Chuyên đề Giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010

Ngành công nghiệp ô tô không chỉ giữ một vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển thông qua đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại mà còn là một ngành kinh tế mang lại lợi nhuận rất cao nhờ sản xuất ra những sản phẩm có giá trị vượt trội. Chính phủ Việt Nam đã luôn khẳng định vai trò chủ chốt của ngành công nghiệp ô tô trong sự nghiệp phát triển kinh tế và luôn tạo điều kiện lợi thông qua việc đưa ra các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất ô tô và phụ tùng. Nhưng sau gần 20 năm xây dựng và phát triển ngành, công nghiệp ô tô Việt Nam dường như vẫn chưa đi được bao xa so với điểm xuất phát. Thực tế này đã khiến Chính phủ cùng với các cơ quan Bộ ngành liên quan, các doanh nghiệp trong ngành cùng vào cuộc nhằm xem xét lại một cách chi tiết và khách quan những thành quả đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại, để từ đó có cơ sở vạch ra một chiến lược cụ thể cho việc phát triển ngành. Bởi lúc này đây chúng ta phải ý thức được tính cấp thiết và bức bách cần phải xây dựng và phát triển một ngành công nghiệp ô tô thực sự của riêng Việt Nam. Chính vì thế, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020" với hi vọng góp phần cùng tìm hiểu thực trạng phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đồng thời nghiên cứu con đường đi tới tương lai của ngành công nghiệp này. Mục đích nghiên cứu của đề tài: tìm hiểu thực trạng của ngành công ngiệp ô tô Việt Nam và quá trình hình thành và phát triển, phân tích những khó khăn tồn tại cũng như những cơ hội và thách thức đối với việc xây dựng và phát triển ngành trong thời gian tới nhằm giúp cho bản thân, những người trong và ngoài ngành hiểu sâu sắc hơn về tầm quan trọng của ngành công nghiệp này, từ đó mỗi người có cái nhìn đúng đắn hơn về hiện tại và cả tương lai của ngành nhằm khuyến khích sự đóng góp của mỗi cá nhân, tổ chức cho sự phát triển của ngành công nghiệp cực kỳ quan trọng này trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá nước nhà. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các vấn đề liên quan đến ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam trong thời gian qua như quá trình hình thành và phát triển, thực trạng cũng như định hướng phát triển ngành trong thời gian tới của Chính phủ. Qua việc đi sâu vào nghiên cứu thực trạng xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đồng thời phân tích những khó khăn và tồn tại cũng như cơ hội và thách thức của ngành từ đó mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành trong tương lai. Để làm rõ thêm đối tượng của đề tài, phạm vi nghiên cứu mở rộng sang nghiên cứu ngành công nghiệp ô tô của một số nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia để có cái nhìn toàn diện hơn về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đồng thời đúc rút những kinh nghiệm quý báu trong con đường xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Để làm rõ đề tài này, người viết lựa chọn các phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích và phương pháp quy nạp, diễn giải. Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chuyên đề thực tập bao gồm ba chương: Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ Chương II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIÊP Ô TÔ VIỆT NAM Chương III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 Trong bài bài chuyên đề của mình, tôi đã thực sự rất cố gắng để mang đến cái nhìn toàn cảnh về nền công nghiệp ô tô Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu là một đề tài lớn và phức tạp, cùng với những hạn chế về mặt thời gian và tài liệu nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô, để bản khoá luận được hoàn thiện hơn.

doc120 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ***** LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là : Nguyễn Thị Thanh Mai Lớp : Kế hoạch 48A Khoa : Kế hoạch & Phát triển Trường : Đại học Kinh tế quốc dân Tôi xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010” là một công trình nghiên cứu, nỗ lực cuả bản thân tôi trong suốt thời gian thực tập cùng với sự, hướng dẫn, chỉ bảo của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn và các cán bộ tại Vụ kinh tế Công nghiệp – Bộ Kế hoạch đầu tư. Những thông tin và số liệu trong bài là hoàn toàn trung thực và rõ ràng. Hà Nội, ngày … tháng … năm Sinh viên LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện được được bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo – PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các chuyên viên làm việc tại Vụ Kinh tế Công nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư nơi tôi thực tập đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt thời gian qua, đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày… tháng… năm… Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Mai MỤC LỤC III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ô TÔ 12 1.Xuất phát từ vai trò và vị trí của ngành công nghiệp ô tô trong nền kinh tế 12 2. Xuất phát từ yêu cầu của quá trình hội nhập và quốc tế hóa đời sông hiện nay 14 3. Phát triển công nghiệp ô tô để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước 15 IV.BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ 1 SỐ NƯỚC 15 1.Trung Quốc 15 2.Ấn Độ 17 3. Khu vực ASEAN 19 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIÊP Ô TÔ Ở VIỆT NAM 25 I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM 25 1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành ô tô Việt Nam 25 2. Đặc điểm ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 28 3. Vị trí ngành ô tô Việt Nam trong khu vực và trên thế giới 30 4. Qui mô thị trường 31 II. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM 37 1. Các nhân tố vi mô, vĩ mô 37 III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM 40 1. Qui mô và tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 40 1.1. Qui mô ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 40 1.2. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 41 2. Sản lượng và cơ cấu sản phẩm của ngành ô tô Việt Nam 42 3. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam 42 3.1. Qui mô và năng lực sản xuất 42 3.2. Trình độ khoa học công nghệ 44 4. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô 44 III. CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM 46 1. Chính sách thuế đối với ô tô và linh kiện, phụ kiện ô tô 46 2. Chính sách về thị trường 49 3. Chính sách về huy động vốn và đầu tư 49 4. Chính sách về khoa học công nghệ 50 5. Chính sách về nguồn nhân lực 51 V. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM 52 1. Kết quả đạt được 52 1.1. Thành công về vốn đầu tư 52 1.2. Đóng góp khoản thu lớn cho ngân sách nhà nước 52 1.3. Số lượng xe tiêu thụ ngày càng tăng 54 1.5. Thành công về việc giải quyết việc làm cho người lao động 56 2. Hạn chế còn tồn tại 57 2.1. Tồn tại trong sản xuất: 57 2.1.1. Chi phí sản xuất cao 57 2.1.2 Giá xe ô tô Việt Nam còn quá cao 58 2.1.3. Chính sách bảo hộ của Chính phủ “ nhất bên trọng nhất bên khinh” 59 2.1.4. Tỷ lệ nội địa hóa thấp 59 2.1.5. Nguồn nhân lực còn yếu và thiếu 61 2.2. Tồn tại trong tiêu thụ 62 2.2.1. Qui mô thị trường nhỏ 62 2.2.2. Hệ thống giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế 63 2.2.3 Xu hướng nhập khẩu đáng báo động 63 3. Nguyên nhân tồn tại 66 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 70 I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM 70 1. Cơ hội cho sự phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 70 2. Thách thức đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 72 3. Dự báo nhu cầu xe ô tô ở Việt Nam 75 II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH Ô TÔ ĐẾN NĂM 2020 77 1. Quan điểm phát triển 77 3. Định hướng đầu tư và yêu cầu đối với các dự án đầu tư. 78 4. Định hướng về nguồn vốn đầu tư 79 2. Mục tiêu 80 III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM 81 1. Các giải pháp về chính sách của Chính phủ 83 2. Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao 86 3. Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đáp ứng nhu cấu sản xuất 88 4. Đề xuất dòng xe chiến lược 88 5. Tham gia vào mạng lưới sản xuất trong khu vực 92 6. Nâng cao khả năng cạnh tranh 93 7. Cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng 94 KẾT LUẬN 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT VN : Việt Nam NĐH : Nội địa hóa VAMA : Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam DN : Doanh nghiệp LD : Liên doanh CKD : Completely Knocked Down SKD : Semi-Completely Knocked Down IKD : Inteopally Knocked Down VAT : Thuế giá trị gia tăng LLLĐ : Lực lượng lao động PCA : Hiệp hội ô tô Trung Quốc TNHH : Trách nhiệm hữu hạn DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Biểu đồ 1.3.1: Mô tả tác động của ngành công nghiệp ô tô đến nền kinh tế 13 Biểu đồ 2.1.1: So sánh kích cỡ thị trường ở các nước Châu Á 35 Biểu đồ 2.5.1: Toyota Vietnam đóng góp vào ngân sách nhà nước 53 Biểu đồ 2.5.2: Số lượng ô tô và linh phụ kiện năm 2009 : 55 Biểu đồ 2.5.3: So sánh chi phí ô tô năm 2004 57 Biểu đồ 2.5.4: So sánh gía xe ô tô (USD, tháng 11 năm 2003) 58 Biểu đồ 3.3.1: Tầm quan trọng của dòng xe 6 - 9 chỗ 89 Biểu đồ 3.3.2: Bảng xếp hạng dịch vụ khách hàng năm 2009 94 Bảng 1.4.1: Các dự án hỗ trợ hai chiến lược chính trong Qui hoạch của Thái Lan 22 Bảng 2.1.1: Danh sách 18 thành viên VAMA 26 Bảng 2.1.2: Sản lượng ô tô các nước trong khu vực Châu Á 31 Bảng 2.1.3: Số lượng xe mới tiêu thụ của các thành viên VAMA năm 2009 và quí I/2010 33 Bảng 2.3.1: Lượng ô tô lưu hành giai đoạn 1990-2009 42 Bảng 2.3.2: Tình hình tiêu thụ xe ô tô của các thành viên VAMA 2000 - 2009 41 Bảng 2.3.4: Các DN có vốn đầu tư nước ngoài lắp ráp ô tô ở Việt Nam (theo VAMA) 43 Bảng 2.3.5: Thị trường ô tô chia theo các hãng 43 Bảng 2.3.1 : Biểu thuế và tỷ lệ bảo hộ ở Việt Nam theo mức độ hoàn chỉnh của xe 48 Bảng 2.5.1: Số lao động làm trong các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất ô tô năm 2009 56 Bảng 2.5.2: Tỷ lệ nội địa hóa 60 Bảng 2.5.3:Tình hình nhập khẩu ôtô nguyên chiếc năm 2009 và 4 tháng đầu năm 2010 64 Bảng 2.5.4: Thị trường nhập khẩu ôtô 9 tháng đầu năm 2009 65 Bảng 2.5.5. Thuế suất tuyệt đối ô tô cũ nhập khẩu: 68 Bảng 3.1.1: Bảng giá xăng dầu: 74 Bảng 3.2.1: Dự kiến sản lượng ô tô các loại đến năm 2020 81 LỜI MỞ ĐẦU Ngành công nghiệp ô tô không chỉ giữ một vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển thông qua đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại mà còn là một ngành kinh tế mang lại lợi nhuận rất cao nhờ sản xuất ra những sản phẩm có giá trị vượt trội. Chính phủ Việt Nam đã luôn khẳng định vai trò chủ chốt của ngành công nghiệp ô tô trong sự nghiệp phát triển kinh tế và luôn tạo điều kiện lợi thông qua việc đưa ra các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất ô tô và phụ tùng. Nhưng sau gần 20 năm xây dựng và phát triển ngành, công nghiệp ô tô Việt Nam dường như vẫn chưa đi được bao xa so với điểm xuất phát. Thực tế này đã khiến Chính phủ cùng với các cơ quan Bộ ngành liên quan, các doanh nghiệp trong ngành cùng vào cuộc nhằm xem xét lại một cách chi tiết và khách quan những thành quả đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại, để từ đó có cơ sở vạch ra một chiến lược cụ thể cho việc phát triển ngành. Bởi lúc này đây chúng ta phải ý thức được tính cấp thiết và bức bách cần phải xây dựng và phát triển một ngành công nghiệp ô tô thực sự của riêng Việt Nam. Chính vì thế, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020" với hi vọng góp phần cùng tìm hiểu thực trạng phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đồng thời nghiên cứu con đường đi tới tương lai của ngành công nghiệp này. Mục đích nghiên cứu của đề tài: tìm hiểu thực trạng của ngành công ngiệp ô tô Việt Nam và quá trình hình thành và phát triển, phân tích những khó khăn tồn tại cũng như những cơ hội và thách thức đối với việc xây dựng và phát triển ngành trong thời gian tới nhằm giúp cho bản thân, những người trong và ngoài ngành hiểu sâu sắc hơn về tầm quan trọng của ngành công nghiệp này, từ đó mỗi người có cái nhìn đúng đắn hơn về hiện tại và cả tương lai của ngành nhằm khuyến khích sự đóng góp của mỗi cá nhân, tổ chức cho sự phát triển của ngành công nghiệp cực kỳ quan trọng này trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá nước nhà. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các vấn đề liên quan đến ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam trong thời gian qua như quá trình hình thành và phát triển, thực trạng cũng như định hướng phát triển ngành trong thời gian tới của Chính phủ. Qua việc đi sâu vào nghiên cứu thực trạng xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đồng thời phân tích những khó khăn và tồn tại cũng như cơ hội và thách thức của ngành từ đó mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành trong tương lai. Để làm rõ thêm đối tượng của đề tài, phạm vi nghiên cứu mở rộng sang nghiên cứu ngành công nghiệp ô tô của một số nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia để có cái nhìn toàn diện hơn về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đồng thời đúc rút những kinh nghiệm quý báu trong con đường xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Để làm rõ đề tài này, người viết lựa chọn các phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích và phương pháp quy nạp, diễn giải. Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chuyên đề thực tập bao gồm ba chương: Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ Chương II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIÊP Ô TÔ VIỆT NAM Chương III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 Trong bài bài chuyên đề của mình, tôi đã thực sự rất cố gắng để mang đến cái nhìn toàn cảnh về nền công nghiệp ô tô Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu là một đề tài lớn và phức tạp, cùng với những hạn chế về mặt thời gian và tài liệu nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô, để bản khoá luận được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày… tháng… năm... Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Mai CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ 1. Khái niệm chung về ngành công nghiệp ô tô 1.1. Khái quát chung về ngành công nghiệp - Khái niệm công nghiệp theo nghĩa là một ngành kinh tế: Một nghĩa rất phổ thông của công nghiệp là “ hoạt động kinh tế qui mô lớn, sản phẩm ( có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa”. Theo định nghĩa này, những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt được một qui mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, ngành kinh tế như: công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp giải trí, công nghiệp thời trang,công nghiệp ô tô, công nghiệp báo chí… 1.2. Khái niệm ngành công nghiệp ô tô - Xe hơi hay ô tô là loại phương tiện giao thông chạy bằng bánh có chở theo động cơ của chính nó. Tên gọi ô-tô được nhập từ tiếng Pháp (automobile), tên tiếng Pháp xuất phát từ từ auto (tiếng Hy Lạp, nghĩa là tự thân) và từ mobilis (tiếng La Tinh, nghĩa là vận động). Từ automobile ban đầu chỉ những loại xe tự di chuyển được gồm 'xe không ngựa' và 'xe có động cơ'. Còn từ ô tô trong tiếng Việt chỉ dùng để chỉ các loại có 4 bánh. Các kiểu khác nhau của xe hơi gồm các loại xe, xe buýt, xe tải. Tới năm 2005 có khoảng 600 triệu xe hơi trên khăp thế giới (0,074 trên đầu người). Khi lần đầu tiên ra mắt, xe hơi được hoanh nghênh như một (phương tiện) cải tiến về môi trường so với ngựa. Trước khi nó ra mắt, ở Thành phố New York, hơn 10.000 tấn phân hàng ngày được dọn khỏi các đường phố. Tuy nhiên, năm 2006, các xe hơi là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn cũng như ảnh hưởng tới sức khoẻ trên khắp thế giới. - Công nghiệp xe hơi là ngành sản xuất, chế tạo, lắp ráp để tạo ra sản phẩm là xe hơi hoàn chỉnh. Ngành công nghiệp xe hơi bao gồm cả: công nghiệp phụ trợ: sản xuất linh phụ kiện, chi tiết máy…phục vụ cho ô tô; nghiên cứu cải tiến,chế tạo, phát minh ra kiểu dáng các loại xe mới; lắp ráp xe hơi; các dịch vụ chăm sóc;…công nghiệp xe hơi bị thống trị bởi một số lượng khá nhỏ các nhà sản xuất, những nhà sản xuất lớn nhất (theo con số xe sản xuất ra) hiện là General Motors, Toyota và Ford Motor Company. Ngành công nghiệp ô tô thiết kế, phát triển, sản xuất, tiếp thị và bán tất cả các loại xe cộ. Trong năm 2007, hơn 73 triệu ô tô các loại gồm xe du lịch và xe thương mại được sản xuất ra trên toàn thế giới. Trong tổng số 71,9 triệu ô tô mới được bán ra trên toàn thế giới có 22,9 triệu ờ Châu Âu, 21,4 triệu ở Châu Á Thái Bình Dương, 19,4 triệu ở Mỹ và Canada, 4,4 triệu ở Châu Mỹ La tinh, 2,4 triệu ở Trung Đông và 1,4 triệu ở Châu Phi. Các thị trường ở Bắc Mỹ và Nhật Bản đã chững lại, trong khi đó, thị trường ở Nam Mỹ và Châu Á phát triển rất mạnh. Trong các thị trường chính, Nga, Braxin, Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy sự phát triển nhanh nhất. Một số tên hiệu xe hơi nổi tiếng: Volkswagen, Mercedes, Opel, BMW, Audi, Ford, Renault, Toyota, Skoda, Peugeot, Citroen, Fiat, Mazda, Seat, Nissan, Hyundai, Honda, Kia, Volvo, Mitsubishi, Suzuki, Smart, Mini (BMW), Chevrolet, Porsche, Alfa Romeo, Daihatsu, Chrysler, Subaru, Land Rover, Dacia, Jeep, Saab, Lexus, Jaguar, Ssangyong, Lancia, GM, Sonstige, Gesamt. 2. Phân loại ngành công nghiệp ô tô theo cách phân loại các dòng xe ô tô Mỗi dòng xe ô tô, loại xe ô tô đều có hình dáng, kích thước, công dụng và đặc tính khác nhau nên việc sản xuất cũng đòi hỏi công nghệ cũng như khoa học kỹ thuật khác nhau. Với những đòi hỏi riêng cho từng loại xe nên có thể dựa vào việc phân loại các dòng xe để phân loại ngành công nghiệp ô tô theo việc sản xuất, lắp ráp các dòng xe đó. Cụ thể như sau: 2.1. Phân loại theo phân loại về thân xe (body) Thân xe cơ bản được chia thành 3 phần: Khoang máy; khoang người ngồi; khoang để hành lý. Có nhiều kiểu thân xe khác nhau: -Sedan Đây là kiểu thân xe có ba khoang riêng biệt, 4 cửa, 4-5 chỗ ngồi. -Coupe: Đây là dòng xe 2 cửa thể thao, có 4 chỗ ngồi, luôn thể hiện được sức mạnh của động cơ. -Lift back (Hatch back) Về cơ bản nó giống với coupe, là sự kết hợp khoang hành khách và khoang hành lý. Lắp cốp đồng thời là cửa sau. -Hardtop Cơ bản giống Sedan, nhưng không có khung cửa sổ, và cộ trụ cửa. -Convertible Đây là một kiểu Sedan hoặc Coupe, nhưng nó có khả năng thu gọn mui lại thành một chiếc mui trần. -Pickup Đây là một loại xe tải nhỏ, có khoang máy kéo dài về phía trước ghế người lái. -Van and wagon Kiểu xe này là sự kết hợp khoang hành khách và khoang hành ký, nó chứa được nhiều người và hành lý. Khoang hành khách thông với khoang hành lý. 2.2. Phân loại theo ô tô sử dụng nhiên liệu động cơ - Xe có động cơ sử dụng nhiên liệu xăng: Đây là loại xe có động cơ sử dụng nhiên liệu xăng, vì động cơ xăng là một sản phẩm có công suất lớn mà lại gọn nhẹ, lên được sử dụng rộng rãi trên các loại xe chở người. - Xe có động cơ sử dụng nhiên liệu Diesel: Đây là loại xe có động cơ sử dụng nhiên liệu dầu Diesel, động cơ Diesel là loại động cơ có Mômen xoắn lớn, mà vận hành lại kinh tế (dầu rẻ hơn xăng) vì vậy nó được sử dụng chủ yếu trên các xe tải và thể thao đa dụng. - Xe có động cơ lai (Hybrid): là loại xe được trang bị động cơ khác với các xe thông thường, có động cơ xăng và Mô tơ điện. Vì động cơ xăng phát ra điện và nạp vào Ắc quy lớn, nên kiểu xe này không cần trang bị thêm một bình ắc quy tiêu chuẩn. Môtơ bánh xe chạy với dòng điện 270V, còn dòng điện khác vẫn là 12V, khi xe chạy ở vận tốc thấp thì động cơ điện được kích hoạt, và khi ở vận tốc lớn thì động cơ xăng sẽ vận hành cho xe chạy đồng thời cho ông em động cơ điện ăn. Trên một số xe được trang bị bộ phận hấp thụ năng lượng từ bánh xe vào một máy phát điện, nạp vào ắc quy khi ta sử dụng phanh. Nhờ có sử phối hợp nhịp nhàng giữa hai loại động cơ nên nó đã giảm đáng kể lượng khí thải ra môi trường và vận hành cũng rất kinh tế. - Xe có động cơ sử dụng năng lượng điện. Đây là xe chỉ sử dụng đơn thuần một loại động cơ điện, điện được dự trữ trong một bình ắc quy lớn thường đặt dưới sàn xe, trên xe không có máy phát nên xe phải được sạc đầy trước mỗi chuyến đi. Hệ thống điện dùng cho động cơ là 290V, còn các hệ thống khác là 12V - Xe có động cơ sử dụng năng lượng từ pin nhiên liệu. Đây là xe chạy bằng động cơ điện, điện được tạo ra bởi phản ứng giữa Hydro và Oxy trong không khí, thải ra nước. Vì chỉ thải ra nước, nên đây là loại xe sạch, không ô nhiểm môi trường, dự đoán đây sẽ là loại động cơ của thế hệ sau.Trích từ: otodoanhnhan.vn - Đường đến thành c 3. Các giai đoạn phát triển và đặc điểm của ngành công nghiệp ô tô Các giai đoạn phát triển của ngành công nghiệp ô tô Lịch sử hình thành công nghiệp ô tô thế giới Để có được một ngành công nghiệp ô tô phát triển rực rỡ như ngày hôm nay, ngành công nghiệp này đã trải qua một thời gian dài phôi thai mà những nền tảng đầu tiên chính là phát minh ra các loại động cơ. Năm 1887, nhà bác học người Đức Nicolai Oto chế tạo thành công động cơ 4 kỳ và lắp ráp thành công chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới. Có thể nói ô tô ra đời là sự kết tinh tất yếu của một thời kỳ nở rộ những phát minh trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đầu tiên của nhân loại. Bởi ngay từ thế kỷ 13, nhà khoa học, triết học người Anh-Roger Bacon đã tiên đoán rằng “Rồi con người có thể chế tạo ra những chiếc xe có thể di chuyển bằng một loại sức kéo nhanh không thể tin nổi, song tuyệt nhiên không phải dùng những con vật để kéo”.Kể từ khi ra đời, ô tô đã dành được sự quan tâm của biết bao nhiêu nhà khoa học, bác học vĩ đại. Họ miệt mài nghiên cứu ngày đêm để không ngừng cải tiến nó về cả hình thức lẫn chất lượng: từ những chiếc xe thuở ban đầu thô sơ, kồng kềnh và xấu xí ngày càng trở nên nhỏ nhẹ hơn và sang trọng hơn. Không lâu sau ô tô trở nên phổ biến, với những ưu điểm nổi trội về tốc độ di chuyển cao, cơ động, không tốn sức và vô số những tiện ích khác, ô tô đã trở thành phương tiện hữu ích, không thể thiếu của người dân các nước công nghiệp phát triển và là một sản phẩm công nghiệp có ý nghĩa kinh tế quan trọng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Chính vì thế, theo lịch sử ngành công nghiệp ô tô thế giới, năm đầu tiên của thế kỷ 20-năm 1901, trên toàn thế giới đã có 621 nhà máy sản xuất ô tô xe máy, trong đó 112 ở Vương quốc Anh, 11 ở Italy, 35 ở Đức, 167 ở Pháp, 215 ở Mỹ và 11 nước khác. Tuy nhiên, mốc thời gian đánh dấu sự ra đời chính thức của ngành công nghiệp ô tô phải kể đến năm 1910 khi ông Henry Ford-Người sáng lập ra tập đoàn Ford Motor nổi tiếng, bắt đầu tổ chức sản xuất ô tô hàng loạt trên qui mô lớn. Vào những năm 1930 của thế kỷ 20, trước chiến tranh thế giới thứ 2, ô tô đã có được những tính năng kỹ thuật cơ bản. Cùng với những thành tựu khoa học kỹ thuật thời đó, công nghiệp ô tô thế giới đã thực sự trở thành một ngành sản xuất đầy sức mạnh với 3 trung tâm sản xuất chính Bắc Mỹ, Tây Âu (từ trước chiến tranh thế giới thứ I) và Nhật Bản (trước chiến tranh thế giới thứ II). Hầu hết các hãng sản xuất có tên tuổi trên thế giới như Ford, General Motor, Toyota, Mercedes-Benz... đều ra đời trước hoặc trong thời kỳ này. Sau chiến tranh thế giới thứ II, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại bùng nổ, ô tô và công nghiệp ô tô cũng có những bước tiến vượt bậc. Những thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng như vật liệu mới, kỹ thuật điện tử, điều khiển học,.... đã làm thay đổi cơ bản, bản thân ô tô và công nghiệp ô tô cả về mặt kỹ thuật, khoa học công ng
Tài liệu liên quan