Chuyên đề Giải pháp phát triển kinh doanh thương mại điện tử tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại và quảng cáo Đại Nguyên Đà Nẵng

Internet - Một từ rất đơn giản nhưng đã trở nên nổi tiếng và được nói tới hầu khắp trên thế giới. Trong vài thập kỷ qua, tốc độ bùng nổ của Internet đang ở mức gây kinh ngạc, mỗi năm số người sử dụng Internet trên thế giới tăng thêm hàng trăm triệu người. Giờ đây, người ta vào Internet không chỉ để gửi và nhận E-mail, tìm kiếm thông tin mà còn tham gia vào nhiều hoạt động khác, trong đó có việc giao dịch thương mại trên mạng - còn được biết tới với tên gọi “Thương mại điện tử - TMĐT”. Do những tiến bộ trong công nghệ phục vụ Internet và đòi hỏi ngày càng cao về hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng, doanh thu từ TMĐT trên thế giới đang tăng mạnh qua mỗi năm. Chỉ tính riêng ở Tây Âu, giá trị kinh tế Internet tăng trưởng ở mức 70% trong 5 năm qua và hiện ước đạt hơn 1.500 tỷ USD. Ích lợi của việc sử dụng Internet trong kinh doanh là rất dễ nhận thấy do khả năng rút ngắn được khoảng cách về không gian và thời gian, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, khả năng tiếp thị hàng hóa được tăng cường. Tại Việt Nam, sau 12 năm kết nối Internet (từ năm 1997), số người sử dụng internet đã tăng với tốc độ rất nhanh (trên 100% mỗi năm), đến nay (tháng 6/2009) số người sử dụng Internet tại Việt Nam ước đạt 21,5 triệu người, tỉ lệ dân số sử dụng Internet/(%dân) đạt 24,98 người/100dân (nguồn trang web www.mic.gov.vn, Bộ Thông tin - Truyền thông). Số các trang web tiến hành cung cấp TMĐT đang dần dần xuất hiện mặc dù chưa được nhiều. Do một số đặc điểm khách quan và chủ quan, các website TMĐT tuy đã thu hút được một số lượng khách hàng nhất định song về cơ bản chúng chưa được coi là mô hình kinh doanh TMĐT thành công ở Việt Nam. Cùng với sự bùng nổ của thời đại công nghệ thông tin trên thế giới và khu vực, sự hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nhất là từ khi Việt Nam gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới - WTO, và sắp tới là việc hình thành thị trường chung cho toàn bộ các nền kinh tế khu vực ASEAN, chắc chắn những nhà doanh nghiệp của Việt Nam sẽ phải dấn bước vào môi trường kinh doanh ảo - kinh doanh trên Internet. Tuy nhiên, Internet là môi trường có nhiều điểm khác biệt với đời sống thực, do đó khi một doanh nghiệp tiến hành kinh doanh trên Internet thì cần phải có những hiểu biết về công nghệ hiện đại, về tâm lý của người tiêu dùng trên mạng,. để đưa ra những quyết định phù hợp trong quá trình kinh doanh. Cùng với sự xuất hiện và phát triển của TMĐT, hình thức sơ khai là thiết lập một website để có thể đưa những thông tin liên quan đến doanh nghiệp, đến những sản phẩm, dịch vụ, điểm mạnh, lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ của mình đến khách hàng truyền thống, tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua mạng Internet cũng bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam đang bắt đầu khám phá những sức mạnh của mạng Internet và nó đã chứng minh những hiệu quả tuyệt vời của mình, đặc biệt trong việc giúp các doanh nghiệp Việt Nam có được sự hiện diện của mình trên thị trường trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, TMĐT ở Việt Nam mới chỉ hạn chế trong một bộ phận nhỏ các doanh nghiệp. Một phần là do cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, một phần khác quan trọng hơn là các doanh nghiệp chưa nhận thức được các lợi ích to lớn của TMĐT và cách thức để biến phương tiện truyền thông này phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Xuất phát từ thực tế hiện tại của đa số các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và tại khu vực Miền Trung nói riêng, thúc đẩy em lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển kinh doanh Thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn - Đà Nẵng” làm Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng thứ hai hệ chính quy chuyên ngành Quản trị kinh doanh của mình. Mục đích của khóa luận này nhằm cung cấp một bức tranh khái quát về sự hình thành và phát triển của hình thức kinh doanh mới - Thương mại điện tử, cách thức tiến hành kinh doanh trên Internet và một cái nhìn khái quát về tình hình ứng dụng Internet vào hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nói chung, ở Đà Nẵng và Miền Trung nói riêng. Khóa luận gồm ba phần chính: Chương I: Cơ sở lý thuyết, thực trạng và bài học kinh nghiệm của kinh doanh qua mạng Internet - Thương mại diện tử thế giới và Việt Nam Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và kinh doanh qua mạng Internet tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn - Đà Nẵng Chương III: Giải pháp phát triển kinh doanh Thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn - Đà Nẵng Trong chương thứ nhất, sẽ tìm hiểu xem vì sao người ta lại coi Internet là phương tiện truyền thông và có thể phát triển kinh doanh, quảng bá sản phẩm tốt nhất hiện nay. Thực trạng, những quy định của pháp luật và bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động kinh doanh qua mạng Internet - thương mại điện tử trên thế giới và Việt Nam. Chương thứ hai sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn - Đà Nẵng và tiềm năng để có thể thực hiện việc mở rộng kinh doanh thông qua mạng Internet - Áp dụng TMĐT. Chương thứ hai cũng là nội dung chính của khóa luận này. Trong chương cuối cùng - chương ba, sẽ nghiên cứu những giải pháp để có thể phát triển kinh doanh Thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn nói riêng, và tại hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung, đưa ra những khó khăn, vướng mắc, những hạn chế cần phải khắc phục cũng như những biện pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế này để trong thời gian đến, hình thức kinh doanh TMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới. Do còn hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, Khóa luận này khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý từ quý Thầy (Cô), Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn. Sau cùng, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo ThS. Hồ Nguyên Khoa, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận Khóa luận tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý Thầy (Cô) cùng toàn thể gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

doc88 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển kinh doanh thương mại điện tử tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại và quảng cáo Đại Nguyên Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Các loại giao dịch B2B trong TMĐT 12 Hình 1.2: Số người sử dụng Internet 23 Hình 1.3: Tỉ lệ số dân sử dụng Internet (% dân) 23 Hình 2.1: Biểu đồ mô tả lượng lao động trong công ty 41 Hình 2.2: Biểu đồ mô tả cơ cấu tài sản qua 3 năm 44 Hình 2.3: Biểu đồ mô tả cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm 44 Hình 3.1: Mô hình E-Marketing 63 Hình 3.2: Quy trình phát triển khách hàng 69 Hình 3.3: Cấu trúc B2B của Công ty Cổ phần Đại Nguyễn 70 Hình 3.4: Tiến trình B2B của Công ty Cổ phần Đại Nguyễn 71 Hình 3.5: Sơ đồ cơ cấu lại tổ chức của Công ty Cổ phần Đại Nguyễn 73 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Quan điểm của doanh nghiệp về tác dụng của website 26 Bảng 1.2: Xếp hạng các yếu tố thúc đẩy sự phát triển TMĐT ở Việt Nam 26 Bảng 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty 32 Bảng 2.2: Số liệu kinh tế của Việt Nam trong các năm 34 Bảng 2.3: Danh sách một số khách hàng của công ty 38 Bảng 2.4: Danh sách đối thủ cạnh tranh của công ty 39 Bảng 2.5: So sánh ĐN với đối thủ cạnh tranh 39 Bảng 2.6: Phân tích đối thủ cạnh tranh 40 Bảng 2.7: Lượng lao động của công ty 41 Bảng 2.8: Máy móc trang thiết bị 42 Bảng 2.9: Bảng cân đối kế toán 43 Bảng 2.10: Phân tích bảng cân đối kế toán 45 Bảng 2.11: Báo cáo kết quả kinh doanh qua 3 năm 46 Bảng 2.12: Bảng phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản 47 Bảng 2.13: Bảng phân tích chỉ tiêu sinh lời 47 Bảng 3.1: Bảng cơ cấu giới tính của mẫu 56 Bảng 3.2: Bảng tần suất lên mạng 56 Bảng 3.3: Bảng thời gian trung bình một lần lên mạng 56 Bảng 3.4: Bảng thể hiện loại hình web nào hay được truy cập nhất 57 Bảng 3.5: Bảng thể hiện cảm tưởng của khách hàng với TMĐT 57 Bảng 3.6: Bảng phân tích mục tiêu kinh doanh 60 Bảng 3.7: Danh mục mẫu thiết kế bảng quảng cáo trên website TMĐT 62 Bảng 3.8: Bảng dự toán ngân sách 75 Bảng 3.9: Bảng cân đối kế toán dự kiến đến 2015 78 Bảng 3.10: Báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến đến 2015 78 LỜI NÓI ĐẦU Internet - Một từ rất đơn giản nhưng đã trở nên nổi tiếng và được nói tới hầu khắp trên thế giới. Trong vài thập kỷ qua, tốc độ bùng nổ của Internet đang ở mức gây kinh ngạc, mỗi năm số người sử dụng Internet trên thế giới tăng thêm hàng trăm triệu người. Giờ đây, người ta vào Internet không chỉ để gửi và nhận E-mail, tìm kiếm thông tin mà còn tham gia vào nhiều hoạt động khác, trong đó có việc giao dịch thương mại trên mạng - còn được biết tới với tên gọi “Thương mại điện tử - TMĐT”. Do những tiến bộ trong công nghệ phục vụ Internet và đòi hỏi ngày càng cao về hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng, doanh thu từ TMĐT trên thế giới đang tăng mạnh qua mỗi năm. Chỉ tính riêng ở Tây Âu, giá trị kinh tế Internet tăng trưởng ở mức 70% trong 5 năm qua và hiện ước đạt hơn 1.500 tỷ USD. Ích lợi của việc sử dụng Internet trong kinh doanh là rất dễ nhận thấy do khả năng rút ngắn được khoảng cách về không gian và thời gian, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, khả năng tiếp thị hàng hóa được tăng cường. Tại Việt Nam, sau 12 năm kết nối Internet (từ năm 1997), số người sử dụng internet đã tăng với tốc độ rất nhanh (trên 100% mỗi năm), đến nay (tháng 6/2009) số người sử dụng Internet tại Việt Nam ước đạt 21,5 triệu người, tỉ lệ dân số sử dụng Internet/(%dân) đạt 24,98 người/100dân (nguồn trang web www.mic.gov.vn, Bộ Thông tin - Truyền thông). Số các trang web tiến hành cung cấp TMĐT đang dần dần xuất hiện mặc dù chưa được nhiều. Do một số đặc điểm khách quan và chủ quan, các website TMĐT tuy đã thu hút được một số lượng khách hàng nhất định song về cơ bản chúng chưa được coi là mô hình kinh doanh TMĐT thành công ở Việt Nam. Cùng với sự bùng nổ của thời đại công nghệ thông tin trên thế giới và khu vực, sự hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nhất là từ khi Việt Nam gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới - WTO, và sắp tới là việc hình thành thị trường chung cho toàn bộ các nền kinh tế khu vực ASEAN, chắc chắn những nhà doanh nghiệp của Việt Nam sẽ phải dấn bước vào môi trường kinh doanh ảo - kinh doanh trên Internet. Tuy nhiên, Internet là môi trường có nhiều điểm khác biệt với đời sống thực, do đó khi một doanh nghiệp tiến hành kinh doanh trên Internet thì cần phải có những hiểu biết về công nghệ hiện đại, về tâm lý của người tiêu dùng trên mạng,... để đưa ra những quyết định phù hợp trong quá trình kinh doanh. Cùng với sự xuất hiện và phát triển của TMĐT, hình thức sơ khai là thiết lập một website để có thể đưa những thông tin liên quan đến doanh nghiệp, đến những sản phẩm, dịch vụ, điểm mạnh, lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ của mình đến khách hàng truyền thống, tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua mạng Internet cũng bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam đang bắt đầu khám phá những sức mạnh của mạng Internet và nó đã chứng minh những hiệu quả tuyệt vời của mình, đặc biệt trong việc giúp các doanh nghiệp Việt Nam có được sự hiện diện của mình trên thị trường trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, TMĐT ở Việt Nam mới chỉ hạn chế trong một bộ phận nhỏ các doanh nghiệp. Một phần là do cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, một phần khác quan trọng hơn là các doanh nghiệp chưa nhận thức được các lợi ích to lớn của TMĐT và cách thức để biến phương tiện truyền thông này phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Xuất phát từ thực tế hiện tại của đa số các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và tại khu vực Miền Trung nói riêng, thúc đẩy em lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển kinh doanh Thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn - Đà Nẵng” làm Khóa luận tốt nghiệp Đại học văn bằng thứ hai hệ chính quy chuyên ngành Quản trị kinh doanh của mình. Mục đích của khóa luận này nhằm cung cấp một bức tranh khái quát về sự hình thành và phát triển của hình thức kinh doanh mới - Thương mại điện tử, cách thức tiến hành kinh doanh trên Internet và một cái nhìn khái quát về tình hình ứng dụng Internet vào hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nói chung, ở Đà Nẵng và Miền Trung nói riêng. Khóa luận gồm ba phần chính: Chương I: Cơ sở lý thuyết, thực trạng và bài học kinh nghiệm của kinh doanh qua mạng Internet - Thương mại diện tử thế giới và Việt Nam Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và kinh doanh qua mạng Internet tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn - Đà Nẵng Chương III: Giải pháp phát triển kinh doanh Thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn - Đà Nẵng Trong chương thứ nhất, sẽ tìm hiểu xem vì sao người ta lại coi Internet là phương tiện truyền thông và có thể phát triển kinh doanh, quảng bá sản phẩm tốt nhất hiện nay. Thực trạng, những quy định của pháp luật và bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động kinh doanh qua mạng Internet - thương mại điện tử trên thế giới và Việt Nam. Chương thứ hai sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn - Đà Nẵng và tiềm năng để có thể thực hiện việc mở rộng kinh doanh thông qua mạng Internet - Áp dụng TMĐT. Chương thứ hai cũng là nội dung chính của khóa luận này. Trong chương cuối cùng - chương ba, sẽ nghiên cứu những giải pháp để có thể phát triển kinh doanh Thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn nói riêng, và tại hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung, đưa ra những khó khăn, vướng mắc, những hạn chế cần phải khắc phục cũng như những biện pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế này để trong thời gian đến, hình thức kinh doanh TMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới. Do còn hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, Khóa luận này khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý từ quý Thầy (Cô), Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Quảng cáo Đại Nguyễn. Sau cùng, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo ThS. Hồ Nguyên Khoa, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận Khóa luận tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý Thầy (Cô) cùng toàn thể gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Sinh viên thực hiện Hồ Hà Đông CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH DOANH QUA MẠNG Ở VIỆT NAM Khái niệm thương mại điện tử Khái niệm thương mại điện tử Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, thị trường ảo, E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán ảo thông qua việc truyền dữ liệu giữa các máy tính trong chính sách phân phối của tiếp thị. Tại đây một mối quan hệ thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến hành thông qua Internet. Hiểu theo nghĩa rộng, TMĐT bao gồm tất cả các loại giao dịch thương mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng các kỹ thuật thông tin trong khuôn khổ chào mời, thảo thuận hay cung cấp dịch vụ. Thông qua một chiến dịch quảng cáo của IBM trong thập niên 1990, khái niệm Electronic Business, thường được dùng trong các tài liệu, bắt đầu thông dụng. Thuật ngữ ICT (viết tắt của từ tiếng Anh: Information Commercial Technology) cũng có nghĩa là TMĐT, nhưng ICT được hiểu theo khía cạnh công việc của các chuyên viên công nghệ. Định nghĩa: Khó có thể tìm một định nghĩa có ranh giới rõ rệt cho khái niệm này. Khái niệm thị trường điện tử được biết đến lần đầu tiên qua các công trình của Malone, Yates và Benjamin nhưng lại không được định nghĩa cụ thể. Các công trình này nhắc đến sự tồn tại của các thị trường điện tử và các hệ thống điện tử thông qua sử dụng công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông. Chiến dịch quảng cáo của IBM trong năm 1998 dựa trên khái niệm "E-Commerce" được sử dụng từ khoảng năm 1995, khái niệm mà ngày nay được xem là một lãnh vực nằm trong kinh doanh điện tử (E-Business). Các quy trình kinh doanh điện tử có thể được nhìn từ phương diện trong nội bộ của một doanh nghiệp (quản lý dây chuyền cung ứng - Supply Chain Management, thu mua điện tử - E-Procurement) hay từ phương diện ngoài doanh nghiệp (thị trường điện tử, E-Commerce,...). Khái niệm cửa hàng trực tuyến (Onlineshop) được dùng để diễn tả việc bán hàng thông qua trang Web trong Internet của một thương nhân. Hiện nay định nghĩa TMĐT được rất nhiều tổ chức quốc tế đưa ra song chưa có một định nghĩa thống nhất về TMĐT. Nhìn một cách tổng quát, các định nghĩa TMĐT được chia thành hai nhóm tuỳ thuộc vào quan điểm: Định nghĩa theo nghĩa hẹp Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ đơn thuần bó hẹp TMĐT trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet". Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC): "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số". Định nghĩa theo nghĩa rộng Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: Trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng. Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của TMĐT: Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại [commercial] bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ". Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong TMĐT. Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh". TMĐT trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động mua bán hàng hóa; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hóa (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo). Theo quan điểm thứ hai nêu trên, "thương mại" (commerce) trong "thương mại điện tử" không chỉ là buôn bán hàng hóa và dịch vụ (trade) theo các hiểu thông thường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, do đó việc áp dụng TMĐT sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết nền kinh tế. Theo ước tính đến nay, TMĐT có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó, buôn bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng. Các điểm đặc biệt của TMĐT so với các kênh phân phối truyền thống là tính linh hoạt cao độ về mặt cung ứng và giảm thiểu lớn phí tổn vận tải với các đối tác kinh doanh. Các phí tổn khác thí dụ như phí tổn điện thoại và đi lại để thu nhập khác hàng hay phí tổn trình bày giới thiệu cũng được giảm xuống. Mặc dầu vậy, tại các dịch vụ vật chất cụ thể, khoảng cách không gian vẫn còn phải được khắc phục và vì thế đòi hỏi một khả năng tiếp vận phù hợp nhất định. Ngày nay người ta hiểu khái niệm TMĐT thông thường là tất cả các phương pháp tiến hành kinh doanh và các quy trình quản trị thông qua các kênh điện tử mà trong đó Internet hay ít nhất là các kỹ thuật và giao thức được sử dụng trong Internet đóng một vai trò cơ bản và công nghệ thông tin được coi là điều kiện tiên quyết. Một khía cạnh quan trọng khác là không còn phải thay đổi phương tiện truyền thông, một đặc trưng cho việc tiến hành kinh doanh truyền thống. Thêm vào đó là tác động của con người vào quy trình kinh doanh được giảm xuống đến mức tối thiểu. Trong trường hợp này người ta gọi đó là “Thẳng đến gia công” (Straight Through Processing). Để làm được điều này đòi hỏi phải tích hợp rộng lớn các các tính năng kinh doanh. Nếu liên kết các hệ thống ứng dụng từ các lĩnh vực có tính năng khác nhau hay liên kết vượt qua ranh giới của doanh nghiệp cho mục đích này thì đây là một lĩnh vực ứng dụng truyền thống của tích hợp ứng dụng doanh nghiệp. Quản lý nội dung doanh nghiệp (Enterprise Content Management – ECM) được xem như là một trong những công nghệ cơ bản cho kinh doanh điện tử. Qua nghiên cứu các khái niệm về TMĐT như trên, hiểu theo nghĩa rộng thì hoạt động thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc đã tồn tại hàng chục năm nay và đạt tới doanh số hàng tỷ USD mỗi ngày. Theo nghĩa hẹp thì TMĐT chỉ mới tồn tại được vài năm nay nhưng đã đạt được những kết quả rất đáng quan tâm, TMĐT chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở như mạng Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ TMĐT. Các đặc trưng của thương mại điện tử Để xây dựng khung pháp luật thống nhất cho TMĐT, ta cần nghiên cứu và tìm ra các đặc trưng của TMĐT. So với các hoạt động thương mại truyền thống, TMĐT có một số điểm khác biệt cơ bản sau: - Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không cần tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. - Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). TMĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. - Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. - Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường. Hình 1.1: Các loại giao dịch B2B trong TMĐT Cơ sở để phát triển các loại giao dịch TMĐT Để phát triển TMĐT cần phải có hội đủ một số cơ sở: - Hạ tầng kỹ thuật internet phải đủ nhanh, mạnh đảm bảo truyền tải các nội dung thông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực và sống động. Một hạ tầng internet mạnh cho phép cung cấp các dịch vụ như xem phim, xem TV, nghe nhạc,... trực tiếp. Chi phí kết nối internet phải rẻ để đảm bảo số người dùng internet phải lớn. - Hạ tầng pháp lý: phải có luật về TMĐT công nhận tính pháp lý của các chứng từ điện tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng; phải có luật bảo vệ quyền sở hữ trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng... để điều chỉnh các giao dịch qua mạng. - Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật. Thanh toán điện tử qua thẻ, qua tiền điện tử, thanh toán qua EDI. Các ngân hàng phải triển khai hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp. - Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy. - Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái phép, chống virus, chống thoái thác. - Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, TMĐT để triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng. Các loại hình giao dịch thương mại điện tử Trong TMĐT có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B) giữ vai trò động lực phát triển TMĐT, người tiêu dùng (C) giữ vai trò quyết định sự thành công của TMĐT và chính phủ (G) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý. Từ các mối quan hệ giữa các chủ thể trên ta có các loại giao dịch TMĐT: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C,... trong đó B2B và B2C là hai loại hình giao dịch TMĐT quan trọng nhất. Business-to-business (B2B) Mô hình TMĐT giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp. TMĐT B2B (Business-to-business) là việc thực hiện các giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau trên mạng, ta thường gọi là giao dịch B2B. Các bên tham gia giao dịch B2B gồm: người trung gian trực tuyến (ảo hoặc click-and-mortar), người mua và người bán. Các loại giao dịch B2B gồm: mua ngay theo yêu cầu khi giá cả thích hợp và mua theo hợp đồng dài hạn, dựa trên đàm phán cá nhân giữa người mua và người bán. Các loại giao dịch B2B cơ bản: - Bên Bán - (một bên bán nhiều bên mua) là mô hình dựa trên công nghệ web trong đó một công ty bán cho nhiều công ty mua. Có 3 phương pháp bán trực tiếp trong mô hình này: Bán từ catalog điện tử, Bán qua quá trình đấu giá, Bán theo hợp đồng cung ứng dài hạn đã thỏa thuận trước. Công ty bán có thể là nhà sản xuất loại click-and-mortar hoặc nhà trung gian, thông thường là nhà phân phối hay đại lý - Bên Mua - một bên mua - nhiều bên bán. - Sàn Giao dịch - nhiều bên bán - nhiều bên mua. - TMĐT phối hợp - Các đôi tác phối hợp nhau ngay trong quá trình thiết kế chế tạo sản phẩm Business-to-consumer (B2C): Mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là mô hình bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng. Trong TMĐT, bán lẻ điện tử có thể từ nhà sản xuất, hoặc từ một cửa hàng thông qua kênh phân phối. Hàng hóa bán lẻ trên mạng thường là hàng hóa, máy tính, đồ điện tử, dụng cụ thể thao, đồ dùng văn phòng, sách và âm nhạc, đồ chơi
Tài liệu liên quan