Chuyên đề Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020

Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ với nhau rất mật thiết. Nếu cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lý phù hợp thì sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Cơ cấu kinh tế tổng thể các bộ phận cấu thành nền kinh tế như cơ cấu ngành, cơ cấu các khu vực kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ . Về hình thức cơ cấu kinh tế được thể hiện dưới các dạng tỷ trọng của các chỉ tiêu kết quả. Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành có ý nghĩa kinh tế cực kỳ lớn. Có thể nói sự thành công hay thất bại của một quốc gia phụ thuộc vào sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Ngày nay khi quá trình CNH-HĐH và xu hướng quốc tế hoá toàn cầu và toàn cầu hoá khu vực đang diễn ra hầu hết ở các quốc gia. Đứng trước thực trạng như vậy Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn những thách thức cũng như những cơ hội cho sự tăng trưởng kinh tế của mình. Việt Nam cũng giống như các nước phát triển muộn, CNH mới ở chặng đầu, nền kinh tế vẫn chuyển dịch theo hướng nông nghiệp. Để phấn đấu nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 vấn đề được đặt ra là chúng ta cần phải nghiên cứu một cánh toàn diện những tác động xu thế mới để đưa ra những quyết định về lựa chọn các bước đi thích hợp, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới là vấn đề lớn cấp bách cả ở lý luận và thực tiễn ở phạm vi quốc gia, từng ngành và ở từng địa phương . Cùng với nhịp độ phát triển chung của cả nước, Hà Nội cũng đang tìm hướng chuyển dịch cơ cấu riêng cho mình. Với đặc điểm là thành phố đã được mở rộng hơn, nguồn lực tự nhiên và nguồn lực xã hội đã có sự thay đổi. Do vậy hướng đi cũ cần được điều chỉnh cho phù hợp vời tình hình thực tế hiện nay của thành phố. Thành phố Hà Nội cũng xác định chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một việc hết sức khó khăn phức tạp .Đòi hỏi chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố phải dựa vào định hướng chung của Đảng và nhà nước, đồng thời phải phù hợp với nguồn lực thực tế của thành phố. Từ đó đưa ra các giải pháp thích ứng với tình hình cụ thể của địa phương .Đây là căn cứ cho việc lựa chọn cơ cấu hợp lý mà nhân tố chính được dựa trên tín hiệu về lợi thế so sánh của Thành phố Hà Nội đối với trong nước và quốc tế . Với những suy nghĩ như vậy sau thời gian thực tập và nghiên cứu các tài liệu liên quan và tìm hiểu tình hình thức tế. Cùng với những kiến thức đã học và dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Huy Đức em chọn đề tài “ Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020 ” làm chuyên đề thực tập với mục đích tìm hiểu nghiên cứu để hiểu rõ hơn về quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cũng như xu hướng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội trong thời gian tới .Trong bài viết này, em xin đưa ra nội dung nghiên cứu như sau : CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự phê bình đánh giá của thầy và các bạn, để các bài viết sau của em dược hoàn chỉnh hơn. Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Huy Đức để em hoàn thành bài viết này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy.

doc70 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ với nhau rất mật thiết. Nếu cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lý phù hợp thì sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Cơ cấu kinh tế tổng thể các bộ phận cấu thành nền kinh tế như cơ cấu ngành, cơ cấu các khu vực kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ ... Về hình thức cơ cấu kinh tế được thể hiện dưới các dạng tỷ trọng của các chỉ tiêu kết quả. Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành có ý nghĩa kinh tế cực kỳ lớn. Có thể nói sự thành công hay thất bại của một quốc gia phụ thuộc vào sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Ngày nay khi quá trình CNH-HĐH và xu hướng quốc tế hoá toàn cầu và toàn cầu hoá khu vực đang diễn ra hầu hết ở các quốc gia. Đứng trước thực trạng như vậy Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn những thách thức cũng như những cơ hội cho sự tăng trưởng kinh tế của mình. Việt Nam cũng giống như các nước phát triển muộn, CNH mới ở chặng đầu, nền kinh tế vẫn chuyển dịch theo hướng nông nghiệp. Để phấn đấu nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 vấn đề được đặt ra là chúng ta cần phải nghiên cứu một cánh toàn diện những tác động xu thế mới để đưa ra những quyết định về lựa chọn các bước đi thích hợp, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới là vấn đề lớn cấp bách cả ở lý luận và thực tiễn ở phạm vi quốc gia, từng ngành và ở từng địa phương . Cùng với nhịp độ phát triển chung của cả nước, Hà Nội cũng đang tìm hướng chuyển dịch cơ cấu riêng cho mình. Với đặc điểm là thành phố đã được mở rộng hơn, nguồn lực tự nhiên và nguồn lực xã hội đã có sự thay đổi. Do vậy hướng đi cũ cần được điều chỉnh cho phù hợp vời tình hình thực tế hiện nay của thành phố. Thành phố Hà Nội cũng xác định chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một việc hết sức khó khăn phức tạp .Đòi hỏi chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố phải dựa vào định hướng chung của Đảng và nhà nước, đồng thời phải phù hợp với nguồn lực thực tế của thành phố. Từ đó đưa ra các giải pháp thích ứng với tình hình cụ thể của địa phương .Đây là căn cứ cho việc lựa chọn cơ cấu hợp lý mà nhân tố chính được dựa trên tín hiệu về lợi thế so sánh của Thành phố Hà Nội đối với trong nước và quốc tế . Với những suy nghĩ như vậy sau thời gian thực tập và nghiên cứu các tài liệu liên quan và tìm hiểu tình hình thức tế. Cùng với những kiến thức đã học và dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Huy Đức em chọn đề tài “ Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020 ” làm chuyên đề thực tập với mục đích tìm hiểu nghiên cứu để hiểu rõ hơn về quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cũng như xu hướng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội trong thời gian tới .Trong bài viết này, em xin đưa ra nội dung nghiên cứu như sau : CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự phê bình đánh giá của thầy và các bạn, để các bài viết sau của em dược hoàn chỉnh hơn. Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Huy Đức để em hoàn thành bài viết này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy. CHƯƠNG 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 1. CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH 1.1.Cơ cấu kinh tế 1.1.1.Khái niệm Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có những mối liên hệ hữu cơ, tương tác qua lại cả về số lượng lẫn chất lượng, trong những không gian và điều kiện kinh tế- xã hội cụ thể, chúng vận động hướng vào những mục tiêu nhất định. 1.1.2. Nội dung cơ cấu kinh tế. a. Đặc trưng : - Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội .Một cơ cấu kinh tế mới trong từng thời kỳ bao giờ cũng đứng trước một cơ cấu kinh tế của thời kỳ trước để lại. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên,hoàn cảnh lịch sử cụ thể, sự hoạt động của các quy luật kinh tế đặc thù của các phương thức sản xuất sẽ quyết định tính khác biệt về cơ cấu kinh tế của mỗi vùng, mỗi nước.Do vậy cơ cấu kinh tế phản ánh quy luật chung của quá trình phát triển ,nhưng những biếu hiện cụ thể phải thích ứng với đặc thù của mỗi nước mỗi vùng về tự nhiên , kinh tế và lịch sử .Không có một mẫu cơ cấu kinh tế chung cho mọi phương thức sản xuất. Mỗi quốc gia mỗi vùng có thể và cần thiết phải lựa chọn cho mình một cơ cấu kinh tế phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử phát triển . - Cơ cấu kinh tế không thể cố định mà phải có sự biến đổi điều chỉnh và chuyển dịch cho phù hợp với sự biến đổi các điều kiện kinh tế xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ để đảm bảo quy mô và nhịp độ phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế luôn vân động, phát triển và chuyển hoá cho nhau theo hướng ngày cáng hoàn thiện .Cơ cấu cũ chuyển đổi dần dần và ra đời cơ cấu mới thay thế nó .Cơ cấu mới sau một thời gian lại trở nên không phù hợp và lại được thay thế băng cơ chế khác phù hợp hơn .Cứ như thế cơ cấu vận động không ngừng từ đơn giản đến phức tạp và ngày càng thêm hoàn thiện .Tuy nhiên cơ cấu kinh tế không thể luôn luôn thay đổi mà phải tương đối ổn định đảm bảo sự phù hợp với quá trình hình thành và phát triển một cách khách quan . - Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế là một quá trình ,không phải dược hình thành ngay một lúc và lập tức thay thế cơ chế cũ .Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải là quá trình tích luỹ về lượng đến một mức độ nào đó dẫn đền sự thay đổi về chất .Trong quá trình đó , cơ cấu cũ thay đổi dần dần và chuyển sang cơ chế mới .Quá trình này nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sự tác động trực tiếp rất quan trọng của các chủ thể quản lý và lãnh đạo . b. Phân loại. Cơ cấu kinh tế là hình thức tồn tại và hoạt động của nền kinh tế quốc dân xét theo những tiêu thức khác nhau.Từ đó xuất hiện nhiều loại cơ cấu khác nhau có cấu trúc chồng chéo lên nhau, những loại cơ cấu thường được quan tâm như là: cơ cấu theo các ngành kinh tế, cơ cấu theo các thành phần kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu đầu tư…. Tuy nhiên ,xét một cách tổng quát thì ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế. - Cơ cấu ngành kinh tế : Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, có thể đưa ra một định nghĩa như sau: Cơ cấu ngành kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành lên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng. Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng xản suất. Nó biểu hiện các mối liên hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân. Thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét đặc trưng của các nước đang phát triển. - Cơ cấu lãnh thổ : Nếu cơ cấu ngành kinh tế hình thành từ quá trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất thì cơ cấu kinh tế lãnh thổ lại được hình thành chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu ngành kinh tế thực chất là hai mặt của một thể thống nhất và đều là biểu hiện của sự phân công lao động xã hội. Cơ cấu lãnh thổ hình thành gắn liền với cơ cấu ngành và thống nhất trong vùng kinh tế. Trong cơ cấu lãnh thổ, có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ. Xu hướng phát triển kinh tế lãnh thổ thường là phát triển nhiều mặt tổng hợp, có ưu tiên một vài ngành và gắn liền với các điều kiện, tiềm năng phát triển kinh tế của lãnh thổ. Việc chyển dịch cơ cấu lãnh thổ phải đảm bảo sự hình thành và phát triển có hiệu quả các ngành kinh tế, các nước, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, phong tục tập quán, truyền thống của mỗi vùng, nhằm khai thác triệt để thế mạnh của vùng đó. - Cơ cấu thành phần kinh tế: Cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế là chế độ sở hữu. Một cơ cấu thành phần kinh tế hợp lý phải dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức kinh tế với chế độ sơ hữu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất,thúc đẩy phân công lao động xã hội… theo đó,cơ cấu thành phần kinh tế cũng là một nhân tố tác động đến cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lãnh thổ. Sự tác động đó là một biểu sinh động của mối quan hệ giữa các loại cơ cấu trong nền kinh tế. 1.2. Cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các ngành với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, luôn luôn hướng vào những mục tiêu cụ thể. Có thể hiểu cơ cấu ngành kinh tế theo những nội dung sau: Thứ nhất, đó là số lượng các ngành kinh tế được hình thành. Số lượng ngành kinh tế không cố định, nó luôn được hoàn thiện theo sự phát triển của phân công lao động xã hội. Nguyên tắc phân ngành xuất phát từ tính chất phân công lao động xã hội, biểu hiện cụ thể qua sự khác nhau về quy trình công nghệ của các ngành trong quá trình tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ. Các ngành kinh tế được phân thành 3 khu vực hay gọi là 3 ngành gộp : khu vực I bao gồm các ngành nông – lâm – ngư nghiệp; khu vực II là các ngành công nghiệp và xây dựng; khu vực III gồm các ngành dịch vụ. Thứ hai, cơ cấu ngành kinh tế thể hiện mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành với nhau. Mối quan hệ này bao gồm cả mặt số và chất lượng. Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng ( tính theo GDP, lao động, vốn, …) của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, còn khía cạnh chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng của từng ngành và tính chất của sự tác động qua lại giữa các ngành với nhau. Sự tác động qua lại giữa các ngành có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Tác động trực tiếp bao gồm tác động cùng chiều và ngược chiều. còn mối quan hệ gián tiếp được thể hiện theo các cấp 1, 2, 3,…Nói chung mối quan hệ của các ngành cả số và chất lượng đều thường xuyên biến đổi và ngày càng trở lên phức tạp hơn theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu kinh tế ngành là: Tốc độ của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tính hợp lý chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tính hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tính bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 1.3.1.Khái niệm Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển. Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ là thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn. 1.3.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành Cơ cấu kinh tế luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế không cố định. Cấu tạo của cơ cấu kinh tế bao gồm cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong đó cơ cấu ngành là quan trọng nhất, sự chuyển dịch của cơ cấu ngành quyết định đến sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Ta biết rằng cơ cấu ngành là khái niệm mang tính chất “động” do dựa vào phân công lao động xă hội, sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Mà chúng lại là những yếu tố không cố định do đó cơ cấu ngành là khái niệm mang tính chất động. Do đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng cần phải có sự chuyển dịch sao cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế . Theo kinh nghiệm của các nước đi trước và căn cứ vào các quy luật phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay, một xu hướng thay đổi kinh tế rõ ràng trong quá trình phát triển là: - Khi thu nhập theo đầu người tăng lên thì tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân sẽ giảm xuống ,tỷ trọng công nghiệp dịch vụ sẽ tăng lên và đền một trình độ nhất định tỷ trọng của dịch vụ sẽ tăng nhanh hơn công nghiệp . - Các ngành kinh tế sẽ tịnh tiến đến ngành có vốn cao (như nề kinh tế tri thức, ngành kinh tế có ứng dụng nhiều khoa học công nghệ …). - Xu hướng toàn cầu hoá, đó cũng chính là cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển . 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu cơ cấu ngành và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Xét trên khía cạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế thì dạng cơ cấu ngành được xem là quan trọng nhất, được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất vì nó phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, phân công lao động chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất. Trạng thái cơ cấu ngành là dấu hiệu phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành là một quá trình diễn ra liên tục và gắn liền với sự phát triển kinh tế. Ngược lại nhịp độ phát triển, tính chất bền vững của quá trình tăng trưởng lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt, phù hợp với những điều kiện bên trong, bên ngoài và các lợi thế tương đối của nền kinh tế. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành với sự phát triển chung của nền kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng vì gắn với nó là cả một động thái về phân bố các nguồn lực hạn hẹp của một quốc gia trong những thời điểm nhất định vào những hoạt động sản xuất riêng. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện tính hiệu quả của việc phân bố nguồn lực. Trong nền kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng phát triển thì việc lựa chọn và chuyển dịch hợp lý cơ cấu ngành thể hiện được các lợi thế tương đối và khả năng cạnh tranh của một quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu, là cơ sở cho sự chủ động tham gia và thực hiện hội nhập thắng lợi. 1.5.Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1.5.1.Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong quá trình mở rộng quy mô của nền kinh tế, do tốc độ tăng trưởng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế không giống nhau, dẫn đến các mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa chúng thay đổi, tức cơ cấu kinh tế biến đổi. Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế là một quá trình thường xuyên, liên tục và thường diễn ra với tốc độ tương đối chậm chạm theo thời gian. Các nhà kinh tế gọi quá trình biến đổi đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Có nhiều phương pháp đánh giá trình độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế song phương pháp vector là phương pháp được sử dụng phổ biến hơn cả. Đ ể lượng hoá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa hai thời điểm t0 và t1, người ta thường dùng công thức sau: Trong đó: Si(t) là tỷ trọng ngành i tại thời điểm t φ được coi là góc hợp bởi 2 véc tơ cơ cấu S(t0) và S(t1). Khi đó Cosφ càng lớn bao nhiêu thì các cơ cấu càng gần nhau bấy nhiêu và ngược lại. Khi cosφ = 1 thì góc giữa hai vector này bằng φ điều đó có nghĩa là hai cơ cấu đồng nhất. Khi cosφ = 0 thì góc giữa hai véc tơ này bằng 900 và các vector cơ cấu là trực giao với nhau. Như vậy: 0 ≤ φ ≤ 900 Để đánh giá một cách trực giác sự chuyển dịch có thể so sánh góc 0 với giới hạn tối đa của sự sai lệch giữa hai vector. Do vậy tỷ số φ / 90 phản ánh tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu. 1.5.2.Hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội là yêu cầu trước hết để các nhà kinh doanh yên tâm bỏ vốn đầu tư, có thể dự kiến và thực thi những dự án đầu tư dài hạn, giảm bớt rủi do trong quá trình đầu tư. Sự ổn định về kinh tế liên quan đặc biệt đến sự ổn định của tiền tệ, sự đúng đắn của các định hướng chiến lược phát triển dài hạn đất nước. Môi trường đầu tư được hệ thống luật pháp và chính sách của nhà nước đảm bảo. Hệ thống luật pháp, trước hết là luật đầu tư công bằng, hợp lý và được đảm bảo thực thi trong thực tiễn đối với mọi thành phần kinh tế, tạo dựng một nền kinh tế thị trường, với những quy luật vốn có phát huy tác dụng tích cực của cơ chế thị trường. Nhờ đó, các nguồn vốn đầu tư được huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả. 1.5.3.Tính hợp lý của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tính hợp lý của một cơ cấu kinh tế thực chất là sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng đầu ra. Sự chuyển dịch đó phụ thuộc vào hai yếu tố: năng suất lao động và quy mô sử dụng các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, tài nguyên và khoa học công nghệ. Việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì tăng trưởng kinh tế và biến đổi cơ cấu kinh tế là hai mặt của phát triển kinh tế. Giữa chúng có mối quan hệ qua lại như mối quan hệ giữa lượng và chất. Cơ cấu kinh tế hợp lý thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cần thiết để hoàn thiện hơn nữa cơ cấu kinh tế trong tương lai. 1.5.4.Tính bền vững trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Về mặt xã hội: Các chỉ số xã hội là thước đo mục tiêu cuối cùng của sự phát triển, nó được thể hiện trên các khía cạnh: mức độ bảo đảm các nhu cầu của con người, mức độ nghèo đói và bất bình đẳng về kinh tế cũng như xã hội. Các nghiên cứu kinh tế phát triển cho rằng vấn đề đảm bảo xã hội và tăng trưởng kinh tế không phải luôn vận động đồng biến với nhau, nó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, hướng đi của mỗi nước trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển và quan trọng hơn là chính sách phân phối thu nhập cũng như sự quan tâm đối với người nghèo và tầng lớp dễ bị tổn thương trong xã hội của nhà nước. - Về môi trường: Việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên luôn gắn bó hữu cơ với bảo vệ môi trường sinh thái. Vì thế, cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tổ chức thực thi có hiệu lực các luật pháp đã ban hành. Một mặt sử dụng các biện pháp sinh học để tái tạo, nâng cao độ phì miêu của đất đai, duỳ trì và phát triển các loài thực vật, động vật, đảm bảo sự ổn định và cân bằng sinh thái. Mặt khác, sử dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến để khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, xử lý các chất thải rắn, sử dụng các loại thiết bị lọc bụi, giảm thanh, chống bức xạ, phóng xạ. - Tăng trưởng ổn định: Bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Theo khía cạnh này, điều được nhấn mạnh nhiều hơn là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn thế nữa, quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý. 2. CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 2.1.Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis 2.1.1.Cơ sở nghiên cứu của mô hình Lewis Nghiên cứu của Lewis xuất phát từ cách đặt vấn đề của nhà kinh tế học cổ điển David Ricardo, người đàu tiên nghiên cứu vấn đề hai khu vực kinh tế trong tác phẩm “Những nguyên lý của kinh tế chính trị học và thuế khoá” xuất bản năm 1817. Trong nghiên cứu của mình, Ricardo đã đưa ra 2 vấn đề: Một là, khu vực nông nghiệp có lợi nhuận biên giảm dần theo quy mô và tiến tới bằng không. Nguyên nhân của hiện tượng này là do quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng lên đòi hỏi phải sử dụng đất đai ngày càng xấu hơn, dẫn đến chi phí sản xuất tăng dần khi sản xuất một tấn lương thực, với mức tăng cho trước ở đầu vào dẫn đến các mức tăng liên tục nhỏ hơn ở đầu ra. Số và chất lượng ruộng đất là yếu tố có điểm dừng, nếu con người khai thác đến điểm đó, việc tăng thêm các yếu tố đầu vào sẽ không làm tăng mức sản lượng đầu ra. Hai là, trong khi ruộng đất có xu hướng cạn kiệt dần thì lao động trong khu vực nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng và dẫn đến hiện tượng dư thừa ngày càng phổ biến. Ông cho rằng lao động dư thừa ở nông thôn về hình thức khác với lao động dư thừa ở thành thị. Ở thành thị, lao động được coi là dư thừa khi họ có khả năng lao động, có mong muốn làm việc nh
Tài liệu liên quan