Chuyên đề Những Giải Pháp Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Sản Xuất Kinh Doanh Tại Đại Á Ngân Hàng - Sở Giao Dịch 01/TP. Hồ Chí Minh

Để đáp ứng nhu cầu cho vay đòi hỏi ngân hàng phải có nguồn vồn tương xứng có thể đủ dùng để cho vay. Vốn của Ngân hàng có nhiều nguồn gốc như: tự huy động, vốn hội sở, vay từ các tổ chức tín dụng khác,.trong đó vốn tự huy động đóng vai trò quan trọng nhất, bởi vì bất kì tổ chức kinh tế nào cũng điều mong muốn từ một số tiền tương đối có thể tạo ra được số tiền lớn hơn. Điều này được thể hiện ở hoạt động tự huy động vốn với lãi phải trả thấp hơn so với lãi có được từ hoạt động cho vay. Tuy nhiên nói như vậy không phải phủ nhận vai trò của các nguồn vốn có nguồn gốc khác, vốn ngân hàng là tập hợp của tất cả các nguồn vốn và tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Đại Á được thể hiện như sau: Hoạt động huy động tiền gửi: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Đại Á tính đến 30/06/2007 là 763,750 triệu đồng (kể cả các khoản ký quỹ), bằng 147% so với cùng kỳ năm 2006, tăng 98.344 triệu đồng (14.77%) so với đầu năm, đạt 46.28% so với kế hoạch năm 2007. Trong đó: Nguồn vốn huy động ngắn hạn là 538,755 triệu đồng (đạt 70.5%), nguồn vốn huy động dài hạn là 224,995 triệu đồng (đạt 29.5%) Hoạt động tín dụng: - Dư nợ cho vay đến cuối 30/06/2007 là 930,421 triệu đồng (dư nợ sau khi trích dự phòng rủi ro là 926,548 triệu đồng, bằng 194% so cùng kỳ năm 2006; tăng 191,331 triệu đồng (26.02%) so với đầu năm, đạt 46.06% so với kế hoạch năm 2007. - Dư nợ quá hạn trong toàn hệ thống là 1,299 triệu đồng (chiếm 0.14% tổng dư nợ), giảm 586 triệu đồng (31%) so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 291 triệu đồng, chiếm 0.03%. Bảng 2: Phân loại nợ quá hạn đến cuối 30/06/2007 như sau: Đơn vị tính: Triệu đồng. STT NỢ QUÁ HẠN SỐ TIỀN 1 Nhóm 2 1,006 2 Nhóm 3 104 3 Nhóm 4 108 4 Nhóm 5 79 (nguồn: www.daiabank.com.vn) Hoạt động dịch vụ Tổng thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2007 là: 645 triệu đồng bằng 256% so với cùng kỳ năm 2006, tăng 147.14 triệu đồng (29.54%) so với số thu năm 2006 và đạt được 11% so với kế hoạch năm 2007. Trong đó: Doanh số dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước: 448.455 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 69.5% trong tổng thu dịch vụ. Nhìn chung hoạt động dịch vụ của ngân hang tuy bước đầu có tăng hơn so với cùng kỳ năm 2006, nhưng vẫn chưa đa dạng, phong phú, công nghệ chưa cao chủ yếu là đại lý cho các ngân thương mại, tổ chức tài chính khác. Hoạt động đầu tư: 6 tháng đầu năm 2007, doanh số đầu tư của Ngân hang là 168,653 triệu đồng. Trong đó, đầu tư trái phiếu, chứng khoán 123,653 triệu đồng, đầu tư góp vốn liên doanh 45,000 triệu đồng, chuyển nhượng trái phiếu, chứng khoán 34,979 triệu đồng. Số dư đầu tư tính đến 30/6/2007 là 155,700 triệu đồng. Trong đó: đầu tư trái phiếu, chứng khoán 110,700 triệu đồng, góp vốn 45,000 triệu đồng. Hoạt động đầu tư 6 tháng đã mang lại hiệu quả bước đầu với lợi nhuận là 6,234 triệu đồng, thu nhập về cổ tức 232 triệu đồng, lãi trái phiếu 1,010 triệu đồng.

doc45 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Những Giải Pháp Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Sản Xuất Kinh Doanh Tại Đại Á Ngân Hàng - Sở Giao Dịch 01/TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á Niên Khóa 2004 - 2008 : TÌNH HÌNH CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á Đánh Giá Nguồn vốn huy động và sử dụng vốn. Để đáp ứng nhu cầu cho vay đòi hỏi ngân hàng phải có nguồn vồn tương xứng có thể đủ dùng để cho vay. Vốn của Ngân hàng có nhiều nguồn gốc như: tự huy động, vốn hội sở, vay từ các tổ chức tín dụng khác,...trong đó vốn tự huy động đóng vai trò quan trọng nhất, bởi vì bất kì tổ chức kinh tế nào cũng điều mong muốn từ một số tiền tương đối có thể tạo ra được số tiền lớn hơn. Điều này được thể hiện ở hoạt động tự huy động vốn với lãi phải trả thấp hơn so với lãi có được từ hoạt động cho vay. Tuy nhiên nói như vậy không phải phủ nhận vai trò của các nguồn vốn có nguồn gốc khác, vốn ngân hàng là tập hợp của tất cả các nguồn vốn và tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Đại Á được thể hiện như sau: Hoạt động huy động tiền gửi: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Đại Á tính đến 30/06/2007 là 763,750 triệu đồng (kể cả các khoản ký quỹ), bằng 147% so với cùng kỳ năm 2006, tăng 98.344 triệu đồng (14.77%) so với đầu năm, đạt 46.28% so với kế hoạch năm 2007. Trong đó: Nguồn vốn huy động ngắn hạn là 538,755 triệu đồng (đạt 70.5%), nguồn vốn huy động dài hạn là 224,995 triệu đồng (đạt 29.5%) Hoạt động tín dụng: - Dư nợ cho vay đến cuối 30/06/2007 là 930,421 triệu đồng (dư nợ sau khi trích dự phòng rủi ro là 926,548 triệu đồng, bằng 194% so cùng kỳ năm 2006; tăng 191,331 triệu đồng (26.02%) so với đầu năm, đạt 46.06% so với kế hoạch năm 2007. - Dư nợ quá hạn trong toàn hệ thống là 1,299 triệu đồng (chiếm 0.14% tổng dư nợ), giảm 586 triệu đồng (31%) so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 291 triệu đồng, chiếm 0.03%. Bảng 2: Phân loại nợ quá hạn đến cuối 30/06/2007 như sau: Đơn vị tính: Triệu đồng. STT NỢ QUÁ HẠN SỐ TIỀN 1 Nhóm 2 1,006 2 Nhóm 3 104 3 Nhóm 4 108 4 Nhóm 5 79 (nguồn: www.daiabank.com.vn) Hoạt động dịch vụ Tổng thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2007 là: 645 triệu đồng bằng 256% so với cùng kỳ năm 2006, tăng 147.14 triệu đồng (29.54%) so với số thu năm 2006 và đạt được 11% so với kế hoạch năm 2007. Trong đó: Doanh số dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước: 448.455 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 69.5% trong tổng thu dịch vụ. Nhìn chung hoạt động dịch vụ của ngân hang tuy bước đầu có tăng hơn so với cùng kỳ năm 2006, nhưng vẫn chưa đa dạng, phong phú, công nghệ chưa cao chủ yếu là đại lý cho các ngân thương mại, tổ chức tài chính khác. Hoạt động đầu tư: 6 tháng đầu năm 2007, doanh số đầu tư của Ngân hang là 168,653 triệu đồng. Trong đó, đầu tư trái phiếu, chứng khoán 123,653 triệu đồng, đầu tư góp vốn liên doanh 45,000 triệu đồng, chuyển nhượng trái phiếu, chứng khoán 34,979 triệu đồng. Số dư đầu tư tính đến 30/6/2007 là 155,700 triệu đồng. Trong đó: đầu tư trái phiếu, chứng khoán 110,700 triệu đồng, góp vốn 45,000 triệu đồng. Hoạt động đầu tư 6 tháng đã mang lại hiệu quả bước đầu với lợi nhuận là 6,234 triệu đồng, thu nhập về cổ tức 232 triệu đồng, lãi trái phiếu 1,010 triệu đồng. Hoạt động tín dụng tại Đại Á Ngân hàng. Chính sách và quy định tín dụng của Đại Á Ngân hàng. Những nguyên tắc trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quyết định trong hoạt động cấp tín dụng của mình, không chịu sự chi phối, can thiệp trái pháp luật của bất cứ tổ chức, cá nhân nào vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng. Việc phân tích và quyết định cấp tín dụng, trước hết phải được dựa trên cơ sở khả năng quản lý, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hoạt động kinh doanh, khả năng phát triển trong tương lai, tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng, sau đó mới dựa vào tài sản đảm bảo của khách hàng. Khách hàng vay vốn của ngân hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục địch và hoàn trả vốn gốc và tiền lãi đúng hạn đã thỏa thuận. Cơ sở của chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng được xây dựng trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển, mục tiêu quản lý rủi ro của nhà nước cùng các quy định của pháp luật, của ngành ngân hàng và các quy định trong nội bộ ngân hàng về hoạt động cấp tín dụng. Áp dụng chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng chỉ nêu ra những nguyên tắc và chuẩn mực căn bản trong hoạt động tín dụng, do vậy nó sẽ được bổ trợ bằng những quy định, quy trình, thủ tục chi tiết để các đơn vị trực thuộc ngân hàng có thể áp dụng chính sách tín dụng vào thực tế công việc hàng ngày. Chính sách tín dụng là cơ sở để thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng, do vậy những người làm công tác tín dụng và liên quan đến hoạt động tín dụng – bao gồm: cán bộ tín dụng, người kiểm soát tín dụng và những người ra quyết định cấp tín dụng phải biết rõ và hiểu rõ chính sách tín dụng của ngân hàng. Tất cả nhân viên được tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận, tham khảo chính sách tín dụng của ngân hàng. Khối tín dụng có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện chính sách tín dụng và không ngừng bổ sung điều chỉnh để chính sách tín dụng của ngân hàng ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với hành lang pháp luật và môi trường kinh tế trong từng thời kỳ. Thị trường mục tiêu Đối tượng khách hàng: Khách hàng vay tại Đại Á Ngân hàng là các tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước bao gồm: Các pháp nhân: Doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự. Cá nhân Hộ gia đình Tổ hợp tác Doanh nghiệp tư nhân Công ty hợp danh Phân đoạn thị trường mục tiêu: Nguyên tắc chung trong việc xác định thị trường mục tiêu là ngân hàng hướng hoạt động của mình đến các phân đoạn thị trường có 1 hoặc những đặc tính sau: Ngân hàng đã có hiểu biết và đã có kinh nghiệm về đoạn thị trường này. Có tiềm năng phát triển. Nhu cầu tín dụng phù hợp với khả năng đáp ứng của ngân hàng. Sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng trong trước mắt và lâu dài. Chi phí cho vay, thu nợ thấp. Phân đoạn thị trường mục tiêu chủ yếu của ngân hàng bao gồm: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng đến các doanh nghiệp có hoạt động và có khả năng cạnh tranh lâu dài, sử dụng nhiều sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Các cá nhân có đăng ký kinh doanh, chú trọng đến cá nhân sản xuất kinh doanh nhỏ và tiểu thương chợ tại khu vực ngân hàng hoạt động và các vùng lân cận. Các cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu tại các đô thị. Cán bộ, công nhân viên có nghề nghiệp chuyên mông và công tác trong các ngành có thu nhập ổn định. Thị trường phân theo khu vực địa lý: Thị trường của ngân hàng bao gồm tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngân hàng ưu tiên hướng hoạt động cấp tín dụng đến các thành phố, đô thị, thị xã và các khu công nghiệp, nơi có trụ sở của các đơn vị trực thuộc ngân hàng trú đóng và là địa bàn hoạt động của các nhóm khách hàng mục tiêu của ngân hàng. Sản phẩm cung ứng cho khách hàng: Ngân hàng cung ứng cho khách hàng các sản phẩm sau: Các sản phẩm tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh đối với khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân có đăng ký kinh doanh, tiểu thương và cá nhân, hộ nông dân sản xuất nông nghiệp. Cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động để thực hiện các chi phí sản xuất kinh doanh trong nước. Cho vay trung hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Thực hiện bảo lãnh ngân hàng. Các sản phẩm tín dụng phục vụ sinh hoạt, tiêu dùng đối với cá nhân và cán bộ - công nhân viên. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn để sửa chữa, xây dựng, mua sắm nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở. Cho vay ngắn trung hạn tiêu dùng, sinh hoạt: mua sắm hàng hóa dịch vụ, phương tiện phục vụ sinh hoạt, đời sống, du lịch, khám chữa bệnh... Phương thức cho vay: Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng thực hiên các thủ tục theo quy định và ký kết hợp đồng tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoản thời gian nhất định, lập hồ sơ vay và ký hợp đồng tín dụng một lần. Thời hạn duy trì hạn mức cho vay được tính từ thời điểm hạn mức cho vay bắt đầu có hiệu lực, cho đến thời điểm hạn mức cho vay đó hết hiệu lực hoặc được thay thế bằng một hạn mức cho vay khác. Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng, khách hàng có thể vừa rút vốn vay, vừa trả nợ tiền vay nhưng vẫn đảm bảo dư nợ không vượt hạn mức tín dụng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Trước khi hết hiệu lực hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng có nhu cầu vốn kỳ tiếp, lập hồ sơ gửi ngân hàng, sau khi kiểm tra ngân hàng thấy đủ điều kiện cho vay tiếp thì thỏa thuận duy trì hoặc điều chỉnh hạn mức tín dụng cho kỳ tiếp theo để ký hợp đồng tín dụng cho hạn mức mới. Cho vay dự án đầu tư: Đại Á Ngân hàng cho khách hàng vay theo phương thức này để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Dự án phải có cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc có quyết định thực hiện của Hội đồng thành viên, có tính khả thi và có hiệu quả kinh tế - xã hội, không ảnh hưởng về vệ sinh môi trường. Dự án có thể là đầu tư xây dựng mới hoặc đầu tư mở rộng để phát triển sản xuất kinh doanh, hoặc cải tiến kỹ thuật, thay đổi công nghệ. Cho vay hợp vốn: Đại Á Ngân hàng cùng với một hoặc nhiều tổ chức tín dụng khác cùng cho vay đối với một dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó Đại Á Ngân hàng có thể là thành viên đầu mối cho vay hợp vốn hoặc thành viên cho vay hợp vốn. Việc cho vay hợp vốn do Hội đồng tín dụng quyết định và thực hiện theo quy định của quy chế cho vay và quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc ngân hàng Nhà nước ban hành. Cho vay trả góp: Đại Á Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi phải trả cồng với gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Đại Á Ngân hàng cam kết sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định có thỏa thuận về thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng này. Mức phí khách hàng phải trả cho ngân hàng tối đa bằng mức phí bảo lãnh được tính trên số tiền ngân hàng cam kết cho vay mà khách hàng chưa rút hết hoặc không rút vốn theo hạn mức tín dụng đã ký kết với Đại Á Ngân hàng. Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, tín phiếu hoặc giấy tờ có giá khác trị giá được bằng tiền. Điều kiện cấp tín dụng Khách hàng vay vốn phải có đủ các điều kiện sau: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Đối với pháp nhân Việt Nam: Quyết định thành lập (DNNN, Cty TNHH 01 thành viên)/giấy phép đầu tư (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giấy phép đầu tư đồng thời là giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh) Giấy phép hành nghề (nếu phải có). Bản điều lệ; doanh nghiệp liên doanh còn phải có hợp đồng hợp tác liên doanh. Văn bản xác định rõ người đại diện theo pháp luật của pháp nhân: Tổng Giám đốc, Giám đốc hoặc Chủ tịch hội đồng quản trị, hoặc Hội đồng thành viên. Văn bản xác nhận đại diện theo pháp luật có thể là quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc/Giám đốc (đối với công ty Nhà nước), Điều lệ của pháp nhân, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Khách hàng vay là đơn vị hạch toán phụ thuộc pháp nhân: Quyết định thành lập, Quy chế tổ chức và hoạt động xác định rõ thẩm quyền hoặc uỷ quyền vay vốn tại ngân hàng. Nội dung uỷ quyền phải thể hiện rõ cụ thể số tiền vay hoặc mức tiền được vay cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn, bảo đảm tiền vay… và có cam kết chịu trách nhiệm trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ vay. Pháp nhân khác: Quyết định thành lập, cho phép thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có tài sản, nguồn thu tài chính mà pháp nhân đó có quyền tự quyết định sử dụng để trả nợ cho ngân hàng. Có căn cứ pháp lý về quyền được huy động vốn bên ngoài Có quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Cá nhân Việt Nam: không bị hạn chế năng lực pháp luật. Tổ hợp tác: Tổ trưởng là người đại diện của Tổ hợp tác hoặc người được Tổ trưởng uỷ quyền bằng văn bản phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Có Hợp đồng hợp tác giữa các thành viên. Có văn bản thoả thuận giữa các thành viên Tổ hợp tác. Doanh nghiệp tư nhân: Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép hành nghề (nếu có) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Hộ gia đình: Người đại diện hộ gia đình quan hệ giao dịch vay vốn với ngân hàng phải là chủ hộ hoặc người đại diện của chủ hộ. Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vu trong phạm vi ngành nghề được phép của khách hàng và phục vụ nhu cầu đời sống hợp pháp của khách hàng. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng trong thời hạn cam kết. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi có hiệu quả, dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước. Các trường hợp cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo có quy định riêng. Những trường hợp không được cấp tín dụng và hạn chế cấp tín dụng Những trường hợp không được cấp tín dung: Thành viên Hội đồng quan trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc Đại Á Ngân hàng. Cán bộ nhân viên của Đại Á Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay. Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Đại Á Ngân hàng. Ngoài ra, các khoản tín dụng được sử dụng vào các mục đích sau cũng không được ngân hàng cấp tín dụng: Mua sắm các tài sản và chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua ban, chuyển nhượng, chuyển đổi. Thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm. Đáp ứng nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. Những trường hợp hạn chế cấp tín dụng: Đại Á Ngân hàng không được cho vay không có tài sản đảm bảo, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức vốn cho vay đối với các đối tượng sau: Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm soát tại Đại Á Ngân hàng, Thanh tra viên đang thanh tra tại Đại Á Ngân hàng, Kế toán trưởng Hội Sở. Các cổ đông lớn sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của Đại Á Ngân hàng. Bố, mẹ, vợ, chồng, con của Giám đốc chi nhánh, Phó giám đốc chi nhánh, Trưởng phòng giao dịch, Trưởng phòng kinh doanh Hội Sở của Đại Á Ngân hàng, khi vay vốn do Tổng giám đốc xem xét quyết định. Trường hợp vượt thẩm quyền cho vay của Tổng Giám đốc thì do Hội đồng tín dụng xem xét quyết định. Tài sản đảm bảo. Đại Á Ngân hàng có quyền lựa chọn, quyết định cho vay có đảm bảo bằng tài sản kể cả tài sản hình thành từ vốn vay, cho vay không có đảm bảo bằng tài sản và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tài sản đảm bảo nợ vay phải là tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền quản lý của khách hàng vay hoặc người bảo lãnh, là tài sản được phép giao dịch, không có tranh chấp, dễ chuyển nhượng, nếu tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay, người bảo lãnh phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn đảm bảo tiền vay. Giá trị tài sản đảm bảo được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm do ngân hàng và khách hàng thoả thuận trên cơ sở tối đa bằng 70% giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường tại thời điểm định giá. Việc xác định giá trị tài sản tại thời điểm này chỉ để làm cơ sở xác định mức cho vay, không áp dụng khi xử lý tài sản để thu nợ. Đại Á Ngân hàng không nhận cầm cố bằng cổ phiếu do chính ngân hàng phát hành. Ngân hàng có thể xem xét cho vay không đảm bảo bằng tài sản. Tuy nhiên, khách hàng vay phải có đủ điều kiện sau: - Sử dụng vốn vay có hiệu quả và trả nợ gốc, lãi vốn vay đúng hạn trong quan hệ vay vốn với ngân hàng hoặc các tổ chưc tín dụng khác, không nợ ngân sách, không nợ dây dưa với bạn hàng. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, phù hợp với quy định của pháp luật. - Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vu trả nợ. - Cho vay bảo đảm bằng tín chấp của Tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội, cơ quan do doanh nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình, cán bộ nhân viên vay vốn sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ sinh hoạt gia đình. Đại Á Ngân hàng chỉ chấp nhận cho vay bảo lãnh bằng tín chấp khi các tổ chức trên chưa thực hiện việc bảo lãnh bằng tín chấp đối với thành viên, cán bộ, nhân viên của mình vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác. Lưu trữ tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo được nhập vào kho quỹ trước khi giải ngân. Các bản chính giấy tờ nhà, đất, giấy tờ xe,… được xem là tài sản khi thế chấp ngân hàng. Việc bảo quản Tài sản thế chấp được thực hiện cẩn thận, nghiêm ngặt (cất vào két, giao nhận đúng chủ sở hữu). Khi khách hàng hoàn tất hết nợ vay, ngân hàng tiến hành thủ tục giải chấp tài sản. Trường hợp giải chấp một phần tài sản: khi có yêu cầu của khách hàng (bán một phần tài sản hoặc trả nợ một phần nợ ngân hàng). Nếu xét thấy phù hợp thì trình cho cấp xét duyệt liên quan xem xét giải chấp một phần tài sản theo đề nghị của khách hàng (đối với trường hợp thế chấp một lúc nhiều tài sản). Xử lý tài sản thế chấp khi khách hàng không trả được nợ vay: Thỏa thuận với khách hàng tự bán tài sản trả nợ. Khởi kiện ra tòa các cấp. Mục đích vay vốn, thời hạn vay, mức cho vay, lãi suất Mục đích vay vốn. Việc xác định mục đích thực của khoản vay là một yếu tố hết sức quan trọng giúp ngân hàng đánh giá được: tính hợp pháp, mức độ rủi ro, tính khả thi và hiệu quả của khoản vay cùng khả năng trả nợ của khách hàng. Mục đích của khoản vay được xem xét đánh giá dựa vào phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư và các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn. Ngân hàng sẽ từ chối cho vay nếu khách hàng không cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến mục đích của khoản vay. Thời hạn vay. Thời hạn cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận. Việc thỏa thuận thời hạn cho vay phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Ngắn hạn: các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. Trung hạn: các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Dài hạn: các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên. Mức cho vay. Ngân hàng căn cứ vào nhu cầu vốn của phương án, dự án sản xuất kinh doanh, vốn tự có, khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo tiền vay, khả năng nguồn vốn của ngân hàng để quyết định cho vay. Ngoài ra, mức cho vay cũng được xác định dựa vào một số yếu tố khác như: Vốn chủ sở hữu, doanh thu bán hàng, lưu chuyển tiền tệ năm trước, thu nhập của khách hàng và loại cho vay của ngân hàng. Lãi suất. Lãi suất cho vay: Bảng 3 : Biểu lãi suất cho vay tối thiểu áp dụng từ ngày 22/02/2008. Lãi suất / Tháng I. Cho vay thông thường Ngắn hạn - Số tiền cho vay đến 1 tỷ đồng 1.4% - Từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng 1.35% - Trên 5 tỷ đồng 1.3% Trung hạn Năm thứ nhất Lãi suất vay ngắn hạn Năm thứ hai - Số tiền vay đến 1 tỷ đồng A + 0.6% - Từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng A + 0.55% - Trên 5 tỷ đồng A + 0.5% II. Cho vay trả góp (gốc + lãi chia đều) 1.1% Lưu ý: - A là lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng, loại lĩnh lãi sau bậc cao nhất. - Lãi suất cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay CBCNV Đại Á Ngân hàng vẫn thực hiện theo quy định hiện hành. - Với tình hình huy động vốn biến động tăng liên tục dẫn đến lãi suất vay có những biến động thuận chiều và biểu lãi suất trên có thể sẽ thay theo tình hình thị tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong 2.doc
  • docbia.doc
  • docchuong 1.doc
  • docchuong 3.doc
  • docLời Cảm Ơn.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan