Chuyên đề Khảo sát đặc điểm du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám

Trong số hàng ngàn di tích lịch sử của Hà Nội, hơn 500 di tích đã được xếp hạng, thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam. Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ lâu đã là một khu di tích lịch sử văn hoá lớn ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt, mỗi khi xuân về, du khách thập phương đến thăm quan, hành hương rất đông. Sự kiện xây dựng Văn Miếu được sách “Đại Việt Sử ký Toàn thư” ghi như sau: “ Năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) đời Lý Thánh Tông, mùa thu tháng Tám dựng Văn Miếu đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng Thái tử đến học ở đó”. Ngày 15-2-2003, tức đúng ngày Tết Nguyên tiêu (rằm Tháng Giêng năm Quý Mùi), một lễ hội thơ đầu tiên ở Việt Nam đã được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Chọn một nơi như Văn Miếu để khai trương và tôn vinh truyền thống yêu văn thơ của dân tộc ta quả là một việc làm có ý nghĩa. Nếu trở lại cội nguồn lịch sử xa xưa của Văn Miếu, chúng ta sẽ tìm ra khái niệm này còn ẩn tàng nhiều giá trị về văn hóa - tín ngưỡng làm nên bề dày truyền thống tinh hoa dân tộc Việt Nam Văn miếu ngày nay không chỉ là di tích văn hoá - lịch sử, một danh thắng mà còn là nơi nhân dân Thủ đô tổ chức các buổi bình thơ, ngâm thơ của các thời đại. Mùa xuân năm 1962, Bác Hồ đã tới dự một buổi sinh hoạt thơ của các cụ phụ lão tại nhà Đại Bái vào đúng ngày mồng một Tết, Bác đọc tặng các cụ hai câu thơ. Tuổi già nhưng chí không già Góp phần xây dựng nước nhà phồn vinh.

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Khảo sát đặc điểm du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong số hàng ngàn di tích lịch sử của Hà Nội, hơn 500 di tích đã được xếp hạng, thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam. Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ lâu đã là một khu di tích lịch sử văn hoá lớn ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt, mỗi khi xuân về, du khách thập phương đến thăm quan, hành hương rất đông. Sự kiện xây dựng Văn Miếu được sách “Đại Việt Sử ký Toàn thư” ghi như sau: “ Năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) đời Lý Thánh Tông, mùa thu tháng Tám dựng Văn Miếu đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng Thái tử đến học ở đó”. Ngày 15-2-2003, tức đúng ngày Tết Nguyên tiêu (rằm Tháng Giêng năm Quý Mùi), một lễ hội thơ đầu tiên ở Việt Nam đã được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Chọn một nơi như Văn Miếu để khai trương và tôn vinh truyền thống yêu văn thơ của dân tộc ta quả là một việc làm có ý nghĩa. Nếu trở lại cội nguồn lịch sử xa xưa của Văn Miếu, chúng ta sẽ tìm ra khái niệm này còn ẩn tàng nhiều giá trị về văn hóa - tín ngưỡng làm nên bề dày truyền thống tinh hoa dân tộc Việt Nam Văn miếu ngày nay không chỉ là di tích văn hoá - lịch sử, một danh thắng mà còn là nơi nhân dân Thủ đô tổ chức các buổi bình thơ, ngâm thơ của các thời đại. Mùa xuân năm 1962, Bác Hồ đã tới dự một buổi sinh hoạt thơ của các cụ phụ lão tại nhà Đại Bái vào đúng ngày mồng một Tết, Bác đọc tặng các cụ hai câu thơ. Tuổi già nhưng chí không già Góp phần xây dựng nước nhà phồn vinh. Để phát huy tác dụng của di tích trong công cuộc xây dựng Thủ đô, Trung tâm Hoạt động Văn hoá - Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được thành lập tại đây, với các hội thảo, đề tài nghiên cứu, sinh hoạt văn hoá dân gian, trưng bày các hiện vật lịch sử, tác phẩm văn nghệ của Hà Nội cổ là chiếc cầu nối giữa xưa và nay, góp phần làm giàu thêm cho kho tàng văn hoá Thăng Long - Hà Nội.  Giờ đây, sau gần 10 thế kỷ thăng trầm, qua bao năm chiến tranh giặc giã, mặc dù Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã ít nhiều bị mai một, xuống cấp song nơi đây vẫn là một di tích lịch sử văn hóa có một không hai của dân tộc. Nó hàm chứa tất cả những giá trị văn hóa truyền thống của con người Việt Nam từ bao đời nay. Và bây giờ, Văn Miếu trong tâm khảm chúng ta như một biểu trưng mang đậm chất văn hóa được tôn thêm bởi sắc màu tín ngưỡng. Giá trị tinh thần cao quý đến nỗi chúng ta coi đó như một huyền thoại để tôn thờ, là di sản bất diệt của ngàn năm văn hiến. Quả là hai yếu tố văn hóa và tín ngưỡng đã tích hợp, chìm vào trong nhau và lung linh tỏa sáng trong tâm hồn mỗi người Việt Nam, mãi mãi trường tồn cùng lịch sử. Để hiểu rõ hơn về Văn Miếu Quốc Tử Giám trong chuyên đề khảo sát đặc điểm Du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám chúng ta có thể chia làm 5 nội dung sau. Phần 1: Khảo sát điều kiện vận chuyển khách Phần 2: Nội dung, quy định tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội Phần 3: Một số dịch vụ du lịch phục vụ khách trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội Phần 4: Nội dung tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội Phần 5: Bài thuyết minh Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội Xin chân thành cảm ơn ban quản lý khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, các thầy cô giáo và các anh chị hướng dẫn viên đã giúp đỡ tôi để hoàn thành tiểu luận khảo sát này và hy vọng tiểu luận này sẽ mang lại một đóng góp nhỏ cho các hướng dẫn viên và du khách tham quan khi đến với Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội. Phần 1: KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN VẬN CHUYỂN 1. Vị trí của Văn Miếu – Quốc Tử Giám Tọa lạc trên khuôn viên hơn 54.000m2, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm giữa bốn dãy phố, cổng chính ở đường Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc giáp đường Nguyễn Thái Học, phía Đông giáp phố Tôn Đức Thắng, phía Tây là phố Văn Miếu. Bên ngoài có tường vây bốn phía, bên trong chia làm 5 khu vực. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có quy mô khá rộng, chiều dài 306m, mặt trước rộng 61m, mặt sau 75m, nằm trong bức tường thành bằng gạch vồ, xây bao quanh năm 1833. Xưa kia, thuộc đất hai làng Cổ Giám và Văn Hương, nay thuộc phường Văn Miếu, quận Đống Đa. 2. Hê Thống phương tiện vận chuyển đường bộ Do Văn Miếu nằm giữa trung tâm thành phố cho nên điều kiện vận chuyển còn gặp nhiều khó khăn. Theo quy định mới của nhà nước thì xe du lịch buổi sang từ 6h-9h không được hoạt động trong nội thành do vậy khách đến Văn Miếu có thể đi xe du lịch nhỏ, xích lô, xe bus, nếu đi city tour thì đi xe đạp, xe máy hoặc xe ô tô du lịch (tránh giờ cấm). Đến Văn Miếu – có rất nhiều đường. Nếu lấy điểm xuất phát là vỉa hề đường Trần Quang Khải có thể đi theo phố Cầu Gỗ - Hàng Gai – Hàng Bông –khu di tích phủ chủ tịch- Nguyễn Thái Học – Văn Miếu, theo tuyến đường này chúng ta có thể kết hợp tham quan quần thể di tích phố cổ.,phủ chủ tịch,bảo tàng Mỹ thuật Có thể đi theo một hướng khác là Trần Quang Khải đi qua bảo tàng Lịch sử- đường Hai Bà Trưng – thẳng Văn Miếu,theo hướng này có the kết hợp tham quan bảo tàng lịch sử, di tich Hoả Lò và khu phố cũ(French Quarter) Phần 2: NỘI QUY, QUY ĐỊNH TẠI VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM 1. Giờ mở cửa Mùa hè: Từ 7h30 – 17h30 Mùa đông: Từ 8h – 17h 2. Giá vé vào cửa - Vé vào cửa: 5.000đ/người, áp dụng chung cho cả người Việt và khách nước ngoài. - Vé vào cửa: 2.500đ/người, áp dụng cho học sinh, sinh viên tham quan và học tập. 3. Thời gian tham quan Tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ và ngày Tết. 4. Địa chỉ liên hệ Phòng bán vé Văn Miếu – Quốc Tử Giám Số điện thoại: 048433615 Các bạn gọi đến lúc nào cũng có người trực và trả lời. 5. Vị trí đỗ xe của khách Vỉa hè Phố Văn Miếu Phần 3: MỘT SỐ DỊCH VỤ DU LỊCH PHỤC VỤ KHÁCH TRONG VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM 1. Biểu diễn nhạc dân tộc Các cô gái mặc áo tứ thân sẽ biểu diễn nhạc cụ và hát quan họ, hát chèo theo yêu cầu của khách du lịch. Show diễn kéo dài khoảng 15 phút. Chí phí cho một chương trình biểu diễn như vậy: khoảng 100.000 – 200.000đ. 2. Các dịch vụ khác Bán đồ lưu niệm: các nhạc cụ dân tộc, các đồ mỹ nghệ của Việt Nam, các ấn phẩm sách báo, bưu thiếp và giải khát. Đặc biệt còn có các dịch vụ in phiên bản các tấm bia tiến sĩ, nếu các bạn muốn mua bia thì họ sẽ làm cho các bạn. 3. Hương dẫn - Cơ cấu: Gồm 7 hướng dẫn viên trong đó hai huớng dẫn tiếng Anh, 1 tiếng Pháp, 2 tiếng Trung, các hướng dẫn vien nước ngoài kiêm luôn hướng dẫn tiếng Việt. - Có 2 phương án để liên hệ hướng dẫn viên như sau: + Khách sẽ xuống phòng mua vé hướng dãn sau đó nhân viên bán vé sẽ gọi đến phòng hướng dẫn và khách đến, hướng dẫn viên sẽ ra và hướng dẫn các bạn từ cổng vào. + Nếu khách đông có thể đặt vé trước, khách có thể gọi điện thoại trực tiếp đến phòng hướng dẫn và khi khách đến hướng dẫn sẽ ra đón. - Lệ phí hướng dẫn + Số lượng khách dưới 20 người là 30.000đ/lượt + Số lượng khách trên 20 người là 50.000đ/lượt Nếu đoàn có số lượng đông thì sẽ chia nhỏ ra nhiều nhóm nhỏ. - Thời gian hướng dẫn tham quan + Khoảng từ 40 – 45 phút hướng dẫn viên sẽ hướng dẫn cho các bạn từ ngoài vào trong hoặc từ trong ra ngoài. - Địa chỉ liên hệ của Văn Miếu – Quốc Tử Giám + Phòng bán vé: 048433615 các bạn có thể gọi vào tất cả các giờ trong thời gian mở cửa. + Phòng hướng dẫn: 048236601 (gặp Lê Trọng Phúc) Phần 4: NỘI DUNG THAM QUAN VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM Giới thiệu khái quát về Văn Miếu - Quốc Tử Giám Văn Miếu được xây dựng từ "tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.". Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử giám và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử. Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia của những người thi đỗ Tiến sỹ từ khóa thi 1442 trở đi. Thời Lý, Trần, văn miếu dựng ở thôn Minh-giám, huyện Thọ-xương, phía tây nam phủ Phụng-thiên, trong kinh thành. văn miếu nằm cạnh Thái hồ. Hồ này rộng mênh mông, sau bị lấp chỉ còn phần phía nam trước cổng văn miếu, gọi là Văn hồ. Khu này còn có làng Văn chương vì thời Lê nho sĩ tụ tập ở quốc tử giám để nghe bình văn một tháng hai lần. Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Khoảng 1771 cái hồ to ở trước mặt nhà Thái học gọi là ao Bích-thủy. Trước kia dân phố phần nhiều dựa lưng vào ao mà làm nhà. Học quan xây bức tường bình phong để che xe ngựa. Khi ấy Nguyễn Hoãn bổ chức Tri quốc tử giám đuổi phố xá đi mà mở rộng ra, trồng cây, lát đường, lập bia Hạ mã ở trước cửa, làm cho quang cảnh nhà Thái học nghiêm trang. Khoảng đầu đời Tự-Đức, phía đông Văn hồ có Nho sinh quán do m ột Hương quan làng Minh-giám lập ra cho học trò nghèo các tỉnh tới trọ. Tương truyền chủ quán ra một vế đối, treo giải thưởng nhưng không ai đối được : Nước Văn hồ tha hồ tắm mát, Rượu Hồ đình thơm ngát đón làng Văn. (Hồ đình là cái đình hóng mát hình hồ rượu dựng trên một đảo nhỏ của Văn hồ). 1865 Văn hồ đình bi ký :"Trước văn miếu có hồ lớn, giữa hồ có bãi Kim-châu. Khoảng năm Cảnh-trị (1663-71) Tham tụng Phạm tiên sinh (Phạm Công Trứ) từng sáng tác chùm thơ "Phân thủy thập vịnh" tả cảnh đẹp nơi đây. Thời gian lâu xa, cỏ mọc um tùm quanh hồ, lòng hồ tắc ứ ngày một cạn. Năm 1863, Bố chính Lê Hữu Thanh và Án sát Đặng Tá dựng Bi đình. Năm 1865, Đặng Án sát mua ngói lợp đình, đặt tên là Văn hồ đình. Trong đình khắc mười bài thơ "Phân thủy" của Phạm Công Trứ". Năm 1785 đổi thành nhà Thái học. Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây thêm Khuê Văn Các. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Đầu thế kỷ XX Pháp xây lại Hà nội, phá hủy làng Văn hồ để mở đường, xây nhà. Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại. Mùa xuan năm 1962, Bác Hồ đã tới dự một buổi sinh hoạt thơ của các cụ phụ lão tại nhà Đại Bái vào đúng ngày mồng một Tết, Bác đọc tặng các cụ hai câu thơ. Tuổi già nhưng chí không già Góp phần xây dựng nước nhà phồn vinh Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm trên một khu đất khá rộng, có diện tích 54.331m2 bao –gồm Hồ Văn, Văn Miếu – Quốc Tử Giám và kiến trúc chủ đạo là khu Văn Miếu nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám được xây dựng trên khu đất cáo diện tích 300m2, chiều rộng phía Bắc là 75m2, phía Nàm là 61m2 , hướng Nam bắc theo quan niệm (thánh nhân nam diện nhi trị) (thánh nhân hướng về phía nam để cai trị) chia thành 5 khu tương ứng với ngũ hành, với dãy tường gạch bao quanh (gạch này được đem xây thành cổ Hà Nội) chia khu Văn Miếu thành 5 khu nhỏ được thông nhau bởi các cổng. Văn Miếu cũng như nhiều kiến trúc cổ còn lại đã trải qua nhièu lần trùng tu và thăng trầm, đến thăm Văn Miếu, chúng ta sẽ hiểu biết thêm về cha ông ta chọn người tài ra làm sao và thấy rõ ảnh hưởng của Khổng giáo với dân tộc Việt Nam như thế nào. Trước khi vào Văn Miếu Môn cửa chính của Văn Miếu chúng ta hãy đi thăm Hồ Văn. 1. Văn Hồ - Thái Hồ (Nằm ở trước Văn Miếu, bên kia đường) Thời Lý, Trần, văn miếu dựng ở thôn Minh-giám, huyện Thọ-xương, phía tây nam phủ Phụng-thiên, trong kinh thành. văn miếu nằm cạnh Thái hồ. Hồ này rộng mênh mông, sau bị lấp chỉ còn phần phía nam trước cổng văn miếu, gọi là Văn hồ. Khu này còn có làng Văn chương vì thời Lê nho sĩ tụ tập ở quốc tử giám để nghe bình văn một tháng hai lần Văn Hồ có diện tích 12,297m2, giữa hồ có gò Kim Châu, trên hồ có Phán Thuỷ Đình do Phạm Công Trừ dựng dưới thời Lê Cảnh Hưng (1668 – 1671) là nơi diễn ra các buổi bình thơ của nho sĩ kinh thành xưa. Nhà phán thuỷ cũ đã bị phá huỷ, những tấm bia ghi lại xây dựng vẫn còn, các nhà nghiên cứu ngày nay cho rằng, bên cảnh giá trị về cảnh du ngoạn đẹp còn có triết học về giá trị tâm linh theo lối kiến trúc “Thượng gia hạ trì” - (trên nhà dưới ao) mà theo quan niệm nho giáo, nước thuỷ là nguồn gốc của sự sống. Phần Tiền án là từ Tứ trụ cho đến tường ngoài bao quanh các kiến trúc bên trong. Thật ra, trước đây, Tứ trụ được nối liền về phía trước với một bối cảnh thiên nhiên là Thái hồ và gò Kim Châu ở giữa. Nhưng về sau, vì nhu cầu giao thông, người ta không để ý đến việc duy trì di tích văn hóa, đã phóng một con đường, tách Thái hồ với toàn cục của Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau : Khu thứ nhất : bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đại Tài Môn. Khu thứ hai : từ Đại Trung Môn vào đến khuê Văn Các (xây năm 1802). Khuê Văn Các là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông (85 cm x 85 cm) bên dưới đỡ tầng gác phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp. Tầng trên có 4 cửa hình tròn, hàng lan can con tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8 mái, gờ mái và mặt mái phẳng. Gác là một lầu vuông tám mái, bốn bên tường gác là cửa sổ tròn hình mặt trời toả tia sáng. Hình tượng Khuê Văn Các mang tất cả những tinh tú cua bầu trời toả xuống trái đất và trái đất nơi đây được tượng trưng hình vuông của giếng Thiên Quang. Công trình mang vẻ đẹp sao Khuê, ngôi sao sáng tượng trưng cho văn học. Đây là nơi thường được dùng làm nơi thưởng thức các sáng tác văn thơ từ cổ xưa tới nay. Hai bên phải trái Khuê Văn Các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sỹ. Khu thứ ba : gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông. Hai bên hồ là khu nhà bia Tiến sỹ. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sỹ. Bia đặt trên lưng một con rùa. Hiện còn 82 tấm bia về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779. Khu thứ tư : là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toà trong là Thượng cung. Khu thứ năm : là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ khổng Tử, liên hệ với khu vực thứ 4 qua Khải Thành môn. Khu này mới được xây dựng lại. Sau khi tham quan xong Văn Hồ, qua bên đường là Tứ trụ. Sau Tứ trụ là đến cổng Tam quan với chữ "Văn Miếu Môn" kiểu chữ Hán cổ xưa. Cổng Tam quan có một cấu trúc bề thế, gồm hai tầng, cửa cuốn tròn cùng cửa thông gió hình chữ thọ, kết hợp với lan can và các hoa văn tạo nên một giá trị nghệ thuật cao. Đứng đối diện với cổng Tam Quan, cách khoảng 10m ở mỗi bên phải và bên trái có một cái miếng nhỏ trên miếu nhỏ có đề: Hạ - Mã có nghĩa là mọi người đi qua đây phải xuống ngựa, xuống xe… để tỏ lòng với nơi trang nghiêm. 2. Nhà Tam Quan Nếu đứng từ ngoài nhìn vào, ta thấy trước cổng của nhà Tam Quan có những câu đối tiếng hán 4 cột trước trụ. Công  Công  Thánh  Khổng  Đạo  Đạo  Đông  Vũ   Khanh  Khanh  Túc  Tử  Nhược  Khổng  Tây  Trụ   Phu  Phu  Thiên  Là  Lộ  Như  Nam  Đều   Sĩ  Sĩ  Giá  Trời  Thiên  Con  Bắc  Đạo   Xuất  Đều  Bất  Vậy  Đắc  Đường  Do  Này   Thử  Con  Khả  Không  Kỳ  Cửa  Như  Mà   Lộ  Đường  Giai  Thể  Môn  Này  Đạo  Ra    Này  Nhi  Leo  Nghi  Mà      Mà  Thăng  Thang  Nhập  Vậy      Ra   Lên   Đạo        Được       Khi bước vào Tam Quan, từ trong nhìn ra, cũng trên bốn cột đó, ở phía trong có 2 câu đối. Niết  Nhuộm  Ngương  Càng   Nhi  Vào  Nhi  Nhìn   Bất  Bùn  Chi  Càng   Truy  Mà  Cao  Cao   Ma  Không  Toàn  Càng   Nhi  Đen  Chi  Đào   Bất   Nhi  Càng   Luận   Kiên  Vững   3. Cổng Văn Miếu Qua khỏi cổng Tam Quan, ta sẽ đững đối diện với cổng Văn Miếu, các câu đối được ghi trên cổng như sau: Ngô  Các  Yếu  Và  Đại  Nước  Diệc  Không   Nho  Nhà  Thức  Lấy  Quốc  Lớn  Tin  Thay   Yếu  Nho  Thời  Lời  Bất  Không  Tư  Đổi   Thông  Phải  Câu  Dạy  Dịch  Thay  Văn  Phong   Kinh  Thông  Giá  Của  Giáo  Đổi  Nguyên  Tục   Thượng  Kinh   Thánh  Thánh   Sự  Hữu   Thánh  Sử   Nhân    Giáo  Dụng   Huấn  Tức   Làm    Hoá    Vĩnh  Thời   Tiêu       Đơn  Chí         Cho          Ngàn          Đời          Ngay ở cổng vào, ta thấy hai con rồng thuộc cách Lê (thế kỷ 15), hay còn gọi là Long Vân, cổng bằng gỗ vẽ chim phượng ngậm thư, phía bên trên cổng được vẽ hình trang trí bằng những con dơi đó là biểu hiện của phúc và trên cùng của cổng có đắp tượng năm tướng nhà trời, được làm từ thời Nguyễn. Qua Văn Miếu Môn, từ đây chia làm năm khu nhỏ, mỗi khu cách nhau một bức tường có cửa thông thẳng sang khu sau. Du khách có thể đi bằng đường to lát đá nằm ở giữa (trước đây chỉ dành cho Vua), hoặc hai đường nhỏ (trước đây dành cho quan lại, thí sinh…) 4. Cổng Đại Trung Cổng “Đại Trung Môn” bắt đầu khu thứ hai. Du khách có thể đi bằng cổng chính hoặc cổng phụ nằm ở hai bên. Nóc cổng chính có hình ảnh cá chép chầu bình ống rượu ở giữa. Bình đựng khí thiên của đất trời – tinh hoa trí thức, tượng trưng cho trí tuệ. Cá chép tượng trưng cho thí sinh đi thi (tích cá chép vượt vũ môn) muốn đỗ phải tích cóp học tập, nắm vững trí tuệ, trí thức nhân loại mới thành đạt. Hai bên Đại Trung môn có hai cổng nhỏ đề chữ "Thành Đức" và "Đại Tài". Đức và Tài là hai tiêu chuẩn không thể thiếu đối với người thi đỗ đạt ra làm quan 5.Khuê Văn Các Đời nhà Nguyễn, năm 1802, vua Gia Long bãi quốc tử giám Thăng-long,ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội, đem lập lại Quốc Tử Giám ở Phú-xuân-Huế. Và để đền bù cho dân Hà-thành đã cho dựng Khuê Văn Các trong văn miếu, trước hồ Thiền-quang, kế bên những tấm bia đề danh Tiến sĩ các khoa nhà Lê và Nguyễn sơ. Hà-nội ngày nay tuy không còn quốc tử giám nhưng vẫn giữ cái tên "nhà Giám" để trỏ văn miếu.Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử. Khuê Văn Các là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông (85 cm x 85 cm) bên dưới đỡ tầng gác phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp. Tầng trên có 4 cửa hình tròn, hàng lan can con tiện và con sơn đỏ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8 mái, gờ mái và mặt mái phẳng. Gác là một lầu vuông tám mái, bốn bên tường gác là cửa sổ tròn hình mặt trời toả tia sáng. Hình tượng Khuê Văn Các mang tất cả những tinh tú cua bầu trời toả xuống trái đất và trái đất nơi đây được tượng trưng hình vuông của giếng Thiên Quang. Công trình mang vẻ đẹp sao Khuê, ngôi sao sáng tượng trưng cho văn học. Đây là nơi thường được dùng làm nơi thưởng thức các sáng tác văn thơ từ cổ xưa tới nay. Khuê Tú (tiếng Hán: 奎宿) hay Sao Khuê là một trong hai mươi tám chòm sao Trung Quốc cổ đại. Nghĩa đen của nó là chân và con vật tượng trưng là chó sói (Khuê Mộc Lang). Nó là một trong 7 chòm sao thuộc về Bạch Hổ ở phương Tây, tượng trưng cho Kim của Ngũ hành và mùa thu. Ngày nay, người ta xác định được nó bao gồm mười sáu ngôi sao, trong đó chín ngôi sao của chòm sao Tiên Nữ là η Andromedae, ζ Andromedae, ι Andromedae, ε Andromedae, δ Andromedae, π Andromedae, ν Andromedae, μ Andromedae, β An
Tài liệu liên quan