Chuyên đề Hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng

Khi xu thế hội nhập với khu vực và thế giới diễn ra ngày càng nhanh và qui mô ngày càng rộng, Việt Nam một quốc gia đang phát triển đã có những bước tiến đáng kể đặc biệt trong hoạt động thương mại quốc tế để tự khẳng định mình và tham gia vào quá trình toàn cầu hoá của thế giới. Trong quá trình ấy đòi hỏi mỗi quốc gia phải không ngừng khai thác những lợi thế vốn có của mình để cạnh tranh với các quốc gia khác.

doc65 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh mục các chữ viết tắt AFTA _ Asean Free Trade Area _ Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á APEC_ Asia- Pacific Economic Cooperation _ Hội nghị hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương HS_ Harmonized System _ Hệ thống hài hoà về mã và miêu tả hàng hoá WTO_ World trade Organization _Tổ chức thương mại quốc tế GSP_ Generalised System of Preferenc e_Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập EU_ Euro Union _ Liên minh châu âu FDI _ Forgein Direct Invesment_ Đầu tư trực tiếp nước ngoài NAFTA _ North American Free Trade Area _ Khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ PNTR _ Permament Normal Trade Relations _ Qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn BTA _ Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ GDP _ Gross Domestic Product_ Tổng thu nhập quốc nội Lời nói đầu Tính cấp thiết của chuyên đề: “Hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng” Khi xu thế hội nhập với khu vực và thế giới diễn ra ngày càng nhanh và qui mô ngày càng rộng, Việt Nam một quốc gia đang phát triển đã có những bước tiến đáng kể đặc biệt trong hoạt động thương mại quốc tế để tự khẳng định mình và tham gia vào quá trình toàn cầu hoá của thế giới. Trong quá trình ấy đòi hỏi mỗi quốc gia phải không ngừng khai thác những lợi thế vốn có của mình để cạnh tranh với các quốc gia khác. Đối với Việt Nam một đất nước còn nghèo lại thiếu vốn cũng như khoa học công nghệ, trong khi đó lao động chưa chó trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, trình độ quản lý còn yếu. Ở giai đoạn hiện nay, để có thể tham gia vào thương mại quốc tế thì nước ta chủ yếu tiến hành những ngành sản xuất tận dụng được lợi thế có nguồn lao động dồi dào, đầu tư vốn ít, quay vòng vốn nhanh, tích cực thu hút đầu tư FDI để tiếp thu công nghệ và học hỏi kinh nghiệm quản lý, đó là những ngành như chế biến thuỷ sản, dệt may, giầy dép… Trong đó, ngành Da- Giầy là một trong những ngành đang được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cũng như các doanh nghiệp. Bởi đây là một ngành sản xuất hàng tiêu dùng đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được nhiều công ăn việc làm và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất nhập khẩu của đất nước. Nhưng trên thực tế do việc tìm đầu ra cho sản phẩm còn yếu cùng với sự lạc hậu về kỹ thuật nên hầu hết các doanh nghiệp giầy Việt Nam vẫn đang hoạt động ở hình thức gia công xuất khẩu là chủ yếu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu để hoàn thiện hơn hoạt động gia công sau đó chuyển nhanh sang thành hoạt động xuất khẩu trực tiếp đang là một yêu cầu cấp thiết với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Mục đích nghiên cứu Qua việc tìm hiểu nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng, một doanh nghiệp hiện đang hoạt động theo mô hình gia công xuất khẩu để có thể nắm bắt những ưu điểm của hoạt động này mang lại cho công ty nói riêng và những doanh nghiệp hoạt động theo mô hình này nói chung. Đồng thời qua đó cũng thấy được hạn chế khi duy trì tiếp phương thức gia công từ đó tìm ra những biện pháp để có thể góp phần hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu lớn mạnh tạo đà bước sang sản xuất xuất khẩu . Đối tượng_phạm vi_phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề “ Hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng” chỉ đi sâu vào nghiên cứu hoạt động gia công xuất khẩu. Đây là một bộ phận nhỏ của hoạt động thương mại quốc tế và là hình thức đang được sủ dụng nhiều tại các công ty có qui mô nhỏ ở Việt Nam. Ngành nghề được nghiên cứu ở đây là ngành Da- Giầy, là một ngành có đóng góp đáng kể vào GDP hiện nay. Các biện pháp đưa ra nhằm hoàn thiện cho công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng cũng như những công ty có phương thức kinh doanh tương tự. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp điều tra thu thập thông tin, phỏng vấn trực tiếp, thống kê, phân tích tổng hợp để đưa ra các kết luận và các nhận xét. Ý nghĩa chuyên đề Chuyên đề nghiên cứu về một hoạt động đang được áp dụng khá phổ biến trong hầu hết các doanh nghiệp sản xuất Da- Giầy hiện nay. Do vậy nó có ý nghĩa trong việc cung cấp những giải pháp giúp công ty có thể áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, và đây cũng là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên những người muốn tìm hiểu về hoạt động gia công xuất khẩu. Kết cấu của chuyên đề Chuyên đề có kết cấu gồm 3 phần: Chương1. Lý luận chung về hoạt động gia công xuất khẩu của các ngành Da- Giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Chương 2. Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng Chương 3. Phương hướng và một số giải pháp để tiếp tục hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng Chương 1. Lý luận chung về hoạt động gia công xuất khẩu của ngành Da- Giầy trong tiến trình hội nhập Hội nhập kinh tế quốc tế Khi xu thế hội nhập đang ngày càng trở nên phổ biến thì không có một lý do gì mà một quốc gia lại đứng ngoài sân chơi đó. Việc hàng loạt các hiệp định song phương đa phương đã được ký kết, cùng với việc mở rộng phạm vi của các liên kết quốc tế đã cho thấy không khí sôi động của quá trình hội nhập. Và khi các quốc gia xoá nhoà dần biên giới tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giao thương thì làm cho kinh tế toàn cầu tăng trưởng. Đánh giá về tình hình kinh tế thế giới năm 2005, các tổ chức kinh tế quốc tế đều thống nhất nhận định: mặc dù bị ảnh hưởng của giá dầu mỏ tăng cao kỷ lục, thiên tai, lãi suất tăng và tình trạng mất cân đối về thương mại toàn cầu…song kinh tế thế giới vẫn tiếp tục đà tăng trưởng đặc biệt trong những tháng cuối năm. Đó là do các quốc gia trên thế giới đều hiểu muốn tăng trưởng phải tham gia vào tiến trình hội nhập, nhận thức được điều này các quốc gia luôn đẩy mạnh hoạt động ngoại giao để có thế gia nhập các tổ chức như WTO, APEC hay các liên kết khu vực như NAFTA, AFTA…về cơ bản cuối cùng cũng để phát triển hoạt động thương mại và đầu tư của nước mình. Xét riêng về hoạt động thương mại quốc tế khi các quốc gia giảm bớt các rảo cản thương mại kỹ thuật, tạo điều kiện về thủ tục hành chính cũng như ưu đãi về thuế sẽ làm cho thương mại phát triển theo xu hướng hợp tác. Vậy có phải chỉ những nước mạnh có tiềm lực về kinh tế có thể tạo được thuận lợi cho các quốc gia khác thì mới tham gia được vào quá trình hội nhập đó? Thực tế đã chỉ ra tất cả các quốc gia đều có thể tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá do mỗi quốc gia đều có lợi thế tương đối riêng của mình. Gia công xuất khẩu là một ví dụ điển hình cho thấy các quốc gia đang phát triển cũng có thể tham gia vào tiến trình hội nhập chung của thế giới. Khi các nước mạnh giàu có về tài chính cũng như có trình độ khoa học công nghệ cao có thể dễ dàng thu hút đầu tư cho phát triển sản xuất ngành công nghệ cao, thì những ngành sản xuất hàng tiêu dùng hàng sinh hoạt sẽ được chuyển dần sang những nước phát triển ở mức độ thấp hơn. Những nước này có lợi thế tương đối về nguồn lao động còn yếu về trình độ cũng như năng lực chuyên môn nhưng lại có giá rẻ. Chính vì thế, những công việc không đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật cao như dệt may, giầy da…là những công việc rất phù hợp. Bên cạnh vấn đề việc làm thì đây là cơ hội cho các quốc gia này có thể tiếp cận với môi trường kinh doanh quốc tế. Thông qua hình thức liên doanh liên kết với các đối tác bên nước ngoài qua đó có thể học hỏi được kinh nghiệm trong tìm thị trường tiêu thụ cũng như thị trường nguyên liệu cho sản xuất. Từ đó sau khi tham gia gia công xuất khẩu trong một thời gian nhất định, khi đã có đủ tiềm lực các doanh nghiệp nhân gia công thuê có thể tự đứng gia tham gia vào quá trình kinh doanh quốc tế. Hoạt động gia công xuất khẩu và vai trò của hoạt động gia công xuất khẩu 1.2.1. Khái niệm Gia công là hoạt động theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất. Khi hoạt động gia công vượt khỏi phạm vi quốc gia thì được gọi là gia công quốc tế. Gia công quốc tế là biến lao động tại chỗ thành nguồn thu ngoại tệ, đưa các yếu tố sản xuất (chủ yếu là nguyên vật liệu) từ nước ngoài về để sản xuất hàng hoá, nhưng không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ do tiền công (phí gia công) đem lại. Vì vậy suy cho cùng, gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu lao động, nhưng là lao động dưới dạng sử dụng (được thể hiện trong hàng hoá), chứ không phải là xuất khẩu công nhân ra nước ngoài. Gia công quốc tế nảy sinh do sự phát triển kinh tế của các nước không đồng đều, bên cạnh các nước có tiềm lực kinh tế mạnh, khoa học kỹ thuật phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, cũng còn nhiều nước nghèo chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp nên hình thức gia công xuất khẩu được sử dụng rộng rãi. Hoạt động gia công xuất khẩu nảy sinh từ nhu cầu của hai bên. Một bên cần lao động với tiền lương thấp, một bên có sẵn lao động giá rẻ nhưng lại thiếu vốn, thiếu công nghệ kỹ thuật, chưa có thị trường tiêu thụ. Vì vậy, có xu hướng chuyển dịch việc sản xuất những mặt hàng cần nhiều lao động từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Đặc điểm, vai trò hoạt động gia công xuất khẩu Hoạt động gia công xuất khẩu có 4 đặc điểm chủ yếu sau: Có sự xuất hiện của các nguyên vật liệu được nhập khẩu từ nước ngoài về, nước nhận gia công có thể nhận cả máy móc, thiết bị, công nghệ, nước đặt gia công có thể gửi kỹ thuật viên, chuyên gia sang kiểm tra giám sát. Hàng hoá sản xuất ra để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu không dùng cho tiêu dùng nội địa, như vậy gia công xuất khẩu gắn liền với việc xuất và nhập khẩu hàng hoá. Việc sản xuất hàng hoá phải theo đơn đặt hàng của bên đặt gia công. Bên nhận gia công phải tuân theo yêu cầu của bên đặt gia công về chủng loại, số lượng, kiểu dáng, mẫu mã, kích thước, chất lượng sản phẩm một cách nghiêm ngặt. Lợi nhuận của gia công xuất khẩu chính là tiền công sau khi trừ đi các chi phí gia công. Vai trò của hoạt động gia công xuất khẩu: Đối với bên đặt gia công: Việc thuê nước ngoài gia công cho mình có thể tìm kiếm được nguồn lao động giá rẻ cho sản xuất thay thế cho nguồn lao động giá cao trong nước, có thể phát triển được sản xuất, thu được lợi nhuận, chuyển giao được công nghệ sang các nước kém phát triển. Đối với các nước nhận gia công: Nhận gia công thuê cho nước ngoài trước hết giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động đặc biệt là lao động phổ thông giúp giảm bớt vấn đề thất nghiệp. Bên cạnh đó các nước này có thể tiếp thu được kinh nghiệm trong sản xuất cũng như việc tiếp cận thị trường, là bước đầu giúp các doanh nghiệp còn chưa đủ điều kiện tiến hành sản xuất xuất khẩu. Những hình thức gia công xuất khẩu Gia công quốc tế là một hoạt động của thương mại quốc tế, căn cứ vào một số tiêu thức nhất định mà người ta phân ra làm nhiều hình thức gia công khác nhau, thông thường người ta lấy công đoạn sản xuất làm căn cứ chính. Theo công đoạn sản xuất người ta chia gia công quốc tế thành 3 hình thức: Một là, gia công chi tiết: Bên nhận gia công sẽ gia công một chi tiết sản phẩm mà bên đặt gia công yêu cầu. Bên đặt gia công sẽ là bên giao nguyên liệu và mẫu chi tiết, sau đó nhận chi tiết hoàn thành từ phía nhận gia công. Hai là, gia công hoàn chỉnh sản phẩm: Bên nhận gia công nhận nguyên liệu chính, phụ (nếu có) và tiến hành từ công đoạn đầu tiên đến công đoạn cuối cùng để tạo sản phẩm hoàn chỉnh, sau đó đóng gói, kẻ ký hiệu mã (nếu có) rồi chuyển giao cho bên đặt gia công, theo hợp đồng đặt gia công. Hình thức này áp dụng với hàng hoá thông dụng, không phải là mũi nhọn hiện thời của bên đặt gia công và bên nhận gia công có đầy đủ năng lực để hoàn chỉnh sản phẩm. Ba là, gia công đảm nhận công đoạn: Bên nhận gia công sẽ gia công một phần sản phẩm cho bên đặt gia công (có thể là công đoạn còn lại của sản phẩm, hoặc một phần công đoạn trong quá trình chế tạo sản phẩm). Sau khi hoàn thành các công đoạn cần gia công, bên nhận gia công sẽ giao lại các sản phẩm cho bên đặt gia công. Hình thức này thường áp dụng với những hàng hoá mà bên nhận gia công không có khả năng đảm nhận sản xuất toàn bộ sản phẩm hoặc tên sản phẩm gắn liền với danh tiếng của công ty đặt gia công. Đây là hình thức khai thác triệt để lợi thế của bên đặt gia công về nhập khẩu sản xuất, giá lao động rẻ, trình độ tay nghề đủ để gia công tốt phần công đoạn đó. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động gia công xuất khẩu Là một bộ phận của thương mại quốc tế hoạt động gia công xuất khẩu chịu tác động của rất nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố vĩ mô như môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đến những yếu tố vi mô đó là nội bộ sản xuất của công ty, không chỉ là những tác động của môi trường nội địa mà còn có tác động của các quốc gia khác trên thế giới. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường doanh nghiệp được hiểu là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội, chính trị kinh tế, tổ chức và kỹ thuật, các tác động, các mối liên kết diễn ra bên trong bên ngoài doanh nghiệp có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Môi trường đó bao gồm cộng đồng các doanh nghiệp có các mối liên hệ với nhau và các mối liên hệ này phải được giải quyết theo những quan điểm truyền thống của một quốc gia, một cộng đồng người. Mỗi doanh nghiệp tồn tại trong một môi trường kinh doanh nhất định và chịu sự tác động của môi trường kinh doanh đó. Tuy nhiên, khi phát triển đến một mức độ nào đó thì doanh nghiệp tác động trở lại môi trường kinh doanh. Hoạt động gia công quốc tế là một bộ phận của thương mại quốc tế. Chính vì vậy môi trường kinh doanh ở đây không đơn giản là trong nội bộ một quốc gia mà lớn hơn nó chịu tác động của nhiều yếu tố như khác biệt về luật pháp, văn hoá, tập quán kinh doanh…Trong đó hai yếu tố công nghệ và pháp luật là hai yếu tố tác động nhiều nhất đến hoạt động này. Những quốc gia có công nghệ cao thường là những nước đặt gia công và là những nước chủ động tìm được thị trường do vậy mà thường nhận được khoản lợi nhuận lớn hơn, ngược lại những nước nhận gia công thường là những nước có trình độ công nghệ kém hơn chỉ tiến hành nhập nguyên liệu và sản xuất theo các mẫu đơn đặt hàng có sẵn chính vì vậy mà chỉ được hưởng một khoản phí gia công theo một tỷ lệ nhất định thường là rất thấp. Các yếu tố khác như chính trị như các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và nhà nước các qui định về thuế, về hải quan…đều tác động đến hoạt động này. Ví dụ như qui định về thủ tục hải quan mà đơn giản thì sẽ khiến các doanh nghiệp nước ngoài có thể dễ dàng hơn trong việc chuyển nguyên liệu sang hay nhập hàng về vì vậy thúc đẩy hoạt động gia công phát triển. Những thủ tục hành chính phức tạp hay chính sách không thông thoáng để khuyến khích các nhà đặt gia công sẽ làm giảm số lượng đơn hàng. Yếu tố văn hoá gồm những yếu tố như : nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, thói quen, phong tục…thường thì tác động nhiều hơn đến bên đặt gia công vì họ thường là bên nghiên cứu về các loại kiểu dáng, mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Do vậy, bên nhận gia công chỉ bị ảnh hưởng gián tiếp. Các nhân tố thuộc nội bộ công ty Nếu các nhân tố bên ngoài công ty quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp thì các nhân tố bên trong quyết định tiềm lực của doanh nghiệp đó. Nó quyết định đến khả năng chịu rủi ro cũng như khả năng nắm bắt các cơ hội trong kinh doanh đặc biệt là kinh doanh xuất khẩu. Các nhân tố này bao gồm: Năng lực sản xuất và trình độ công nghệ, tình hình nhân sự, tình hình Marketing, tình hình tài chính. Năng lực sản xuất và trình độ công nghệ : Đây là điều kiện để công ty gia công có thể có được chi phí rẻ hơn, tăng lợi nhuận và tăng qui mô sản xuất. Nếu một công ty có dây chuyền sản xuất hiện đại có khả năng tăng năng xuất thì sẽ tạo được ra nhiều việc làm hơn cho công nhân đem về nguồn lợi nhuận lớn hơn do vậy tăng sức mạnh cho công ty là điều kiện để công ty có thể chuyển tiếp sang xuất khẩu trực tiếp. Tình hình nhân lực: Phản ánh thực tế về số lượng cũng như trình độ của cán bộ công nhân viên của công ty. Hiệu quả của công việc tốt hay không thì cần phải xem xem người tiến hành công việc đó như thế nào. Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh buôn bán xuất nhập khẩu thì nhân lực còn phải cần những người thực sự có trình độ, kinh nghiệm trong việc ký kết các hợp đồng giao dịch. Việc nhận gia công tuy ít đòi hỏi đến khả năng trên nhưng nếu nước nhận gia công mà không tiếp tục tiếp cận và học hỏi thì sẽ mãi mãi ở vị trí của nước nhận gia công thuê cho nước ngoài, và cũng khó nhận được những hợp đồng đặt hàng. Có thể nói yếu tố nhân lực là yếu tố đánh gía sự năng động của một doanh nghiệp. Tình hình Marketing: Ngày nay khi một doanh nghiệp bắt tay vào kinh doanh luôn luôn có ý thức phải gắn kinh doanh của doanh nghiệp mình với thị trường. Bên cạnh những yếu tố như nhân lực, tài chính, quản lý sản xuất thì chức năng Marketing là một chức năng không thể tách rời bởi nó là chức năng kết nối hoạt động của doanh nghiệp với thị trường. Trong hoạt động gia công , bên đặt gia công thường là bên chú trọng nhiều hơn đến hoạt động này, tuy vậy bên nhận gia công cũng phải chú trọng vì nếu không liên kết tốt với thị trường thì khó nhận được nhiều đơn hàng dành cho sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp đặt hàng luôn phải nghiên cứu xem nhu cầu của người tiêu dùng là gì để có chiến lược sản phẩm cụ thể còn bên nhận gia công thì nghiên cứu cùng công nghệ đó mình có thể đáp ứng được cho sản xuất của đối tác nào để tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng nhận gia công. Tình hình tài chính: Được phản ánh qua các chỉ số doanh thu, lợi nhuận, tài sản…là nhân tố phản ánh thực lực của doanh nghiệp. Nếu tài chính của doanh nghiệp đủ mạnh sẽ có thể đầu tư tốt hơn cho dây chuyền công nghệ để sản xuất, sẽ có điều kiện tạo mức sống tốt hơn cho lao động, đồng thời cũng tạo được niềm tin cho phía đối tác khi tiến hành ký kết các hợp đồng. Vị trí ngành Da- Giầy trong nền kinh tế quốc dân 1.3.1. Vị trí ngành Da- Giầy trong nền kinh tế Trong giai đoạn hiện nay ngành Da- Giầy có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đặc điểm của ngành là sử dụng nhiều lao động, khai thác nguồn nguyên liệu trong nước, có lợi thế xuất khẩu và thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước. Hơn nữa đây lại là ngành công nghiệp nhẹ có tỷ suất đầu tư vốn ít khả năng quay vòng vốn nhanh, công nghệ không phải đầu tư quá nhiều nên có thể tạo tích luỹ ban đầu cho nền kinh tế. Nước ta mới trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập muốn phát triển kinh tế mà tiềm lực còn chưa mạnh để phát triển những ngành công nghiệp cao ngay lập tức thì Da- Giầy với những ngành Dệt may, Thuỷ sản là những ngành cần phát triển với phương châm lấy ngắn nuôi dài, vừa chạy tắt vừa đón đầu. Có như vậy mới có thể nhanh chóng phát triển kinh tế đất nước. Hoạt động gia công xuất khẩu chỉ là một hoạt động nhỏ trong các hoạt động thương mại quốc tế, tuy vậy những quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì đây lại là hoạt động có ý nghĩa khá quan trọng. Những ngành như may mặc hay da- giầy của nước ta là những ngành có đóng góp không nhỏ vào GDP nhưng chủ yếu đang hoạt động theo hình thức gia công xuất khẩu. Hiện có một số doanh nghiệp có ty đã có một số công ty có thương hiệu như công ty Giầy Thượng Đình, Thuỵ khuê, Giầy Hà Nội…nhưng mới chỉ gây dựng được thương hiệu trong nước, chưa khẳng định được vị tri của mình trên thế giới. Ta vẫn sản xuất ra hàng hoá xuất đi nước ngoài nhưng với nhãn hiệu là của các nước khác. Trước hết, tình hình đó phản ánh tình trạng Việt Nam chưa có được hình ảnh trong con mắt của thị trường quốc tế, chưa có được uy tín để đối tác tự tìm đến ta ký kết các hợp đồng bởi họ chưa có sự tin tưởng vào chất lượng cũng như khả năng cung ứng hàng hoá của ta. Do vậy, hình thức gia công là hình thức được các nước này lựa chọn khi tham gia kinh doanh với ta. Hiện tại, hình thức này tuy giá trị kinh tế đem lại chưa thực sự cao như tự sản xuất xuất khẩu nhưng nó góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế- chính trị của đất nước. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của toàn ngành Da - Giầy VN năm 2006 đạt 3,59 tỷ USD tăng 20% so
Tài liệu liên quan