Chuyên đề Hoàn thiện một số chính sách cơ bản nhằm phát triển DNVVN ở Việt Nam

Trong lịch sử phát triển kinh tế của các nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) luôn luôn có vai trò và tác dụng rất quan trọng. Gần đây, chính trong thời điểm cách mạng khoa học và công nghệ tiến triển rất mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hoá kinh tế diễn ra khá sôi nổi, thực tiễn quản lý kinh tế và quản lý doanh nghiệp có những chuyển biến sâu sắc, thì các DNVVN lại càng được chú trọng ở khắp cả nước. Điều đó có thể thấy rõ qua khối lượng các tài liệu về chuyên đề này rất dồi dào, đa dạng, được công bố thường xuyên, từ các luật lệ của các chính phủ, các chiến lược, chương trình phát triển dnvvn của các quốc gia, đến các sách hướng dẫn, các công trình nghiên cứu và các bài báo về DNVVN. Ở nước ta, DNVVN cũng có vai trò quan trọng như vậy, do sự phát triển còn thấp của nền kinh tế quốc dân, do tiềm năng còn rất lớn của nội lực dân tộc, do yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Càng ngày, DNVVN càng được coi trọng: Đầu năm 2001, báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương tại đại hội IX của đảng một lần nữa vạch rõ : “ Chú trọng phát triển các dnvvn ”. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2001-2010 nhấn mạnh “ Phát triển cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa vơí nghành ,nghề đa dạng”. Những năm qua, đặc biệt sau hơn 10 năm đổi mới,về lý luận và thực tiễn đã khẳng định : Phát triển DNVVN là phù hợp với khả năng về vốn, trang thiết bị, công nghệ, kinh nghiệm Kinh doanh và quản lý của nước ta. DNVVN có tính linh hoạt cao, dễ thích ứng với mọi biến động của nền kinh tế thị trường. DNVVN có vai trò, vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân được coi là “chiếc đệm giảm sóc của thị trường” là đơn vị tác chiến: “đánh nhanh, thắng nhanh và chuyển hướng nhanh”. Hiện nay ở nước ta doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 65,9% so với tổng số doanh nghiệp nhà nước ( DNNN) và chiếm 33,6% so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chiếm khoảng 26% lực lượng lao động, đóng góp 24-25% GDP và 31% giá trị sản suất công nghiệp; chiếm 78% mức bán lẻ của nghành thương nghiệp, 64% khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá. Trong nhiều nghành sản suất và dịch vụ khác, các DNVVN cũng chiếm một tỉ trọng đáng kể. Nhiều chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần làm giàu cho đất nước và cho bản thân, đồng thời tự hoàn thiện tài năng, ý chí và quyết tâm của mình, khẳng định chỗ đứng vững vàng trong xã hội. Bên cạnh đó không ít nhà doanh nghiệp trẻ, do thiếu điều kiện tiếp xúc, trao đổi nên đã gặp nhiều khó khăn trong điều hành và quản lý DNVVN. Từ thực tiễn khách quan đó, em chọn đề tài cho chuyên đề của mình là “ Hoàn thiện một số chính sách cơ bản nhằm phát triển DNVVN ở Việt Nam”.

doc123 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện một số chính sách cơ bản nhằm phát triển DNVVN ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong lịch sử phát triển kinh tế của các nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) luôn luôn có vai trò và tác dụng rất quan trọng. Gần đây, chính trong thời điểm cách mạng khoa học và công nghệ tiến triển rất mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hoá kinh tế diễn ra khá sôi nổi, thực tiễn quản lý kinh tế và quản lý doanh nghiệp có những chuyển biến sâu sắc, thì các DNVVN lại càng được chú trọng ở khắp cả nước. Điều đó có thể thấy rõ qua khối lượng các tài liệu về chuyên đề này rất dồi dào, đa dạng, được công bố thường xuyên, từ các luật lệ của các chính phủ, các chiến lược, chương trình phát triển dnvvn của các quốc gia, đến các sách hướng dẫn, các công trình nghiên cứu và các bài báo về DNVVN. Ở nước ta, DNVVN cũng có vai trò quan trọng như vậy, do sự phát triển còn thấp của nền kinh tế quốc dân, do tiềm năng còn rất lớn của nội lực dân tộc, do yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Càng ngày, DNVVN càng được coi trọng: Đầu năm 2001, báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương tại đại hội IX của đảng một lần nữa vạch rõ : “ Chú trọng phát triển các dnvvn…”. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2001-2010 nhấn mạnh “ Phát triển cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa vơí nghành ,nghề đa dạng”. Những năm qua, đặc biệt sau hơn 10 năm đổi mới,về lý luận và thực tiễn đã khẳng định : Phát triển DNVVN là phù hợp với khả năng về vốn, trang thiết bị, công nghệ, kinh nghiệm Kinh doanh và quản lý của nước ta. DNVVN có tính linh hoạt cao, dễ thích ứng với mọi biến động của nền kinh tế thị trường. DNVVN có vai trò, vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân được coi là “chiếc đệm giảm sóc của thị trường” là đơn vị tác chiến: “đánh nhanh, thắng nhanh và chuyển hướng nhanh”. Hiện nay ở nước ta doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 65,9% so với tổng số doanh nghiệp nhà nước ( DNNN) và chiếm 33,6% so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chiếm khoảng 26% lực lượng lao động, đóng góp 24-25% GDP và 31% giá trị sản suất công nghiệp; chiếm 78% mức bán lẻ của nghành thương nghiệp, 64% khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá. Trong nhiều nghành sản suất và dịch vụ khác, các DNVVN cũng chiếm một tỉ trọng đáng kể. Nhiều chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần làm giàu cho đất nước và cho bản thân, đồng thời tự hoàn thiện tài năng, ý chí và quyết tâm của mình, khẳng định chỗ đứng vững vàng trong xã hội. Bên cạnh đó không ít nhà doanh nghiệp trẻ, do thiếu điều kiện tiếp xúc, trao đổi nên đã gặp nhiều khó khăn trong điều hành và quản lý DNVVN. Từ thực tiễn khách quan đó, em chọn đề tài cho chuyên đề của mình là “ Hoàn thiện một số chính sách cơ bản nhằm phát triển DNVVN ở Việt Nam”. ChươngI MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ I. DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NỀN KINH TẾ . 1. Quan niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Luật doanh nghiệp nhà nước, luật hợp tác xã và luật doanh nghiệp nước ta đã có quy định rõ về doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các loại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh và hợp tác xã..v.v. nhưng chưa có một định nghĩa chính xác hay hệ thống những chỉ tiêu để phân loại như thế nào là các DNVVN. Trên thực tế, DNVVN tồn tại cả trong khu vực kinh tế quốc doanh và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Trong khu vực kinh tế quốc doanh, số các doanh nghiệp lớn rất ít và trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thì các DNVVN chiếm đại đa số. Trong một số dự án nghiên cứu về DNVVN của Việt Nam gần đây, người ta cũng thường sử dụng hai tiêu thức về số lao động thường xuyên và vốn sản xuất. Đây là hai tiêu thức được sử dụng rộng rãi vì tất cả các doanh nghiệp đều có thể xác định hai tiêu thức này ở mọi cấp (toàn bộ nền kinh tế, toàn ngành hay toàn doanh nghiệp). Có thể chấp nhận khái niệm DNVVN như sau: “DNVVN là những cơ sở sản xuất – kinh doanh có tư cách pháp nhân, với mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp (tính theo các tiêu thức khác nhau ) trong giới hạn nhất định đối với từng thời kì cụ thể”. Qua khái niệm này cần phân tích và xác định rõ 4 vấn đề của doanh nghiệp vừa và nhỏ: Là một đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh của nền kinh tế Có địa vị pháp lý Nhiệm vụ: sản xuất cung ứng, trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên thị trường - Mục tiêu: Tối đa hoá lợi nhuận cho chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp thông qua tối đa hoá lợi ích người tiêu dùng Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là hệ thống các giải phát và phương pháp quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm duy trrì tổ chức và các chức năng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý thông qua đó thực hiện được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2. Đặc điểm và tính chất của doanh nghiệp vưà và nhỏ. * Đặc điểm: - Số lượng doanh nghiệp Kể từ năm 2000 số lượng doanh nghiệp mới đăng ký liên tục tăng nhanh với tốc độ chưa từng thấy. Cho đến hết tháng 7/2003 đã có 71459 doanh nghiệp mới đăng ký (trong 9 năm 1991-1999 có 45.000 doanh nghiệp đăng ký); đưa tổng số doanh nghiệp đăng ký của khu vực tư nhân ở nước ta lên khoảng 120 ngàn doanh nghiệp. Số doanh nghiệp đăng ký trung bình hàng năm hiện nay bằng 3,75 lần so với trung bình hàng năm của thời kỳ 1991-1999. Số doanh nghiệp mới đăng ký trong 4 năm (2000-2003) ước cao gấp gần 2 lần so với 9 năm trước đây(1991-1999). (xin xem thêm sơ đồ số1). Về cơ cấu loại hình doanh nghiệp đã có thay đổi tích cực. Tỷ trọng doanh nghiệp tư nhân trong tổng số doanh nghiệp đăng ký giảm từ 64% trong giai đoạn 1991-1999 xuống còn 34%; trong khi đó, tỷ trọng công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tăng từ 36% lên 66%(công ty cổ phần:tăng từ 1,1% lên 10%). Đặc biệt, trong gần 4 năm qua đã có khoảng 7000 công ty cổ phần đăng ký, gấp gần 10 lần so với giao đoạn 1991-1999. Thay đổi nói trên chứng tỏ các nhà đầu tư trong nước đã ý thức được những điểm lợi và bất lợi của từng loại hình doanh nghiệp; có xu hướng lựa chọn loại hình doanh nghiệp hiện đại, tạo cơ sở để doanh nghiệp có thể ổn định, phát triển không hạn chế về quy mô và thời hạn hoạt động với quản trị nội bộ ngày càng chính quy và minh bạch hơn. Thực tế nói trên phần nào chứng tỏ các nhà đầu tư đã có xu hướng đầu tư dài hạn hơn, công khai hơn và quy mô lớn hơn. Tác động có tính đột phá của Luật Doanh nghiệp ở các địa phương khác nhau là không giống nhau. 16 tỉnh ở đồng bằng Sông Cửu Longvà miền Nam Trung Bộ có số doanh nghiệp đăng ký trong thời kỳ 2000-tháng 7/2003 thấp hơn số đăng ký trong thời kỳ 1991-1999; ví dụ, Trà Vinh, bằng 21% so với thời kỳ 1991-1999, Bến Tre và Đồng Tháp 36%, Tiền Giang và Vĩnh Long 39%, Kiên Giang 41%, Bình Thuận 44%, Long An 48%, v.v... Luật Doanh nghiệp đã phát huy tác dụng mạnh hơn ở tất cả các tỉnh ở miền Bắc, nhất là các tỉnh miền núi phía bắc như Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Bắc Kạn, Lai Châu, Bắc Giang, và một số tỉnh khác như Quảng Ninh, Hưng Yên, Thanh Hoá, v.v... ở các tỉnh này, số doanh nghiệp đăng ký mới trong 3 năm qua tăng từ 4-8 lần so với thời kỳ 1991-1999.(xin xem thêm sơ đồ số 2). Vấn đề nhiều người quan tâm là hiện có bao nhiêu doanh nghiệp còn hoạt động? Về vấn đề này, các nguồn thông tin khác nhau cho câu trả lời không giống nhau. Báo cáo của Uỷ ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương cho thấy số doanh nghiệp đang hoạt động chiếm từ 80% đến 85% số doanh nghiệp đăng ký. Theo báo cáo của Tổng cục thuế, đến hết tháng 7 năm 2003 trên cả nước có khoảng 1650 doanh nghiệp đã đăng ký, nhưng không còn hiện diện tại nơi đăng ký,(chiếm khoảng 2,3% tống số doanh nghiệp đã đăng ký). Từ năm 2002 đến nay, số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh gần bằng xấp xỉ số doanh nghiệp đăng ký mã số thuế. Số doanh nghiệp không hoạt động do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là: mất cơ hội kinh doanh, dự tính sai cơ hội kinh doanh, tự ý giải thể mà không báo cáo; chỉ có một số ít doanh nghiệp thành lập để mua bán hoá đơn thuế giá trị gia tăng; và cho đến nay về cơ bản đã được ngăn chặn. Như vậy, tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, không hoạt động sau đăng ký ở nước ta không cao hơn so với các nước khác. Ví dụ, ở Hoa kỳ, 10% số doanh nghiệp giải thể trong năm đầu hoạt động; ở các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) 20%- 40% số doanh nghiệp giải thể trong 2 năm đầu hoạt động. - Số lượng vốn đăng ký và thực hiện Số vốn huy động được qua đăng ký thành lập mới và mở rộng quy mô kinh doanh tiếp tục tăng. Trong gần 4 năm qua số vốn đăng ký (gồm cả đăng ký mới và đăng ký bổ sung) đạt hơn 144.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 9.5 tỷ USD, cao hơn số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong cùng thời kỳ); trong đó năm 2000 là 1,33 tỷ USD, năm 2001 là 2,33 tỷ USD, và năm 2002 là gần 3 tỷ USD, và 7 tháng đầu năm 2003 khoảng 2,8 tỷ USD. Riêng số vốn mới đăng ký giai đoạn 2000-2003 cao gấp hơn 4 lần so với 9 năm trước đây(1991-1999).(xin xem thêm sơ đồ 3 và 4). Vốn đăng ký mới ở tất cả các tỉnh, thành phố trong thời kỳ 2000 đến tháng 7 năm 2003 đều cao hơn số vốn đăng ký thời kỳ 1991-1999. Trong đó, có 33 tỉnh, thành phố đạt tốc độ tăng cao gấp hơn 4 lần; có 11 tỉnh đạt tốc độ tăng cao hơn 10 lần; thậm chí có những tỉnh như Quảng ninh,Vĩnh phúc, Hưng yên.v.v.. đạt tốc độ tăng hơn 20 lần. Xét về tỷ lệ gia tăng, vốn đăng ký mới ở các tỉnh, thành phố phía bắc cũng tăng nhanh và cao hơn nhiều so với các tỉnh khác, nhất là các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu long và Miền trung(xin xem thêm sơ đồ 5). Kết quả là tỷ trọng đầu tư của dân cư và doanh nghiệp trong tổng đầu tư toàn xã hội đã tăng từ 20% năm 2000 lên 23% năm 2001 và 25,3% năm 2002; và năm 2003 ước khoảng gần 27%. Tỷ trọng đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân trong nước liên tục tăng và đã vượt lên hơn hẳn tỷ trọng đầu tư của DNNN gần bằng tổng vốn đầu tư của DNNN và tín dụng nhà nước. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh đã đóng vai trò quan trọng, thậm chí là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với phát triển kinh tế địa phương. Ví dụ, đầu tư của các doanh nghiệp dân doanh năm 2002 ở Thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm 38% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, cao hơn tỷ trọng vốn đầu tư của DNNN và ngân sách nhà nước gộp lại (36,5%). Điều đáng nói thêm là, khác với đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ thực hiện ở khoảng 15 tỉnh, thành phố, thì đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân trong nước đã được thực hiện trên tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước; và đang có xu hướng tăng nhanh trong mấy năm qua. Nói cách khác, trong khi FDI thường đến với các địa phương có đặc thù riêng hoặc có vị trí địa lý thuận lợi, thì đầu tư tư nhân trong nước xuất hiện ở tất cả các vùng với nhiều hoàn cảnh khác nhau, kể cả những vùng nghèo với điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn. Ngay cả ở các địa phương tập trung đại bộ phận vốn đầu tư nước ngoài, thì trong mấy năm gần đây,vốn đầu tư thực hiện của tư nhân trong nước cũng lớn hơn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực tế nói trên cho thấy đối với đại bộ phận các tỉnh, thì thu hút đầu tư tư nhân trong nước là việc dễ làm và khả thi hơn so với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mức vốn đăng ký trung bình/doanh nghiệp đang có xu hướng tăng lên. Thời kỳ 1991-1999 vốn đăng ký bình quân/doanh nghiệp là gần 0,57 tỷ đồng, năm 2000 là 0,96 tỷ đồng, năm 2001 là 1,3 tỷ đồng, năm 2002 là 1,8 tỷ đồng; 7 tháng đầu năm 2003 là 2,12 tỷ đồng. Doanh nghiệp đăng ký vốn thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 200 tỷ đồng (hơn 13 triệu USD). Nhìn chung, số vốn đăng ký cao nhất phổ biến ở các địa phương khoảng 10 tỷ đồng. ở Quảng Nam có mức vốn đăng ký bình quân/doanh nghiệp thấp nhất (422 triệu đồng), tiếp đó là Nam Định 544 triệu đồng; mức vốn đăng ký bình quân/doanh nghiệp cao nhất là ở Hưng Yên, gần 3 tỷ đồng; tiếp đó là Quảng Ninh và Bình Dương gần 2,5 tỷ đồng; mức vốn đăng ký bình quân/doanh nghiệp ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 1,25 tỷ đồng. Số vốn thực tế đầu tư cũng là vấn đề nhiều người quan tâm. Cho đến nay chưa có điều tra thực tế đầy đủ để so sánh số vốn đăng ký với số đầu tư thực hiện. Tuy nhiên khảo sát thực tế ở một số khu, cụm công nghiệp cho thấy doanh nghiệp tư nhân trong nước đang là các nhà đầu tư chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn; chỉ riêng số đầu tư thực tế của các doanh nghiệp tư nhân thực hiện tại các khu, cụm công nghiệp đó đã cao hơn số vốn đăng ký ở địa phương trong cùng thời kỳ. Ví dụ, ở Nam Định số vốn đăng ký của các doanh nghiệp năm 2002 là 84,5 tỷ, thì số vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Hoà Xá đã lên tới gần 700 tỷ trong cùng thời kỳ; còn ở Lào Cai trong khi vốn đăng ký kinh doanh năm 2002 chỉ khoảng 93 tỷ, thì vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp là 422 tỷ, trong đó phần quan trọng là của khu vực kinh tế tư nhân. Tình hình cũng tương tự ở Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình và một số nơi khác. Theo báo cáo đánh giá của uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì tuy có khai khống vốn trong một số trường hợp đăng ký hành nghề xây dựng, nhưng nhìn tổng thể vốn đầu tư thực hiện trên thực tế cao hơn tổng vốn đăng ký. Bên cạnh một số ít doanh nghiệp khai vốn cao hơn thực tế, thì số đông doanh nghiệp làm ngược lại, khai vốn đăng ký thấp hơn nhiều so với vốn đầu tư thực tế. Có không ít doanh nghiệp đã đầu tư vài chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Việc góp vốn đầu tư chủ yếu bằng tiền Việt Nam; việc huy động vốn dưới hình thức tài sản các loại vào phát triển kinh doanh còn hạn chế. Đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng, thủ tục chuyển đổi sở hữu, v.v... không rõ ràng, phức tạp và tốn kém đã làm cho việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất chưa thể thực hiện được. Thủ tục trước bạ khó khăn, chưa có cơ chế định giá khách quan, công bằng và hợp lý, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn kém hiệu lực, đăng ký quyền sở hữu công nghiệp còn phức tạp, tốn kém, v.v... đã làm cho việc góp vốn bằng tài sản hữu hình trở nên khó thực hiện hoặc không hấp dẫn. Chính vì vậy, trong nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên sử dụng nhà cửa, đất vào kinh doanh, ghi thành tài sản của công ty nhưng không làm thủ tục góp vốn, chuyển quyền sở hữu; không tách biệt rõ được tài sản của công ty và của thành viên công ty. - Về tạo thêm công ăn việc làm mới Hiện nay, ở nước ta hàng năm có thêm khoảng 1,2-1,4 triệu người đến tuổi lao động; ngoài ra, số lao động nông nghiệp có nhu cầu chuyển sang làm việc trong các ngành phi nông nghiệp cũng không nhỏ. Yêu cầu mỗi năm phải tạo thêm được hàng triệu việc làm đang là một áp lực xã hội mạnh đối với Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương. Việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới không chỉ giải quyết vấn đề xã hội, mà là giải quyết vấn đề cơ bản của phát triển hiện nay ở nước ta. Chính việc tạo thêm được công ăn việc làm mới trong các ngành phi nông nghiệp mới tạo cơ hội cho nông nghiệp phát triển, mở rộng được thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế; mới tăng được mức công bằng trong phân phối thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân. Thực tế ở các địa phương cho thấy 1 ha trồng lúa chỉ giải quyết được khoảng 5 lao động (gồm 2 thường xuyên và 3 thời vụ), tạo được doanh thu khoảng 20-25 triệu đồng/năm; một ha trồng cây ăn quả tạo ra khoảng 40-50 triệu. Trong khi 1 ha đất phát triển công nghiệp có thể sử dụng hàng chục, đến hàng trăm lao động thường xuyên với thu nhập bình quân khoảng gần 10 triệu đồng/năm. Như vậy, chỉ tính riêng giá trị tiền lương, tiền công/1 ha đất công nghiệp có thể cao gấp vài chục lần giá trị hàng hoá nông nghiệp trên cùng diện tích. Phân tích sơ bộ trên đây cho thấy khuyến khích phát triển doanh nghiệp, mạnh dạn chuyển đổi đất sang phát triển công nghiệp và dịch vụ trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất hợp lý và hiệu quả là giải pháp cơ bản tạo đủ công ăn việc làm, chuyển đổi cơ cấu xã hội và nâng cao thu nhập, phúc lợi nhân dân. Trong mấy năm qua, các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp mới thành lập và mở rộng quy mô, địa bàn kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp thực sự đã là nguồn cung chủ yếu về chỗ làm việc mới cho xã hội. Báo cáo điều tra của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho thấy đối với các doanh nghiệp tư nhân trung bình 70 đến 100 triệu vốn đầu tư tạo ra được một chỗ làm việc; trong khi đó đối với doanh nghiệp nhà nước, thì số tương ứng là từ 210 đến 280 triệu (tức là cao gấp khoảng 3 lần). Trong gần bốn năm qua ước tính đều cho thấy đã có khoảng 1,6 đến 2 triệu chỗ làm việc mới đã được tạo ra nhờ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể mới thành lập và mở rộng quy mô kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp; đưa tổng số lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp dân doanh xấp xỉ bằng tổng số lao động trong các doanh nghiệp nhà nước; và tổng số lao động làm việc trong doanh nghiệp của tư nhân và hộ kinh doanh cá thể lên đến khoảng hơn 6 triệu người, chiếm hơn 16% lực lượng lao động xã hội. Có không ít doanh nghiệp đã tạo công ăn việc làm trực tiếp cho hàng nghìn lao động và hàng nghìn lao động gián tiếp khác Ngoài việc tạo công ăn việc làm, phần lớn các doanh nghiệp đang phải tự đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp. Hình thức đào tạo đa dạng và linh hoạt như kèm cặp (người có tay nghề cao hơn kèm cặp và hướng dẫn cho người chưa có tay nghề hoặc tay nghề thấp hơn), tổ chức xưởng học việc và huấn luyện, gửi đến các trung tâm hay trường dạy nghề, v.v... Phần lớn lao động đến làm việc trong các doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp trong thời gian qua đều xuất thân từ nông nghiệp, nông thôn với trình độ văn hoá không cao, chưa quen với lối sống và làm việc theo phương thức công nghiệp. Vì vậy, ngoài việc đào tạo nghề, không ít chủ doanh nghiệp còn phải hướng dẫn họ về nếp sống mới, thay đổi thói quen tập quán sống kiểu nông dân và nông thôn, về tính kỷ luật, kỷ cương trong phương thức sản xuất công nghiệp, v.v... Thực tế cho thấy đây cũng là việc làm không đơn giản. Có thể nói, nhờ tác động tích cực của Luật Doanh nghiệp số lượng đội ngũ công nhân ở nước ta đã phát triển khá nhanh trong mấy năm qua. Vấn đề nhà ở cho công nhân cũng đã trở nên không đơn giản. Một số chủ doanh nghiệp đã trăn trở, suy nghĩ và đã đầu tư một phần vốn của mình để cải thiện chỗ ăn, ở cho công nhân; nhưng rõ ràng, đây là vấn đề vượt ra ngoài khả năng của từng doanh nghiệp; và việc giải quyết nó chắc chắn phải có sự tham gia của chính quyền địa phương và các nhà đầu tư khác. - Đóng góp về xuất khẩu Trong mấy năm qua các doanh nghiệp dân doanh đã có đóng góp tích cực vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu, nhất là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, thuỷ sản. Có một số doanh nghiệp dân doanh đã được xếp vào hạng 10 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong cả nước theo ngành hàng như Công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Anh (Sóc Trăng) có kim ngạch xuất khẩu hơn 100 triệu USD năm 2002, đứng đầu trong cả nước về xuất khẩu thuỷ sản. Một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay như các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ v.v... đều do khu vực kinh tế tư nhân sản xuất; khu vực kinh tế tư nhân trong nước còn chiếm tỷ trọng đáng kể trong xuất khẩu hàng may mặc, đồ da, hàng thủy sản, v.v... Báo cáo của Bộ thương mại cho rằng khu vực kinh tế tư nhân đóng góp gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy vậy, theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,thì tỷ trọng của các doanh nghiệp dân doanh trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cũng như của từng địa phương còn nhỏ; khác nhau khá lớn giữa các vùng và các tỉnh. Doanh nghiệp dân doanh ở các tỉnh phía Nam đóng góp nhiều hơn vào kim ngạch xuất khẩu ở địa phương, trong lúc đó, ở các tỉnh phía Bắc nhìn chung còn chưa đáng kể. ở Hà Nội, các doanh nghiệp dân doanh chỉ chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương và khoảng hơn 7% toàn bộ xuất khẩu trên địa bàn(ở Thành phố Hồ Chí Minh là 12,5%). Nhìn chung, tỷ lệ này ở các địa phương là dưới 10%; tuy nhiên cũng có một số cá biệt như Hà Giang chiếm 60% xuất khẩu của địa phương, Quảng Ngãi 34%, Bình Thuận 45%. Thực trạng trên đây có thể do một số nguyên nhân sau đây. Các doanh nghiệp dân doanh quy mô còn nhỏ, nên địa bàn hoạt động mới chủ yếu chỉ g
Tài liệu liên quan