Chuyên đề Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng vietinbank chi nhánh hoàng mai

Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra khỏi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên ban đầu là Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam. Sau đó, đến năm 1990, ngân hàng chính thức được đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam. VietinBank - Chi nhánh Hoàng Mai được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/01/2007. Sau hơn 10 tháng chính thức đi vào hoạt động, Ngân hàng Công thương Hoàng Mai đã phát triển cả về quy mô và phạm vi hoạt động, phân bổ đồng đều trên địa bàn Quận Hoàng Mai gồm 01 Trụ sở chính, 02 phòng giao dịch, 01 Điểm giao dịch, 03 Quỹ Tiết kiệm. Từ đầu năm 2007, Chi nhánh đi vào hoạt động, được nhận bàn giao từ Chi nhánh Hai Bà Trưng Phòng giao dịch Trương Định và 4 quỹ tiết kiệm có dư nợ là 180 tỷ đồng, phần lớn là cỏc mún vay của CBNV. Chi nhánh đã chủ trương tích cực tăng trưởng tín dụng, phát triển khách hàng, đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Qua 3 năm hoạt động, Chi nhánh đã phát triển mạnh mạng lưới kinh doanh gồm 3 phòng giao dịch loại 1, 5 phòng giao dịch loại 2, 3 quỹ tiết kiệm trải rộng trên địa bàn quận Hoàng Mai, quận Hoàn Kiếm, quận Đống Đa và huyện Thanh Trì, Hà Nội.

doc61 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng vietinbank chi nhánh hoàng mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng vietinbank chi nhánh hoàng mai MỤC LỤC CHƯƠNG I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH HOÀNG MAI I.Khái quát về hoạt động tín dụng của NHTMCP chi nhánh Hoàng Mai: 1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP chi nhánh Hoàng Mai: Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra khỏi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên ban đầu là Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam. Sau đó, đến năm 1990, ngân hàng chính thức được đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam. VietinBank - Chi nhánh Hoàng Mai được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/01/2007. Sau hơn 10 tháng chính thức đi vào hoạt động, Ngân hàng Công thương Hoàng Mai đã phát triển cả về quy mô và phạm vi hoạt động, phân bổ đồng đều trên địa bàn Quận Hoàng Mai gồm 01 Trụ sở chính, 02 phòng giao dịch, 01 Điểm giao dịch, 03 Quỹ Tiết kiệm. Từ đầu năm 2007, Chi nhánh đi vào hoạt động, được nhận bàn giao từ Chi nhánh Hai Bà Trưng Phòng giao dịch Trương Định và 4 quỹ tiết kiệm có dư nợ là 180 tỷ đồng, phần lớn là cỏc mún vay của CBNV. Chi nhánh đã chủ trương tích cực tăng trưởng tín dụng, phát triển khách hàng, đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Qua 3 năm hoạt động, Chi nhánh đã phát triển mạnh mạng lưới kinh doanh gồm 3 phòng giao dịch loại 1, 5 phòng giao dịch loại 2, 3 quỹ tiết kiệm trải rộng trên địa bàn quận Hoàng Mai, quận Hoàn Kiếm, quận Đống Đa và huyện Thanh Trì, Hà Nội. 2. Cơ cấu tổ chức của NHCT Chi nhánh Hoàng Mai BAN GIÁM ĐỐC Phòng Hành chính tổ chức Phòng kế toán giao dịch Phòng quản lý rủi ro Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng khách hàng cá nhân Phòng khách hàng Doanh nghiệp Tổ thẻ Tổ điện toán Tổ tổng hợp Các phòng giao dịch Ban giám đốc : gồm có giám đốc và các phó giám đốc. Giám đốc có nhiệm vụ điều hành và quản lý hoạt động của chi nhánh theo quy định của NHCT và của NHNN. Các phó giám đốc có nhiệm vụ giúp đỡ giám đốc, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ do giám đốc giao phó. Phòng khách hàng Doanh nghiệp: là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng là tất cả các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn, cấp tín dụng cho khách hàng, theo dõi, quản lý các khoản tín dụng đã cấp… theo chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT. Ngoài ra còn thực hiện nhiệm vụ thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ theo quy định của NHCT như phát hành, sửa đổi, thanh toán L/C nhập khẩu, phát hành, thông báo bảo lãnh trong nước và nước ngoài, xây dựng giá mua, bán hàng ngày, ký kết các hợp đồng mua bán ngoại tệ. Phòng khách hàng cá nhân: là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng là những cá nhân Phòng quản lý rủi ro: có nhiệm vụ góp ý kiến cho ban giám đốc về việc quản lý rủi ro, đồng thời quản lý thực hiện danh mục cho vay, đầu tư, thẩm định và tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng… và thực hiện đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT. Phòng kế toán giao dịch thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng như mở đóng tài khoản, mua bán ngoại tệ, thanh toán và chuyển tiền trong và ngoài nước..., thực hiện các công việc liên quan công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ, quản lý và chịu trách nhiệm với hệ thống giao dịch trờn mỏy theo quy định của nhà nước và của NHCT. Phòng tiền tệ kho quỹ: là phũng cú nhiệm vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT, thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiềm mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn... Phòng tổ chức hành chính: là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của NHCT, thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn tại chi nhánh. Tổ thẻ: trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo đúng quy định của NHCT, bảo đảm an toàn hiệu quả phục vụ khách hàng nhanh chóng, kịp thời. Tổ điện toán: quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh như thực hiện mửo, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày..., bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị ngoại vị, mạng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống, phối hợp với các phòng nghiệp vụ đề xuất các sản phẩm mới và công nghệ mới. Tổ tổng hợp: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của Sở giao dịch I, là đầu mối nghiên cứu các đề án mở rộng mạng lưới kinh doanh..., thực hiện đầu tư, huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng, thị trường vốn theo hạn mức cho phép ,trực tiếp tiếp cận các doanh nghiệp, cửa hàng, cửa hiệu để mời khách gửi tiền vào Ngân hàng Công thương. 3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại NH Công Thương chi nhánh Hoàng Mai: Hoạt động Huy động vốn của NHCT chi nhánh hoàng mai trong 3 năm gần đây: Cơ cấu vốn của ngân hàng, nguồn vốn huy động gồm : Tiền vay và các tài sản nợ khác ; Vốn và các Quỹ dự trữ khác; và tiền gửi từ khách hàng . Hoạt động cơ bản của các ngân hàng là kinh doanh tiền tệ và để thực hiện đúng vai trò "đi vay để cho vay"của mỡnh thỡ công tác huy động vốn là một nhiệm vụ tiên quyết trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong tổng nguồn vốn thì vốn tự có chiếm tỷ trọng nhỏ. Vì vậy, Ban giám đốc chi nhánh luôn coi trọng hoạt động huy động vốn dưới mọi hình thức nhằm đảm bảo cho nguồn vốn tăng liên tục và ổn định, đáp ứng vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong những năm qua đứng trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, chi nhánh luôn quan tâm đúng mức và đặt công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Bảng 1: Tiền gửi của Khách hàng tại NHCT chi nhánh Hoàng Mai ( phân theo đối tượng) Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 ST % ST % ST % Tổng nguồn vốn huy động 2.056 2.414 2780 Tiền gửi Khách hàng: 2 208 2 358 2560 (i) Tiền gửi tổ chức kinh tế Trong đó: TG DNVVN 1300 596 58% 1400 650 65% 1550 950 60% (ii) Tiền gửi cá nhân 908 15% 958 35% 1010 40% Năm 2008, sau một năm đi vào hoạt động, nguồn vốn được đẩy mạnh khai thác theo hướng tăng trưởng tỷ trọng nguồn vốn có lãi suất thấp. Chủ động về nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư cho vay và thanh toán. Tổng số vốn huy động trong năm là 2056 tỷ đồng, tiền gửi khách hàng là 2208 tỷ, trong đó tiền gửi của tổ chức kinh tế là 1300 tỷ đồng và tiền gửi cá nhân là 908 tỷ đồng Năm 2009 ,trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại về tiền gửi từ khách hàng để đảm bảo nguồn vốn và thanh khoản, NHCT chi nhánh Hoàng Mai vẫn đạt mức tăng trưởng tốt về nguồn vốn, tổng nguồn vốn huy động là 2414 tỷ đồng tăng 358 tỷ đồng tỷ lệ tăng là 17,41% so với năm 2008. Tiền gửi của khách hàng đạt 2358 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 1400 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 65% tổng tiền gửi của khách hàng và tăng 100 tỷ đồng , tỷ lệ tăng là 7,7% ; tuy nhiên tiền gửi của doanh nghiệp năm 2009 tăng 54 tỷ đồng ; với lợi thế là một ngân hàng quốc doanh trong tình hình huy động vồn khó khăn thì nguồn tiền gửi của dân cư đạt 958 tỷ đồng tăng 5,5% so với năm 2008 . Sang năm 2010, một năm nhiều khó khăn đối với Chi nhánh Hoàng Mai với sự chuyển đổi chính thức sang một giai đoạn mới, giai đoạn hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần.Song với sự chủ động linh hoạt và cố gắng nỗ lực, tổng nguồn vốn huy động đạt được 2780 tỷ đồng tăng 15,16 % so với năm 2009, trong đó tiền gửi của khách hàng là 2560 tỷ đồng .Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 1550 tỷ đồng chiếm 55,8% tổng nguồn vốn huy động và tăng 10,71% so với năm 2009. Trong đó, tiền gửi của doanh nghiệp chiếm 61,3% tiền gửi của khách hàng , tăng so với năm trước là 46% điều đó là do tình hình kinh tế nước ta năm 2010 tuy giảm được lạm phát và có tăng trưởng nhưng nhìn chung đang khó khăn cho các doanh nghiệp khi nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát được khủng hoảng . Hoạt động cho vay của NHCT chi nhánh Hoàng Mai: Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 ST % ST % ST % Phân theo thời hạn Cho vay ngắn hạn 1130 55,93% 1264 57,96% 1408 59,72% Cho vay trung và dài hạn 890 44,07% 861 40,53% 893 38,82% Phân theo thành phần kinh tế Cho vay DNNN 628 31,05% 775 36,46% 887 38,51% Cho vay DN NQD 1393 68,95% 1350 63,54% 1414 61,49% Tổng dư nợ cho vay 2.021 2.125 2. 301 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHCT Hoàng Mai năm 2008_2010 ( Số liệu tính đến ngày 31/12/2010) Hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong 3 năm đầu khá tốt,đang trên đà tăng trưởng với sự chỉ đạo kịp thời, có hiệu quả của ngân hàng các cấp, sự chủ động linh hoạt và cố gắng nỗ lực cùng quyết tâm cao của tập thể CBNV. Dư nợ tín dụng vào thời điểm 31/12/2010 đạt 2.301 tỷ đồng tăng trưởng so với ngày đầu mới thành lập là 2.121 tỷ đồng. So với thời điểm 31/12/2009 dư nợ tín dụng tăng 8,28% . Trong đó, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn chiếm 38,82% tổng dư nợ; tỷ lệ cho vay DN Nhà nước chiếm 38,5% tổng dư nợ. Nợ xấu chiếm tỉ trọng dưới 1%. Hoạt động dịch vụ đã được thực hiện đa dạng, đồng bộ và nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và có khả năng cạnh tranh cao so với các NHTM khác. Cơ cấu dư nợ cho vay theo quy mô giữa doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân tương ứng là 36%; 45,5% và 18,6%. Trong 3 năm đầu hoạt động, tốc độ tăng trưởng tín dụng tương xứng với tốc độ huy động vốn.Cụng tỏc tín dụng phát triển vững chắc, đầu tư đúng hướng, chủ yếu vào các DNVVN , đạt hiệu quả cao, an toàn vốn. Hoạt động khác Các hoạt động khác cũng được NH TMCP Công Thương Chi nhánh Hoàng Mai thực hiện tốt như là hoạt động thanh toán, hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động dịch vụ, hoạt động tiền tệ kho quỹ... Hoạt động kiều hối Với lợi thế hệ thống Ngân hàng đại lý rộng khắp tai 44 quốc gia trên thế giới, với khoảng 176 Ngân hàng đại lý phân bổ rải rác trên khắp thế giới đã tạo tiền đề cho việc phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối, thuận tiện cho việc chuyển tiền từ các nước về Việt Nam.lượng kiều hối chuyển qua chi nhánh Quang Trung ngày càng đáp ứng được phần nào lượng ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu, tăng nguồn vốn huy động tiết kiệm ngoại tệ, tăng thu dịch vụ ngân hàng. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại Các dịch vụ thanh toán cung cấp cho khách hàng đảm bảo an toàn, chớnh xỏc,nhanh chúng, hiờụ quả. Trong đú,hoạt động kinh doanh đối ngoại của chi nhánh đã từng bước khẳng định được vị thế của mình. Cụ thể trong năm 2008: - Doanh số thông báo L/C của chi nhánh có trị giá 409,000 USD - Chi nhánh đó phát hành và thanh toán 15 L/C trả ngay với trị giá 300,230 USD, tăng 50% so với năm 2007. - Doanh số mua bán kinh doanh ngoại tệ đạt 5,542,674 USD - Doanh số thanh toán nhập khẩu 1,393,000 USD. Doanh số thanh toán xuất khẩu 300,000 USD Công tác phát triển dịch vụ thẻ Hoạt động này đã và đang thu hút ngày càng nhiều các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp tham gia mở tài khoản riêng tại Ngân hàng. Bám sát chủ trương của Chính Phủ,chỉ đạo của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, ban giám đốc chi nhánh đã chỉ đạo sát sao công tác phát triển dịch vụ thẻ, đặc biệt là dịch vụ chi trả lương qua thẻ đối với đơn vị hành chính sự nghiệp. Đến hết năm 2008, số lượng thẻ phát hành tại chi nhánh đạt trên 5000 thẻ, vượt kế hoạch NHCT Việt Nam giao. Chi nhánh là một trong số các Ngân hàng có số hợp đồng chi trả lương qua thẻ đối với đơn vị hành chính sự nghiệp cao. Công tác thanh toán thẻ nhanh chóng, an toàn theo đúng nhu cầu của khách hàng. Trả lương đầy đủ và nhanh chóng cho khách hàng trả lương tự động tại chi nhánh. II. Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai 1.Tổ chức hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai 1.1.Bộ phận thực hiện hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu Tại tất cả các chi nhánh của Vietinbank, việc thực hiện hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu do phòng khách hàng doang nghiệp vừa và nhỏ đảm nhận, hồ sơ chính sẽ được chuyển về hội sở 3 của Vietinbank, nơi chuyên tiếp nhận và xử lý những bước cuối cùng của hoạt đọng tài trợ xuất nhập khẩu. Quyền và trách nhiệm của chi nhánh : Tiếp nhận, kiểm tra các hồ sơ do khách hàng xuất trình theo quy định tại quy trình này, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ gốc của giao dịch. Chịu trách nhiệm trong việc quyết định cung cấp dịch vụ cho khách hàng ( quyết định thông báo, chấp nhận, thanh toán thư tín dụng,thanh toán nhờ thu, sửa đổi, thanh toán bảo lãnh ...); thẩm định; cấp hạn mức tín dụng và thu nợ trong trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay của Vietinbank để thanh toán, chiết khấu. Sau đó chuyển các hồ sơ, chứng từ theo quy định về Sở giao dịch 3 để xử lý. In chứng từ từ hệ thống: Kiểm tra, đối chiếu sự khớp đúng của các chứng từ in ra với hồ sơ gốc, nếu phát hiện sai sót phải liên hệ ngay với SGD để tìm biện pháp giải quyết Ký, đóng dấu theo quy định trờn cỏc chứng từ đã được SGD xử lý và giao cho khách hàng Quyền và trách nhiệm của cỏc nhõn Cán bộ phòng khách hàng: Xử lý các nghiệp vụ theo đúng quy trình nhiệp vụ quy định và chịu trách nhiệm về những rủi ro, khiếu nại phát sinh do làm trái quy định bao gồm tiếp nhận hộ sơ, chuyển hồ sơ về SGD, in chứng từ đã được SGD xử lý trong hệ thống TF ( Trade Finance ) và giao cho khách hàng Trường hợp khách hàng vay vốn để thanh toán hoặc chiết khấu theo chứng từ: ngoài nhiệm vụ nêu trên CBKH phải thẩm định, cấp hạn mức tín dụng và theo dõi thu nợ Xuất trình đầy đủ các hồ sơ liên quan, có ý kiến đề xuất, nêu rõ các tình hình đặc biệt ( nếu có) khi trình KSV xem xét, phê duyệt. Kiểm soát, đối chiếu các báo cáo được phân công liên quan đến các giao dịch TTTM với các chứng từ gốc, đảm bảo sự khớp đúng. Thực hiện lưu trữ hồ sơ, bảo quản hồ sơ, báo cáo thống kê và báo cáo kịp thời KSV các vướng mắc phát sinh không xử lý được. Theo dõi, báo cáo kịp thời các vướng mắc và đề xuất giải pháp xử lý trong quá trình tác nghiệp. Cán bộ nghiệp vụ Xử lý nghiệp vụ theo đúng quy trình nghiệp vụ và chịu trách nhiệm về những rủi ro, khiếu nại phát sinh do làm trái quy định bao gồm tiếp nhận hồ sơ từ chi nhỏnh/khỏch hàng/cỏc ngân hàng khác gửi đến, tư vấn cho cỏc khỏch hàng/chi nhánh. Xuất trình đầy đủ các hồ sơ liên quan, có ý kiến đề xuất, nêu rõ các tình hình đặc biệt ( nếu có ) khi trình KSV xét duyệt. Thực hiện hạch toán kế toán cỏc bỳt toỏn tự động, kiểm soát, đối chiếu các báo cáo được phân công liên quan đến các giao dịch TTTM với các chứng từ gốc, đảm bảo sử khớp đúng. Thực hiện lưu trữ hồ sơ, bảo quản hồ sơ, báo cáo thống kê và báo cáo kịp thời KSV các vướng mắc phát sinh không xử lý được. Theo dõi, báo cáo kịp thời các vướng mắc và đề xuất giải pháp xử lý trong quá trình tác nghiệp. Cán bộ kế toán Thực hiện hạch toán cỏc bỳt toỏn thủ công liên quan đến các giao dịch theo đúng các quy định kế toán hiện hành. Kiểm soát, đối chiếu các báo cáo được phân công liên quan đến các giao dịch với các chứng từ gốc, đảm bảo sự khớp đúng Thực hiện lưu trữ chứng từ kế toán liên quan đến các giao dịch, bảo quản hồ sơ, báo cáo thống kê. Kiểm soát viên cấp 1 ( tại chi nhánh ) Kiểm tra, kiểm soát và phê duyệt các nghiệp vụ do CBKH/CBNV đã xử lý trong phạm vi được ủy quyền Trả lại CBKH/CBNV hồ sơ chưa hợp lệ, chuyển hồ sơ chứng từ đã phê duyệt đến KSV cấp 2 ( trường hợp giao dịch phải qua KSVC2 )Theo dõi, quản lý toàn bộ các giao dịch và giải quyết mọi vướng mắc phát sinh trong phạm vi thẩm quyền. Các vướng mắc không xử lý được phải trình KSVC2 quyết định. Theo dõi, quản lý toàn bộ các giao dịch và giải quyết mọi vướng mắc phát sinh trong phạm vi thẩm quyền. Các vướng mắc không xử lý được phải trình KSVC2 quyết định. Theo dõi và báo cáo kịp thời KSVC2 về tình hình thực hiện nghiệp vụ, giao dịch với KH ( tăng/giảm ), khó khăn, thuận lợi, đề xuất hướng xử lý. Kiểm soát viên cấp 2 ( tại chi nhánh ) Kiểm tra, kiểm soát và phê duyệt các nghiệp vụ trong phạm vi được ủy quyền. Trả lại KSVC1 hồ sơ chưa hợp lệ, chuyển hồ sơ chứng từ đã phê duyệt đến KSVCC ( trường hợp giao dịch phải qua kiểm soát cấp cao ) Theo dõi, quản lý toàn bộ các giao dịch và giải quyết mọi vướng mắc phát sinh trong phạm vi thẩm quyền. Các giao dịch vượt thẩm quyền, các vướng mắc không xử lý được phải trình KSVCC quyết định. Theo dõi và bỏo cỏc kịp thời về tình hình thực hiện nghiệp vụ, giao dịch với KH ( tăng/ giảm), khó khăn, thuận lợi, đề xuất hướng xử lý. 1.2. Các quy định và quyết định liên quan Các quy định, điều ước quốc tế : Hiệp định về TDXK của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Hiệp định được áp dụng vào tháng 04/1978. Đó là sự thoả thuận liờn Chính phủ về TDXK có sự hỗ trợ của Nhà nước, đánh dấu sự cam kết mạnh mẽ của mỗi Chính phủ thành viên tuân thủ các quy định của Thỏa thuận. Hiệp định này nhằm mục tiêu tạo ra một cơ chế để đảm bảo việc thực hiện có trật tự các hoạt động tín dụng hỗ trợ XK chính thức, qua đó khuyến khích sự cạnh tranh giữa các thành viên thông qua chất lượng và giá cả hàng hóa, dịch vụ XK, không dựa trên các ưu đãi về TDXK có sự hỗ trợ của Nhà nước. Mặc dù không phải là luật chính thức của OECD, song các nước thành viên OECD tự nguyện tham gia và thực hiện hiệp định này. Hiện nay đó cú 9 nước thành viên tham gia Hiệp định là Úc, Canada, Cộng đồng Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc, New Zealand, Na Uy, Thụy Sỹ và Mỹ. Những nước không phải là thành viên: có thể trở thành thành viên trên cơ sở lời mời của những thành viên chính thức; chia sẻ thông tin với những thành viên về tài trợ chính thức, yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến điều khoản và điều kiện tài chính của tài trợ chính thức. Phạm vi áp dụng thoả thuận: Tài trợ chính thức được cung cấp bởi cơ quan làm thay cho chớnh phủ/chớnh phủ liên quan đến TDXK bị điều chỉnh, áp dụng cho tín dụng tài trợ xuất khẩu chính thức với thời hạn hoàn trả từ 2 năm trở lên (đối với hình thức tín dụng có thời hạn hoàn trả ít hơn 2 năm của các tổ chức TDXK của các thành viên có thể tham gia vào Liên minh Berne). Hiệp định OECD cho phép Chính phủ thực hiện trợ cấp ở một mức ủộ nhất định (gần sát với điều kiện thị trường) khi thực hiện hoạt động TDXK chính thức. Về nguyờn tắc, điều này vi phạm các quy định của Hiệp định SMC. Tuy nhiờn Hiệp định SMC có một điều khoản ngoại lệ, theo đó cho phép việc thực hiện Hiệp định OECD về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu chớnh thức mà không bị vi phạm quy định của WTO.Điều khoản ngoại lệ của Hiệp định như sau: “Nếu một thành viên của WTO tham gia một điều ước quốc tế về TDXK chính thức, hoặc trên thực tế nếu một thành viên áp dụng các quy định về lãi suất của điều ước quốc tế phù hợp thì hoạt ủộng cung cấp TDXK phù hợp với quy định của điều ước quốc tế đó sẽ không được coi là một hình thức trợ cấp bị cấm.đây chính là cơ sở pháp lý cơ bản cho hoạt động TDXK của các nước OECD. Các điều khoản của thoả thuận có thể tóm tắt như sau: Khoản trả trước và chi phí tại chỗ: Người mua hàng hóa, dịch vụ được tài trợ và /hoặc được bảo lãnh trong khuôn khổ này sẽ phải thanh toán một khoản trả trước tối thiểu bằng 15% giỏ trị hợp đồng xuất khẩu vào đúng thời điểm hoặc trước thời điểm bắt đầu tín dụng. Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với khoản trả trước này chỉ được thực hiện dưới hình thức bảo lãnh/ bảo hiểm rủi ro sản xuất. Do vậy, khoản hỗ trợ của Nhà nước không được vượt quá 85% giỏ trị HĐXK. - Thời hạn hoàn trả tối đa: 5 năm cho các quốc gia nhóm I (trường hợp ưu tiên có thể 8,5 năm), 10 năm đối với các quốc gia thuộc nhóm II (danh sách các nước thuộc nhóm I, II do World Bank lựa chọn hàng năm). Điều khoản này liên quan tới máy móc, thiết bị và dự án. - Hoàn trả vốn gốc, lãi: tối thiểu 6 tháng/1 lần. - Mức lãi suất tối thiểu: là mức lãi suất thương mại tham chiếu (TICR). TICR được xõy dựng trên cơ
Tài liệu liên quan