Chuyên đề Kế toán thanh toán tại Công ty CP Đầu tư xây dựng nhà ở Sơn An

Với nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái khủng hoảng và bất ổn như hiện nay thì đối với doanh nghiệp công tác kế toán thanh toán cũng rất quan trọng vì một doanh nghiệp ngoài việc phải thanh toán các khỏan nợ cho khách hàng nhằm để có được chữ tín với khách hàng ra còn phải thu hồi được các khỏan nợ để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra việc thanh toán cũng giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước Sau khi thấy được tầm quan trọng của một kế toán thanh toán và được sự phân công công tác của Ban Giám Đốc cty trong quá trình thực tập em đã chọn đề tài: "Kế toán thanh toán tại Công ty CP Đầu tư xây dựng nhà ở Sơn An" để làm chuyên đề báo cáo thực tập dưới sự chỉ dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn thực tập Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 phần: Chương I: Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán của Công ty CP Đầu tư xây dựng nhà ở Sơn An Chương 2: Thực trạng công tác “kế toán thanh toán” ở Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Nhà Ở Sơn An Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác “Kế toán thanh toán “ ở Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Nhà Ở Sơn An Do thời gian thực tập có hạn và số liệu thực tế chưa nhiều, đặc biệt là kinh nghiệm phân tích đánh giá của em chưa được sâu sắc. Vì vậy trong báo cáo không thể tránh khỏi những sai lầm thiếu sót, kính mong quý thầy cô giáo và nhà trường góp ý sửa chữa để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ban lãnh đạo Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Nhà Ở Sơn An đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác, các cô, chú, anh chị trong Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Nhà Ở Sơn An đã nhiệt tình giúp đỡ về mặt thực tiễn và cung cấp cho em những tài liệu quan trọng làm cơ sở nghiên cứu chuyên đề giúp em hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại Học Dân Lập Lạc Hồng, đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Bạch Tuyết đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo chuyên đề này.

doc45 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2299 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán thanh toán tại Công ty CP Đầu tư xây dựng nhà ở Sơn An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Với nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái khủng hoảng và bất ổn như hiện nay thì đối với doanh nghiệp công tác kế toán thanh toán cũng rất quan trọng vì một doanh nghiệp ngoài việc phải thanh toán các khỏan nợ cho khách hàng nhằm để có được chữ tín với khách hàng ra còn phải thu hồi được các khỏan nợ để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra việc thanh toán cũng giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước Sau khi thấy được tầm quan trọng của một kế toán thanh toán và được sự phân công công tác của Ban Giám Đốc cty trong quá trình thực tập em đã chọn đề tài: "Kế toán thanh toán tại Công ty CP Đầu tư xây dựng nhà ở Sơn An" để làm chuyên đề báo cáo thực tập dưới sự chỉ dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn thực tập Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 phần: Chương I: Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán của Công ty CP Đầu tư xây dựng nhà ở Sơn An Chương 2: Thực trạng công tác “kế toán thanh toán” ở Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Nhà Ở Sơn An Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác “Kế toán thanh toán “ ở Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Nhà Ở Sơn An Do thời gian thực tập có hạn và số liệu thực tế chưa nhiều, đặc biệt là kinh nghiệm phân tích đánh giá của em chưa được sâu sắc. Vì vậy trong báo cáo không thể tránh khỏi những sai lầm thiếu sót, kính mong quý thầy cô giáo và nhà trường góp ý sửa chữa để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ban lãnh đạo Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Nhà Ở Sơn An đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác, các cô, chú, anh chị trong Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Nhà Ở Sơn An đã nhiệt tình giúp đỡ về mặt thực tiễn và cung cấp cho em những tài liệu quan trọng làm cơ sở nghiên cứu chuyên đề giúp em hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại Học Dân Lập Lạc Hồng, đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Bạch Tuyết đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo chuyên đề này. CHƯƠNG I : TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CTY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ Ở SƠN AN Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh Lịch sử hình thành và phát triển Công ty. Công ty CP Đầu tư xây dựng nhà ở Sơn An được thành lập theo giấy phép số: 4703000554 do phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Đồng Nai cấp ngày 20 tháng 06 năm 2008 Tên gọi: CTY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ Ở SƠN AN Trụ sở Công ty: D58, Khu Nhà ở Bửu Long, P Bửu Long Mã số thuế: 3601019949 Số điện thoại/Fax: 0618. 850731 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh trong năm 2009: CHỈ TIÊU KỲ NÀY KỲ TRƯỚC 1. Tổng doanh thu 6380000000 3953000000 2. Các khoản giảm trừ 32000000 3. Doanh thu thuần 6348000000 3953000000 4. Gía vốn hàng bán 4038000000 3231457800 5. Lợi nhuận gộp 2310000000 721542200 6. Chi phí bán hàng 125568000 55568000 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 98000000 58000000 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: 2086432000 607974200 9. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: 0 0 -         Thu nhập từ hoạt động tài chính 0 0 -         Chi phí hoạt động tài chính 10. Lợi nhuận bất thường 0 0 -         Các khoản thu nhập bất thường -         Chi phí bất thường 0 0 11. Tổng lợi nhuận trước thuế 2086432000 607974200 12. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: 521608000 151993550 13. Lợi nhuận sau thuế: 1564824000 455980650 2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh Công ty CP Đầu tư xây dựng nhà ở Sơn An. Cty CP Đầu tư xây dựng nhà ở Sơn An họat động chủ yếu trong các lĩnh vực kinh doanh như: + Bốc dỡ vận chuyển đường thủy đường bộ + Xây dựng công trình GTVT .Công trình xây dựng công nghiệp & dân dụng + Thiết kế & Xây dựng công trình đô thị + Nhận và thực hiện đấu thầu các công trình xây dựng Trong lĩnh vực xây dựng nói chung, hay CP Đầu tư xây dựng nhà ở Sơn An nói riêng thì hoạt động kinh doanh của xây dựng mục đích chính là xây lắp vật chất cho nền kinh tế . Thông thường công tác XDCB do công ty cũng như trong ngành xây dựng cơ bản xây lắp có đặc điểm sau: -Công trình xây lắp là các công trình, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phúc tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian xây lắp dài... Do vậy việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có các dự toán thiết kết, thi công - Công trình xây lắp cố định nơi xây lắp , còn các điều kiện xây lắp thì phải di chuyển theo điểm công trình . -Tổ chức xây lắp trong các công ty xây lắp theo điều kiện nước ta hiện nay phổ biến theo phương thức “ khoán gọn” các công trình, hạng mục các công trình khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộ công ty ( đội, xí nghiệp...) . Trong giá khoán gọn, không chỉ có tiền lương mà còn có đủ các chi phí về vật liệu, công cụ, dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận nhận khoán. Những đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm công trình đặc điểm tổ chức xây lắp và quản lý ngành nói trên phần nào chi phối công việc kế toán trong các công ty xây lắp, dẫn đến những khác biệt cố định. Tuy nhiên, về cơ bản, kế toán các phần hành cụ thể ( tài sản cố định, vật liệu, công cụ, chi phí nhân công.......) trong công ty xây lắp cũng tương tự như trong các công ty công nghiệp. 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP Đầu tư xây dựng nhà ở Sơn An 3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty. Tuy công ty mới vừa thành lập nhưng công ty đã không ngừng học hỏi để hoàn thiện tổ chức bộ máy hoạt động đảm bảo liên quan chặt chẽ với nhau. Mô hình của công ty mang tính quản lý trực tuyến từ giám đốc đến đơn vị , các phòng ban có quan hệ chặt chẽ với nhau, phụ trợ cho nhau để cùng hoàn thành công việc được giao. Tổ chức bộ máy quản lý riêng dành cho từng mãng kinh doanh khác nhau Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban giám đốc Phòng hành chính Phòng kế toán Phòng tổ chức cán bộ lao động Phòng QLý Thi Công xây dựng PhòngQLý Vận Tải đường Bộ Phòng hành chính Phòng QLý Vận Tải đường Thủy Phòng QLý Kinh Doanh VLXD Phòng kinh doanh Phòng tư vấn thiết kế xây dựng 3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Hội đồng quản trị : Hội đồng quản trị bao gồm các thành viên góp vốn của cty là chủ của công ty. Hội đồng quản trị không thực hiện trực tiếp quản lý kinh doanh của cty mà chỉ kiểm soát tình hình kinh doanh cty thông qua ban giám đốc cty . Có quyền điều động vốn và thu hồi vốn , có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm đối với ban giám đốc Ban kiểm soát: Ban giám sát được hội đồng quản trị tính nhiệm và bổ nhiệm nhằm kiểm soát hoạt động ban giám đốc và theo dõi các hội nghị cổ đông của cty Ban giám đốc. - Giám đốc là người chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của Công ty trước hội đồng quản trị, trực tiếp lãnh đạo bộ máy quản lý kinh doanh của cty. - Phó giám đốc kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc những vấn đề tài chính, kinh doanh của công ty. - Phó giám đốc kỹ thuật xây dựng : Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc những vấn đề kỹ thuật cho các công trình xây dựng , đãm bảo cất lượng cho công trình Bộ máy quản lý chức năng. - Phòng hành chính: Quản lý nhân sự, chế độ, quy chế Công ty và các nghiệp vụ hành chính liên quan. - Phòng tư vấn thiết kế xây dựng: Đây là một trong những phòng quan trọng nhất của Công ty, là đầu vào cho quá trình thi công công trình. Công ty quản lý mọi hoạt động của thi công thông qua các văn bản và hợp đồng cụ thể, vì thế nhiệm vụ của phòng là làm thủ tục ký kết hợp đồng chuẩn bị mặt bằng thi công. Hồ sơ thiết kế dự toán được duyệt làm kế hoạch thi công từng công trình. - Phòng tổ chức lao động: Phòng này có trách nhiệm về tổ chức lao động cho các công trình thi công. Phòng phải chịu trách nhiệm thực hiện ký kết các hợp đồng lao động, xác định mức lương cho người lao động hợp lý, phân chia lao động cho các công trình. Đồng thời phải tiến hành lựa chọn nhân viên hay tuyển dụng nhân viên vào đúng vị trí, theo năng lực của từng ứng cử viên..Để công ty có đội ngũ nhân viên có năng lực trình độ phục vụ tốt cho công việc mà đã được giao. 4. Thuận lợi và khó khăn của Công ty CP Đầu tư xây dựng nhà ở Sơn An là một đơn vị hoạt động độc lập đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. Công ty trong giai đọan không ngừng hoàn thiện mình để có được một Công ty vững mạnh về cả năng lực, tài chính, các công trình đã đang và sắp thi công đã khẳng định sự phát triển trên địa bàn toàn quốc. Song Công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn trước mắt được đề cập đến sau đây. - Trước hết là mặt thuận lợi của Công ty: Ban giám đốc tăng cường công tác quản lý từ cấp quản lý đến cấp đội để công tác xây lắp kinh doanh khoán gọn các công trình ngày càng hoàn thiện, thực hiện đúng chế độ khoán gọn công trình. Thúc đẩy doanh thu và thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng lên hàng năm. - Nhưng Công ty cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh như về vốn, nhân lực, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động. Về nguồn vốn nhiều lúc Công ty có lúc gặp khó khăn không đủ vốn để đầu tư vào các công trình đang thi công hay các dự án mới vì trong quá trình hoạt động công ty phải huy động vốn từ các nhà đầu tư, hay vay tại các ngân hàng để bổ sung cho nguồn vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân chính thiếu vốn là do khách hàng thanh toán chậm, hoặc chưa được thanh toán dẫn đến các công trình sau không có vốn để đầu tư. Còn nhân lực, do Công ty mới được thành lập trong thời gian ngắn nên về nhân lực cũng bị hạn chế. Công ty không có nhiều nhân tài, cán bộ công nhân viên còn non trẻ chưa đầy đủ kinh nghiệm trong công việc, giải quyết những vấn đề bất trắc xảy ra. II. Tình hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Công ty CP Đầu tư xây dựng nhà ở Sơn An 1.Tổ chức kế toán của Công ty CP Đầu tư xây dựng nhà ở Sơn An 1. Bộ máy kế toán của Công ty. CP Đầu tư xây dựng nhà ở Sơn An cũng như những công ty xây dựng khác về công trình mang tính chất đơn chiếc theo thời gian, phải tập hợp chi phí từng công trình hạng mục công trình. Hiện nay, bộ máy kế toán của Công ty được áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Bộ máy kế toán của Công ty đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng với đội ngũ nhân viên tương đối đồng đều, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật cao, hầu hết đã qua các lớp đào tạo cơ bản về nghiệp vụ kế toán, hăng say trong công việc, đoàn kết hợp đồng tốt giữa các bộ phận kế toán với nhau, nhờ vậy đã giúp cho Giám đốc Công ty nắm sát được tình hình hoạt động kinh doanh để có quyết định quản lý kịp thời cho Công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong phạm vi Công ty, giúp lãnh đạo Công ty thực hiện hạch toán kinh tế, phân tích kinh tế và quản lý kinh tế tài chính. Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung, thống nhất mọi hoạt động thì bộ máy kế toán của Công ty đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Thủ quỷ Kế toán vật liệu, chi phí ,doanh thu Kế toán thanh toán ngân hàng tiền lương, thuế,công nợ Kế toán TSCĐ Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ đối chiếu Quan hệ công việc 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận. - Kế toán trưởng: Tổ chức công tác kế toán, thống kê toàn doanh nghiệp tham mưu cho giám đốc doanh nghiệp về mặt tài chính, lập kế hoạch tài chính hằng năm, quí, tháng của doanh nghiệp, phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp - Kế toán tổng hợp: Quản lý hoạt động của phòng khi kế toán trưởng đi vắng kế toán tổng hợp lập báo cáo các quyết toán hàng quý, năm, lập báo cáo nhanh theo yêu cầu của giám đốc, kiểm tra, đối chiếu với các kế toán phần hành, tổng hợp chi phí xây lắp kinh doanh, tính lãi lỗ, theo dõi tình hình tăng, giảm và khấu hoa tài sản cố định hàng kỳ, kiểm kê tài sản cố định, lưu trữ hồ sơ tài sản cố định trong doanh nghiệp. - Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, giao dịch ngân hàng về các nghiệp vụ liên quan đến chuyển khoản vay ngân hàng, bảo lãnh, cuối tháng thanh toán tiền lương phụ cấp và các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên, theo dõi kê khai và quyết toán các khỏan thuê và cơ quan thuế. Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ phải thu và phải trả, theo từng đối tượng và thời gian cụ thể để có kế hoạch thu hồi công nợ và thanh toán cho người cung cấp, hàng tháng tiến hành đi đối chiếu công nợ với khách hang - Kế toán nguyên vật liệu, chi phí, doanh thu: Có nhiệm vụ tình hình xuất nhập kho nguyên vật liệu ,tính toán chi phí sản xuất xây dựng và theo dõi họat động kinh doanh doanh thu của cty . - Kế toán tài sản cố định : Có nhiệm vụ theo dõi sự tăng giảm tài sản cố định tại cty và trích lập khấu hao theo quy đinh của nhà nước - Thủ quỹ : Có nhiệm vụ chi tiền mặt khi chứng từ đã có đủ chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng, theo dõi cập nhật hàng ngày vào sổ qũy, cuối mỗi ngày phải đối chiếu với sổ kế toán. 2. Hình thức kế toán tại Công ty. Hiện nay hình thức kế toán mà Công ty áp dụng là chứng từ ghi sổ. Hình thức này dễ phát hiện sai sót, tập trung được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ khâu thiết kế đến bàn giao công trình cho đội thi công. Mọi hoạt động kinh tế phát sinh đều được ghi trên chứng từ gốc sau đó phân loại ghi vào chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ cái các tài khoản. 2.1. Trình tự ghi chép kế toán trong hình thức chứng từ ghi sổ: Hằng ngày nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra lập các chứng từ ghi sổ . Đối với những nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và thường xuyên , chứng từ gốc sau khi kiểm tra được ghi vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, cuối tháng hoặc định kỳ căn cứ vào bản tổng hợp chứng từ gốc lập các chứng từ ghi sổ . Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong được chuyển đến kế toántrưởng ký duyệt rồi chuyển cho kế toán tổng hợp với đầy đủ các chứng từ kèm theo để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sau đó ghi vào sổ cái . Cuối tháng khóa sổ tìm ra tổng tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tổng phát sinh bên Nợ / Có của từng tài khỏan trên sổ cái , căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh yêu cầu phải khớp nhau và khớp số tiền trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ , tổng số phát sinh phải khớp với nhau , và số dư của từng tài khỏan trên bảng cân đối phải khớp với số dư của tài khỏan tương ứng trên sổ chi tiết / thẻ kế toán . Sau khi kiểm tra đối chiếu nếu khớp thì lập bảng cân đối kế toán SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ Số (thẻ) chi tiết Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái tài khoản Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày, định kỳ Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng 2.2. Tổ chức chứng từ tại Công ty CP Đầu tư xây dựng nhà ở Sơn An Mỗi một nội dung kinh tế, kế toán bộ phận trực tiếp lập chứng từ, mỗi một chứng từ mà kế toán Công ty lập thường có 3 liên và được đưa đến từng bộ phận liên quan. Liên gốc luôn được giữ lại gọi là liên gốc, những liên còn lại thì tuỳ từng nội dung kinh tế mà được luân chuyển đến bộ phận cần thiết. Chứng từ mà kế toán lập đó phải có đầy đủ các yếu tố theo mẫu quy định và có đầy đủ chữ ký. Sau đó chuyển cho từng phần hành, bộ phận liên quan để dựa vào đó làm như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, xuất kho...Từ đó kế toán từng bộ phận phải kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp và hợp lý của chứng từ, như chữ ký của người có liên quan sau khi kiểm tra thì kế toán sẽ dựa vào đó để lập định khoản kế toán ghi sổ kế toán. Sau khi hoàn tất toàn bộ kế toán bao gồm việc ghi sổ, kiểm tra, đối chiếu khoá sổ và cung cấp số liệu báo cáo tài chính của Công ty. Công ty sẽ sắp xếp phân loại, lập danh mục sổ kế toán lưu trữ ở bộ phận kế toán và kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm tổ chức công việc bảo quản. Những chứng từ chính được công ty áp dụng trong hệ thống danh mục chứng từ như là: - Chứng từ hàng tồn kho dùng để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn thể hiện qua: Phiếu xuất kho – Mẫu số 01 VT Phiếu nhập kho- Mẫu số - 02 VT Biên bản kểm kê kho – Mẫu số 08 VT Thẻ kho – Mẫu số 06 VT Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ – Mẫu số 07 VT Trình tự luân chuyển chứng từ hàng tồn kho: Người mua vật tư nhận hoá đơn tài chính ở đơn vị mua, mang về nộp cho phòng kế toán, kế toán vào sổ chi tiết, sau đó vào sổ tổng hợp để theo dõi vật tư . Kho xuất vật tư kế toán viết phiếu xuất kho thành 3 liên, liên một lưu lại, liên thứ 2 giao cho kế toán công trình, liên thứ 3 người nhận vật tư sau đó chuyển lên kế toán tổng hợp. Định kỳ cuối tháng kế toán kiểm kê kho xác định vật tư tồn kho, giá trị xuất kho là nhập trước xuất trước. - Lưu chuyển chứng từ lao động tiền lương do Công ty thực hiện theo chế độ giao khoán quỹ lương của đơn vị chủ quản theo từng năm kế hoạch có sự phê duyệt của các cơ quan chức năng. Căn cứ vào bảng chấm công của các bộ phận . Kế toán toán tiền lương trên cơ sở doanh thu, chi phí thực tế tính ra tiền lương của từng bộ phận. Kế toán tiền lương lập bảng lương của từng bộ phận. Bảng chấm công – Mẫu số 01 LĐTL Bảng thanh toán lương – Mẫu số 02 LĐTL Bảng thanh toán tiền lương – Mẫu số 05 LĐTL - Bán hàng có chứng từ: Hóa đơn thuế GTGT (công trình chịu thuế suất 10%). Tiền mặt: Các chứng từ liên quan như; phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng do kế toán tổng hợp lập, thủ quỹ theo dõi trên sổ quĩ tiền mặt, tiền gửi do kế toán ngân hàng theo dõi trên sổ tiền gửi ngân hàng. Phiếu thu – Mẫu số 01 TT Phiếu chi – Mẫu số 02 TT - Tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ theo dõi thông qua mở thẻ tài sản. . CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ Ở SƠN AN Thực trạng kế toán thanh toán tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng nhà ở Sơn An 1. Tổng quan về kế toán thanh toán tại doanh nghiệp 1.1. Khái niệm Các nghiệp vụ thanh toán của đơn vị phát sinh trong mối quan hệ giữa đơn vị với các đối tượng bên trong và bên ngoài nhằm giải quyết các quan hệ tài chính liên quan tới quá trình hình thành, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước tập trung và kinh phí khác. 1.2. Nội dung các nghiệp vụ thanh toán Các nghiệp vụ thanh toán trong đơn vị là những quan hệ thanh toán giữa đơn vị với Nhà nước, với các tổ chức, cá nhân bên ngoài về quan hệ mua, bán, dịch vụ, vật tư, sản phẩm, hàng hóa và các quan hệ thanh toán giữa đơn vị cấp trên, cấp dưới, với nhân viên và các đối tượng khác trong đơn vị. * Các nghiệp vụ thanh toán nếu được phân loại theo đối tượng thanh toán thì có: - Các khoản phải thu khách hàng. - Tạm ứng cho cán bộ, nhân viên của đơn vị. - Các khoản phải thanh toán cho người cung cấp. - Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ phải nộp. - Các khoản phải nộp Nhà nước về thuế và lệ phí. - Phải thanh toán cho viên chức và đối tượng khác. - Kinh phí cấp cho cấp dưới - Thanh toán nội bộ cấp trên và cấp dưới. - Xét theo tính chất công nợ phát sinh - Thanh toán các khoản phải thu (khách hàng mua, CNV, cho vay, thuế GTGT khấu trừ, các khoản phải thu khác). - Thanh toán các khoản phải trả (phải trả người bán, nội bộ, thanh toán các khoản cho Nhà nước, phải nộp theo lương, phải nộp khác) 1.3. Nguyên tắc kế toán thanh toán Mọi khoản thanh toán của đơn vị phải được kế toán chi tiết từng nội dung thanh toán cho từng đối tượng và từng đợt thanh toán. Kế toán phải theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, thu hồi nợ, tránh tình trạng chiếm dụng vốn, kinh phí. Trường hợp có số dư nợ lớn thì phải đối chiếu, xác nhận công nợ cho nhau, đồng thời phải nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật thanh toán, kỷ luật thu nộp ngân sách, tránh gây tổn thất kinh phí cho Nhà nước. Trường hợp một đối tượng vừa là phải thu, vừa là phải trả, sau khi hai bên đối chiếu, xác nhận nợ có thể lập chứng từ để thanh toán bù trừ.
Tài liệu liên quan