Chuyên đề Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam

Khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã và đang gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với mọi mặt của kinh tế thế giới. Hầu hết các quốc gia đều ít nhiều chịu ảnh hưởng, từ suy giảm tốc độ tăng trưởng cho đến nặng hơn là rơi vào khủng hoảng kinh tế. Nhiều gói hỗ trợ kinh tế trị giá khổng lồ đã được bơm vào nền kinh tế của nhiều quốc gia. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang hội nhập từng bước sâu hơn với kinh tế toàn cầu. Do đó, khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến kinh tế Việt Nam một cách rõ nét. Bên cạnh đó, những khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam về tỷ giá, lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại cũng đang là bài toán khó đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong giải đoạn bất ổn như hiện nay.

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và biện pháp kiềm chế lạm phát của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC: DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2 STT HỌ VÀ TÊN KÝ TÊN NGÀY 1 NGÀY 2 NGÀY 3 HÀ THỊ LAM GIANG QUÁCH HỒNG HÀ NGUYỄN KIỀU GIANG TRẦN THỊ KIM YẾN NGUYỄN VĂN HIỆP HỒ SĨ HIỆP NGUYỄN MINH HOÀNG NGUYỄN THỊ HƯNG LÊ THỊ HẰNG VÕ THỊ KIM VÂN NGUYỄN DUY KHÁNH LỜI MỞ ĐẦU Khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã và đang gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với mọi mặt của kinh tế thế giới. Hầu hết các quốc gia đều ít nhiều chịu ảnh hưởng, từ suy giảm tốc độ tăng trưởng cho đến nặng hơn là rơi vào khủng hoảng kinh tế. Nhiều gói hỗ trợ kinh tế trị giá khổng lồ đã được bơm vào nền kinh tế của nhiều quốc gia. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang hội nhập từng bước sâu hơn với kinh tế toàn cầu. Do đó, khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến kinh tế Việt Nam một cách rõ nét. Bên cạnh đó, những khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam về tỷ giá, lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại…cũng đang là bài toán khó đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong giải đoạn bất ổn như hiện nay. Bài viết này, một lần nữa nhìn lại toàn cảnh của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và đánh giá tình hình lạm phát (cùng với thâm hụt cán cân thương mại là hai vấn đề lớn trong giai đoạn hiện tại) của Việt Nam. Trong quá trình hoàn thiện bài viết, với những khó khăn về kiến thức vĩ mô cũng như tìm kiếm và chọn lọc thông tin sẽ không tránh khỏi có những thiếu sót, Nhóm rất mong nhận được sự những ý kiến đóng góp quý báu của Cô và toàn thể các bạn lớp Đêm 13 – K20. TP.HCM, tháng 3/2011 Nhóm 2/Đêm 13-K20 PHẦN I. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI NĂM 2008 I. KHÁI NIỆM: 1. Khủng hoảng tài chính: Khủng hoảng tài chính là hiện tượng một bộ phận lớn các ngân hàng của một quốc gia đột ngột mất khả năng thanh toán cũng như mất khả năng trả nợ. Quan điểm của việt nam về khái niệm khủng hoảng tài chính tiền tệ: khủng hoảng tài chính là tình trạng tài chính (quỹ) mất cân đối nghiêm trọng có thể dẫn tới sụp đổ quỹ Biểu hiện của khủng hoảng tài chính tiền tệ: + Tình trạng tồi tệ của toàn bộ bộ máy tài chính - tín dụng quốc gia + Sự phá vỡ tài chính nhà nước, hệ thống thanh toán + Sự phá sản của các định chế tài chính trung gian + Phá giá nội tệ, áp lực lạm phát. 2. Chứng khoán hóa: Chứng khoán hóa là một quá trình tài chính cơ cấu, tại đó các tài sản thế chấp khác nhau của những người đi vay được tập hợp và đóng gói rồi được dùng làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu (gọi chung là trái phiếu đảm bảo bằng tài sản). Tiền từ người mua các chứng khoán này sẽ được chuyển đến các tổ chức tài chính cho vay thế chấp để các tổ chức này cho người đem thế chấp tài sản vay tiền. Việc đặt tên “chứng khoán hóa” bắt nguồn từ thực tế là hình thức của các công cụ tài chính  được sử dụng để thu được các nguồn tài trợ từ việc mua chứng khoán của các nhà đầu tư 3. Nợ dưới chuẩn Nợ dưới chuẩn được hiểu là các khoản cho vay các đối tượng có mức tín nhiệm thấp. Những đối tượng đi vay này thường là những người nghèo, không có công ăn việc làm ổn định, vị thế xã hội thấp hoặc có lịch sử thanh toán tín dụng không tốt trong quá khứ. Những đối tượng này tiềm ẩn rủi ro không có khả năng thanh toán nợ đến hạn và do đó rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng truyền thống vốn chỉ dành cho những đối tượng trên chuẩn. Chính vì vậy, nợ dưới chuẩn có mức độ rủi ro tín dụng rất cao song bù lại có mức lãi suất cũng rất hấp dẫn II. DIỄN BIẾN, NGUYÊN NHÂN, VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 1. Diễn biến của cuộc khủng hoảng: Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Mỹ lần này thực chất là biểu hiện rõ nét nhất của một quá trình “khủng hoảng” rất lâu trước đó, sau đây là những mốc sự kiện chính: Năm 2002-2004: giá cả ở các bang Arizona, Califonia, Florida, Hawaii, và Nevada tăng trên 25% một năm. Bùng nổ nhà đất bắt đầu. Năm 2005: bong bóng nhà đất ở Mỹ vỡ vào tháng 08/2005. Năm 2006: thị trường bất động sản tiếp tục suy giảm. Giá giảm, kinh doanh bất động sản, dẫn đến một lượng nhà dư thừa đáng kể.  Năm 2007: kinh doanh bất động sản tiếp tục thất bại. Số lượng nhà tồn ước tính cao nhất từ năm 1989. Ngành kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ chức cho vay dưới chuẩn tuyên bố phá sản. Gần 1,3 triệu bất động sản nhà ở bị tịch thu để thế chấp nợ, tăng 79% từ năm 2006. Năm 2008: sự đổ vỡ tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008 khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây, như Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG, … cũng lâm nạn. Chính phủ Mỹ đã cung cấp 700 tỷ USD để mua lại nợ xấu của các ngân hàng. Nhiều tổ chức tài chính của các nước phát triển, nhất là các nước ở Châu Âu, cũng tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ. Chính vì vậy, bóng bóng nhà ở của Hoa Kỳ bị vỡ cũng làm các tổ chức tài chính này gặp nguy hiểm tương tự như các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ. Những nước Châu Âu bị rối loạn tài chính nặng nhất là Anh, Iceland, Ireland, Bỉ và Tây Ban Nha. Iceland là nước đầu tiên có nguy cơ phá sản trên quy mô quốc gia. Chính phủ Iceland đã phải đóng cửa thị trường chứng khoán, và quốc hữu hóa những ngân hàng hàng đầu. Từ đó, đồng nội tệ krona của nước này mất giá trầm trọng và gần như bị xóa sổ. Tại châu Á, kinh tế Hàn Quốc cũng báo động đỏ khi đồng won mất giá hơn 40% kể từ đầu năm và hiện ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Chính phủ Hàn Quốc đã phải thực hiện một số biện pháp khẩn cấp như cắt giảm lãi suất và bơm tiền vào hệ thống tài chính. Trước tình hình trên, quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã phải can thiệp bằng cách bơm tiền vào Iceland, Hungary, và Ukraine để ngăn chặn những kết cục tồi tệ hơn có thể xảy ra. Nhiều nền kinh tế lớn, bắt đầu từ Nhật, và EU tuyên bố rơi vào suy thoái. Mỹ, lần đầu tiên sau 8 năm, chính thức thừa nhận đã lâm vào tình trạng trên từ tháng 12/2007. Điều tương tự cũng xảy ra với Nga, cường quốc kinh tế lớn thứ 4 thế giới. Giá dầu sụt giảm mạnh cùng với đó là nhu cầu xây dựng đi xuống ảnh hưởng nghiêm trọng tới hai mặt hàng xuất khẩu chiến lược của nga là dầu mỏ và kim loại, góp phần khiến quốc gia này rơi vào suy thoái. 2. Nguyên nhân: 2.1. Bất cân đối toàn cầu: Tín dụng quá dễ dãi cộng với lãi suất thấp đã khiến người Mỹ vay nợ và tiêu dùng nhiều hơn những gì mà họ thực sự kiếm được trong một khoảng thời gian dài. Trong khi đó tại khu vực châu Á (Nhật, Trung Quốc) và một số nước thuộc khu vực sản xuất dầu lửa (Nga, Ả Rập) sau khủng hoảng Đông Á, các nước này luôn gia tăng dự trữ ngoại hối bằng USD đến mức quá cao. Điều này dẫn đến một hậu quả là thị trường Mỹ ngập trong hàng hóa giá rẻ(do các nước Châu Á xuất khẩu sang), tiêu dùng của người Mỹ gia tăng nhưng tiêu dùng toàn cầu giảm. Việc vay nợ quá dễ dàng khiến cho tiền được đổ vào bất động sản ngày càng nhiều, bong bóng tài sản ngày càng phình to và rủi ro tăng dần. Trong giai đoạn 1998 – 2006, giá nhà đất tại Mỹ đã tăng gần 50%. Các ngân hàng cho vay chỉ quan tâm cho vay thật nhiều để thu lợi nhuận, không quan tâm đến khả năng trả nợ của người đi vay, sau đó các ngân hàng này lại bán các khoản vay này cho các ngân hàng đầu tư và các ngân hàng đầu tư sẽ đóng gói và bán cho nhà đầu tư dưới dạng chứng khoán. Các nhà đầu tư “nhắm mắt” mua bởi họ tin vào hệ thống xếp hạng của các tổ chức đánh giá trái phiếu như Moody’s, S&P…trong khi các tổ chức này lại chính là người kiếm bộn phí nhờ tư vấn cho các ngân hàng đầu tư phải làm sao để học cách đóng gói các khoản cầm cố sao cho đạt được mức xếp hạng cao dù là khoản cầm cố rủi ro. Đến 90% các nghĩa vụ nợ được thế chấp hóa có nguồn gốc bất động sản được đánh giá AAA. 2.2. Bất bình đẳng: Thêm một nguyên nhân mà người dân Mỹ vay nợ quá nhiều để duy trì một mức tiêu dùng cao là thu nhập của họ không hề tăng. Trong khi đó, thu nhập của nhóm những người giàu nhất đã tăng 700% trong giai đoạn 1980 – 2007. Tỷ lệ lương trả cho các CEO so với người lao động là 16:1 ở Nhật, 31:1 ở Anh và lên đến 44:1 ở Mỹ. Các hộ gia đình nghèo ngày càng lún sâu vào nợ nần do việc mở rộng nợ dưới chuẩn của các ngân hàng với lời hứa trả nợ ban đầu thấp và không cần trả trước bằng tiền mặt. Quy mô của số lượng người vay, số tiền vay và giá bất động sản ngày càng tăng cho đến khi giá nhà đến ngưỡng, chững lại và bắt đầu lao dốc. Người vay không thể trả được nợ tiếp tục bán đổ bán tháo tài sản vào thị trường đang suy yếu khiến cho tốc độ rớt giá được đẩy nhanh hơn và nợ xấu leo thang với một tốc độ chóng mặt. Thêm vào đó, đa số nợ cầm cố ở Mỹ là “nợ vay không truy đòi”, nghĩa là khi không trả được nợ, chủ nợ không có quyền đối với tài sản khác của con nợ trừ tài sản cầm cố. Điều này thúc đẩy người vay bỏ của chạy lấy người do giá trị của khoản vay đã vượt quá giá trị thực của bất động sản cầm cố. 2.3. Nới lỏng quy định tài chính: Đạo luật Glass – Steagall năm 1933 của Mỹ quy định việc tách bạch hoạt động ngân hàng thương mại ra khỏi hoạt động đầu tư vì những mâu thuẫn lợi ích giữa việc phát hành cổ phiếu và tài trợ mua cổ phiếu cho nhà đầu tư. Đến tháng 11/1999, đạo luật Glamm – Leach – Bliley ra đời để thay thế cho đạo luật Glass – Steagall, các ngân hàng lớn Mỹ tạo ra “siêu thị tài chính” dẫn đến sự quy tụ chưa từng có vào hệ thống ngân hàng. Năm 1995, năm ngân hàng hàng đầu chỉ nắm giữ 8% tài sản đã tăng lên 30% vào năm 2009. Các ngân hàng lớn giữ tiền gửi của người dân được phép tham gia hoạt động đầu tư được thiết kế để thu lợi cao nhưng với mức độ rủi ro cao hơn. Bên cạnh đó, với quy mô đã trở nên quá lớn của mình, sự sụp đổ của các tổ chức này đã kéo theo sự sụp đổ của cả hệ thống tài chính. Từ năm 1975, các ngân hàng đầu tư không được phép có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao hơn 15 lần. Tuy nhiên từ năm 2004, Ủy ban chứng khoán Mỹ đã bãi bỏ quy định này đối với các ngân hàng đầu tư làm cho các ngân hàng này sử dụng đòn bẩy khá cao, lên đến 30 lần, thậm chí hai đại gia bất động sản Freddie Mac và Fannie Mae sử dụng đòn bẩy đến 60 lần và cũng là những nạn nhân đầu tiên của khủng hoảng. 3. Ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới. Mỹ là quốc gia chiếm 25% GDP toàn cầu và một tỷ lệ lớn hơn trong các giao dịch tài chính quốc tế, là thị trường nhập khẩu quan trọng của rất nhiều quốc gia, do đó ngay sau khi lâm vào khủng hoảng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều khu vực kinh tế trên thế giới, khiến cho sản lượng xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là các quốc gia định hướng xuất khẩu ở khu vực Đông Á. Các quốc gia tại khu vực này, có thể kể ra là Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông lâm vào suy thoái, các quốc gia còn lại ít nhiều đều suy giảm tốc độ tăng trưởng. Khu vực Châu Âu chịu tác động nghiêm trọng không kém, một số nước lâm vào khủng hoảng tài chính như Iceland, Nga. Các nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Ý rơi vào suy thoái, trong khi Anh, Pháp, Tây Ban Nha đều suy giảm tốc độ tăng trưởng. Kinh tế các quốc gia trên thế giới đều tăng trưởng chậm lại khiến cho cầu về dầu mỏ giảm khiến cho giá dầu giảm mạnh. Hậu quả là các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ bị thiệt hại nặng nề. Một loạt các quốc gia phải tung ra những gói hỗ trợ kinh tế nhiều tỷ USD mà đỉnh điểm là tháng 10/2008, cục dự trữ liên bang Mỹ - ngân hàng trung ương Châu Âu và 4 ngân hàng trung ương của các quốc gia lớn khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất. III. ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM, CƠ HỘI - THÁCH THỨC VÀ BÀI HỌC RÚT RA: 1. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới nền kinh tế VN 1.1. Ảnh hưởng đến thị trường tài chính và hoạt động của ngân hàng: Thị trường tài chính: là thị trường giao dịch, mua bán, trao đổi các sản phẩm tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để đáp ứng nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong nền kinh tế. Do sản phẩm trên thị trường là sản phẩm tài chính, có tính nhạy cảm và ảnh hưởng tới mọi thành phần trong nền kinh tế, nên thị trường tài chính là thị trường bậc cao. Căn cứ theo thời hạn luân chuyển vốn: bao gồm thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái, thị trường chứng khoán. Do hệ thống tài chính Việt Nam dường như chưa hội nhập chung với hệ thống tài chính toàn cầu nên hệ thống tài chính của Việt nam sẽ không chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng này so với các nước có mức độ hội nhập tài chính sâu rộng 1.1.1.Thị trường tiền tệ: Từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Tính chung cả năm, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng 2, 4 lần giảm trong 3 tháng cuối năm (2 lần giảm đối với dự trữ bằng ngoại tệ). Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc có 5 lần điều chỉnh (3 lần tăng, 2 lần giảm). Cơ chế điều hành tỷ giá cũng ghi nhận những điều chỉnh chưa từng có trong lịch sử. Biên độ có 3 lần nới rộng, từ +/-0,75% lên +/-3%; tỷ giá bình quân liên ngân hàng có 2 lần điều chỉnh mạnh, vào tháng 6 và cuối tháng 12. Một công cụ được Ngân hàng Nhà nước sử dụng đến, cũng là một sự kiện nổi bật trong năm 2008, là đợt phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc (17/3). Đi cùng với kế hoạch này, nhà điều hành đã 2 lần điều chỉnh lãi suất cho tín phiếu, 1 lần tăng từ 7,8% lên 13%, tháng 12 giảm xuống còn 4,5%. 1.1.2. Thị trường hối đoái: Tỷ giá USD/VND tăng đột biến. Trong tháng 10, cầu ngoại tệ của các ngân hàng ngoại có dấu hiệu tăng mạnh, trong đó có nguyên nhân từ hoạt động chuyển vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Từ tháng 5/2008, “cơn sốt” khan hiếm ngoại tệ lại diễn ra căng thẳng trên cả thị trường chính thức lẫn thị trường tự do. Nhiều doanh nghiệp phải mua với giá trên 18.000 VND, chi phí tài chính bị đẩy cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Với sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, cũng như năng lực dự trữ ngoại hối lần đầu tiên được công khai một cách chính thức, tỷ giá ổn định dần về cuối năm. Một nguyên nhân nữa khiến đồng USD lên giá là dòng kiều hối từ trước đến nay vẫn là một dòng ngoại tệ tương đối ổn định, ngay cả trong thời kỳ kinh tế toàn cầu có khó khăn. Nhưng một phần lớn nguồn kiều hối về Việt Nam lại từ nước Mỹ. Do ảnh hưởng cuộc khủng hoàng ở Mỹ làm giảm lượng cung ngoại tệ. 1.1.3. Thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ thị trường chứng khoán thế giới. Mặc dù tình hình vĩ mô của Việt Nam 10 tháng đầu năm khả quan, nhưng vẫn chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm chứng khoán toàn cầu. Nhà đầu tư nước ngoài không bán chứng khoán ồ ạt nhưng cũng không mua vào nhiều chứng khoán. Khủng hoảng kinh tế Mỹ và toàn cầu cũng gây khó khăn cho việc phát hành trái phiếu và chứng khoán huy động vốn trên thị trường quốc tế vì chi phí tăng cao và ít nhà đầu tư hơn do dòng vốn khan hiếm. Nếu chúng ta phát hành để huy động với lãi suất quá cao thì đưa về đầu tư trong nước sẽ không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp sẽ dẫn đến khó có khả năng trả nợ khi đến hạn 1.1.4. Hoạt động của ngân hàng: Lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế - Libor Và Sibor - đang tăng. Nó có thể ảnh hưởng tới nợ ngắn hạn của Việt Nam tại các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, do đó có thể ảnh hưởng tình hình tài chính của một số ngân hàng và doanh nghiệp. Lãi suất huy động và cho vay biến động chưa từng có Thực hiện cơ chế cho vay theo trần lãi suất: cụ thể ngân hàng nhà nước chính thức áp cơ chế lãi suất trần trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng (không quá 150% lãi suất cơ bản theo quy định của bộ luật dân sự Một loạt nghiệp vụ cho vay bị siết chặt: năm 2007, thị trường ngân hàng chứng kiến sự bùng nổ về tăng trưởng tín dụng (tăng 51,39%), trong đó tăng trưởng mạnh ở các nghiệp vụ cho vay đầu tư bất động sản, chứng khoán và tín dụng tiêu dùng. Bước sang năm 2008, đây là những nghiệp vụ chính bị siết chặt. Nợ xấu ngân hàng có xu hướng gia tăng. Khó khăn của nền kinh tế, trong hoạt động của mỗi ngân hàng đang dần thể hiện ở xu hướng gia tăng của nợ xấu. Nếu trong năm 2007, đa số thành viên khối quốc doanh chỉ trên dưới 3%, khối cổ phần phổ biến dưới 2%, thì năm nay dự kiến sẽ có nhiều trường hợp có nợ xấu trên 5%. Cuối năm 2008, một số ngân hàng lớn đã chính thức công bố tỷ lệ nợ xấu thực tế hoặc mục tiêu kiểm soát từ 5% đến hơn 6%. Đa số các ngân hàng không đạt mục tiêu lợi nhuận: Đây là năm đầu tiên trong khoảng 5 năm trở lại đây nhiều thành viên buộc phải điều chỉnh lại mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận đặt ra từ đầu năm; chiến lược tăng tốc nhanh được chuyển sang thận trọng, ổn định và yếu tố an toàn, tăng cường quản trị được đặt lên hàng đầu 1.2. Ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ vào cuối năm 2008 đã lan ra thị trường thế giới và tác động mạnh tới các nền kinh tế lớn như EU, Nhật Bản. Làm cho sức cầu thế giới dự kiến sẽ sụt giảm hơn 1 ngàn tỷ USD .Do Mỹ chiếm 15% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm của thế giới, nên sự biến động của nền kinh tế nước này có tác động đến nhiều nước xuất khẩu trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của Mỹ đối với Việt Nam về một số mặt hàng đứng thứ hạng cao như: dệt may, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, đồ gỗ, thuỷ sản... Có xu hướng giảm sút. Theo số liệu thống kê cho thấy: tháng 8/2008, ta xuất khẩu 6,1 tỷ USD, tháng 9/2008 giảm xuống còn 5,3 tỷ USD. Năm 2009 khả năng xuất khẩu sẽ không tăng cao do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trên các mặt nêu trên. Khi nhu cầu nhập khẩu trên thị trường thế giới càng giảm thì sức ép cạnh tranh từ các nước Châu Á khác càng gia tăng, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may giày dép, điện tử,...khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, hợp đồng. Trong khi đó, nhập khẩu lại đang là cơ hội thuận lợi cho Việt Nam để có chi phí sản xuất thấp với nguyên liệu đầu vào, máy móc thiết bị đang rất rẻ trên thị trường thế giới từ các nước bị khủng hoảng. Dẫn đến tình trạng nhập siêu của Việt Nam 1.3. Ảnh hưởng đến sự thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Đầu tư trực tiếp (FDI) của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng vì FDI vào Việt Nam phần lớn là vốn vay chứ không phải vốn tự có, nên nếu các nhà đầu tư không dàn xếp được khoản vay sẽ khó giải ngân được. Mức đầu tư trực tiếp cũng chậm lại, nhiều doanh nghiệp rút vốn về Mỹ để cứu nguy nền kinh tế Hoa Kỳ, nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng tạm ngưng. Hơn thế nữa, chi phí huy động vốn toàn cầu có thể ngày càng tăng do biên độ tín dụng gia tăng dẫn tới khả năng thu hút đầu tư bị hạn chế; tiêu dùng có thể giảm sút dẫn tới việc giải ngân FDI giảm. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII), chúng ta có thể thấy: trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đang lan rộng ra toàn cầu, các định chế tài chính sẽ phải xem xét lại chiến lược đầu tư và danh mục đầu tư của mình. Điều đó có thể sẽ diễn ra sự điều chỉnh nhất định của dòng đầu tư vào thị trường vốn Việt Nam, giảm bớt đầu tư vào Việt Nam và có xu hướng đầu tư vào các kênh an toàn. Luồng tiền đầu tư gián tiếp vào Việt Nam cũng bị ảnh hưởng và có khả năng sẽ chảy ngược ra nếu tình hình thế giới tiếp tục xấu đi. 1.4. Ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, hàng hóa, dịch vụ 1.4.1. Thị trường bất động sản: Tại Việt Nam hiện nay cho vay BĐS chiếm trên 10% tổng tài sản ngân hàng, song BĐS thế chấp lên tới 50-60% tổng tài sản ngân hàng. Vì vậy rủi ro tiềm tàng lớn nhất, khi khủng hoảng sẽ tác động trực tiếp lên hệ thống tài chính ngân hàng khi hàng loạt người vay mất khả năng trả nợ 1.4.2. Thị trường hàng hóa, dịch vụ: Trong tình hình kinh tế thế giới đang suy thoái, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam mặc dầu đã được cải thiện nhưng nói chung vẫn còn nhiều khó khăn. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể bị thu hẹp lại, nhiều doanh nghiệp đã điều chỉnh quy mô sản xuất do chi phí sản xuất tăng( đặc biệt là do lãi suất của ngân hàng tăng cao). Thêm vào đó hoạt động xuất khẩu của Việt Nam giảm( vì thị trường tiêu thụ trên thế giới giảm đi rất nhiều). Điều này làm cho hàng hóa Việt Nam sẽ giảm đi. Giá của hàng loạt mặt hàng nhập khẩu giảm một cách đột ngột, trong đó giá nhiều mặt