Chuyên đề Hội nhập cept/afta và tác động đối với Việt Nam

Giữa thế kỷ 16, trường phái trọng thương đã rất đề cao vai trò và chức năng quan trọng của ngoại thương trong việc làm gia tăng của cải quốc gia. Đến thế kỷ 18, đại biểu xuất sắc của kinh tế chính trị học cổ điển Anh Adam Smith đã đa ra khái niệm lợi thế tuyệt đối để lý giải nhận định trên. Ông cho rằng, các nước trên thế giới trao đổi, buôn bán với nhau vì họ khác nhau về điều kiện thiên nhiên, địa lý và vì họ cùng có lợi do các yếu tố này đem lại. Các quốc gia khác nhau về điều kiện thiên nhiên và địa lý. Tài nguyên thiên nhiên trên thế giới rất đa dạng nhưng không đưược phân bố đồng đều giữa các quốc gia. Những khác biệt về khoáng sản và đất đai buộc các nước phải chuyên môn hoá vào việc sản xuất một số mặt hàng nhất định. Khi đó, nhờ chuyên môn hoá mà sản lượng của cả hai loại hàng hoá từ hai nguồn trên tăng lên và thông qua trao đổi quốc tế, cả hai bên đều có lợi. Nhưng quan điểm về lợi thế tuyệt đối chưa thể phản ánh đầy đủ sự khác biệt giữa các quốc. Ngoài những khác biệt về khả năng thiên nhiên địa lý, các nước còn phân biệt với nhau bởi năng suất lao động, nhu cầu thị trường, khả năng cung ứng và sử dụng các nguồn lực. Để thể hiện đầy đủ sự khác biệt theo những tiêu chí này, các nhà kinh tế đã đa ra quan điểm về lợi thế so sánh hay lợi thế tương đối. Quan điểm này đưược thể hiện thông qua nhiều mô hình khác nhau, trong đó phải kể đến mô hình Ricardo, mô hình các yếu tố chuyên biệt của Paul Samuelson và Ronald Jones, mô hình Heckscher - Ohlin, mô hình thương mại chuẩn. Chúng được coi là những mô hình cơ bản để giải thích nguồn gốc những lợi ích từ thương mại.

doc70 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hội nhập cept/afta và tác động đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Website: Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÝ LUẬN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CEPT/AFTA. 1.1 Lý thuyết về Thương mại quốc tế (TMQT). 1.1.1 Các lý thuyết TMQT. Giữa thế kỷ 16, trường phái trọng thương đã rất đề cao vai trò và chức năng quan trọng của ngoại thương trong việc làm gia tăng của cải quốc gia. Đến thế kỷ 18, đại biểu xuất sắc của kinh tế chính trị học cổ điển Anh Adam Smith đã đa ra khái niệm lợi thế tuyệt đối để lý giải nhận định trên. Ông cho rằng, các nước trên thế giới trao đổi, buôn bán với nhau vì họ khác nhau về điều kiện thiên nhiên, địa lý và vì họ cùng có lợi do các yếu tố này đem lại. Các quốc gia khác nhau về điều kiện thiên nhiên và địa lý. Tài nguyên thiên nhiên trên thế giới rất đa dạng nhưng không đưược phân bố đồng đều giữa các quốc gia. Những khác biệt về khoáng sản và đất đai buộc các nước phải chuyên môn hoá vào việc sản xuất một số mặt hàng nhất định. Khi đó, nhờ chuyên môn hoá mà sản lượng của cả hai loại hàng hoá từ hai nguồn trên tăng lên và thông qua trao đổi quốc tế, cả hai bên đều có lợi. Nhưng quan điểm về lợi thế tuyệt đối chưa thể phản ánh đầy đủ sự khác biệt giữa các quốc. Ngoài những khác biệt về khả năng thiên nhiên địa lý, các nước còn phân biệt với nhau bởi năng suất lao động, nhu cầu thị trường, khả năng cung ứng và sử dụng các nguồn lực. Để thể hiện đầy đủ sự khác biệt theo những tiêu chí này, các nhà kinh tế đã đa ra quan điểm về lợi thế so sánh hay lợi thế tương đối. Quan điểm này đưược thể hiện thông qua nhiều mô hình khác nhau, trong đó phải kể đến mô hình Ricardo, mô hình các yếu tố chuyên biệt của Paul Samuelson và Ronald Jones, mô hình Heckscher - Ohlin, mô hình thương mại chuẩn. Chúng được coi là những mô hình cơ bản để giải thích nguồn gốc những lợi ích từ thương mại. Mô hình Ricardo ra đời vào đầu thế kỷ 19 và là mô hình đơn giản nhất lý giải về nguyên nhân xuất hiện thương mại. Khi không có thuế quan, chi phí vận chuyển không đáng kể, các nước khác nhau chỉ bởi năng suất lao động trong các ngành công nghiệp khác nhau và mức lợi tức không đổi theo quy mô thì họ thường xuất khẩu hàng hoá mà họ sản xuất tương đối có hiệu quả và nhập khẩu hàng hoá mà họ sản xuất tương đối kém hiệu quả. Có nghĩa là “các nước sẽ chuyên môn hoá vào việc sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà họ làm ra với những chi phí tương đối hay chi phí cơ hội thấp hơn các nước khácvới giả định chỉ có lao động là yếu tố duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất và có thể di chuyển tự do từ ngành này sang ngành khác”. Song, nếu so sánh với thực tiễn thương mại quốc tế, mô hình này còn nhiều hạn chế chẳng hạn như trong thực tiễn là không có việc chuyên môn hoá sản xuất hoàn toàn; đa ra phán đoán không sát với thực tế rằng thương mại không tác động lên sự phân phối thu nhập trong nội bộ các nước và đã bỏ qua vai trò của lợi thế nhờ quy mô - một nguồn gốc của trao đổi quốc tế. Để góp phần khắc phục những khiếm khuyết trong mô hình Ricardo, Paul Samuelson và Ronald Jones đã lý giải nguồn gốc của thương mại và các lợi ích tiềm tàng của nó thông qua mô hình các yếu tố chuyên biệt. Mô hình này giả định rằng có sự đóng góp của hai loại yếu tố – lao động có thể tham gia vào nhiều ngành sản xuất khác nhau và lao động (yếu tố linh hoạt) và ngoài lao động chỉ có thể tham gia vào một ngành nhất định nào đó (yếu tố chuyên biệt). Sự khác nhau của các yếu tố chuyên biệt sử dụng trong quá trình sản xuất dẫn đến sự khác nhau của mức cung hàng hoá ra thị trường. Do khác nhau trong cung ứng các yếu tố, nên mỗi nước sẽ chuyên môn hoá vào mặt hàng nào cần các yếu tố chuyên biệt sẵn có của nó. Khi đó, thông qua thương mại, họ trao đổi với nhau những hàng hoá mà họ có điều kiện sản xuất tốt hơn. Với nhận xét này, mô hình các yếu tố chuyên biệt cho thấy thương mại đã tác động không chỉ lên phúc lợi xã hội, mà còn lên sự phân phối thu nhập trong nội bộ mỗi nước. Bên cạnh các mô hình trên còn có một mô hình khác giải thích nguồn gốc của thương mại thông qua sự khác biệt về nguồn lực. Đó là mô hình Heckscher - Ohlin, hay còn gọi là mô hình tỷ lệ các yếu tố ra đời vào những năm 30 của thế kỷ XX. Mô hình này được xây dựng trên giả thiết rằng nền kinh tế có hai yếu tố sản xuất (lao động và đất đai), chúng đều là những yếu tố linh hoạt và được sử dụng khác nhau vào sản xuất. Hai nước buôn bán với nhau chỉ có một sự khác biệt duy nhất là ở các nguồn lực - một nước tương đối giàu có hơn nước kia về tỷ lệ lao động hoặc đất đai. Khi các điều kiện khác như nhau và không đổi, nước tương đối giàu có hơn về lao động sẽ tập trung vào việc sản xuất hàng hoá cần nhiều lao động hơn, còn nước kia do giàu có hơn về đất đai sẽ tập trung vào việc sản xuất hàng hoá cần nhiều đất đai. Sự dồi dào tương đối về nguồn lực này gây ra tác động thiên lệch lên khả năng sản xuất của các nước tham gia thương mại và mỗi nước có thiên hướng xuất khẩu loại hàng hoá mà nó có cung tương đối lớn hơn. Có thể nói một cách khái quát rằng các nước có thiên hướng xuất khẩu hàng hoá cần nhiều yếu tố sản xuất mà nước họ có dồi dào. Trong ba mô hình trên, các nhà kinh tế học mới chỉ tập trung giải thích nguồn gốc của thương mại trên cơ sở những thay đổi trong cung tương đối của hàng hoá trên thị trường, mà chưa chú ý đến cầu tương đối, đặc biệt khi nó bị hạn chế bởi khả năng thu nhập của dân chúng. Mô hình thương mại chuẩn sẽ cho chúng ta một bức tranh sát với thực tế hơn về thương mại quốc tế, khi nó đặt thương mại trong mối quan hệ với sản xuất và tiêu dùng, tức là mỗi quốc gia sẽ sản xuất nhiều hơn những mặt hàng mà nó có lợi thế so sánh, trong khi vẫn sản xuất những mặt hàng khác, những với số lượng hạn chế. Trong mô hình này, giả thiết nhu cầu tương đối là không đổi đã bị loại bỏ, nó được xác định từ sở thích tiêu dùng của các cá nhân và bị giới hạn bởi khả năng thu nhập của họ. Như vậy, khi có thương mại, mức cung tương đối hàng hoá của thế giới đưược xác định từ khả năng sản xuất của tất cả các nước tham gia thương mại và mức cầu tương đối - từ sở thích của chúng. Sự tăng trưởng kinh tế ở một nước hay sự mở rộng khả năng sản xuất thông qua sự gia tăng các nguồn lực hoặc cải thiện hiệu quả sử dụng chúng, gây tác động lên phúc lợi của các nước còn lại thông qua điều kiện mậu dịch và tuỳ thuộc vào bản chất của sự tăng trưởng. Bên cạnh tăng trưởng kinh tế các nhà kinh tế học còn chứng minh tác động của thuế quan nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu lên điều kiện mậu dịch. Qua đó có thể thấy rõ: thương mại không những tác động mạnh lên phân phối thu nhập trong nội bộ một nước mà còn tác động lên phân phối thu nhập quốc tế thông qua điều kiện mậu dịch. Mỗi nước đều có thể đưược lợi hoặc bị thiệt từ thương mại quốc tế tuỳ thuộc vào xu hướng tăng trưởng quốc tế và việc áp dụng thuế quan nhập khẩu hay trợ cấp xuất khẩu. Trong thực tiễn thương mại hiện nay, các nước buôn bán với nhau không chỉ bởi vì họ khác nhau về tài nguyên, công nghệ, mà còn vì họ có lợi thế kinh tế khác nhau nhờ quy mô. Lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo phân tích vai trò của lợi thế kinh tế nhờ quy mô như là một nguồn gốc của thương mại quốc tế. Do hiệu quả các ngành, các hãng không nh nhau vì tính kinh tế nhờ quy mô khác nhau giữa chúng nên mỗi nước có thể tập trung sản xuất một số lượng hạn chế các loại hàng hoá nhưng với sản lượng lớn hơn. Quy mô của thị trường trong nước có hạn dẫn đến nảy sinh nhu cầu trao đổi và thông qua đó, hàng hoá trên thị trường mỗi nước nhiều hơn và đa dạng hơn. Cấu trúc thị trường sẽ bị ảnh hưởng dưới tác động của lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Trong mô hình này, thương mại đưược diễn ra trên các thị trường rộng hơn và theo hai nhánh: mậu dịch nội bộ ngành và mậu dịch giữa các ngành - phản ánh lợi thế kinh tế nhờ quy mô và lợi thế so sánh. Vậy, một nước không có lợi thế so sánh hay không có lợi ích từ mậu dịch giữa các ngành thì vẫn có thể tiến hành thương mại đưược nếu đạt đưược lợi thế nhờ quy mô. Trong mô hình này, lợi ích từ thương mại không chỉ được bắt nguồn từ việc gia tăng sản lượng, đa dạng hoá các mặt hàng trên thị trường, mà còn từ việc giảm mức giá của hàng hoá. Tóm lại, thông qua các mô hình thương mại quốc tế, có thể đi đến kết luận chung rằng, các nước buôn bán với nhau hoặc vì họ khác biệt về các nguồn lực, về công nghệ, hoặc vì họ khác nhau về lợi thế kinh tế nhờ quy mô, hoặc vì cả hai lý do đó. Trong bất kỳ môi trường nào, cạnh tranh hoàn hảo hay không hoàn hảo, thương mại luôn mang lại lợi ích cho các nước tham gia và các lợi ích này là tiềm tàng. Việc tiến hành thương mại gây tác động lên phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư trong nội bộ một nước và giữa các nước làm cho một bên thiệt. Đây chính là nền tảng để các chính phủ tham gia điều tiết các hoạt động thương mại. 1.1.2 Nguyên lý của tự do mậu dịch, bảo hộ mậu dịch và thương mại quốc tế hiện đại. Tự do mậu dịch và bảo hộ mậu dịch Tự do mậu dịch và bảo hộ mậu dịch thực chất là hai mặt luôn song song của một nền thương mại nói chung và các hoạt động thương mại nói riêng. Đó là hai mặt của một vấn đề mà một trong hai mặt đó, không thể xem nhẹ về tính chất cũng như vai trò, chức năng của chúng, không thể tách riêng ra để phân tích đơn thuần như những vấn đề bình thwờng khác. Trong mọi hoạt động kinh tế, luôn phải đánh giá hai mặt này trong mối quan hệ biện chứng với nhau có cân nhắc đến lợi ích chung cho mọi thành phần kinh tế. Bởi vì, tự do mậu dịch hay thương mại tự do là một chế độ thương mại dựa nhiều trên lý thuyết kinh tế thuần tuý , lập luận của các nhà kinh tế học chứng minh rằng nó đem lại lợi ích tối đa và lợi ích tiềm tàng cho nền kinh tế cũng như dân chúng. Còn bảo hộ mậu dịch, được coi là chính sách thương mại của các chính phủ và thường liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung và mức độ ổn định toàn diện của quốc gia. Thương mại tự do: Từ các mô hình thương mại được trình bày ở phần 1.1.1, chúng ta nhận thấy rằng thương mại luôn mang lại những lợi ích tiềm tàng cho các nước tham gia, làm gia tăng phúc lợi xã hội.Nếu thương mại được tiến hành tự do, nền sản xuất xã hội sẽ đạt được hiệu quả tối đa. Như vậy, mậu dịch tự do là một chế độ luôn đem lại lợi ích cho các phần tử tham gia thương mại. Bảo hộ mậu dịch : Tác động của các công cụ chính sách thương mại là nhằm bảo hộ các nhà sản xuất và thị trường trong nước khỏi sự xâm nhập ồ ạt của nước ngoài hoặc bảo hộ một nhóm người nào đó. Mỗi loại công cụ có tác động bảo hộ khác nhau. Để hạn chế nhập khẩu, có thể dùng thuế quan hoặc hạn ngạch. Song với cùng một mức nhập khẩu, việc áp dụng hạn ngạch dẫn đến việc tăng giá trong nước cao hơn và giảm sản xuất trong nước nhiều hơn so với khi áp dụng thuế quan hay nói cách khác, để có cùng một mức bảo hộ, việc áp dụng thuế quan sẽ làm cho nền kinh tế đỡ bị thiệt hại hơn so với áp dụng hạn ngạch. Khái niệm bảo hộ thực tế phản ánh thông tin đầy đủ hơn về mức độ bảo hộ của một quốc gia thông qua chính sách thương mại. Khác với bảo hộ danh nghĩa, bảo hộ thực tế tác động tới mức giá các đầu vào của ngành công nghiệp và tỷ lệ này thường được sử dụng để phân tích tác động của chính sách thương mại lên phân bổ các nguồn lực và thay đổi tỷ giá hối đoái. Sự biện hộ cho chính sách thương mại - cơ sở TMQT hiện đại Đối với bảo hộ mậu dịch, thì nó luôn có tác động ngưược chiều so với chế độ tự do mậu dịch tới toàn bộ nền kinh tế xét về tổng thể. Ta đã biết tự do thương mại luôn đem lại cho các bên tham gia, nhưng xét trên một lĩnh vực cụ thể nào đó, bảo hộ mậu dịch không phải lúc nào cũng gây tác động xấu lên các bộ phận của nền kinh tế, nó cũng là biện pháp có thể khắc phục các khuyết tật của nền kinh tế, mang lại phúc lợi nhiều hơn cho quốc gia và cũng đem đến sự ổn định nhiều mặt cho một quốc gia. Song thực tế cho thấy những công nhân có thể hoặc bị thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp, những khiếm khuyết trên thị trường vốn và lao động ngăn trở việc đa các nguồn lực tới các ngành sản xuất có lợi nhuận cao, khả năng công nghệ khác nhau giữa các ngành, các nước. Tất cả những khiếm khuyết như vậy đưược sử dụng làm cơ sở để các chính phủ chưa thể thực hiện tự do mậu dịch theo đúng nghĩa của thuật ngữ này. Mặc dù, công nhận rằng một chính sách không can thiệp là điều đáng mong ước, song, khi các thị trường khác còn hoạt động chưa đưược hoàn hảo thì việc can thiệp vào thị trường hàng hoá mới mang lại lợi ích mong muốn. Hơn nữa, việc can thiệp tuy tạo nên những méo mó nhưng lại có thể làm tăng phúc lợi quốc gia, do nó cân bằng đưược các hậu quả của sự thất bại trên các thị trường khác. Bên cạnh những lập luận mang tính kinh tế trên đây, lập luận về phúc lợi xã hội có trọng số cho rằng trong một xã hội, các nhóm khác nhau không có trọng số như nhau trong việc phân chia các lợi ích từ thương mại. Vì vậy chính sách thương mại sẽ giúp các chính phủ phân phối lại thu nhập cho các nhóm đưược ủng hộ. Quan điểm về phúc lợi xã hội bảo thủ thì cho rằng các chính phủ thường thường bảo thủ, không muốn có những thay đổi lớn trong phân phối thu nhập, bất kể ai đưược ai mất. Nh vậy, nếu xem xét thuần tuý về mặt kinh tế, thương mại tự do sẽ đem lại lợi ích tối đa cho các nước áp dụng. Song, trên thực tế, chính sách thương mại của các chính phủ liên quan đến bảo hộ đưược hình thành trên cơ sở lợi ích nhiều mặt của quốc gia - chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Đối với các nước đang phát triển, việc biện hộ cho chính sách thương mại còn đưược dựa trên lập luận về các ngành công nghiệp non trẻ. Lập luận này đưược bắt nguồn từ tầm quan trọng của ngành công nghiệp chế tạo dùng thuế quan, cũng như các công cụ khác của chính sách thương mại để bảo hộ tạm thời các ngành công nghiệp non trẻ trong nước nhằm chống lại sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Có thể nói một chế độ không có thuế quan (và cả các cản trở khác) không thể tồn tại trên thực tế, bất kể là nước phát triển hay đang phát triển, mặc dù nó đưược chứng minh là mang lại phúc lợi tối đa cho xã hội. Như vậy, mặc dù các nhà kinh tế đã chứng minh rằng thương mại tự do sẽ đem lại lợi ích tối đa cho dân tộc, song thực tế đã khẳng định rằng chế độ thương mại này là không khả thi. Các chính phủ có nhiều lý do khác nhau để biện hộ cho sự tồn tại của chính sách thương mại, thường chúng có liên quan đến chiến lưược phát triển kinh tế - xã hội và mức độ ổn định chính trị quốc gia. Thông qua các công cụ như thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, hàm lượng nội địa của sản phẩm ... sự tồn tại của chính sách thương mại tạo nên một tác động mang tính hai mặt. Một mặt, nó có thể tác động đến việc phân bổ các nguồn lực trong dài hạn, có đóng góp vào nguồn thu ngân sách, nhưng mặt khác nó lại tạo nên những tổn thất cho xã hội về mặt phúc lợi cho xã hội. Đây là cơ sở để tạo nên tư duy TMQT hiện đại. Phải kết hợp tự do mậu dịch và bảo hộ mậu dịch như thế nào; phải xác định mức thuế nhập khẩu trong việc vận dụng thuế quan ra sao để hoạt động thương mại vừa phân bổ đưược các nguồn lực trong dài hạn, đóng góp nguồn thu ngân sách, vừa không làm tổn thất về mặt phúc lợi cho xã hội. Lập trường về thương mạI quốc tế xuất phát từ thực tế cơ cấu nền công nghiệp quốc gia. Trước hết, đứng trên quan điểm về kinh tế phát triển đối với thế giới thứ ba, “Vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói” của Rácnươ Núcse (Ragnar Nurkse) – nhà kinh tế học nổi tiếng người Thuỵ ĐIển đã đưa ra một sự nhìn nhận khá mới mẻ và hoàn thiện về thương mại quốc tế. Nó đưược ông mô tả như sau: “Xét về lượng cầu, việc thu hút đầu tư có thể bị thấp; nguyên nhân bởi sức mua hạn chế của dân chúng vì bị quy định bởi thu nhập thực tế thấp, thu nhập thực tế thấp lại do năng suất lao động thấp, NSLĐ thấp lại là kết quả của dung lượng vốn nhỏ bé đưược đưa vào sản xuất và đến lượt mình tình trạng không đủ vốn trong sản xuất một phần do kỹ năng đầu tư ít ỏi gây ra”. Vì thế, ông cho rằng: “quy mô thị trường quy định khối lượng trao đổi thương mại quốc tế”, một nước chậm phát triển, lạc hậu về trình độ công nghệ có thể làm ra hàng hoá gì để xuất khẩu nếu thu nhập từ xuất khẩu là nhỏ bé thì chắc chắn rằng không thể có cân bằng về cán cân thương mại, cũng vì thế không có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng hoặc tích luỹ quá ít không đủ đáp ứng cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. Thậm chí ngay cả những trường hợp có thị trường trong nước rộng lớn như T.Quốc cũng không thể trở thành quốc gia giàu có nếu thi hành chính sách hạn chế TMQT để trở thành thị trường duy nhất. Rácnươ Núcse đã minh hoạ bằng chế độ thuế quan nội bộ mà TQ đã thi hành trong những năm đầu thế kỷ XX. Mặc dầu đến năm 1928, họ đã phải xoá bỏ chế độ này, nhưng rốt cuộc TQ vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Để khẳng định lý giải của Rácnươ Núcse những dẫn chứng về sau này, đặc biệt dễ thấy trường hợp Malaysia chuyển hướng thành công từ chuyên sản xuất nguyên liệu thô sang xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo càng minh hoạ rõ hơn quan niệm mà ông đã nêu ra từ thập kỷ 80. Đối với các nước thế giới thứ ba, quy mô nhỏ hẹp của thị trường mà mức thu nhập thấp của tuyệt đại đa số dân cư gây ra trên thực tế cản trở quá trình công nghiệp hoá cũng như quá trình tăng trưởng kinh tế, rồi sau đó tác động tiêu cực đến kỹ năng thu hút vốn đầu tư cho các dự án kinh tế mở rộng. Từ đó, R.Núcse đi đến kết luận rằng, các nước lạc hậu cần phải tiến hành công nghiệp hoá bằng cách tạo nguồn vốn từ bên ngoài, đồng thời khuyến khích tiết kiệm trong nước để xây dựng các dự án đầu tư theo hướng mở rộng kỹ năng trao đổi TMQT. Bởi vậy, ông cho rằng một mặt các nước nghèo phải thúc đẩy sự phát triển bên trong của họ. Mặt khác, các nước giàu phải tham gia vào quá trình này của các nước nghèo để tạo ra “sự tăng trưởng cân bằng” trên quy mô thế giới – sự cân bằng đó là cơ sở tốt cho TMQT cũng như là con đường để lấp những lỗ hổng ở các nước “ngoại vi” (các nước thế giới thứ ba). Vậy là quan hệ thương mại bước đầu mà các nước thế giới thứ ba cần là phát triển buôn bán với các nước giàu chứ không phải với các nước nghèo. Những lợi ích đem lại cho các nước nghèo nhiều mối quan hệ với nước giàu nhiều hơn là giữa các nước nghèo với nhau. Với hàm ý đồng tình với ý kiến trên, R.Núcse đã kết luận bằng một câu dẫn của Đ.H.Rôbétsươn viết về vai trò của TMQT là: “Hơn tất cả, ngoại thương là động lực của sự tăng trưởng, nhưng là sự tăng trưởng bắt nguồn và lan toả từ các trung tâm công nghiệp đi trước”. Điều này cho thấy Rácnươ Núcse đồng tình mạnh mẽ với xu hướng liên kết với thế giới bên ngoài để thúc đẩy công nghiệp hoá. Tóm lại, dù rằng ở những mức độ nhấn mạnh khác nhau, các học giả P.Đông đã đưược đề cập đều đề cao vai trò vai trò của ngoại thương đối với quá trình công nghiệp hoá của các nước lạc hậu. Có thể việc mở rộng để phát triển TMQT không hẳn chỉ có động lực tích cực, mà bên cạnh đó còn ảnh hưởng tiêu cực. Nhưng rõ ràng lợi ích đạt đưược nhiều hơn lợi ích phải gánh chịu. 1.2 Chương trình CEPT/AFTA. 1.2.1 Sự ra đời và mục tiêu của AFTA. Bối cảnh ra đời Bước vào thập kỷ 90, môi trường chính trị quốc tế có nhiều chuyển biến quan trọng. Trên bình diện thế giới, chiến tranh lạnh kết thúc, toàn cầu hoá kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng tác động mạnh đến các nền kinh tế và nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là kinh tế thương mại, dịch vụ và đầu tư. Cùng với sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau vòng đàm phán Urugoay cuối cùng của GATT, kinh tế thế giới đang hình thành một cách sôi động những thị trường mới như thị trường chứng khoán và phi thuế quan, những công cụ hội nhập mới như công nghệ điện tử viễn thông với mạng Internet, những hoạt động xúc tiến hợp tác song phương và đa phương với sự phát triển của nhiều tổ chức kinh tế ở khắp các Châu lục v.v... đã tạo môi trường kinh tế thế giới cạnh tranh mang tính toàn cầu sâu sắc hơn và gay gắt hơn. Trên bình diện khu vực Đông Nam á, có ba hiện tượng nổi bật chịu tác động của những thay đổi của tình hình quốc tế. Thứ nhất, hoà bình hữu nghị và hợp tác là xu thế không thế đảo ngưược ở Đông Nam á. Thứ hai, các nền kinh tế ngoài ASEAN trong khu vực đang nỗ lực cải cách có kết quả sang kinh tế thị trường hướng ngoại. Thứ ba, mặc dù ASEAN đã và đang đạt đưược sự tăng trưởng kinh tế cao với tốc độ nhanh và liên tục trung bì
Tài liệu liên quan