ thực hiện gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn chất lượng cuả khách hàng và giao trả cho khách hàng. - Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB: Là phương thức trong đó, công ty tiến hành sản xuất mẫu chào bán theo yêu cầu của khách hàng, sau khi kí được hợp đồng, công ty sẽ tự mua nguyên phụ liệu theo mẫu chào hàng, tổ chức sản xuất và tiến hành xuất sản phẩm cho khách hàng sau khi hoàn thành. Hàng xuất FOB được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế do chính khách hàng chỉ định. - Sản xuất hàng nội địa: công ty thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất từ thiết kế, mua phụ liệu, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước. 1.5 Khái quát tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian qua 1.5.1 Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất của Tổng Công ty May 10-CTCP Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm chính của công ty là quần áo may mặc thông dụng bao gồm: sơmi, Jackét, quần âu, veston, váy, áo jilê, áo khoác nam nữ và trẻ em và một số sản phẩm khác, trong đó mũi nhọn là các sản phẩm áo sơmi nam, veston cao cấp, áo Jacket. Sản phẩm may mặc thường có chu kỳ sống về kiểu dáng, mốt là tương đối ngắn, nên thường xuyên phải thay đổi kiểu dáng, và tung ra thị trường những sản phẩm mới một cách thường xuyên theo xu hướng thời trang của thi trường. Với công nghệ đặc biệt May 10 đã tạo ra sự đa dạng về kiểu cách cho sản phẩm củac mình như các loại veston cao cấp 2 cúc, 3 cúc, vạt tròn, vạt vuông, xẻ tà giữa, xẻ tà hai bên, công nghệ may đạt chất lượng cao sản phẩm có đường may phẳng, vạt áo không bị nhăn tạo sự thoải mái và tự tin cho người sử dụng. Khách hàng hãnh diện khi sử dụng sản phẩm của May 10. Bảng 1.1- Cơ cấu sản phẩm chủ yếu của công ty ( Đơn vị tính: chiếc) Sản phẩm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Sơ mi 10.005.453 73,4 10.199.277 63,1 9.759.026 49,3 Quần 2.004.802 14,7 3.082.659 19,1 3.421.339 17,3 Jacket 1.399.074 10,3 1.823.973 11,3 1.909.101 9,6 Veston (bộ) 208.950 1,5 267.429 1,6 452.026 2,3 Khác 18.997 0,1 794.826 4,9 4.249.904 21,5 Tổng 13.637.276 100 16.168.164 100 19.791.395 100 (Nguồn: phòng Kế hoạch, phòng Kinh doanh Tổng Công ty May 10-CTCP) Qua bảng cơ cấu trên ta thấy, sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty trong 3 năm gần đây đều có sự tăng trưởng. Trong đó, sản phẩm chủ lực của công ty vẫn là mặt hàng áo sơ-mi. Tuy nhiên từ những năm trở lại đây, tỉ trọng áo sơ-mi có xu hướng giảm xuống, từ chiếm 73,4% năm 2007 xuống còn 49,3 năm 2009. Quần âu và áo Jacket số lượng tăng lên nhưng tỉ trọng giảm do sự tăng lên đáng kể cả về số lượng lẫn tỉ trọng của veston và những sản phẩm khác.Điều đó cho thấy những sản phẩm này cũng đang dần chiếm được lòng tin của khách hàng bên cạnh mặt hàng áo sơ-mi truyền thống, vốn đã tạo nên thương hiệu cho Tổng Công ty May 10. Đặc điểm về công nghệ Công nghệ sản xuất bao gồm một hệ thống các công đoạn mang tính đồng bộ và chuyên môn hoá cao. Đòi hỏi mỗi công đoạn phải được thực hiện chuẩn hoá một cách chính xác, tạo sự ăn khớp và cho ra những sản phẩm có chất lượng v
Tài liệu liên quan