Chuyên đề Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sen Sáng

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp luôn băn khoăn lo lắng là:“Hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không ? Doanh thu có trang trãi được toàn bộ chi phí bỏ ra hay không? Làm thế nào để tối đa hoá lợi nhuận?”. Thật vậy, xét về mặt tổng thể các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không những chịu tác động của qui luật giá trị mà còn chịu tác động của qui luật cung cầu và qui luật cạnh tranh, khi sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận có nghĩa là giá trị của sản phẩm được thực hiện, lúc này doanh nghiệp sẽ thu về được một khoản tiền, khoản tiền này được gọi là doanh thu. Nếu doanh thu đạt được có thể bù đắp toàn bộ chi phí bất biến và khả biến bỏ ra, thì phần còn lại sau khi bù đắp được gọi là lợi nhuận. Bất cứ doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng mong muốn lợi nhuận đạt được là tối đa, để có lợi nhuận thì doanh nghiệp phải có mức doanh thu hợp lí, phần lớn trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì doanh thu đạt được chủ yếu là do quá trình tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm. Do đó việc thực hiện hệ thống kế toán về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh sẽđóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sen Sáng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần A: PHẦN MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết của đề tài: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp luôn băn khoăn lo lắng là:“Hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không ? Doanh thu có trang trãi được toàn bộ chi phí bỏ ra hay không? Làm thế nào để tối đa hoá lợi nhuận?”. Thật vậy, xét về mặt tổng thể các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không những chịu tác động của qui luật giá trị mà còn chịu tác động của qui luật cung cầu và qui luật cạnh tranh, khi sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận có nghĩa là giá trị của sản phẩm được thực hiện, lúc này doanh nghiệp sẽ thu về được một khoản tiền, khoản tiền này được gọi là doanh thu. Nếu doanh thu đạt được có thể bù đắp toàn bộ chi phí bất biến và khả biến bỏ ra, thì phần còn lại sau khi bù đắp được gọi là lợi nhuận. Bất cứ doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng mong muốn lợi nhuận đạt được là tối đa, để có lợi nhuận thì doanh nghiệp phải có mức doanh thu hợp lí, phần lớn trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì doanh thu đạt được chủ yếu là do quá trình tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm. Do đó việc thực hiện hệ thống kế toán về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh sẽđóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thật vậy, để thấy được tầm quan trọng của hệ thống kế toán nói chung và bộ phận kế toán về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh nói riêng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, em đã chọn đề tài: “Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sen Sáng ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Qua việc nghiên cứu đề tài này có thể giúp chúng ta nắm rõ hơn về thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp, đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét việc thực hiện hệ thống kế toán nói chung, kế toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng ở doanh nghiệp như thế nào, việc hạch toán đó có khác so với những gì đã học được ở trường đại học hay không? Qua đó có thể rút ra được những ưu khuyết điểm của hệ thống kế toán, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán về xác định kết quả kinh doanh để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả. 3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu: Đề tài này được thực hiện dựa vào số liệu sơ cấp và thứ cấp, cụ thể thông qua việc phỏng vấn lãnh đạo và các bộ phận trong công ty, phân tích các số liệu ghi chép trên sổ sách của công ty, các báo cáo tài chính của công ty, các đề tài trước đây và một số sách chuyên ngành kế toán. Số liệu chủ yếu được phân tích theo phương pháp diễn dịch và thống kê. Đồng thời em cũng tham khảo một số văn bản quy định chế độ tài chính hiện hành. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Công ty Cổ phần Ngân Đăng Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 2/05/2011 – 27/06/2011. Số liệu được phân tích là số liệu năm 2010. 4. Nội dung nghiên cứu: Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm có 3 chương: -Chương 1: giới thiệu công ty cổ phần Ngân Đăng -Chương 2:thực tế Kế toán xác định kết quả kinh danh tại công ty Cổ phần Sen Sáng. -Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Ngân Đăng Phần B: NỘI DUNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGÂN ĐĂNG --------------------˜&™------------------- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Hiện nay, chiếu sáng sử dụng đèn LED đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều các kiến trúc sư và chủ đầu tư quan tâm đến do các ưu điểm của đèn LED so với các  loại đèn chiếu sáng thông thường. Đèn LED không chỉ sử dụng trong phạm vi chiếu sáng thông thường mà với sự can thiệp của các giải pháp chiếu sáng có thể hình thành nên những màn trình diễn áng sáng vô cùng hoàn hảo. Nắm bắt được những ưu điểm trên Công ty Cổ phần Sen Sáng chính thức được thành lập vào tháng 08 năm 2008 và được khách hàng biết đến với thương hiệu Magic Light (MLC), trụ sở đặt tại 136 Bùi Viện, Phường Phạm Ngũ Lão, Q.1, Tp.HCM. Sau đó công ty đã đổi tên thành công ty cổ phần Ngân Đăng với thương hiệu Pralux trụ sở cũng đặt tại 136 Bùi Viện, Phường Phạm Ngũ Lão, Q1, TP HCM. - Tên công ty: Công ty cổ phần Ngân Đăng - Tên tiếng Anh: Ngan Dang Corporation - Thương hiệu: Pralux - Slogan: Công nghệ lay động cảm quan - Trụ sở chính: 136 Bùi Viện, Phường Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM - Điện thoại: (08) 22497232 - Fax: (08) 35173885 - Email: info@pralux.com.vn - Mã số thuế: 0310785541 Với đội ngũ nhân viên, các kiến trúc sư được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp, tận tâm với nghề nghiệp, tận tụy với khách hàng, Pralux luôn cung cấp cho khách hàng các giải pháp tốt nhất, với những sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ chu đáo và tin cậy. 2.Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của công ty: - Ngành nghề kinh doanh: Mua bán: linh kiện, thiết bị chiếu sáng bằng đèn Led. Dịch vụ: lắp đặt, sữa chữa, bảo trì các thiết bị chiếu sáng bằng đèn Led. Sản xuất: lắp ráp các thiết bị chiếu sáng bằng đèn Led. Pralux không chỉ cung cấp thiết bị chiếu sáng bằng đèn Led mà còn cung cấp cả các giải pháp chiếu sáng hữu hiệu cho khách hàng. Pralux luôn tìm cách gửi đến khách hàng những giá trị cộng thêm trong sản phẩm và các dịch vụ hậu mãi của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng.   pralux cam kết sẽ luôn là bạn đồng hành sát cánh cùng các kiến trúc sư, các chuyên gia thiết kế nội thất, các nhà tư vấn và các nhà thầu, để cùng tạo ra các giải pháp chiếu sáng bằng đèn Led tối ưu nhất mang đến cho khách hàng những sản phẩm hoàn hảo nhất đáp ứng phần nào yêu cầu ngày càng khắt khe cả về kỹ thuật và mỹ thuật của khách hàng. -Mục tiêu của công ty: Trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chiếu sáng bằng đèn LED. Không ngừng phát triển để pralux luôn là biểu tượng của chất lượng hoàn hảo và uy tín nhất đối với khách hàng. pralux cam kết luôn mang đến cho khách hàng các giải pháp tuyệt vời nhất, dịch vụ hậu mãi tốt nhất. 3.Mô hình tổ chức của công ty: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGÂN ĐĂNG 3.1        Chức năng của các phòng ban Hội đồng quản trị: Gồm các thành viên do công ty bầu ra. Các quản trị viên có quyền hành động với tư cách đại diện cho công ty trong mọi trường hợp và chỉ bị hạn chế bởi những điều khoản quy định trong bản điều lệ công ty giám đốc :là người đại diện cho công ty chịu trách nhiệm về mặt pháp nhân và đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm chính về tình hình SXKD của công ty trước Ban quản trị.  Giám đốc có toàn quyền quyết định và chỉ đạo hoạt động của công ty về mọi mặt trong khuôn khổ các nguyên tắc và quy định hiện hành trợ lý dám đốc: Trợ giúp tổng giám đốc trong các công việc hàng ngày, phối hợp thực hiện các hoạt động, lo hậu cần cho ban giám đốc và đối tác trong các chuyến đi công tác; thực hiện nhiệm vụ do tổng giám đốc giao phòng kế toán: Tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán; Xúc tiến huy động tài chính và quản lý công tác đầu tư tài chính; Thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động trong Công ty; Thanh quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh và chi phí đầu tư các dự án theo quy định. Phòng hành chính nhân sự: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý nhân sự, thu nhập … cụ thể là : lưu trữ hồ sơ, đề xuất kế hoạch tuyển dụng, theo dõi và ghi nhận những dữ kiện cần thiết cho việc khen thưởng, kỷ luật, sắp xếp vị trí cho phù hợp với sở trường của từng cá nhân để nâng cao hiệu quả lao động chung của toàn công ty Phòng dự án: có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc Công ty trong việc xây dựng, quản lý, theo dõi và triển khai thực hiện các dự án của Công ty. Phân xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ sản xuất theo đúng tiến độ và kế hoạch được giao, phát hiện trở ngại, ách tắc trong sản xuất và phản ánh kịp thời cho các bộ phận liên quan để tìm cách khắc phục Phòng thiết kế:thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư theo công trình Phòng R& D:nghiên cứu phát triển sản phẩm mới Phòng sales marketing: Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng Chức năng phòng xuất nhập khẩu:Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: Xuất khẩu các mặt hàng của Tổng công ty; nhập khẩu và mua sắm thiết bị, phụ tùng, vật liệu đáp ứng yêu cầu bảo dưỡng, sửa chữa và thay mới, bảo đảm các dây chuyền sản xuất của Tổng công ty và các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty. 4.Phòng kế toán tài vụ: -Bộ phận kế toán ở công ty: Kế toán trưởng: quản lý chung đồng thời theo dõi lương, tính lương, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; sau đó lập bảng tổng hợp tiền lương. Kế toán tổng hợp: tập hợp tất cả các chứng từ, lập chứng từ ghi sổ. Kế toán thanh toán: theo dõi thu chi tại công ty, tập hợp tất cả các chứng từ thu chi, ghi vào sổ nhật ký thu chi, lập chứng từ ghi sổ sau đó đưa qua kế toán tổng hợp. Các phiếu thu, phiếu chi gồm có 3 liên: 1 liên giao cho khách hàng, 1 liên lưu cùi, 1 liên lưu chứng từ gốc. Kế toán công nợ: theo dõi tiền công nợ khách hàng, nhà cung cấp. Kế toán vật tư, thành phẩm: theo dõi vật tư nhập về, kho bãi... - Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán công nợ Kế toán vật tư, thành phẩm 5.Các chính sách kế toán đang áp dụng tại công ty: 5.1 Chế độ kế toán: Công ty vận dụng chế độ kế toán theo dựa trên nền tảng là những quy chế của chế độ kế toán Việt Nam và những quy định do Bộ tài chính ban hành: Niên độ kế toán công ty áp dụng từ ngày 01/01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31/12 năm đó, kỳ hạch toán tại Công ty được tính theo tháng. Đơn vị tiền tệ mà Công ty sử dụng trong ghi chép, báo cáo quyết toán là đồng nội tệ: Việt Nam đồng (VNĐ). Phương pháp hạch toán : Công ty sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Phương pháp tính giá bình quân gia quyền. Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hàng tháng tính thuế tạm tính, cuối năm quyết toán thuế. 5.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ: Tổ chức chứng từ: Công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ trong hệ thống chứng từ kế toán thống nhất do Bộ Tài chính ban hành, như: Hóa đơn GTGT, Hợp đồng kinh tế, giấy đề nghị mua hàng, giấy đề nghị tạm ứng, Phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng kiểm kê quỹ, Hợp đồng mua bán, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Hợp đồng thanh lý TSCĐ, Hoá đơn bán hàng của người bán, phiếu nhập kho,... Chứng từ phản ánh lao động như Bảng chấm công, phiếu hoàn thành sản phẩm, Giấy chứng nhận đau ốm thai sản... Ngoài các chứng từ do Bộ Tài chính ban hành, Công ty còn sử dụng một số mẫu chứng từ do công ty tự thiết kế (Giấy đề nghị, bản đối chiếu, …). 5.3 Quy trình luân chuyển chứng từ: - Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị, Kế toán Công ty tiến hành định khoản, phản ánh nghiệp vụ trên chứng từ theo hệ thống ghi sổ kế toán tại đơn vị. - Nội dung của việc tổ chức ghi sổ kế toán bao gồm: + Phân loại chứng từ kế toán theo các phần hành theo đối tượng. + Định khoản các nghiệp vụ trên chứng từ. + Ghi sổ các chứng từ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. - Trong năm tài chính, chứng từ được bảo quản tại kế toán phần hành. - Khi báo cáo quyết toán được duyệt, các chứng từ được chuyển vào lưu trữ. Nội dung lưu trữ bao gồm các công việc sau: + Lựa chọn địa điểm lưu trữ chứng từ + Lựa chọn các điều kiện để lưu trữ + Xây dựng các yêu cầu về an toàn, bí mật tài liệu + Xác định trách nhiệm vật chất của các đối tượng có liên quan đến việc lưu trữ chứng từ. - Khi có công việc cần sử dụng lại chứng từ sau khi đã đưa vào lưu trữ, kế toán công ty tuân thủ các yêu cầu: + Nếu sử dụng cho các đối tượng trong doanh nghiệp phải xin phép Kế toán trưởng. + Nếu sử dụng cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp thì phải được sự đồng ý của Kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị. + Hủy chứng từ: Chứng từ được hủy sau một thời gian quy định cho từng loại. - Các giai đoạn trên của chứng từ kế toán có quan hệ mật thiết với nhau mà bất cứ một chứng từ nào cũng phải trải qua. Đây là quy trình luân chuyển chứng từ mà Kế toán Công ty Cổ phần Ngân Đăng thực hiện rất chặt chẽ và hiệu quả. 5.4 Hệ thống sổ sách kế toán: Công ty Cổ phần Ngân Đăng căn cứ vào các công văn, quyết định, chỉ thị mới nhất của Bộ Tài chính trên cơ sở tình hình thực tế tại Công ty để vận dụng một cách thích hợp hệ thống sổ sách theo quy định của chế độ kế toán tài chính doanh nghiệp. Công ty đã đăng ký sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. -Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. - Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: +Sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt. +Sổ Cái. +Các số, thẻ kế toán chi tiết. -Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung. +Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. +Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. +Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các báo cáo tài chính. 5.5 Sơ đồ sổ Nhật ký chung: SƠ ĐỒ SỔ NHẬT KÝ CHUNG Chứng từ kế toán Sổ nhật ký đặc biệt Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký chung Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Chương II: THỰC TẾ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGÂN ĐĂNG 1.một số quy trình và sơ đồ về xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần Ngân Đăng 1.1. Tóm tắt quy trình kế toán tiền mặt: Thủ tục chi tiền: Bộ phận có nhu cầu thanh toán sẽ lập Giấy đề nghị và sau đó trình Tổng giám đốc ký duyệt. Căn cứ vào Giấy đề nghị đã được sự đồng ý của Tổng giám đốc, kế toán thanh toán sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ rồi lập Phiếu Chi và chuyển cho kế toán trưởng hay giám đốc ký duyệt. Khi Phiếu Chi đã được ký duyệt sẽ chuyển đến cho thủ quỹ để thủ quỹ làm thủ tục chi tiền. Sau đó kế toán thanh toán lưu Phiếu Chi này. Sơ đồ: Kế toán chi tiền mặt Thủ tục thu tiền: Dựa vào Hóa đơn bán hàng. Khi nhận tiền từ khách hàng, kế toán tiền mặt lập Phiếu Thu (2 liên) hợp lệ, kiểm tra, sau đó chuyển cho thủ quỹ để thủ quỹ nhận đủ số tiền. Phiếu Thu sẽ được trình kế toán trưởng ký rồi được lưu ở kế toán tiền mặt 1 liên và khách hàng sẽ giữ 1 liên. Sơ đồ: Kế toán thu tiền mặt Hằng ngày, căn cứ vào Phiếu Thu, Phiếu Chi đã lập trong ngày Báo Cáo quỹ tiền mặt, thủ quỹ kiểm tra số tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán và báo quỹ. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và xử lý. Cuối ngày thủ quỹ chuyển toàn bộ Phiếu Thu, Phiếu Chi kèm theo Báo Cáo quỹ tiên mặt cho kế toán tiền mặt. Kế toán kiểm tra lại và ký vào báo cáo quỹ, sau đó chuyển cho kế toán trưởng và tổng giám đốc ký. Căn cứ vào đó hàng quý sẽ lập bảng kê chi tiết. Báo cáo quỹ được chuyển lại cho thủ quỹ ký. 1.2.Tóm tắt quy trình kế toán tiền gửi Ngân hàng: Căn cứ vào Phiếu Nhập Kho, vật tư, tài sản, Biên Bản nghiệm thu, Biên Bản thanh lý hợp đồng đã có đầy đủ chữ ký của cấp trên, kế toán TGNH sẽ lập Ủy Nhiệm Chi gồm 4 liên chuyển lên cho Tổng Giám Đốc hoặc Kế toán trưởng duyệt. Sau đó kế toán TGNH sẽ gửi Ủy Nhiệm Chi này cho Ngân hàng để Ngân hàng thanh toán tiền cho người bán, sau đó Ngân hàng sẽ gửi Giấy Báo Nợ về cho công ty. Căn cứ vào Giấy Báo Nợ, kế toán sẽ hạch toán vào sổ chi tiết TK 112. Sơ đồ: Kế toán chi TGNH Khách hàng thanh toán tiền nợ cho công ty, Ngân hàng sẽ gửi Giấy Báo Có, kế toán sẽ hạch toán ghi vào sổ chi tiết TK 112 Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng, kế toán TGNH phải kiểm tra đối chiếu với các chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có chênh lệch với sổ sách kế toán của công ty, giữa số liệu trên chứng từ gốc với chứng từ của Ngân hàng thì kế toán phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu và giải quyết kịp thời. Sơ đồ: Kế toán thu TGNH 1.3. Sơ đồ hạch toán chi tiết ở kho: Kế toán kho Nhân viên kho INVOICE HĐ GTGT PNK PXK PNK PXK Sổ chi tiết NPL (trên máy tính) Thẻ kho (trên máy tính) Tại kho: Thống kê kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập – xuất – tồn về mặt số lượng. Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất nguyên phụ liệu thống kê xuất – nhập và căn cứ vào số lượng thực tế giữa thủ kho và người giao nhận ký xác nhận để nhập vào máy. Cuối ngày phần mềm vi tính tự tính ra số tồn kho của từng nguyên phụ liệu, trên từng thẻ kho (trên máy vi tính). Cuối kỳ, thống kê kho và kế toán kho đối chiếu số liệu trên thẻ kho để nhận xét, đánh giá. Tại phòng kế toán: Kế toán nguyên phụ liệu sử dụng thẻ chi tiết nguyên phụ liệu để ghi chép tình hình nhập – xuất – tồn của từng mã nguyên phụ liệu trên máy tính cả về số lượng lẫn giá trị. Khi nhận được các chứng từ nhập – xuất, kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy vi tính để vào sổ chi tiết nguyên phụ liệu theo mã nguyên phụ liệu. Cuối tháng, kế toán nguyên phụ liệu tính số phát sinh nhập – xuất để tính số tồn kho theo từng mã nguyên phụ liệu và đối chiếu với số trên thẻ kho. Nếu có sai sót sẽ tiến hành điều chỉnh. Cuối quý trên bảng báo cáo nhập – xuất – tồn thể hiện giá trị nguyên phụ liệu phát sinh nhập, đưa vào sử dụng trong kỳ, tồn cuối kỳ. Đối với phần xuất dùng trong tháng, kế toán căn cứ vào bảng tổng cộng trên bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ. Sau đó tính số tồn kho cuối tháng. Sau khi lập bảng kê, kế toán sẽ đối chiếu bảng số 03 với bảng kê nhập – xuất – tồn, sổ cái tổng hợp các tài khoản do phần mềm tạo ra để phát hiện sai sót. Ngoài ra, phần mềm còn giúp lập tài khoản chữ T để giúp kế toán kiểm tra số liệu khi nhập chứng từ thật chính xác. 1.4. Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên phụ liệu: Chứng từ nhập Thẻ kho Sổ chi tiết NPL Chứng từ xuất Việc xuất kho NPL theo từng mã hàng dựa trên định mức tiêu hao NPL do phòng Kế hoạch Thị trường lập phiếu lệnh cấp phát kiêm phiếu xuất kho vật tư. Được lập làm 3 liên đưa xuống kho vật tư. Sau đó tổng hợp số lượng vào thẻ kho rồi chuyển kế toán 1 liên, 1 liên để nơi phát hành phiếu, bên nhận hàng giữ 1 liên. Dựa vào chứng từ xuất kho, kế toán kho vào sổ chi tiết TK 152 theo từng mã hàng. 1.5. Kế toán tiền lương 1. 5.1. Nguyên tắc phân phối: Lương cấp bậc bản thân (hệ số lương cơ bản) là cơ sở tính lương những ngày công thời gian, công phép, lễ tết, và công nghỉ hưởng BHXH và để trích nộp BHXH, BHYT cho người lao động. Thu nhập thực tế sẽ được phân phối theo kết quả sản xuất kinh doanh và được tính theo hệ số lương công việc. Hệ số lương công việc được xác định căn cứ vào tính chất công việc, khối lượng công việc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Lương sản phẩm sẽ được phân phối theo kết quả sản xuất kinh doanh và được tính theo hệ số trượt. Hệ số trượt được xác định từ kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng của mỗi đơn vị. 1. 5.2. Hình thức trả lương: Có 3 hình thức trả lương Lương sản phẩm (đối với công nhân trực tiếp sản xuất) Lương sản phẩm = Đơn giá x Sản lượng x Hệ số trượt Lương thời gian (đối với bộ phận phục vụ) Lương thời gian = Ngày công x Mức lương công việc x Hệ số trượt Lương tạm tuyển (đối với nhân viên thử việc và công nhân đào tạo) Nhân viên có trình độ Đại học: 1.800.000 đồng / tháng. Nhân viên có trình độ Cao đẳng, Trung cấp: 1.500.000 đồng / tháng. Công nhân đào tạo tuỳ theo nhu cầu tuyển dụng và mức độ phức tạp của công việc.
Tài liệu liên quan