Chuyên đề tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Deloitte Vietnam

Hoà cùng xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang chuyển mình đổi thay và đã thu được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng và hết sức đáng mừng, được cả cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Trong bối cảnh đó, hoạt động kiểm toán đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với các cơ quan quản lý chức năng mà còn đối với cả doanh nghiệp được kiểm toán và là nhu cầu tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường. Một nền kinh tế phát triển lành mạnh và an toàn đòi hỏi phải được cung cấp các dịch vụ kiểm toán hoàn hảo có chất lượng cao. Hoạt động của các công ty kiểm toán rất phát triển ở các nước có nền kinh tế phát triển. Ở Việt Nam, kiểm toán độc lập chính thức xuất hiện vào năm 1991 với sự ra đời của hai công ty kiểm toán là công ty VACO (nay là Deloitte Vietnam) và công ty AASC. Đến nay, kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã phát triển nhanh tróng bằng việc hình thành một hệ thống các công ty kiểm toán độc lập với đầy đủ hình thức sở hữu (Nhà nước , TNHH, 100% vốn nước ngoài, liên doanh ). Hiện nay, dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính rất phát triển do nhu cầu được kiểm toán Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp là rất lớn. Một phần vì Báo cáo tài chính giống như tấm gương phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Khoản mục Tài sản cố định thường đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Vì vậy, việc hạch toán tài sản cố định cũng như việc trích lập chi phí khấu hao cần phải được tính toán chính xác. Bên cạnh đó, tài sản cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nên những sai sót sẽ có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Với những lý do đó cho thấy kiểm toán khoản mục tài sản cố định có vai trò hết sức quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính.

docx92 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Deloitte Vietnam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Hoà cùng xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang chuyển mình đổi thay và đã thu được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng và hết sức đáng mừng, được cả cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Trong bối cảnh đó, hoạt động kiểm toán đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với các cơ quan quản lý chức năng mà còn đối với cả doanh nghiệp được kiểm toán và là nhu cầu tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường. Một nền kinh tế phát triển lành mạnh và an toàn đòi hỏi phải được cung cấp các dịch vụ kiểm toán hoàn hảo có chất lượng cao. Hoạt động của các công ty kiểm toán rất phát triển ở các nước có nền kinh tế phát triển. Ở Việt Nam, kiểm toán độc lập chính thức xuất hiện vào năm 1991 với sự ra đời của hai công ty kiểm toán là công ty VACO (nay là Deloitte Vietnam) và công ty AASC. Đến nay, kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã phát triển nhanh tróng bằng việc hình thành một hệ thống các công ty kiểm toán độc lập với đầy đủ hình thức sở hữu (Nhà nước , TNHH, 100% vốn nước ngoài, liên doanh…). Hiện nay, dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính rất phát triển do nhu cầu được kiểm toán Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp là rất lớn. Một phần vì Báo cáo tài chính giống như tấm gương phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Khoản mục Tài sản cố định thường đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Vì vậy, việc hạch toán tài sản cố định cũng như việc trích lập chi phí khấu hao cần phải được tính toán chính xác. Bên cạnh đó, tài sản cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nên những sai sót sẽ có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Với những lý do đó cho thấy kiểm toán khoản mục tài sản cố định có vai trò hết sức quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, trong thời gian thực tập từ ngày 1/1/2008 đến 15/4/2008, em đã được tìm hiểu hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục tài sản cố định nói riêng tại Công ty TNHH Deloitte Vietnam. Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được chia làm ba phần với nội dung khái quát như sau: Chương I: Tổng quan về Công ty TNHH Deloitte Vietnam. Chương II: Thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Deloitte Vietnam thực hiện. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Deloitte Vietnam. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Deloitte Vietnam, em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các anh chị trong công ty và cô giáo Th.s Nguyễn Thị Mỹ cùng với sự cố gắng của bản thân để hoàn thành Báo cáo chuyên đề này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị trong công ty và cô giáo Th.s Nguyễn Thị Mỹ đã giúp em hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DELOITTE VIETNAM 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: Công ty TNHH Deloitte Vietnam mà tiền thân là Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) có lịch sử phát triển lâu đời nhất trong các công ty kiểm toán tại Việt Nam. Quá trình phát triển của công ty có một số mốc quan trọng có thể được khái quát như sau. Công ty kiểm toán Việt Nam – VACO được thành lập theo Quyết định số 165/TC/QĐ-TCCB ngày 13/5/1991 của Bộ Tài chính, là công ty kiểm toán độc lập đầu tiên được thành lập tại Việt Nam. Công ty Kiểm toán Việt Nam được chuyển đổi từ hình thức doanh nghiệp nhà nước sang hình thức công ty TNHH một thành viên theo Quyết định số 1297/QĐ/TC/BTC ngày 30/6/2003 của Bộ Tài chính về việc “chuyển đổi Công ty Kiểm toán Việt Nam thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Việt Nam”. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH một thành viên số 0104000112 ngày 19 tháng 01 năm 2004 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Dưới đây là một số thông tin chính về công ty VACO. Từ khi ra đời, VACO đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Chứng minh cho điều đó là sự thành lập ba chi nhánh tại ba thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng. Từ năm 1992, VACO bắt đầu hợp tác với hãng Deloitte Touche Tohmatsu và tháng 4 năm 1994 liên doanh VACO – DTT chính thức được thành lập. Ngày 01 tháng 10 năm 1997, VACO đã chính thức được công nhận là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu với sự đại diện của phòng dịch vụ quốc tế (ISD). Kể từ đó, VACO – ISD là đại diện hợp pháp của Deloitte Touche Tohmatsu tại Việt Nam. Đây là một bước ngoặt lớn mở ra một thời kỳ phát triển vượt bậc về chuyên môn nghề nghiệp để VACO có thể sánh với các hàng kiểm toán lớn trên thế giới. Như vậy, VACO là công ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế và trở thành thành viên của một hãng kiểm toán và tư vấn hàng đầu thế giới. Với sự kết hợp giữa uy tín và kinh nghiệm của một công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam với kinh nghiệm và uy tín của hãng kiểm toán quốc tế lớn đã tạo cho VACO một sức mạnh riêng hơn hẳn tất cả các công ty kiểm toán khác tại Việt Nam. Gần đây nhất, ngày 7/5/2007, Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) đã chính thức công bố hoàn thành việc chuyển đổi sở hữu và trở thành thành viên đầy đủ của Deloitte Touche Tohmatsu - một trong bốn hãng kiểm toán lớn nhất thế giới. Nhân dịp này, VACO cũng công bố chính thức đổi tên thành Deloitte Vietnam, tên đầy đủ là Công ty TNHH Deloitte Vietnam, hiện diện đầy đủ của một hãng kiểm toán danh tiếng nhất trên thế giới tại Việt Nam. Một số thông tin thêm về Deloitte Vietnam: Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0102030181 ngày 18/10/2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Tên giao dịch: Deloitte Vietnam Company Limited. Tên viết tắt: Deloitte Vietnam Co., Ltd. Vốn điều lệ: 9.077.000.000 VNĐ Logo công ty:  /   Chính thức hoàn thành hoàn thành quá trình chuyển đổi sở hữu từ công ty TNHH một thành viên trực thuộc bộ tài chính trở thành công ty TNHH hai thành viên trở lên theo đúng quy định của Nhà nước về kiểm toán độc lập và độc lập hoàn toàn với Bộ Tài chính. Theo quy định tại Nghị định 105/2004NĐ-CP ngày 30/3/2004 và Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ về kiểm toán độc lập, tất cả các công ty kiểm toán có sở hữu nhà nước phải chuyển đổi sở hữu sang các mô hình khác có thể là mô hình công ty TNHH hoặc công ty hợp danh. Quá trình chuyển đổi sở hữu thành công cùng với việc độc lập hoàn toàn với Bộ Tài chính là những điều kiện tiên quyết để VACO chính thức trở thành hiện diện đầy đủ của Deloitte Touche Tohmatsu tại Việt Nam. Trải qua 17 năm hình thành và phát triển, Deloitte Vietnam đã có những bước tiến vượt bậc, đạt được nhiều thành tích cao và luôn là lá cờ đầu trong ngành kiểm toán ở Việt Nam. Với những kết quả đạt được, Deloitte Vietnam (trước đây là VACO) đã nhận được một số danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng. Những kết quả mà Deloitte Vietnam đạt được là không thể phủ nhận. Để minh họa cho kết quả đó có thể theo dõi số liệu được phản ánh ở bảng 1.1. Bảng 1.1: Tốc độ phát triển của Deloitte Vietnam qua ba năm gần đây STT  NỘI DUNG  NĂM 2005 (1/10/04 – 30/9/05)  NĂM 2006 (1/10/05 – 30/6/06)  NĂM 2007 (1/7/06 – 30/6/07)   1  Doanh thu (1000VNĐ)  64.825.709  62.751.543  98.762.685   2  Nộp ngân sách (1000VNĐ)  8.430.059  8.070.585  13.705.314   3  Số lao động (người)  409  345  293   4  Doanh thu/lao động  158.498  181.889  337.074   (Nguồn: Phòng kế toán công ty) Trước hết cần phải biết rằng chế độ kế toán của công ty có thay đổi. Trước kia Deloitte Vietnam (VACO) hạch toán theo năm tài chính kết thúc ngày 30/9. Sau khi trở thành thành viên của Deloitte quốc tế, năm tài chính của Deloitte Vietnam đã có sự thay đổi để phù hợp với Deloitte quốc tế, kể từ đó (năm 2007) công ty lấy ngày 30/6 hàng năm để kết thúc năm tài chính. Như vậy, trong bảng 1.1 có sự chênh lệch nhỏ về thời gian giữa các năm. Trong năm 2005 và 2007 tính đủ trong 12 tháng nhưng trong năm 2006 chỉ tính trong 9 tháng, nguyên nhân là do có sự thay đổi ở trên. Nhìn tổng quan thì các chỉ tiêu về doanh thu đều tăng mạnh qua 3 năm. Năm 2006 tuy chỉ tính cho 9 tháng nhưng doanh thu cung xấp xỉ bằng cả năm 2005. Nộp ngân sách cũng chỉ kém hơn 359.474 (1000VNĐ). Đến năm 2007 cho thấy một sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu cung như nộp ngân sách. So với năm 2005, doanh thu bằng 1,52 lần, nộp ngân sách bằng 1,63 lần. Với đà phát triển này thì công ty sẽ dễ dàng vượt mức doanh thu 100 tỷ đồng trong năm 2008. Cần phải lưu ý rằng Deloitte Vietnam là công ty đầu tiên của Việt Nam đạt doanh thu 1 triệu USD/năm vào năm 1996. Chỉ số Doanh thu/lao động càng phản ánh rõ nét mức tăng trưởng của công ty, trong 2 năm 2005 và 2006 chỉ ở tầm 150 đến 200 triệu đồng/người thì đến năm 2007 là 337 triệu đồng/người, đó là một sự bứt phá mạnh mẽ. Hầu như các chỉ tiêu về doanh thu đều tăng nhưng chỉ tiêu về số nhân công lại giảm trong ba năm trở lại đây. Để thấy rõ được sự biến động này có thể theo dõi Hình 1.1. Hình 1.1: Số lượng lao động qua các năm (người) / (Nguồn: Phòng nhân sự công ty) Sự biến động về số lao động trong công ty do nhiều nguyên nhân gây ra. Từ năm 2001 đến năm 2005 tăng lên đều đặn và đạt đỉnh điểm vào năm 2005. Trong những năm này, thị trường kiểm toán ở Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh, tuy nhiên các công ty kiểm toán chưa xuất hiện nhiều, nhân lực còn hạn chế, với uy tín của công ty nên đã thu hút một lượng lớn lao động trong ngành kiểm toán. Đặc biệt tăng mạnh trong năm 2004 tăng 52 người, năm 2005 tăng 30 người. Tuy nhiên, đến năm 2006 lại giảm mạnh và chỉ còn 345 người, giảm 64 người. Tiếp đến năm 2007 giảm tiếp 52 người. Nguyên nhân có thể do chính sách phát triển của công ty cho phù hợp với Deloitte thế giới, công ty chỉ tuyển những lao động thực sự có chất lượng. Một nguyên nhân nữa là do thị tường kiểm toán ở Việt Nam đang phát triển rất mạnh, nhiều các công ty kiểm toán được thành lập, nhưng số lượng nhân công được đào tạo hàng năm tăng không đáng kể, do đó có một số lao động của công ty đã chuyển đi. Ngoài ra còn nhiều các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác. Nhưng nhìn tổng thể thì sự thay đổi đó không đáng lo ngại, vì số lượng lao động trong mấy năm gần đây có giảm nhưng doanh thu của công ty vẫn tăng đều, điều đó khẳng định được chất lượng của các Kiểm toán viên cũng như uy tín của công ty. Hiện nay, công ty vẫn đang dẫn đầu trong cả nước về số lượng Kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề, khả năng thành thạo tiếng anh trong công ty đạt 90%, các nhân viên trong công ty đều được đào tạo rất đầy đủ, một số có bằng thạc sĩ, chứng chỉ đào tạo nước ngoài. Đây là những điểm đáng tự hào của công ty. Một điểm cần chú ý nữa là khách hàng của công ty. Với uy tín ngày càng được khẳng định nên số lượng khách hàng của công ty ngày càng tăng. Cơ cấu doanh thu theo đó cũng có sự thay đổi, có thể theo dõi hình 1.2. Hình 1.2: Doanh thu theo loại hình khách hàng năm 2007 / (Nguồn: Phòng kế toán công ty) Nhìn vào hình trên có thể thấy rõ được loại hình khách hàng chính mà công ty cung cấp dịch vụ. Với 57% trong tổng số doanh thu năm 2007, doanh thu có được từ khách hàng là DN vố ĐT nước ngoài luôn chiếm vị trí cao nhất. Đứng ngày sau thuộc về khách hàng là những DNNN với 22% nhưng chi bằng một nửa của DN vốn ĐT nước ngoài. Hai loại hình khách hàng còn lại là các Dự án quốc tế và Đơn vị HCSN và các công ty CP khác có tỷ lệ ngang nhau chiếm tổng số 21%. Con số này mới chỉ xấp xỉ bằng DNNN. Nhìn trên một khía cạnh khác, doanh thu được phân loại theo các loại hình dịch vụ cung cấp. Hình 1.3: Doanh thu theo loại hình dịch vụ năm 2007 / (Nguồn: Phòng kế toán công ty) Kiểm toán BCTC luôn là loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp nhiều nhất. Chiếm đến 64% trong tổng số doanh thu là một con số không nhỏ, có thể dễ dàng hiểu được điều này do đặc điểm khách hàng ở thị trường kiểm toán Việt Nam. Phần lớn các khách hàng đều có xu hướng kiểm toán BCTC, đặc biệt là đối với các công ty chứng khoán thì BCTC được kiểm toán là điều bắt buộc. Trái lại, dịch vụ kiểm toán XDCB đang còn chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ với 2%. Hiện tại, công ty đang củng cố hoàn thiện dần việc cung cấp dịch vụ kiểm toán XDCB. Điều này thể hiện rõ qua việc công ty thành lập công ty con VACO chuyên về kiểm toán XDCB. Tư vấn thuế TC luôn là dịch vụ đem lại doanh thu đứng thứ hai sau kiểm toán BCTC. Tuy nhiên, với 21% vẫn chỉ bằng 1/3 so với kiểm toán BCTC. Kiểm toán DA cũng chiếm một tỷ lệ nhất định với 11%. Còn lại là các dịch vụ khác với 2% trong tổng doanh thu. Cơ cấu doanh thu theo loại hình khách hàng cũng như loại hình dịch vụ được dự đoán sẽ không có sự thay đổi lớn trong thời gian tới. Kiểm toán BCTC, và khách hàng là DN vốn ĐT nước ngoài vẫn luôn đứng vị trí hàng đầu trong tổng doanh thu của công ty. Nhìn tổng thể, công ty đang đứng trước nhưng thuận lợi và khó khăn nhất định. Đang trong giai đoạn hoà nhập với Deloitte thới giới, Deloitte Vietnam vẫn còn nhiều công việc phải làm cho phù hợp với Deloitte thế giới. Nhưng mặt khác, thị trường kiểm toán ở Việt Nam đang rất phát triển, các công ty và doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều, nguồn nhân lực cũng đang được đào tạo đầy đủ tại các trường đại học, và điều thuận lợi nhất là uy tín của công ty được khẳng định trên toàn cầu. Với những gì đã phân tích ở trên cho thấy những thành công lớn đang chào đón công ty phía trước. 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động: Hiện nay, Deloitte Vietnam đang trong giai đoạn chuyển đổi dần cơ cấu bộ máy tổ chức cho phù hợp với Deloitte quốc tế. Do đó mà cơ cấu tổ chức bộ máy cũng có thay đổi so với năm trước. Có thể khái quát bộ máy quản lý và hoạt động qua hai sơ đồ sau. Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý  Đứng đầu là ban lãnh đạo của tổ chức Deloitte Đông Nam Á, có nhiệm vụ điều hành hoạt động của 7 thành viên là Deloitte các nước. Trong ban lãnh đạo được phân ra tương ứng với bốn loại hình dịch vụ chính mà Deloitte cung cấp. Tương ứng bốn lĩnh vực này là bốn người đứng đầu, họ có trách nhiệm liên lạc và phối hợp hoạt động với các bộ phận tưng ứng và TGĐ ở Deloitte các nước. Tại Deloitte Vietnam, trưởng các bộ phận có nhiệm vụ phối hợp với Deloitte Đông Nam Á và trợ giúp lẫn nhau. Mọi hoạt động đều được thông qua TGĐ - Md. Thanh. Để nâng cao chất lượng hoạt động, Deloitte Vietnam còn có các bộ phận trợ giúp cho các trưởng bộ phận và TGĐ về DRR, nhân lực và đào tạo, kế toán - kiểm toán, công nghệ thông tin. Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động  Về cơ bản, bộ máy hoạt động của công ty cũng không có sự thay đổi lớn. Đứng đầu điều hành toàn công ty là Chủ tịch kiêm TGĐ Md. Thanh. Có trách nhiệm điều hành, tổ chức và quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Ban giám đốc bao gồm các giám đốc, phó giám đốc có trách nhiệm giúp việc cho TGĐ trong việc điều hành công ty theo sự phân công và uỷ quyền của TGĐ từng thời kỳ, chịu trách nhiệm trước TGĐ về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo phân công trách nhiệm trong Ban giám đốc trong từng thời kỳ. Chịu trách nhiệm duy trì và phát triển kinh doanh của công ty theo mảng dịch vụ được phân công phụ trách, chịu trách nhiệm phát triển khách hàng, đảm bảo kế hoạch doanh thu và tăng trưởng kế hoạch doanh thu do TGĐ công ty giao cho từng năm, từng thời kỳ. Đội ngũ chuyên gia nước ngoài có nhiệm vụ trợ giúp cho TGĐ và các phòng ban về mặt nghiệp vụ và các hợp đồng kiểm toán của công ty. Đóng góp cho sự phát triển của công ty trong tương lai bằng việc sử dụng kinh nghiệm có được từ làm việc tại Deloitte quốc tế. Các khối phòng nghiệp vụ bao gồm phòng Kiểm toán 1; 2, phòng Dịch vụ quốc tế, phòng quản lý rủi ro, phòng tư vấn tài chính và giải pháp doanh nghiệp, phòng tư vấn thuế thực hiện những chức năng chính trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Số lượng nhân viên trong phòng kiểm toán luôn chiếm đa số trong tổng nhân viên trong công ty. Điều đó cho thấy công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán là chủ yếu. Giữa hai phòng luôn có sự phối hợp và sử dụng nhân viên giữ hai bên để thực hiện tốt nhất công việc được giao. Khối hành chính bao gồm các phòng IT, phòng kế toán, phòng nhân sự, phòng hành chính. Đứng đầu các phòng này là các trưởng phòng. Các trưởng phòng có trách nhiệm thực hiện công việc được giao và báo cáo lên Ban giám đốc, điều hành công việc của phòng để đạt được kết quả tốt nhất. Nhiệm vụ chính của các phòng này là hỗ trợ về mặt hành chính cho Ban giám đốc, các phòng nghiệp vụ để thực hiện tốt công việc được giao. Khối các chi nhánh, công ty bao gồm ba chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Đứng đầu các chi nhánh là các Giám đốc chi nhánh. Các chi nhánh có trách nhiệm đại diện cho tổng công ty kí kết các văn bản trong khả năng cho phép và cung cấp những dịch vụ cơ bản. Hoạt động của ba chi nhánh cho thấy được quy mô hoạt động của công ty rất rộng, trải dài từ Bắc vào Nam. Đặc biệt phải kể đến chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động của chi nhánh này rất mạnh với khoảng 50 nhân viên. Giữa các phòng ban trong công ty luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với nhau để hoàn thành tốt nhất công việc được giao và trở thành một tổng công ty vững mạnh trong cung cấp dịch vụ kiểm toán. 1.3. Hoạt động cung cấp dịch vụ của công ty: 1.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh: Sau khi trở thành Deloitte quốc tế, các dịch vụ của Deloitte Vietnam vẫn được cung cấp đầy đủ như trước và dần hoàn thiện những dịch vụ mới để phù hợp với Deloitte quốc tế. Dưới đây là các dịch vụ mà Deloitte Vietnam cung cấp: Dịch vụ Kiểm toán. Dịch vụ tư vấn và giải pháp doanh nghiệp. Dịch vụ tư vấn thuế. Dịch vụ Đào tạo và Quản lý nguồn nhân lực. Deloitte Vietnam là Công ty kiểm toán đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam cung cấp các dịch vụ chuyên ngành cho nhiều khách hàng lớn thuộc mọi thành phần kinh tế như các doanh nghiệp sở hữu nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các dự án quốc tế... Đặc biệt là kể từ sau khi trở thành thành viên chính thức của DTT từ năm 1997, Deloitte Vietnam luôn nhận được sự hỗ trợ cũng như sự hợp tác về nhiều mặt của các văn phòng DTT trên toàn cầu. Vì vậy, các loại hình dịch vụ Công ty cung cấp cũng ngày càng được mở rộng và có chất lượng ngày càng cao. So với các công ty kiểm toán nói chung và ngoài Big 4 nói riêng, Deloitte Vietnam vẫn giữ được vị trí hàng đầu ở Việt Nam, đặc biệt là vẫn có được những khách hàng là các tập đoàn lớn ở Việt Nam như: Tập đoàn than, tập đoàn dầu khí, điện lực, hàng không... Hình 1.4: Tình hình biến động khách hàng của công ty / Số lượng khách hàng của công ty tăng liên tục trong ba năm gần đây. Năm 2006 tăng lên 51 khách hàng và năm 2007 là 48 khách hàng. Đây là một tín hiệu rất tốt cho sự phát triển của công ty trong tương lai. Với mục tiêu đạt được hơn 800 khách hàng trong năm 2008 là hoàn toàn có thể thực hiện được. Một điều đáng chú ý là nghề kiểm toán làm việc theo tính chất mùa vụ. Mùa bận rộn nhất vào kéo dài từ tháng 1 đến tháng 6. Tuy nhiên, công ty có chính sách làm việc cho nhân viên rất rõ ràng. Vào mùa bận rộn thời gian làm việc được quy định 44h/1tuần, còn bình thường là 40h/tuần. Trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 12, nhân viên công ty sẽ được tham gia vào các khóa học đê nâng cao kiến thức, đi du lịch nghỉ ngơi... Có thể nói công ty có chính sách đãi ngộ nhân viên, phân phối thời gian rất hợp lý. Tại Việt Nam, kiểm toán độc lập đang có những bước phát triển mạnh mẽ, nhu cầu kiểm toán ngày càng cao và đặc biệt là chất lượng kiểm toán ngày càng phải đáp ứng. Với xu hướng phát triển đó đang hứa hẹn một tương lai sáng cho các công ty kiểm toán nói chung và Deloitte Vietnam nói riêng. Với vị thế là một Big 4, Deloitte Vietnam sẽ ngày càng vươn xa hơn trong quá trình phát triển của kiểm toán độc lập Việt Nam. 1.3.2. Các loại hình dịch vụ công ty cung cấp: Dịch vụ Kiểm toán: Với đội ngũ kiểm toán viên quốc gia nhiều nhất so với các công ty kiểm toán khác ở Việt Nam, bao gồm c
Tài liệu liên quan