Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ôtô áp dụng với VPBank Trần Duy Hưng

Ngày 07/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 149 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, sự kiện này chứa đựng nhiều cơ hội nhưng cũng phải đương đầu với không ít thách thức. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM luôn là yêu cầu cấp thiết do hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản đem lại thu nhập cho ngân hàng. Một trong những hoạt động tín dụng đem lại nguồn lợi nhuận quan trọng cho ngân hàng trong thời gian gần đây là hoạt động cho vay trả góp mua ôtô. Hoạt động này hứa hẹn phát triển mạnh trong tương lai. Trong quá trình thực tập tại VPBank Trần Duy Hưng, em nhận thấy hoạt động này đã đạt được những thành tựu khả quan, tuy vậy, để phát triển nó cần phải có thời gian kết hợp nhiều biện pháp tháo gỡ những bất cập hiện tại. Trong phạm vi chuyên đề này, em xin trình bày một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ôtô áp dụng với VPBank Trần Duy Hưng. Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu khóa luận gồm những nội dung sau: Chương I: Tổng quan về hoạt động cho vay trả góp mua ôtô của NHTM. Chương II: Thực trạng cho vay trả góp mua ôtô của VPBank Trần Duy Hưng Chương III: Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ôtô của VPBank Trần Duy Hưng Em xin cảm ơn PGS.TS Mai Siêu và tập thể cán bộ tín dụng tại phòng phục vụ khách hàng VPBank Trần Duy Hưng đã giúp em hoàn thiện chuyên đề này.

docx99 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ôtô áp dụng với VPBank Trần Duy Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT--------------------------------------------- 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ------------------------- 8 LỜI MỞ ĐẦU------------------------------------------------------------------ 11 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM ĐỐI VỚI CHO VAY TRẢ GÓP MUA ÔTÔ------- 13 Tổng quan về NHTM và hoạt động cho vay của NHTM 13 Khái niệm NHTM---------------------------------------------------- 13 1.1.2. Hoạt động cho vay của NHTM--------------------------------------- 14 Khái niệm. -------------------------------------------------------- 14 Các hình thức cho vay.-------------------------------------------- 14 Cho vay trả góp của NHTM---------------------------------- 17 Khái niệm cho vay trả góp.----------------------------------------- 17 Đặc điểm cho vay trả góp------------------------------------------- 17 Đặc điểm về quy mô khoản vay -------------------------------- 17 Đối tượng cho vay trả góp --------------------------------------- 18 Đặc điểm về rủi ro------------------------------------------------- 18 Đặc điểm về khả năng sinh lời----------------------------------- 19 Đặc điểm về lãi suất.---------------------------------------------- 19 Vai trò ----------------------------------------------------------------- 19 Đối với Ngân hàng ------------------------------------------------ 19 Đối với khách hàng ---------------------------------------------- 20 Đối với nền kinh tế------------------------------------------------- 20 Giới thiệu về hoạt động cho vay trả góp mua ôtô--------- 21 Khái niệm.------------------------------------------------------------- 21 Đặc điểm.------------------------------------------------------------- 22 Đặc điểm về đối tượng và phạm vi cho vay trả góp mua ôtô- 23 Đặc điểm về quy mô và số lượng món vay-------------------- 23 Đặc điểm về thời gian trả góp mua ôtô --------------------- 24 Đặc điểm về lãi suất cho vay trả góp mua ôtô----------------- 24 Đặc điểm về rủi ro khi cho vay trả góp mua ôtô-------------- 25 Phương thức cho vay trả góp mua ôtô.---------------------------- 25 Phương thức tài trợ cho doanh nghiệp bán ôtô ---------------- 26 Phương thức cho vay trực tiếp người mua ---------------- 27 Vai trò -------------------------------------------------------------- 27 Đối với Ngân hàng------------------------------------------------ 28 Đối với khách hàng------------------------------------------------ 29 Đối với nền kinh tế.----------------------------------------------- 29 Một số chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng cho vay trả góp mua ôtô của NHTM--------------------------------------------------------------------------- 29 Dư nợ cho vay trả góp mua ôtô --------------------------------- 30 Tỷ trọng dư nợ cho vay trả góp mua ôtô ----------------------- 31 Tốc độ tăng dư nợ cho vay trả góp mua ôtô ------------------- 32 Doanh thu cho vay trả góp mua ôtô --------------------------- 32 Mức độ đa dạng hóa sản phẩm cho vay trả góp mua ôtô ---- 32 Thị phần cho vay trả góp mua ôtô của Ngân hàng ----------- 32 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay trả góp mua ôtô ---- 33 Số lượng khách hàng cho vay trả góp mua ôtô ---------------- 34 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay trả góp mua ôtô Nhân tố từ môi trường vĩ mô------------------------------------ 34 Nhân tố từ phía khách hàng------------------------------------- 35 Nhân tố xuất phát từ bản thân Ngân hàng-------------------- 37 Nhân tố từ các đối thủ cạnh tranh------------------------------ 39 CHƯƠNGII : THỰC TRẠNG CHO VAY TRẢ GÓP MUA ÔTÔ CỦA VPBANK – PGD TRẦN DUY HƯNG---------- 40 VPBank Trần Duy Hưng: Lịch sử hình thành và phát triển -------------------------------------------------------------------- 40 Cơ cấu tổ chức của VPBank Trần Duy Hưng------------- 41 Chức năng của từng phòng------------------------------------ 42 Tình hình hoạt động của VPBank Trần Duy Hưng giai đoạn 2005 – 2007---------------------------------------------------------------- 44 Thực trạng cho vay trả góp mua ôtô của VPBank Trần Duy Hưng------------------------------------------------------------------------ 49 Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay trả góp mua ôtô của VPBank ------------------------------------------------------------------------- 49 Quy trình cho vay trả góp mua ôtô củaVPBank Trần Duy Hưng 50 Thể lệ cho vay trả góp mua ôtô của VPBank ---------------------- 56 Đánh giá việc mở rộng cho vay trả góp mua ôtô của VPBank Trần Duy Hưng--------------------------------------------------------- 60 Kết quả cho vay trả góp mua ôtô của VPBank Trần Duy Hưng giai đoạn 2005 – 2007-------------------------------------------------------------- 61 Doanh số cho vay trả góp mua ôtô----------------------------- 61 Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay trả góp mua ôtô ----------- 63 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay trả góp mua ôtô ---- 65 Mức độ đa dạng hóa các sản phẩm----------------------------- 66 Thành công của việc mở rộng cho vay trả góp mua ôtô tại VPBank Trần Duy Hưng--------------------------------------------------------------- 67 Nguyên nhân của những thành công trên-------------------------- 70 Những hạn chế của việc mở rộng cho vay trả góp mua ôtô tại VPBank Trần Duy Hưng -------------------------------------------------------------- 74 Nguyên nhân của những hạn chế trên------------------------------- 76 Nguyên nhân khách quan---------------------------------------- 76 Nguyên nhân chủ quan------------------------------------------- 79 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CHO VAY TRẢ GÓP MUA ÔTÔ CỦA VPBANK – PGD TRẦN DUY HƯNG ---------------------------------------------- 82 Định hướng mở rộng cho vay trả góp mua ôtô-------------- 82 Phương hướng hoạt động kinh doanh năm 2008 của VPBank Trần Duy Hưng --------------------------------------------------------- 84 Giải pháp mở rộng cho vay trả góp mua ôtô tại VPBank Trần Duy Hưng ---------------------------------------------------------------- 86 Nâng cao nguồn nhân lực-------------------------------------------- 87 Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng------------------------- 87 Nâng cao khả năng kiểm tra, kiểm soát sau khi vay-------------- 88 Nâng cao năng lực thẩm định tài chính khách hàng--------------- 89 Áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro của phương pháp cho vay trả góp mua ôtô --------------------------------------------------------------- 89 Phát triển có hiệu quả hoạt động marketing---------------------- 91 Phân tán rủi ro---------------------------------------------------------- 93 Định giá bất động sản------------------------------------------------- 93 Áp dụng các công cụ phái sinh-------------------------------------- 94 Nhóm các giải pháp xử lý các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề------- 94 Kiến nghị của bản thân-------------------------------------------- 95 Đối với NHNN-------------------------------------------------------- 95 Đối với chính phủ và các bộ ngành liên quan---------------------- 96 KẾT LUẬN---------------------------------------------------------------------- 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO---------------------------------- 99 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ngân hàng NH Ngân hàng thương mại NHTM Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCP Ngân hàng Nhà nước NHNN Hội đồng quản trị HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam VPBank Phòng giao dịch PGD Tổ chức tín dụng TCTD DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua---------- 23 Sơ đồ 1.2: Phương thức tài trợ cho doanh nghiệp bán ôtô-------------- 24 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức PGD VPBank Trần Duy Hưng-------------- 40 Sơ đồ2.2 Quy trình cho vay trả góp mua ôtô của VPBank Trần Duy Hưng ----------------------------------------------------------------------- 46 BẢNG Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của VPBank Trần Duy Hưng giai đoạn 2005 – 2007------------------------------------------------------------------- 43 Bảng 2.2: Tình hình hoạt động huy động vốn của các chi nhánh, phòng giao dịch thuộc VPBank Thăng Long đến 31/12/2007------------------ 44 Bảng 2.3: Tình hình hoạt động cấp tín dụng của các chi nhánh, phòng giao dịch thuộc VPBank Thăng Long đến 31/12/2007------------------ 46 Bảng2.4: Doanh số cho vay mua ôtô của VPBank Trần Duy Hưng giai đoạn 2005 – 2007------------------------------------------------------------- 59 Bảng 2.5: Cơ cấu doanh số cho vay mua ôtô VPBank Trần Duy Hưng 2005 – 2007-------------------------------------------------------------------- 60 Bảng2.6: Dư nợ và tỷ trọng dư nợ của hoạt động cho vay trả góp mua ôtô của VPBank Trần Duy Hưng giai đoạn 2005 – 2007---------------- 61 Bảng2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay mua ôtô theo phương thức cho vay-- 63 Bảng 2.8: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của VPBank Trần Duy Hưng giai đoạn 2005 – 2007------------------------------------------------------- 64 Bảng2.9: Một số công ty ôtô trên địa bàn liên kết hoạt động với VPBank Trần Duy Hưng--------------------------------------------------------- ----- 66 Bảng2.10 : Tỷ lệ an toàn vốn của VPBank giai đoạn 2005 – 2007---- 67 Bảng2.11: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2002 – 2007------------ 68 Bảng2.12: Thu nhập bình quân đầu người trên cả nước giai đoạn 2005 – 2007 ------------------------------------------------------------------------ 69 Bảng2.13: Trình độ nguồn nhân lực của VPBank giai đoạn 2005 – 2007 ---------------------------------------------------------------------- 71 Bảng2.14: Trình độ nguồn nhân lực của một số NHTM năm 2007---- 71 Bảng 2.15: Tỷ lệ lạm pháp ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2007-------- 75 Bảng:2.16 Một số TCTD thực hiện hoạt động cho vay trả góp mua ôtô ----------------------------------------------------------------------- 76 Bảng2.17: vị trí của VPBank trong hệ thống NHTMCP----------------- 77 Bảng 3.1: Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu ôtô khi gia nhập WTO của Việt Nam-------------------------------------------------------------- 80 BIỂU ĐỒ Biểu đồ2.1: Thu nhập trước thuế của VPBank Trần Duy Hưng giai đoạn 2005 -2007 ------------------------------------------------------------------- 43 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh số cho vay mua ôtô VPBank Trần Duy Hưng giai đoạn 2005 – 2007-------------------------------------------------------- 60 Biểu đồ 2.3: tăng trưởng tổng dư nợ và dư nợ cho vay trả góp mua ôtô tại VPBank------------------------------------------------------------------------ 61 LỜI MỞ ĐẦU Ngày 07/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 149 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, sự kiện này chứa đựng nhiều cơ hội nhưng cũng phải đương đầu với không ít thách thức. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM luôn là yêu cầu cấp thiết do hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản đem lại thu nhập cho ngân hàng. Một trong những hoạt động tín dụng đem lại nguồn lợi nhuận quan trọng cho ngân hàng trong thời gian gần đây là hoạt động cho vay trả góp mua ôtô. Hoạt động này hứa hẹn phát triển mạnh trong tương lai. Trong quá trình thực tập tại VPBank Trần Duy Hưng, em nhận thấy hoạt động này đã đạt được những thành tựu khả quan, tuy vậy, để phát triển nó cần phải có thời gian kết hợp nhiều biện pháp tháo gỡ những bất cập hiện tại. Trong phạm vi chuyên đề này, em xin trình bày một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ôtô áp dụng với VPBank Trần Duy Hưng. Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu khóa luận gồm những nội dung sau: Chương I: Tổng quan về hoạt động cho vay trả góp mua ôtô của NHTM. Chương II: Thực trạng cho vay trả góp mua ôtô của VPBank Trần Duy Hưng Chương III: Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ôtô của VPBank Trần Duy Hưng Em xin cảm ơn PGS.TS Mai Siêu và tập thể cán bộ tín dụng tại phòng phục vụ khách hàng VPBank Trần Duy Hưng đã giúp em hoàn thiện chuyên đề này. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hiền A CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM ĐỐI VỚI CHO VAY TRẢ GÓP MUA ÔTÔ Tổng quan về NHTM và hoạt động cho vay của NHTM. Khái niệm NHTM Ngân hàng có thể được định nghĩa thông qua chức năng, các dịch vụ mà nó cung cấp hoặc vai trò trong nền kinh tế. Xét trên phương diện những loại hình dịch vụ mà nó cung cấp, khái niệm “ngân hàng” được định nghĩa như sau: “ Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất như : tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện chức năng tài chính tốt nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Trong Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1997 và luật sửa đổi năm 2004 khoản 7 điều 20 : “ Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, dùng số tiền này để cấp tín dụng hoặc cung ứng các dịch vụ thanh toán” Trong mỗi nền kinh tế phát triển khác nhau thì hệ thống NH có thể bao gồm nhiều loại hình khác nhau: NHTM, NH đầu tư, NH phát triển, NH hợp tác... NHTM thường chiếm tỉ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các NH. Theo Lênin: “ NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ”. Còn theo Pháp lệnh: “ NH, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính” ban hành ngày 24/08/1990 thì “ NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Hoạt động cho vay của các NHTM Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM nói riêng và của các tổ chức tín dụng nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất. Dưới đây, ta cùng tìm hiểu về hoạt động cho vay của NHTM để từ đó phân tích đến vấn đề chính của chuyên đề này. Khái niệm. Theo quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam về ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, “ Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, mà các tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc cơ bản có hoàn trả cả gốc và lãi”. Các hình thức cho vay của NHTM. Theo mục đích sử dụng món vay Cho vay tiêu dùng NH thỏa thuận cho khách hàng sử dụng một khoản tiền với mục đích tiêu dùng với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Đây là khoản tài chính quan trọng giúp khách hàng trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như : mua ôtô, mua nhà, du lịch, du học,... trước khi họ đủ khả năng về tài chính để chi trả, tạo điều kiện cho người tiêu dùng được hưởng mức sống cao hơn. Đối tượng áp dụng: thường là cá nhân hay hộ gia đình Cho vay sản xuất kinh doanh NH thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với mục đích đầu tư sản xuất kinh doanh với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Hình thức cho vay này thường được sử dụng vào việc tài trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp. Đối tượng áp dụng: chủ yếu là các doanh nghiệp. Cho vay khác Đây là những khoản vay nhằm các mục đích khác như: phát triển kinh tế nông nghiệp, phủ xanh đồi trọc, chuyển đổi cơ cấu kinh tế,... Theo thời hạn cho vay: Cho vay dài hạn Bao gồm các khoản vay có thời hạn từ trên 60 tháng trở lên, với mục đích tài trợ cho các nhu cầu dài hạn như: tài trợ cho các công trình xây dựng, máy móc thiết bị giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Lãi suất các khoản vay này thường cao hơn do rủi ro của NH cao hơn. Phân chia các khoản vay theo thời gian có ý nghĩa quan trọng vì thời gian của các khoản cho vay có liên quan mật thiết đến khả năng hoàn trả của khách hàng cũng như tính an toàn và sinh lời của nó. Cho vay trung hạn Là các khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, với mục đích tài trợ cho việc mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị chóng hao mòn, một số cây trồng vật nuôi... Cho vay ngắn hạn Bao gồm các khoản vay có thời hạn cho vay dưới 12 tháng, với mục đích bù đắp cho sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp hay các nhu cầu chi tiêu ngắn của cá nhân. Theo tính chất bảo đảm khoản vay Cho vay có tài sản đảm bảo Cho vay có tài sản đảm bảo là hình thức cấp tín dụng, theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách gắn liền với tài sản đảm bảo, nó có thể là tài sản cẩm cố hay thế chấp,tài sản bảo lãnh của bên thứ ba hay tài sản hình thành từ vốn vay. Đặt yêu cầu phải có tài sản đảm bảo, ngân hàng muốn có được nguồn trả nợ thứ hai khi nguồn trả nợ thứ nhất là thu nhập từ hoạt động không đảm bảo trả nợ. Cho vay không có tài sản đảm bảo Cho vay không có tài sản đảm bảo là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng chỉ dựa vào uy tín của khách hàng hoặc của người thứ ba mà không cần tài sản cầm cố hoặc thế chấp. Loại hình cho vay này thường được cấp cho những khách hàng có uy tín cao, các khoản vay theo chỉ thị của chính phủ... Theo phương pháp hoàn trả Cho vay trả góp Là hình thức cấp tín dụng mà ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn vay đã thỏa thuận. Hình thức này thường áp dụng để tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền, các khoản vay trung và dài hạn. Thời gian hoàn trả và số tiền trả mỗi lần được tính phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Đối tượng áp dụng trong cho vay trả góp thường là những người có thu nhập ổn định. Cho vay theo món Là những khoản vay thỏa thuận mà khách hàng phải hoàn trả toàn bộ cả gốc và lãi một lần vào thời gian đáo hạn cuối cùng. Cho vay tuần hoàn Là hình thức cho vay trong đó NH cho phép khách hàng vay và trả nợ nhiều lần một cách tuần hoàn theo một hạn mức tín dụng. Cho vay trả góp của NHTM Trong các phương thức cho vay kể trên, cho vay trả góp tỏ ra ưu việt hơn cả khi áp dụng tài trợ cho một khoản vay tiêu dùng hay một khoản vay tương đối lớn phục vụ kinh doanh. Hiện nay, hình thức này trở nên khá phổ biến và được các NHTM quan tâm vì những ưu việt của nó. Khái niệm cho vay trả góp. Theo quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng: khi khách hàng vay vốn áp dụng theo phương thức cho vay trả góp thì: “ tổ chức tín dụng và các khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay”. Đặc điểm cho vay trả góp Đối tượng cho vay trả góp. Đối tượng áp dụng hình thức cho vay trả góp chủ yếu là các hãng kinh doanh có tình hình tài chính tốt,lành mạnh, cá nhân, hộ gia đình có thu nhập cao và ổn định, và thường có thời hạn dài. Đặc điểm về quy mô khoản vay Trừ một số ít các khoản vay trả góp có giá trị cao, giá trị mỗi món vay trả góp thường không quá lớn, một phần vì sản phẩm khách hàng muốn mua có giá trị không quá lớn, và trước khi cho vay trả góp, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải thanh toán một phần giá trị tài sản cần mua sắm, do vậy,khách hàng đã có sự chuẩn bị nhất định về vốn, vốn của ngân hàng chỉ có tác động hỗ trợ. Nhìn chung giá trị món vay thường không quá lớn nhưng nhu cầu vay trả góp của người dân ngày càng tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nên tổng quy mô các khoản cho vay trả góp là tương đối lớn. Đặc điểm về rủi ro Hoạt động cho vay trả góp là hoạt động có độ rủi ro cao. Bên cạnh các nhân tố khách quan như: môi trường kinh tế - chính trị - xã hội, thảm họa tự nhiên... Hoạt động này còn tiềm ẩn những rủi ro bắt nguồn từ các nguyên nhân khách hàng như: Thứ nhất, tài sản để đảm bảo cho khoản vay thường là chính hàng hóa mua trả góp. Khách hàng thường thế chấp hàng hóa mua trả góp để xin vay vốn ngân hàng. Qua thời gian sử dụng, hàng hóa mua trả góp sẽ bị hao mòn và giảm giá trị, vì vậy, với loại hình cho vay này,ngân hàng phải đối mặt với loại rủi ro cao hơn các hình thức cho vay khác. Thứ hai, thu nhập của người đi vay có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ.
Tài liệu liên quan