Chuyên đề Tình hình lạm phát Việt Nam từ 2010 đến nay

Chỉ số giá tiêu dùng CPI CPI đo lường mức giá bình quân của một nhóm hàng hóa,dịch vụ cần cho tiêu dùng của các hộ gia đình trong một năm nào đó. +có CPI , xác định đựợc tỷ lệ lạm phát: Tỷ lệ = (mức giá hiện tại –mức giá năm trước)*100% lạm phát mức giá hiện tại - Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội –GDP. chỉ số này đo lường mức giá bình quân của tất cả các hàng hóa và dịch vụ tạo nên tổng sản phẩm quốc nội. Chỉ số giảm phát GDP = GDP danh nghĩa *100% GDP thực tế

docx16 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 5174 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tình hình lạm phát Việt Nam từ 2010 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình hình lạm phát việt nam từ 2010 đến nay. Lạm phát. 1.Khái niệm. Lạm phát là mức giá cả chung (mức giá bình quân) tăng lên của nền kinh tế trong một thời hạn nhất định. trong mỗi giai đoạn có thể có giá mặt hàng này tăng, mặt hàng kia giảm, và giá các mặt hàng khác không thay đổi. Nhưng khi mức giá chung tăng lên ta có lạm phát. 2.các chỉ số đo lường lạm phát. - Chỉ số giá tiêu dùng CPI CPI đo lường mức giá bình quân của một nhóm hàng hóa,dịch vụ cần cho tiêu dùng của các hộ gia đình trong một năm nào đó. +có CPI , xác định đựợc tỷ lệ lạm phát: Tỷ lệ = (mức giá hiện tại –mức giá năm trước)*100% lạm phát mức giá hiện tại Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội –GDP. chỉ số này đo lường mức giá bình quân của tất cả các hàng hóa và dịch vụ tạo nên tổng sản phẩm quốc nội. Chỉ số giảm phát GDP = GDP danh nghĩa *100% GDP thực tế 3.phân loại. Lạm phát vừa phải là loại lạm phát xảy ra khi tăng từ từ và có thể dự kiến trước,mức lạm phát mỗi năm dưới 10%,còn gọi là lạm phát một con số. Lạm phát phi mã là loại lạm phát xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng từ 2 đến 3 con số, nghĩa là từ 10% đến dưới 1000%,có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế. Siêu lạm phát là loại lạm phát xảy ra khi có tốc độ tăng giá rất nhanh vượt xa mức lạm phát phi mã, vượt xa tốc độ phát hành tiền ra lưu thông,có tác dụng phá hủy các hoạt động kinh tế. Ví dụ : + Cục dự trữ Liên bang Mỹ FED đã đưa ra mục tiêu lạm phát dài hạn cho năm nay là 1,7 - 2% . + Năm 2010,nước ta có tỷ lệ lạm phát là 11,75%. + Năm 1985,ở Bolivia mức lạm phát là 11.000%. II .Tổng quan về lạm phát năm 2010. 1.tình hình lạm phát năm 2010.  mức lạm phát 2 con số của Việt Nam trong năm 2010 đã chính thức được khẳng định. Con số 11,75% tuy không quá bất ngờ nhưng vẫn vượt so với chỉ tiêu được Quốc hội đề ra hồi đầu năm gần 7%. Trong tháng 12/2010, mức tăng giá tiêu dùng (CPI) của cả nước là 1,98%, cũng là mức tăng cao nhất trong năm. Đóng góp chủ yếu vào con số này là mức tăng giá ở khu vực hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng 3,31% (riêng lương thực tăng tới 4,67%). Cũng trong tháng này, giá nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng mạnh tới 2,53%. Tuy nhiên, tính chung trong cả năm 2010, giáo dục mới là nhóm tăng giá mạnh nhất trong rổ hàng hóa tính CPI (gần 20%). Tiếp đó là hàng ăn (16,18%) và nhà ở - vật liệu xây dựng (15,74%). Bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất giảm giá với mức giảm gần 6% trong năm 2010. Về các địa phương, việc Hà Nội và TP HCM có mức tăng giá (lần lượt là 1,83% và 1,61%) thấp hơn so với trung bình cả nước trong tháng 12 là một diễn biến khá bất ngờ. Trong khi đó, những địa phương có mức trượt giá mạnh trong tháng (khoảng 2%) là Thái Nguyên, Hải Phòng và Gia Lai. Về CPI của các vùng miền, đáng chú ý là chỉ số CPI khu vực nông thôn tháng 12 tăng 2,04%;  cao hơn 1,87% của khu vực thành thị. Trong tháng 12, giá vàng và đôla Mỹ không leo thang mạnh như những tháng trước (lần lượt tăng 5,43% và 2,86%). Tuy nhiên, tính chung trong cả năm 2010, giá vàng đã tăng tới 30% trong khi mức tăng của đôla Mỹ là xấp xỉ 10%. Như vậy, tháng 12 đã là tháng có chỉ số CPI tăng mạnh nhất trong năm 2010. Việc CPI năm 2010 tăng ở mức 2 con số không nằm ngoài dự báo khi từ tháng 9 đến nay chỉ số này đã liên tục tăng mạnh. Song năm này có thể coi là một năm chỉ số giá diễn biến khá phức tạp., chỉ riêng 3 tháng đầu năm 2010, CPI đã tăng 4,12%, gây sức ép lớn lên mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Bộ Công Thương đã nhiều lần khẳng định giá cả tăng không phải do cân đối cung - cầu; nói cách khác về cơ bản, chúng ta đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu (như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, xi măng, sắt thép...). CPI năm 2010 tăng mạnh được cho là do giá cả thế giới tăng, trong khi chúng ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân. Dịch bệnh trong chăn nuôi trong nước diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới tăng trưởng khu vực này; lũ lụt, hạn hán xảy ra ở nhiều nơi với mức độ nghiêm trọng gây thiệt hại lớn... Diễn biến giá tiêu dùng trong năm 2010. Số liệu: Tổng cục Thống kê. Theo tổng cục thống kê, Trong tỷ lệ lạm phát 11,75% năm 2010 của Việt Nam, yếu tố tiền tệ đóng góp tới 4,65% và các yếu tố khác góp 7,1%. yếu tố tiền tệ đã có một “đóng góp” đáng kể trong sự gia tăng vượt chỉ tiêu (dù đã được điều chỉnh) của lạm phát năm 2010, đặc biệt là từ đầu quý 4. Tuy nhiên, trong những thông tin chính thống được phát đi từ Ngân hàng Nhà nước, hay đánh giá của đầu mối chuyên trách tư vấn, đó lại không do hoặc không phải là nguyên nhân chủ yếu. Đánh giá đưa ra là: đến quý 3/2010, về cơ bản, lạm phát được kiềm chế; nhưng sang quý 4/2010, lạm phát tăng cao ngoài khả năng dự đoán. “Nguyên nhân chủ yếu không phải do sai lầm của chính sách và điều hành vĩ mô, chính sách tiền tệ trong năm cũng không phải là nhân tố làm cho lạm phát tăng cao. Nguyên nhân chính là xuất phát từ những nhân tố khách quan như sự bất ổn kinh tế, giá cả thế giới và một số yếu tố chủ quan nội tại của nền kinh tế”.bên cạnh đó, giá cả một số hàng hóa thiết yếu thế giới tiếp tục tăng cao (giá dầu thô và giá xăng - gas tăng, sắt thép, nguyên vật liệu nhập khẩu tăng do kinh tế thế giới phục hồi, giá cả nguyên vật liệu tăng trên 10%), giá vàng biến động mạnh; Trung Quốc mất mùa nên đã thu hút hàng hóa của Việt Nam khá mạnh. Trong nước, dịch bệnh trong nông nghiệp, bão lũ nặng nề ở miền Trung làm ảnh hưởng khá lớn đến cung cầu hàng hóa, giá lương thực thực phẩm tăng do việc chủ động đưa giá lên để tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước và nông dân; tăng lương cơ bản, tăng chi phí giáo dục, y tế; do chi tiêu ngân sách và đầu tư công khá lớn những năm qua và cả năm 2010; kết hợp tỷ giá tăng, giá vàng tăng, yếu tố tâm lý kỳ vọng lạm phát trong dân dẫn đến tổng cầu tăng đột biến, làm giá tăng mạnh ở thời điểm quý 4/2010… đến cuối năm 2010 Việt Nam vẫn chưa "cắt nghĩa" đúng được tình hình lạm phát nên các giải pháp điều hành thời gian qua vẫn nghiêng về "giải pháp để bình ổn giá" mà không phải là để "kiểm soát lạm phát". "Tất cả các biện pháp đối phó của VN đều được đưa ra khi giá cả đã biến động rồi, nên hiệu quả không cao. Minh chứng là nước ta đã đưa ra nhiều giải pháp tập trung vào quý IV của năm nay, trong khi trước đó đều không có hoặc chưa quyết liệt. Các giải pháp bình ổn giá vẫn "nặng về hành chính" nên đã hạn chế tác dụng. Ví dụ, để kiểm soát giá, chúng ta cũng yêu cầu tiểu thương tại các chợ niêm yết giá bán. Tuy nhiên, tiểu thương có hàng nghìn lý do như vàng, tỷ giá tăng, bão lụt… để tăng giá mà các cơ quan chức năng không thể làm gì được. Nếu so sánh với tháng 12-2009, thì tháng 12- 2010 nhiều nhóm hàng đã có mức tăng rất mạnh như chỉ số giá vàng đã tăng 30%, USD Mỹ tăng 9,68%, giáo dục tăng 19,38%, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 16,18% , thực phẩm tăng 16,69%, hàng hóa và dịch vụ khác tăng 11,83%... 2.các giải pháp kiềm chế lạm phát đã áp dụng tại Việt Nam năm 2010. Thứ nhất, tập trung kiềm chế lạm phát. Chính phủ giao NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng; bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng khoảng 25% và tổng phương tiện thanh toán khoảng 20%. Điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện thực tế của thị trường tài chính, tiền tệ và nền kinh tế. Sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất theo hướng giảm dần để tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất thị trường. Thứ hai, thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán. NHNN được giao điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt trong mối quan hệ với lãi suất giữa tiền VN và ngoại tệ, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân thương mại và các kênh đầu tư khác theo hướng ổn định, góp phần khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, huy động được các nguồn ngoại tệ hiện chưa thu hút được từ DN và các tầng lớp dân cư, kiều hối, tiền gửi từ bên ngoài vào VN, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tạo điều kiện để tăng dự trữ ngoại hối. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng để bảo đảm tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 6% và tỷ lệ nhập siêu khoảng 20% trong năm 2010. Thứ ba, bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Bộ Tài chính được giao tăng cường quản lý, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả chi ngân sách nhà nước. Sử dụng linh hoạt các nguồn vốn để bảo đảm yêu cầu chi của ngân sách nhà nước. Thứ tư, bảo đảm ổn định, an toàn của hệ thống tài chính - ngân hàng. Chính phủ giao NHNN kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng; tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát để đánh giá được thực trạng hoạt động của từng ngân hàng thương mại tổ chức tín dụng và của toàn bộ hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng để có phương án xử lý kịp thời khi cần thiết. Thứ năm, tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Thúc đẩy phát triển sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản, chú ý những mặt hàng VN có thế mạnh như gạo, cà phê, thủy sản... Thứ sáu, đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong xã hội. III.Tình hình lạm phát từ đầu năm 2011 đến nay. Bước vào năm 2011, tình hình trong nước và quốc tế đã xuất hiện những khó khăn, thách thức mới. Kinh tế thế giới có những diễn biến phức tạp: Tăng trưởng kinh tế chậm lại; giá lương thực, thực phẩm, dầu thô và nguyên vật liệu cơ bản trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng cao; thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh; nợ công Châu Âu lan rộng; kinh tế Nhật Bản trì trệ sau thảm hoạ kép; lạm phát toàn cầu và các nước trong khu vực tăng cao; bất ổn chính trị ở Trung Đông,… Nguồn: Tổng hợp Trong nước, nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn hơn so với dự báo cuối năm 2010. Tăng trưởng kinh tế (GDP) có xu hướng chậm lại; lạm phát tiếp tục gia tăng; mặt bằng lãi suất cao; giá vàng biến động khó lường; tổn thất do rét đậm, rét hại kéo dài ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã tác động bất lợi đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân. 1.diễn biến lạm phát a.Quý I:  Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam đã lên đến mức cao nhất trong vòng hai năm qua, với gần 14% trong tháng 3/2011 , trong khi chính quyền đang cố gắng ổn định nền kinh tế sau thời gian dài dành ưu tiên cho việc tăng trưởng. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng tăng với nhịp độ 13,9% hàng năm. Nạn lạm phát là một trong những nỗi lo hàng đầu của các chính phủ châu Á, nhưng ở Việt Nam lại càng đáng lo hơn. Tỷ lệ lạm phát trong quý 1 năm nay tăng trung bình 12,79% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là do giá thực phẩm tăng 17%. Vào thời gian này,  chính phủ tuyên bố sẽ theo đuổi “một chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng”, với việc “giảm bớt đầu tư vào khu vực công và quản lý thâm hụt thương mại” vốn đã lên đến 12,4 tỉ đô la trong năm 2010. Chính Phủ đã xoa dịu nỗi lo ngại của các nhà đầu tư và nhà kinh tế hồi tháng 2, thời điểm mà Ngân hàng Nhà nước loan báo phá giá đồng bạc lần thứ tư trong vòng 14 tháng, ở mức 9,3%. Chính quyền Hà Nội đã dành ưu tiên cho việc đấu tranh chống lạm phát. Ngân hàng đã tăng một số lãi suất cơ bản và tiến hành hàng loạt biện pháp nhằm ổn định các chỉ số quan trọng. Ngược lại, chính phủ đã quyết định tăng giá xăng dầu lên 18% và giá điện lên 15% kể từ ngày 1/3. Chỉ số giá + Chỉ số giá tiêu dùng Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2011 tăng 2,17% so với tháng trước. Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, hai nhóm có chỉ số giá tăng cao hơn nhiều mức tăng chung là: Giao thông tăng 6,69%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 3,67%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá thấp hơn mức tăng chung nhưng cao hơn 1% là: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,98% (Lương thực tăng 2,18%, thực phẩm tăng 1,57%, ăn uống ngoài gia đình tăng 3,06%); thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,22%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá bằng hoặc dưới mức 1% gồm : May mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,0%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,98%; giáo dục tăng 0,9%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,88%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,71%; bưu chính viễn thông tăng 0,02%. Chỉ số giá tiêu dùng ba tháng đầu năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tháng trước = 100 Tháng 1 101,1 101,2 101,05 102,38 100,32 101,36 101,74 Tháng 2 102,5 102,1 102,17 103,56 101,17 101,96 102,09 Tháng 3 100,1   99,5 99,78 102,99 99,83 100,75 102,17 Tháng 12 năm trước = 100 Tháng 1 101,1 101,2 101,05 102,38 100,32 101,36 101,74 Tháng 2 103,6 103,3 103,24 106,02 101,49 103,35 103,87 Tháng 3 103,7 102,8 103,02 109,19 101,32 104,12 106,12 Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2011 tăng 6,12% so với tháng 12/2010; tăng 13,89% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I năm nay tăng 12,79% so với bình quân cùng kỳ năm 2010. + Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ Chỉ số giá vàng tháng 3/2011 tăng 5,0% so với tháng trước; tăng 4,58% so với tháng 12/2010; tăng 41,27% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 3/2011 tăng 3,06% so với tháng trước; tăng 3,70% so với tháng 12/2010; tăng 12,05% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số giá tiêu dùng , chỉ số giá vàng và đô la Mỹ tháng 3/2011. Đơn vị tính: % Tháng 3 năm 2011 so với Chỉ số giá quý I năm 2011 so với cùng kỳ năm 2010 Kỳ gốc 2009 Tháng 3/2010 Tháng 12/2010 Tháng 2/2011 Chỉ số giá tiêu dùng . 123.51 113.89 106.12 102.17 112.79 Dịch vụ ăn uống 130.63 118.33 108.31 101.98 117.38 Trong đó:LT Thực phẩm Ăn uống ngoài gđ 134.06 117.49 106.09 102.18 115.66 129.93 119.25 109.08 101.57 118.78 129.00 116.23 108.39 103.06 114.77 Đồ uống,thuốc lá 119.79 110.79 104.76 100.88 110.31 May mặc 116.70 109.90 104.25 101.00 109.29 Nhà ở và VLXD 132.32 116.91 105.92 103.67 115.53 Đồ dùng gđ 111.21 107.37 102.65 101.22 106.89 Dịch vụ y tế 106.17 104.51 101.38 100.71 104.29 Giao thông 124.08 109.51 108.64 106.69 105.08 Bưu chính VT 90.07 95.52 99.95 100.02 94.99 Giáo dục 129.83 124.33 104.74 100.90 123.42 Văn hóa.giải trí 110.26 106.03 102.83 100.98 105.69 Đồ dùng và dv # 122.01 110.16 103.84 101.39 109.98 Chỉ số giá vàng 193.87 141.27 104.58 105.00 137.07 Chỉ số giá USD 123.44 112.05 103.70 103.06 110.53 +Chỉ số giá sản xuất Chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I/2011 tăng 9,69% so với quý trước và tăng 23,12% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số giá sản xuất công nghiệp quý I/2011 tăng 5,05% so với quý trước và tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất quý I/2011 tăng 5,91% so với quý trước và tăng 15,23% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá xuất khẩu quý I/2011 tăng 4,48% so với quý trước và tăng 9,89% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số giá nhập khẩu quý I/2011 tăng 3,38% so với quý trước và tăng 7,99% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá cước vận tải quý I/2011 tăng 5,86% so với quý trước và tăng 11,47% so với cùng kỳ năm 2010. b.Quý II: Lạm phát gia tăng mạnh Trong những tháng đầu năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng rất cao. Giá tiêu dùng tháng 6/2011 so với tháng 12/2010 đã lên đến 13,29% (so với cùng kỳ tăng đến 20,82%). Hiện nay, lạm phát của Việt Nam đang cao nhất Châu Á, nhì thế giới, chỉ sau mỗi Venezuela, trong khi hiện nay Trung Quốc lạm phát 6,4%, Thái Lan 4%, Indonesia 5,5%, Philippines 4,7%. Bên cạnh đó, chỉ số giá của tất cả các nhóm hàng trong rổ tính CPI đều tăng so với cùng kỳ năm 2010, trừ nhóm hàng bưu chính viễn thông giảm 6,43% so với cùng kỳ. Trong đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm có tỷ lệ tăng mạnh nhất (tăng 30,15% so với cùng kỳ năm 2010), vì vậy, đây cũng là nhóm hàng đóng góp nhiều nhất vào tỷ lệ tăng trưởng CPI (đóng góp 12,04% trong tổng số 20,82%), theo sau là các nhóm hàng vật liệu xây dựng (2,18%) và giao thông (1,8%). Điều này cũng dễ hiểu, từ đầu năm đến nay giá lương thực thực phẩm thế giới tăng cao (do bất ổn chính trị Trung Đông, động đất Nhật Bản), giá xăng trong nước tăng kỷ lục vào đầu năm, giá điện tiếp tục tăng 15,28% trong tháng 3/2011. Xu hướng tăng giá lương thực thực phẩm cũng như các yếu tố đầu vào khác (xăng, dầu, điện) dự báo sẽ tiếp tục có những diễn biến khó lường trong những tháng cuối năm. Bảng 2. Tỉ lệ đóng góp vào tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng của các nhóm hàng hóa trong rổ tính CPI Đơn vị:% Nhóm hàng Quyền số Tốc độ tăng chỉ số giá  so với cùng kỳ năm 2010 Tỉ lệ đóng góp  vào tăng trưởng CPI Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 39,93 30,15 12,04 Đồ uống và thuốc lá 4,03 12,32 0,50 May mặc 7,28 12,57 0,92 Nhà ở và vật liệu xây dựng 10,01 21,74 2,18 Thiết bị và đồ dùng gia đình 8,65 9,25 0,80 Thuốc và dịch vụ y tế 5,61 6,27 0,35 Giao thông 8,87 20,26 1,80 Bưu chính viễn thông 2,73 -6,43 -0,18 Giáo dục 5,72 25,24 1,44 Nguồn:Tổng cục thống kê và tính toán của Viện chiến lược Lạm phát tăng cao tác động đến xu hướng tăng mạnh của lãi suất huy động và cho vay trên thị trường. Trước tình hình đó, NHNN đã ban hành thông tư 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam không vượt quá 14%/năm, nhằm tránh một cuộc đua lãi suất không lành mạnh giữa các ngân hàng, gây bất ổn cho hệ thống. Tuy nhiên, với trần lãi suất 14%/năm, cùng với việc tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ đã lên đến 20,82%, lãi suất huy động và cho vay thực đang ở mức âm. Vì thế, trong thời gian qua các ngân hàng thương mại đã “xé rào” lãi suất huy động cả VND và USD, huy động vốn với mức lãi suất bình quân khoảng 17-18%/năm, lãi suất cho vay VND bình quân thực tế khoảng 18,74%/năm, trong đó lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất đã lên đến 22-25%/năm, lãi suất huy động USD với mức 3-3,5%/năm, cao hơn mức quy định là 2%. Cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng nếu không được ngăn chặn triệt để sẽ có thể đem lại những hệ lụy lớn cho nền kinh tế và hệ thống ngân hàng, đây là một áp lực lớn đối với cơ quan điều hành CSTT và hệ thống ngân hàng trong thời gian tới. Diễn biến CPI, lãi suất huy động, cho vay (bình quân) danh nghĩa và thực tế 6 tháng đầu năm 2011 c.Qúy III: Được tạo đà từ kỳ trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2011 tiếp tục hạ thấp hơn, khi tăng 0,82% so với tháng 8. Góc nhìn tích cực là CPI đang tạo thành xu hướng đi xuống với tốc độ tăng tháng sau so với tháng trước thấp dần trong khoảng 2 tháng gần đây. Tuy nhiên, biên độ điều chỉnh không nhiều là điểm cần chú ý ở góc độ nhìn nhận tác động vĩ mô. So với chuỗi chỉ số giá tiêu dùng các tháng 9 của khoảng 15 năm gần đây, CPI tháng này đứng thứ ba về mức tăng, chỉ thấp hơn tháng 9 năm 1998 và 2010, cho thấy lạm phát còn tăng bất thường. Với mức tăng vẫn treo khá cao, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 so với cuối năm ngoái đã tăng 16,63%, cao hơn tới gần 1 điểm phần trăm so với con số được Tổng cục Thống kê công bố tháng trước. Sức tăng CPI theo tháng như hiện nay là thách thức lớn với mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay, mới được điều chỉnh lên khoảng 18%. Nhưng do chỉ số giá theo tháng thấp hơn tháng 9 năm ngoái, CPI so với cùng kỳ đã rời đỉnh 23,02% tại tháng trước xuống chỉ còn tăng 22,42% trong tháng này, kết thúc chuỗi tăng liên tiếp khoảng 1 năm nay.  Suốt từ nửa cuối tháng 7 đến hết tháng 9/2011, một số nguồn dữ liệu cho thấy Ngân hàng Nhà nước không còn hút ròng qua thị trường mở. Ngược lại, lãi suất qua đêm thị trường liên ngân hàng đột ngột tăng mạnh từ khoảng cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, giai đoạn này lãi suất từ khoảng 10,25% đã tăng lên đến đỉnh điểm có lúc gần 14%.  Đáng chú ý là CPI nhóm giáo dục tăng tới 8,62% so với tháng trước. Dù quyền số chỉ ở mức 5,72% nhưng với mức tăng rất cao, nhóm này đã góp vào CPI chung cả nước quá nửa, khoảng 0,49%. Với nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, diễn biến tích cực là chỉ số giá thực phẩm đã giảm sau nhiều tháng tăng liên tiếp. Mức giảm dù nhẹ, chỉ 0,28%, nhưng đủ kìm chỉ số giá chung khoảng 0,07%. Tuy nhiên, với CPI lương thực tăng 1,53% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,9% đã xóa sạch toàn bộ nỗ lực kể trên. Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng này vẫn tăng 0,28%. Chỉ số giá vàng tháng 9/2011 tăng mạnh 13,14% so với
Tài liệu liên quan