Chuyên đề Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại Việt Á- phòng giao dịch Hòa Bình

DNNVV (DNNVV) là một loại hình doanh nghiệp không những thích hợp đối với nền kinh tế của những nước công nghiệp phát triển mà còn đặc biệt thích hợp với nền kinh tế của những nước đang phát triển. Ở nước ta trước đây, việc phát triển các DNNVV cũng đã được quan tâm, song chỉ từ khi có đường lối đổi mới kinh tế do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng thì các doanh nghịêp này mới thực sự phát triển nhanh cả về số và chất lượng. Trong điều kiện của những bước đi ban đầu thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, có thế khẳng định việc đẩy mạnh phát triển DNNVV là bước đi hợp quy luật đối với nước ta. DNNVV là công cụ góp phần khai thác toàn diện mọi nguồn lực kinh tế đặc biệt là những nguồn tiềm tàng sẵn có ở mỗi người, mỗi miền đất nước. Các DNNVV ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong việc giải quyết các mối quan hệ mà quốc gia nào cũng phải quan tâm chú ý đến đó là: Tăng trưởng kinh tế - giải quyết việc làm - hạn chế lạm pháp. Nhưng đeå thúc đẩy phát triển DNNVV ở nước ta đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt các khó khăn mà các doanh nghiệp này đang gặp phải liên quan đến nhiều vấn đề. Trong đó khó khăn lớn nhất, cơ bản nhất, phổ biến nhất, làm tiền đề cho các khó khăn nhất đó là thiếu vốn sản xuất và đổi mới công nghệ. Vậy doanh nghiệp này phải tìm vốn ở đâu trong điều kiện thị trường vốn ở Việt Nam chưa phát triển và bản thân các doanh nghiệp này khó đáp ứng đủ điều kiện tham gia, chúng ta cũng chưa có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này một các hợp lý. Vì vậy phải giải quyết khó khăn về vốn cho các DNNVV đã và đang là một vấn đề cấp bách mà Đảng, Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng cũng phải quan tâm giải quyết. Thực tế hiện nay cho thấy nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát triển DNNVV còn rất hạn chế vì các DNNVV khó đáp ứng đầy đủ điều kiện vay vốn ngân hàng và khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng thì các doanh nghiệp lại sử dụng vốn chưa hợp lý và hiệu quả. Vì thế việc tìm ra giải pháp tín dụng nhằm phát triển DNNVV đang là một vấn đề bức xúc hiện nay của các NHTM. Xuất phát từ quan điểm đó và thực trạng hoạt động của các DNNVV hiện nay, sau một thời gian thực tập tại NHTMCP VIỆT Á______PGD HÒA BÌNH em đã chọn đề tài : “HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NHTMCP VIỆT Á______ PGD HÒA BÌNH”

doc88 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại Việt Á- phòng giao dịch Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn Em xin gửi lời biết ơn chân thành tới thầy giáo Th.S. Nguyễn Quốc Anh. Nhờ sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của thầy em đã có được những kiến thức quý báu về cách thức nghiên cứu vấn đề cũng như nội dung của đề tài, từ đó em có thể hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình. Em cũng xin chân thành cảm ơn tình cảm và sự truyền thụ kiến thức của các thầy cô giáo khoa Ngân Hàng, Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM trong suốt quá trình em học tập và nghiên cứu. Trong thời gian thực tập hơn hai tháng tại NHTMCP Việt Á___ PGD Hòa Bình, em đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban lãnh đạo ngân hàng, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị phòng Tín dụng. Chính sự giúp đỡ đó đã giúp em nắm bắt được những kiến thức thực tế về các nghiệp vụ ngân hàng và công tác tín dụng. Những kiến thức thực tế này sẽ là hành trang ban đầu cho qúa trình công tác, làm việc của em sau này. Vì vậy, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo ngân hàng, tới toàn thể cán bộ, nhân viên của ngân hàng về sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong thời gian thực tập vừa qua. Qua đây, em xin kính chúc NHTMCP Việt Á cũng như PGD Hòa Bình ngày càng phát triển, kính chúc các cô chú, các anh chị luôn thành đạt trên các cương vị công tác của mình. Em xin chân thành cảm ơn ! TPHCM, tháng 5 năm 2009 Nhận xét của cơ quan thực tập Nhận xét của giáo viên MỤC LỤC Lời mở đầu Chương 1: Giới thiệu về NHTMCP VIỆT Á 1 1.1. Lịch sử ra đời 2 1.1.1. Lịch sử ra đời NHTMCP Việt Á 2 1.1.2. Lịch sử hình thành PGD HÒA BÌNH 4 1.2. Bộ máy tổ chức 4 1.3. Hoạt động chủ yếu 6 1.4. Kết quả hoạt động trong thời gian qua 7 1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 7 1.4.2 Hoạt động huy động vốn 8 1.4.3. Hoạt động sử dụng vốn 19 1.4.4. Hoạt động khác 10 1.5 Định hướng phát triển trong tương lai 11 Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng cho DNNVV tại PGD HÒA BÌNH 12 2.1 Cơ sở lý luận về DNNVV 14 2.1.1. Tổng quan về DNNVV 14 2.1.1.1. Khái niệm DNNVV 14 2.1.1.2. Đặc điểm của DNNVV 14 2.1.1.3 Phân loại DNNVV 15 2.1.1.4 Vai trò của DNNVV đối với nền kinh tế 16 2.1.2. Hoạt động của DNNVV hiện nay tại Việt Nam 16 2.1.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của DNNVV 16 2.1.2.2. Thực trạng hoạt động của DNNVV 17 2.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV 21 2.2. Sự cần thiết của nguồn vốn ngân hàng đối với hoạt động của DNNVV 21 2.2.1. Thực trạng cho vay DNNVV 21 2.2.2. Sự cần thiết của nguồn vốn vay ngân hàng 22 2.3. Khái quát tình hình hoạt động của các DNNVV có quan hệ tín dụng với PGD HÒA BÌNH trong những năm qua 24 2.3.1. Tổng quan về các DNNVV có quan hệ với PGD HÒA BÌNH 24 2.3.2. Một số khó khăn về vốn và tín dụng của DNNVV có quan hệ với PGD HÒA BÌNH trong những năm qua 27 2.4. Thực trạng hoạt động tín dụng cho DNNVV tại PGD HÒA BÌNH 29 2.4.1. Tình hình hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại PGD HÒA BÌNH 29 2.4.2. Cơ cấu tín dụng 30 2.4.3. Tình hình thanh toán các khoản nợ của DNNVV 36 2.5. Đánh giá về hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại PGD HÒA BÌNH 38 2.5.1. Kết quả đạt được 38 2.5.2. Mặt hạn chế 40 Chương 3: Giải pháp _đề xuất nhằm phát triển hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại PGD HÒA BÌNH 46 3.1. Định hướng hoạt động tín dụng đối với DNNVV 47 3.1.1. Đối với nhà nước 47 3.1.2. Đối với PGD HÒA BÌNH 49 3.1.2.1. Định hướng đầu tư tín dụng cho các DNNVV của NHTMCP VIỆT Á 49 3.1.2.2. Xây dựng một cơ chế lãi suất linh hoạt cho DNNVV 50 3.1.2.3. Phát triển hoạt động Marketing hướng đến DNNVV 51 3.1.2.4. Tăng cường hoạt động tư vấn đối với DNNVV 53 3.1.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm đinh tín dụng 53 3.1.2.5. Hoàn thiện cơ chế đảm bảo tiền vay 55 3.2. Đề xuất nhằm phát triển hoạt động tín dụng dành cho DNNVV 56 3.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước 56 3.2.2. Đối với ngân hàng 58 3.2.2.1. Đa dạng hóa về loại hình tín dụng 58 3.2.2.1. Đa dạng hóa về hình thức tín dụng 59 3.2.2.1. Đa dạng hóa về hình thức cho vay 59 3.2.3. Đối với DNNVV 61 Kết Luận Danh mục các bảng biểu Bảng 1.1: Tổng nguồn vốn huy động tại PGD Hòa Bình Bảng 1.2: Dư nợ cho vay tại PGD Hòa Bình Bảng 2.1 Thực trạng doanh nghiệp xét theo hình thức sở hữu Bảng 2.2: Cơ cấu DNNVV có quan hệ tín dụng với PGD HÒA BÌNH chia theo loại hình doanh nghiệp Bảng 2.3: Cơ cấu DNNVV có quan hệ tín dụng với PGD HÒA BÌNH chia theo ngành kinh tế Bảng 2.4: Tình hình vay vốn các DNNVV tại PGD HÒA BÌNH Bảng 2.5: Cơ cấu tỷ lệ dư nợ tín dụng DNNVV có quan hệ tín dụng với PGD HÒA BÌNH chia theo thành phần kinh tế Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng của DNNVV với PGD HÒA BÌNH chia theo ngành kinh tế Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ tín dụng của DNNVV với PGD HÒA BÌNH chia theo thời hạn vay Bảng 2.8: Cơ cấu trả nợ của DNNVV với PGD HÒA BÌNH chia theo thành phần kinh tế Bảng 2.9: Cơ cấu trả nợ của DNNVV với PGD HÒA BÌNH chia theo thời hạn vay Danh sách các hình vẽ, đồ thị HÌNH 1.1 CÁC CHI NHÁNH CỦA NHTMCP VIỆT Á HÌNH 1.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG HÌNH 1.3: THU NHẬP TRƯỚC THUẾ QUA CÁC NĂM HÌNH 1.4 TỔNG SỐ VỐN HUY ĐỘNG QUA CÁC NĂM HÌNH 1.5 HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN CỦA NHTMCP VIỆT Á HÌNH 1.6 ĐẦU TƯ GÓP VỐN , MUA CỔ PHẦN HÌNH 2.1 CƠ CẤU DƯ NỢ TÍN DỤNG CHIA THEO NGÀNH HÌNH 2.2 CƠ CẤU DƯ NỢ TÍN DỤNG THEO THỜI HẠN VAY HÌNH 2.3 CƠ CẤU TRẢ NỢ CHIA THEO NGÀNH HÌNH 2.4 CƠ CẤU TRẢ NỢ THEO THỜI HẠN VAY Danh mục từ viết tắt NHTMCP: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần. DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa. PGD: Phòng Giao Dịch. DNNN: Doanh nghiệp Nhà Nước. DNNQD: Doanh nghiệp ngoài Quốc Doanh. DN có vốn ĐTNN: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. NHNN : Ngân Hàng Nhà Nước HTX : Hợp Tác Xã HĐTD : Hoạt động tín dụng Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài. DNNVV (DNNVV) là một loại hình doanh nghiệp không những thích hợp đối với nền kinh tế của những nước công nghiệp phát triển mà còn đặc biệt thích hợp với nền kinh tế của những nước đang phát triển. Ở nước ta trước đây, việc phát triển các DNNVV cũng đã được quan tâm, song chỉ từ khi có đường lối đổi mới kinh tế do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng thì các doanh nghịêp này mới thực sự phát triển nhanh cả về số và chất lượng. Trong điều kiện của những bước đi ban đầu thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, có thế khẳng định việc đẩy mạnh phát triển DNNVV là bước đi hợp quy luật đối với nước ta. DNNVV là công cụ góp phần khai thác toàn diện mọi nguồn lực kinh tế đặc biệt là những nguồn tiềm tàng sẵn có ở mỗi người, mỗi miền đất nước. Các DNNVV ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong việc giải quyết các mối quan hệ mà quốc gia nào cũng phải quan tâm chú ý đến đó là: Tăng trưởng kinh tế - giải quyết việc làm - hạn chế lạm pháp. Nhưng đeå thúc đẩy phát triển DNNVV ở nước ta đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt các khó khăn mà các doanh nghiệp này đang gặp phải liên quan đến nhiều vấn đề. Trong đó khó khăn lớn nhất, cơ bản nhất, phổ biến nhất, làm tiền đề cho các khó khăn nhất đó là thiếu vốn sản xuất và đổi mới công nghệ. Vậy doanh nghiệp này phải tìm vốn ở đâu trong điều kiện thị trường vốn ở Việt Nam chưa phát triển và bản thân các doanh nghiệp này khó đáp ứng đủ điều kiện tham gia, chúng ta cũng chưa có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này một các hợp lý. Vì vậy phải giải quyết khó khăn về vốn cho các DNNVV đã và đang là một vấn đề cấp bách mà Đảng, Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng cũng phải quan tâm giải quyết. Thực tế hiện nay cho thấy nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát triển DNNVV còn rất hạn chế vì các DNNVV khó đáp ứng đầy đủ điều kiện vay vốn ngân hàng và khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng thì các doanh nghiệp lại sử dụng vốn chưa hợp lý và hiệu quả. Vì thế việc tìm ra giải pháp tín dụng nhằm phát triển DNNVV đang là một vấn đề bức xúc hiện nay của các NHTM. Xuất phát từ quan điểm đó và thực trạng hoạt động của các DNNVV hiện nay, sau một thời gian thực tập tại NHTMCP VIỆT Á______PGD HÒA BÌNH em đã chọn đề tài : “HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NHTMCP VIỆT Á______ PGD HÒA BÌNH” 2. Mục đích nghiên cứu Xem xét một cách tổng quát và có hệ thống thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV và việc đầu tư tín dụng của PGD HÒA BÌNH cho các doanh nghiệp này. Đồng thời đề tài cũng đưa ra một số giải pháp tín dụng nhằm góp phần phát triển DNNVV trên phạm vi hoạt động của PGD HÒA BÌNH. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài chọn hoạt động tín dụng cho các DNNVV tại PGD HÒA BÌNH trong những năm gần đây làm đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học đeå phân tích lý luận thực tiễn : Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp tổng hợp thống kê… 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận thì luận văn gồm ba chương: Chương 1: Giới thiệu về NHTMCP VIỆT Á Chương 2 : Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DNNVV tại PGD HÒA BÌNH Chương 3 : Giải pháp và đề xuất nhằm phát triển hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại PGD HÒA BÌNH Chương 1: Giới thiệu về NHTMCP VIỆT Á Mục lục chương Chương 1: Giới thiệu về NHTMCP VIỆT Á 1.1. Lịch sử ra đời 1.1.1. Lịch sử ra đời NHTMCP Việt Á 1.1.2. Lịch sử hình thành PGD HÒA BÌNH 1.2. Bộ máy tổ chức 1.3. Hoạt động chủ yếu 1.4. Kết quả hoạt động trong thời gian qua 1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 1.4.2 Hoạt động huy động vốn 1.4.3. Hoạt động sử dụng vốn 1.4.4. Hoạt động khác 1.5 Định hướng phát triển trong tương lai Chương 1: Giới thiệu về NHTMCP VIỆT Á 1.1. Lịch sử ra đời. 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP VIệT Á Ngân hàng Việt Á được thành lập vào ngày 04/07/2003 trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức tín dụng đã hoạt động lâu năm trên thị trường tiền tệ, tài chính Việt Nam : Công ty tài chính cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Đà Nẵng với số vốn ban đầu chỉ 75 tỷ đồng. Ra đời trong bối cảnh thế giới có nhiều biển động phức tạp: giá dầu tăng cao,dịch SARS hòanh hành, chiến tranh Irắc bùng nổ, giá vàng tăng cao sau nhiều năm trầm lắng….hệ thống NHTMCP VIỆT Á phải đưong đầu với nhiều khó khăn về : vốn, niềm tin của khách hàng, năng lực nhân viên, khả năng hiện đại hóa. Tuy vậy với sự nổ lực của hội đồng quản trị, ban điều hành và toàn thế cán bộ nhân viên thì NHTMCP VIỆT Á cũng đã đạt đựoc nhiều thành tựu to lớn. Qua 5 năm phát triển thì NHTMCP VIỆT Á đã đạt được một số thành tựu sau như: Giấy chứng nhận NHTMCP VIỆT Á thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Giấy chứng nhận đat danh hiệu dịch vụ bán lẻ hài lòng nhất do người tiêu dùng bình chọn năm 2008 Giấy chứng nhận doanh nghiệp đạt giải Cầu Vàng Giấy chứng nhận NHTMCP VIỆT Á đạt cúp vàng Topten Ngành Tài Chính- Ngân Hàng- Bảo Hiểm năm 2007. Đến nay NHTMCP VIỆT Á đã có mạng lứơi hoạt động gồm 46 điểm giao dịch ( Hội sở, 13 Chi Nhánh, 32 Phòng Giao Dịch) trải dài từ bắc vào nam với đội ngũ nhân viên 914 người, có mối quan hệ với 380 ngân hàng đại lý tại 65 quốc gia trên thế giới . HÌNH 1.1 CÁC CHI NHÁNH CỦA NHTMCP VIỆT Á Địa chỉ Hội Sở NHTMCP VIỆT Á : 119-121 Phường Nguyễn Thái Bình , Quận 1, TPHCM Vốn điều lệ: 1400 tỷ đồng. Trong đó : Pháp nhân sở hữu 59,8 % Thế nhân sở hữu 40,2 % 1.1.2 Lịch Sử PGD HÒA BÌNH Tiền thân của PGD HÒA BÌNH là PGD Nguyễn Trãi được thành lập ngày 15/10/2005 tại địa chỉ: 374 Nguyễn Trãi , Phường 8, Quận 5, TPHCM do ông Trần Thanh Khiểt làm trưởng phòng. PGD Nguyễn Trãi lúc đó trực thuộc Hội Sở NHTMCP VIỆT Á. Ngày 19/03/2009 thì chuyển sang thành PGD HÒA BÌNH trực thuộc Chi Nhánh Chợ Lớn của NHTMCP VIỆT Á . PGD HÒA BÌNH tọa lạc tại vị trí 44 Chiêu Anh Các, Phường 5 Quận 5 , TPHCM 1.2 Bộ máy tổ chức Hiện nay, bộ máy nhân sự của NHTMCP VIỆT Á gồm 914 người trong đó 80% là các nhân viên có trình độ đại học và trên đại học và được phân bổ các phòng ban được thế hiện trên sơ đồ sau. Các thành viên trong Hội Đồng Quản Trị NHTMCP VIỆT Á Ông Đỗ Công Chính_________ Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Ông Trần Quốc Hải_________ Phó Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Ông Đào Đức Nghĩa_________ Thành viên Hội Đồng Quản Trị Bà Nguyễn Thị Phụng_______ Thành viên Hội Đồng Quản Trị Ông Lâm Triều______________ Thành viên Hội Đồng Quản Trị Ông Nguyễn Văn Thanh______ Thành viên Hội Đồng Quản Trị Ông Phan Văn Tới____________ Thành viên Hội Đồng Quản Trị HÌNH 1.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG PGD HÒA BÌNH: Gồm có 7 nhân viên và 1 trưởng phòng. Phân chia làm 3 bộ phận : Bộ phận tín dụng Bộ phận kế toán Bộ phận ngân quỹ 1.3. Hoạt động chủ yếu Ngân hàng Việt Á hoạt động với đầy đủ các chức năng kinh doanh của một ngân hàng thương mại và có thế mạnh trong các hoạt động tài chính như: Kinh doanh vàng, đầu tư, tài trợ các dự án Ngân hàng Việt Á thực hiện nhiều hình thức huy động vốn, tham gia thị trường liên ngân hàng nội tệ, ngoại tệ và thị trường mở. Mở rộng hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các thành phần kinh tế. Trong đó, chủ yếu tập trung đầu tư tài trợ cho các DNNVV trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu, phục vụ đời sống...        Ngân hàng Việt Á phát triển các hình thức liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế và mở rộng các hoạt động dịch vụ cung ứng các tiện ích cho khách hàng ngày càng thuận lợi . Ngân hàng Việt Á sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước và các qui chế của Ngành nhằm không ngừng nâng cao uy tín trên thị trường.         Ngân Hàng Việt Á thực hiện kinh doanh các ngành, nghề: - Về hoạt động kinh doanh nội tệ: Thực hiện các nội dung được qui định tại Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 4, Chương II của nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại. - Về hoạt động kinh doanh ngoại hối: Thực hiện mua, bán các loại ngoại tệ ở thị trường trong nước; Cho vay các tổ chức trong nước và nước ngoài bằng ngoại tệ; Vay vốn bằng ngoại tệ của các tổ chức trong nước và nước ngoài; Thực hiện việc thu hút và chi trả kiều hối; Mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài. .Kinh doanh vàng - Thu đổi và đặt các bàn thu đổi ngoại tệ. Nhận tiền gửi và tiết kiệm bằng ngoại tệ của khách hàng. Thực hiện các dịch vụ thanh toán ngân quỹ bằng ngoại tệ như: mở tài khoản trong nước bằng ngoại tệ, thanh toán trong nước bằng ngoại tệ, thực hiện các dịch vụ thu phát ngoại tệ tiền mặt cho khách hàng. Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư bằng ngoại tệ từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Bảo lãnh cho các khoản vay trong nước và nước ngoài bằng ngoại tệ. Phát hành hoặc làm đại lý phát hành các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ. Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiểu và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ. Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối. 1.4. Kết quả hoạt động trong thời gian qua. 1.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh. Toàn bộ Hệ thống NHTMCP VIỆT Á : Qua biểu đồ dưới đây, ta thấy được lợi nhuận trước thuế của NHTMCP VIỆT Á không ngừng gia tăng qua các năm. Tốc độ tăng cũng rất cao, đặc biệt là trong 3 năm gần đây. Năm 2006, lợi nhuận trước thuế từ 71 tỷ đồng tăng lên 200 tỷ đồng năm 2007, tốc độ tăng khoảng 200%. Năm 2008 tăng lên 300 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng 50 %.lợi nhuận của 3 năm trở lại đây tăng chóng mặt do tốc độ phát triển của nền kinh tế nước ta cao, cùng với tốc độ phát triển của riêng ngành ngân hàng. HÌNH 1.3: THU NHẬP TRƯỚC THUẾ QUA CÁC NĂM NGUỒN: WEBSITE NHTMCP VIỆT Á______ VIETABANK.COM.VN 1.4.2. Hoạt động huy động vốn. Toàn bộ hệ thống NHTMCP VIỆT Á HÌNH 1.4 TỔNG SỐ VỐN HUY ĐỘNG QUA CÁC NĂM NGUỒN: WEBSITE NHTMCP VIỆT Á _____VIETABANK.COM.VN Qua biểu đồ trên ta thấy rằng vốn huy động qua các năm của NHTMCP VIỆT Á tăng cao trong các năm qua. Đặc biệt là từ năm 2007 huy động được 4577 tỷ đồng, sang năm 2008 tăng lên 10500 tỷ đồng tăng 129 %. Điều này được lý giải do năm 2008 có đợt sốt lãi suất huy động vốn cao, và NHTMCP VIỆT Á là một trong những ngân hàng có lãi suất huy động vốn cao của ngành nên vốn huy động đã tăng cao nhiều, thêm vào đó là việc mở thêm nhiều điểm giao dịch cũng góp phần nâng cao việc huy động vốn. Tại PGD HÒA BÌNH BẢNG 1.1 Tổng nguồn vốn huy động của PGD HÒA BÌNH ĐƠN VỊ TÍNH: TỶ ĐỒNG Năm 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn huy động 85,2 90,6 120,3 ( NGUỒN: PHÒNG BÁO CÁO TỔNG HỢP ) Qua bảng số liệu trên ta thấy số vốn huy động của PGD HÒA BÌNH trong 3 năm trở lại đây tăng mạnh. Cũng giống như nhiều ngân hàng khác thì năm 2008 PGD HÒA BÌNH cũng huy động được khá nhiều vượt chỉ tiêu được giao đến 20 % . Ngoài lý do cơn sốt lãi suất huy động cao dẫn đến huy động nhiều vốn thì PGD HÒA BÌNH với tiền thân trước đây là PGD Nguyễn Trãi ở vị trí tốt đeå huy động vốn, là một trong những điểm huy động vốn xuất sắc của NHTMCP VIỆT Á. 1.4.3. Hoạt động sử dụng vốn. Toàn bộ Hệ thống của NHTMCP VIỆT Á HÌNH 1.5 HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN CỦA NHTMCP VIỆT Á NGUỒN: WEBSITE NHTMCP VIỆT Á _____VIETABANK.COM.VN Trong thời buổi nền kinh tế phát triển nhanh hiện nay thì các doanh nghiệp rất cần vốn để đầu tư sản xuất, bổ sung vốn kinh doanh. Và một trong những nguồn vốn các doanh nghiệp quan tâm đầu tiên là nguồn vốn vay ngân hàng. NHTMCP VIỆT Á là một ngân hàng mới thành lập nên khách hàng chưa nhiều nên trong những năm đầu thành lập thì dư nợ tín dụng không cao. Chỉ đến khi nước ta gia nhập WTO thì nền kinh tế phát triển nhanh , cùng với đó là sự phát triển nhanh dư nợ tín dụng. điều này được thế hiện qua dư nợ 3 năm gần đây khi tốc độ tăng luôn trên 100 %. Tại PGD HÒA BÌNH BẢNG 1.2: DƯ NỢ CHO VAY TẠI PGD HÒA BÌNH ĐƠN VỊ TÍNH: TỶ ĐỒNG Năm 2006 2007 2008 Dư nợ cho vay 90,3 103,8 115,6 ( NGUỒN: PHÒNG BÁO CÁO TỔNG HỢP ) Qua bảng số liệu trên thì ta thấy dư nợ tín dụng của PGD HÒA BÌNH tăng lên theo từng năm với tỷ lệ tăng tương ứng là 14,9% năm 2007 và 11,36% năm 2008. Đối với một phòng giao dịch mới thành lập khoảng 3 năm thì mức dư nợ tín dụng này là có thế chấp nhận được. 1.4.4. Hoạt động khác. HÌNH 1.6 ĐẦU TƯ GÓP VỐN , MUA CỔ PHẦN NGUỒN: WEBSITE NHTMCP VIỆT Á _____VIETABANK.COM.VN Ngoài các hoạt động truyền thống như cho vay , bảo lãnh, mở thư tín dụng , tài trợ xuất nhập khẩu thì NHTMCP VIỆT Á còn có các hoạt động khác như đầu tư góp vốn mua cổ phần, khi mà thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh thì lượng vốn đổ vào đó cũng tăng theo .Đặt biệt là trong năm 2008, khi mà thị trường chứng khoán phát triển mạnh thì số vốn đầu tư góp cổ phần của NHTMCP VIỆT Á cũng tăng từ 194,4 tỷ năm 2007 lên 364 tỷ năm 2008. 1.5. Định hướng phát triển trong tưong lai _ Để nâng cao năng lưc cạnh tranh trong tưong lai thì NHTMCP Việt Á đã đề ra tầm nhìn chiến lược 2008-2012 với mục tiêu trở thành một trong 5 ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam với những tiêu chí hiện đại, sản phẩm đa dạng , phong cách chuyên nghiệp: Nâng cao năng lực tài chính, theo đó vốn điều lệ năm 2010 phải đạt tối thiếu 3000 tỷ đồng, đến năm 2012 đạt 5000 tỷ đồng. Đẩy mạnh công tác đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại gắn liền với việc gia tăng tiện ích cho khách hàng. Tập trung vào phân khúc DNNVV, hộ gia đình, tiêu dùng cá nhân. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vàng vật chất, vàng trên tài khoản, đầu tư, kinh doanh chứng khoán và ứng dụng các sản phẩm phái sinh. Đẩy mạnh hoạt động hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển mạnh các ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Tiếp tục thực hiện tái cấu trúc tổ chức NHTMCP VIỆT Á theo mô hình ngân hàng hiện đại. Phát triển mạnh các mạng lưới hoạt động ngân hàng tại các vùng kinh tế trọng điểm nhằm đáp ứng nhanh nhất ,tốt nhất mọi nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiện ích ngân hàng của khách hàng. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng theo các chuẩn mực quốc tế Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng cho DNNVV tại PGD HÒA BÌNH Mục lục chương Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng cho DNNVV tại PGD HÒA BÌNH 2.1 Cơ sở lý luận về DNNVV 2.1.1. Tổng quan về DNNVV 2.1.1.1. Khái niệm DNNVV 2.1.1.2. Đặc điểm của DNNVV 2.1.1.
Tài liệu liên quan