Chuyên đề Trình tự kỹ thuật thi công đường

- Đường nối Kim Phượng-Chu Kỡ huyện Định Húa Tỉnh Thỏi Nguyờn là tuyến đường hết sức quan trọng nó thúc đẩy nền kinh tế của huyện Định Húa nói chung, nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống. Việc đưa các thông tin, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống cho đồng bào các dân tộc được nhanh chóng và kịp thời. Tăng cơ hội tạo ra thu nhập và giảm chi phí hàng ngày cho người dân địa phương

doc30 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Trình tự kỹ thuật thi công đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐHCN GIAO THÔNG VẬN TẢI CƠ SỞ III BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYỀN ĐỀ : TRÌNH TỰ KỸ THUẬT THI CÔNG ĐƯỜNG Sinh Viờn Thực Hiện : Phạm Xuõn Phũng Lớp : 61CĐB3 Chuyờn Ngành : Cụng Trỡnh Giảng Viên Hướng Dẫn : Hoàng Thị Thu Hiền PHầN I: THUYẾT MINH CHUNG I/ Tầm quan trọng cua tuyến đường - Đường nối Kim Phượng-Chu Kỡ huyện Định Húa Tỉnh Thỏi Nguyờn là tuyến đường hết sức quan trọng nó thúc đẩy nền kinh tế của huyện Định Húa nói chung, nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống. Việc đưa các thông tin, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống cho đồng bào các dân tộc được nhanh chóng và kịp thời. Tăng cơ hội tạo ra thu nhập và giảm chi phí hàng ngày cho người dân địa phương II: Tình hình địa chất,khí hậu, thủy văn,và tình hình cung câp nguyên vật liệu 1. Địa hỡnh dọc tuyến Qua xem xét hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ thiết kế tổ chức thi công tổng thể kết hợp với kết quả điều tra thu thập tài liệu thăm dò địa chất dọc tuyến kết quả cho thấy địa chất chủ yếu là đất cấp III. Đây là loại đất tạo điều kiện thuận lợi cho thi công và sự ổn định của đường. Địa hình khu vực đoạn đường nằm trong khu vực dan cư,đồi núi và ruộng cấy. 2. Thuỷ văn. Do đặc điểm của khí hậu gió mùa chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 , khi nước mưa tập trung đổ từ trên sườn núi vận tốc nước chảy tương đối lớn, tuy nhiên, do ở vùng cao lên thoát nước nhanh. Mựa khụ bắt đầu từ thắng 11 và kết thỳc vào tháng 3 năm sau. Về mùa mưa nước lũ từ các vùng thượng nguồn đổ về dâng cao rất nhanh và cũng rút nhanh. 3. Khí hậu. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa và có ảnh hưởng của gió Tây Bắc và cú những nét đặc thự của khớ hậu vựng nỳi .Tuyến nằm trên địa phận huyện Đinh Hóa tỉnh Thái Nguyên, là nơi tiếp nhận sớm gió mùa Đông Bắc tràn vào lãnh thổ Việt Nam, cho nên đây là nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa cực đới, đem lại sự hạ thấp nhiệt độ mùa Đông rõ rệt hơn cả. So với các vùng khác ở cùng độ cao, nhiệt độ mùa đông ở đây thấp hơn từ 1-3OC. Nhìn chung khu vực này nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có những nét đặc thù của khí hậu vùng núi Đông Bắc. III. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội 1. Tình hình kinh tế. Do đặc điểm vùng nhiều đồi núi cho nên kinh tế ở đây chậm phát triển, đời sống nhân dân còn thiếu thốn nhiều, mật độ dân cư thưa thớt, các mô hình kinh tế chưa được hình thành. 2. Tình hình chính trị. . Tình hình chính trị ở đây tương đối ổn định vì người dân ở đây thật thà chất phác, tuyệt đối tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. 3. Văn hoá xã hội Trình độ văn hoá ở đây phát triển, trình độ dân trí còn thấp nên phong tục mang nặng tính phong kiến là điều không thể tránh khỏi, tỉ lệ mù chữ còn nhiều cơ sở y tế trường học còn thô sơ cũ kỹ chưa được đầu tư, các phương tiện thông tin đại chúng rất ít nên tiếp nhận và thích ứng rất chậm. 4. An ninh quốc phòng. Tuyến đường đi qua đảm bảo rút ngắn thời gian đi lại và tạo điều kiện đảm bảo quốc phòng và an ninh trên địa bàn PHẦN II : Cỏc chỉ tiờu kỹ thuật chủ yếu của tuyến Cấp đường : Tuyến được thiết kế theo quy mụ nõng cấp là loại đường cấp VI miền nỳi theo tiờu chuẩn TCVN 4054-85 + Bnền = 6.00 m + Bmặt = 3.50 m + Blề = 2 x 1.25 m + Vận tốc thiết kế Vtk = 30 km/h Yếu tố hỡnh học của bỡnh đồ tuyến : + Số lượng đường cong : Cú 17 đường cong + Bỏn kớnh nhỏ nhất trên đoạn tuyến : R = 14.99 m + Bỏn kớnh lớn nhất trên đoạn tuyến : R = 351.75 m + Độ dốc siờu cao lớn nhất được sử dụng : isc = 3% Yếu tố hỡnh học của trắc dọc : + Số lượng đường cong đứng : Có 10 đường cong + Độ dốc dọc nhỏ nhất trờn trắc dọc của tuyến : idmin = 0.09% + Độ dốc dọc lớn nhất trờn trắc dọc của tuyến : idmax = 5.41% Cắt ngang đại diệnvà kết cấu áo đường kết cấu áo đường: + Bề rộng nền đường : Bnền = 6.00 m + Bề rộng mặt đường : Bmặt = 3.50 m + Bề rộng lề đất : Blề đất = 2 x 1.25 m + Độ dốc ngang của mặt đường : imặt = 3% + Độ dốc ngang của lề đất : ilề đất = 4% + Độ dốc taluy đắp : italuy đắp = 1/1.5 + Độ dốc taluy đào : italuy đào = 1/1.5 + Kích thước rónh dọc : Vỡ cỏc đoạn nền đào là đất đều có độ dốc dọc id < 4%, nờn ta sử dụng rónh đất hỡnh thang cú hỡnh dạng và kớch thước như sau ( đơn vị mm ) PHầN II : trình tự kỹ thuật thi công NềN ĐƯờNG. 1 . công tác chuẩn bị. Nghiên cứu hồ sơ thiết bị kỹ thuật thiết kế tổ chức thi công, đối với tuyến phải dọn sạch hết các chướng ngại vật ở nơi thi công và vùng ảnh hưởng. a. Làm lán trại : Sau khi chuyển quân tập kết đầy đủ nhân lực máy móc tại vị trí thi công,tiến hành phân nhóm để ổn định nơi ăn chốn ở,làm lán trại ,chỗ để máy móc, dụng cụ ,vật liệu. b. Phát cây dọn tuyến: - Theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật đây là đường cấp VI, tốc độ 20km/h , bề rộng nền đường là 6m, theo hồ sơ ta phải phát 1600m2 rừng loại I. - Sau khi phát xong phải dọn hết ra khỏi phạm vi đă phát, đảm bảo tuyến phải quang đãng sạch sẽ giảm trứơng ngại vật khi thi công. c.Khôi phục cọc đã mất trên tuyến : Gồm 2 nội dung chính: -Khôi phục tại hiện trường vị trí tuyến(bằng các cọc)và cố định các điểm chủ yếu. -Khôi phục tuyến là khôi phục tim đường.Khi khôi phục đóng thêm các cọc trong đường cong. Với: +R <100m thì 5 m cắm 1 cọc +100<R500 thì 10 m cắm 1 cọc. Cố định các điểm chủ yếu: cọc H, TĐ, TC,cọc địa hình quan trọng, cọc công trình bằng cách đóng và đánh dấu cẩn thận ,chính xác.Ghi cọc đánh dấu đỏ cách cọc tim bao nhiêu. + Khôi phục lại cọc đã mất : Căn cứ vào hồ sơ thiết kế dùng máy kinh vĩ, thước dây để đo đạc xác định vị trí cọc đã mất , căn cứ vào các cọc còn trên thực địa. +Cắm thêm cọc trong đường cong: Khi hố sơ thiết kế chưa đạt với: R100m thì 5 m cắm 1 cọc thì tiến hành cắm thêm các cọc ở trong đường cong. 2. Rời cọc ra khỏi phạm vi thi công và xác định phạm vi thi công . a. Đối với thi công bằng máy . Đối với các cọc phải rời ra khỏi phạm vi thi công vì quá trình thi công cọc sẽ bị mất. * Rời cọc đỉnh Đối với cọc đỉnh có đường phân lớn nằm ngoài phạm vi thi công trên hướng đường phân kéo dài về phía ngoài chỉ cần đóng thêm 1 cọc cách cọc đỉnh ³ 0,5m. Đối với cọc đỉnh nằm trong phạm vi thi công thông thường được rơi theo hai hướng cánh tuyến, trên mỗi hướng cánh tuyến đóng 2 cọc, các cọc cách nhau 5 ¸ 10m. Rời cọc đỉnh trong ngoài phạm vi thi công D74 TĐ Phạm vi thi công TC ³ 0,5 m ³ 10 m ³ 10m ³5m Trên thực tế tùy thuộc vào địa hình cụ thể mà với cọc cho thích hợp. Các cọc rời phải nằm ngoài phạm vi thi công * Dời cọc chi tiết . Đối với cọc chi tiết nằm trên đường thẳng thì ta rời cọc theo hướng vuông góc với tim đường trên hướng vuông góc đó đóng 2 cọc gần cách phạm vi thi công tối thiểu là 2m, cọc xa cách cọc gần là ³ 3m. Trong đường cong thì rời theo hướng bán kính tại điểm đó cũng đóng 2 cọc như trên, trên đoạn tuyến ta xác định được phạm vi thi công là 10m cho thi công bằng thủ công, còn đoạn tuyến chỉ có 2 cọc đỉnh nằm ngoài phạm vi thi công nên chỉ đóng thêm 1 cọc cách đỉnh là 0,5m đường phân. * Rời mốc cao độ: Những mốc cao đạc nằm trong phạm vi thi công thì rời ra khỏi phạm vi thi công, Cứ 500 m cần bổ xung mốc cao đạc phục vụ cho thi công.Khi rời mốc cao đạc dùng máy thuỷ bình đo đi đo về 2 lần , sai số nằm rong phạm vi cho phép. Các mốc cao đạc đã rời ra phải đặt ở nơi ổn định và được giữ gìn trong suốt thời gian thi công. 3. Lên ga nền đường Công tác lên ga nền đường đào và đắp trong thi công nền đường là một công việc quan trọng nó đảm bảo cho quá trình thi công được đúng với hồ sơ thiết kế vừa đảm bảo kế hoạch không lãng phí việc của công tác này cố định mặt cắt ngang của nền đường ở ngoài thực tế đúng theo hồ sơ thiết kế. * Lên ga nền đường đào cho thi công bằng máy ủi: ` (Lh, Lt tính toán dựa vào mặt cắt ngang thiết kế hoặc theo công thức) cắm cọc giới hạn đỉnh taluy nền đào (1) – (1’) ngoài cọc này 0.5m cắm sào tiêu trên đặt thanh ngang ghi tên cọc, chiều sâu đào ở trên. Để kiểm tra trong quá trình thi công tại đỉnh taluy có đặt thước mẫu đơn giản bằng tre nứa. Ngoài ra có thể cắm thêm cọc vè để hướng dẫn cho máy hoạt động đào nhát đầu tiên. 4. Các phương án thi công nền đường. a. Thi công bằng thủ công - Phương pháp đào tường lớp nằm ngang. Thích hợp với nền đường nửa đào nửa đắp. - Phương pháp đào hình máng kết hợp với nền đường nửa đào nửa đắp và độ dốc tự nhiên từ 30 ¸ 600đào để lại máng khiđào tới (1 ¸ 1,2m) thì phá tường đất đi. - Phương pháp đào hình tam giác áp dụng với trường hợp địa hình tương đối thoải. - Phương pháp đào hình bậc thang,phương pháp này thích hợp với nền đường nửa đào nửa đắp độ dốc mặt đường tương đối lớn. 4.1: Phương pháp thi công bằng tổ hợp máy. Sau khi lên ga nền đường ta tiến hành cho máy xúc và nhân lực thi công nền đường đây là công tác chính cho thi công nền đường nó quyết định tất cả từ chất lượng tiến độ, giá thành của công trình vì vậy chọn phương pháp thi công là rất cần thiết với phương pháp đã chọn và kết hợp công nhân với cơ giới ta áp dụng để tiến hành xây dựng nền đường. Trên cơ sở đã nghiên cứu kỹ các phương pháp thi công nền đường đào và đắp cho cả thi công bằng máy và thủ công đó là: - Đào toàn bộ chiều ngang - Đào từng lớp móng theo chiều dọc - Đào hào dọc - Đào hỗn hợp. - Đối với nền đường đắp phải tuân thủ theo phương pháp đắp đất do yêu cầu của kỹ thuật đặt ra bao gồm các phương án: - Đắp thành từng lớp nằm ngang - Đắp thành từng lớp xiên - Đắp hỗn hợp. * Đối với thi công đào nền bằng máy. - Ta thi công bằng tổ hợp máy để xây dựng đoạn tuyến này vậy để máy đào thi công có hiệu quả đạt năng suất cao nên trước hết ta phải nghiên cứu sử dụng máy đào. Máy đào dung tích gầu 1.25 m3,sử dụng thì ta có thể làm công tác sau: - Đào đất ở nền đào lên để đầm nén đạt độ chặt theo yêu cầu - Máy ủi 110CV đào nền đường chữ L trên sườn dốc ngoài ra còn có thể dùng để dẫy cỏ, đánh cấp , nhổ rễ cây, san đất đầm nén, đào khuônđường. * Vận chuyển đất. - Khi vận chuyển san đất lưỡi ủi phải đặt sâu xuống từ 0,5 ¸ 2 cm để đất khỏi lọt xuống dưới và có thể lắp thêm cách phụ để cho đất khỏi rơi vãi ra ngoài cự ly vận chuyển kinh tế nhất là £ 100 m. - Khi đào san vận chuyển theo hướng dốc để vận chuyển đất - Đào 2 ¸ 3 lần mới vận chuyển - Với cự ly 100m< L <500m thì vận chuyển bằng ôtô tự đổ 7T. * Rải và san đất. Có thể tiến hành theo 2 cách: - Máy ủi tiến lên phía trước đồng thời nâng lưỡi ủi lên lúc đó đất được rảo theo lớp một. - Khi vận chuyển đất đến nơi đổ, máy nâng cao lưỡi ủi rồi cho máy lùi lại đất được san và ép chặt một lần do máy ủi đè lên. 4.2: Các phương pháp đắp nền đường - Trước hết ta cần dãy cỏ , bóc đất hữu cơ. - Đánh cấp sườn đồi hoạc mặt đường cũ.Mỗi cấp có độ nghiêng vào trong là 2% chiều rộng mỗi cấp tối thiểu là 1 m(Nếu đánh cấp bằng thủ công).và nếu đánh cấp bằng máy thì mỗi cấp phải rộng tối thiểu bằng bề rộng lưỡi ủi. - Đất đánh cấp tận dụng để đắp nền đường do đó khi đào cần có phương pháp giữ lại đất để dắp ở nền đường đắp. Căn cứ vào độ chặt nền đường và tình hình thực tế cho phép ta chọn máy ủi kết hợp máy đầm để đầm nén trong quá trình thi công nền đường, ngoài ra còn kết hợp với đầm thủ công theo máy để đầm những chỗ máy không đầm được vì trong tuyến thi công phải đắp ít chủ yếu là nền đường đào địa chất là nền đá có cường độ đảm bảo chặt không bị lún sụt. 4.3. Trình tự kỹ thuật thi công đầm nén. a. Đắp bằng thủ công. Đất được vận chuyển từ nơi đào bằng xe cải tiến hay bằng máy ủi hoặc ô tô tự đổ đến:Tiến hành san đầm ngay để độ ẩm của đất đang còn là độ ẩm tốt nhất .Khi san và đầm đất thành từng lớp phẳng nằm ngang mỗi lớp có chiều dày 20 cm, khi san phẳng có thể dùng đầm máy hoặc đầm gang để đầm ,đầm theo hình thức xía tiến ,vết đầm nọ đè nên vết đầm kia tối thiểu là bằng d/3 (d: là đường kính đầm). Đầm đến khi nào không còn vệt hằn xuống nền đường là được. +Kỹ thuật đâm . - Trước khi đầm đất phải được làm nhỏ, san ộẩm tốt nhất. Khi đầm tiến hành đầm từ mép vào tim đường. Khi đầm thực hiện cách đầm tiến và theo kiểu xỉa tiền (úp bát) nhát đầm nọ đè lên nhát đầm kia = 1/3 diện tích của nhát đầm. Số lần đầm nén phụ thuộc vào loại đầm, tải trọng đầm, tính chất của đất và hệ số đầm nén yêu cầuthành từng lớp dày 15 -:- 20 cm, đất đạt b.Thi công bằng máy: Khi công tác đắp đất bằng thủ công đắp đến chỗ có thể thi công bằng máy thì ta đưa máy từ nền đường đào đến ,máy ủi san thành từng lớp và mỗi lớp có chiều dày 30 cm rồi cho máy đầm 16T đầm đến khi nào vệt đầm đi qua bề mặt của nền đường tương đối bằng phẳng là được, số lần lu qua 4 đến 6 lượt/điểm , vận tốc lu 2 đến 3 km/h. * Sơ đồ lu nền đường: - Trong khi lu đất phải được san ra thành từng lớp theo chiều dày yêu cầu và độ ẩm của đất phải đạt được độ ẩm tốt nhất. Khi lu máy lu chạy theo sơ đồ con thoi vì ở đây nền đường rộng < 10 m. Khi lu máy lu chạy từ mép vao tim trong đoạn thẳng va lu từ bụng lên phía lưng đương cong trong đường cong vệt lu trước chèn lên vệt lu sau môt chiều rộng quy định. 5 . Công tác hoàn thiện Trong quá trình thi công bằng máy hình dạng mặt đường sau khi hoàn thiện được đắp vào đào thông thường không đúng như hình dạng thiết kế mái ta luy không bằng phẳng,mặt của nền đường lồi lõm nhiều chỗ thừa thiếu, chiều rộng mặt đường nhiều chỗ máy ủi không làm việc được vì vậy khi kết thuc công tác đắp cần tiến hành hoàn thiện và gia cố máy ta luy để làm cho hình dạng mặt đường được như hình dạng thiết kế thoả mãn yêu cầu thiết kế kỹ thuật đảm bảo cho việc thoát nước tốt và nâng cao độ ổn định của công trình. - Công tác hoàn thiệnvà công tác sửa sang bề mặt của các nền đắp, mái ta luy đắp sửa rãnh dọc, siêu cao hoặc độ mui luyện của nền đường và công tác gia cố tức là củng cố các mái ta luy của nền đắp và nền đào căng như đáp rãnh thoát nước cho khỏi bị nước xói mòn và hư hỏng. Trên đoạn tuyến thi công với phương pháp thủ công máy kết hợp với thủ công ta cho máy thi công trước máy thi công đến đâu cho công nhân hoàn thiện đến đó như thế vừa hoàn tiện lợi vừa đỡ phức tạp vì nếu để lâu gặp mưa nước sẽ lắng đọng lại ở chỗ trũng nền đường đào hoặc sụt lở ta luy rất phức tạp cho sau này , ngoài ra còn đảm bảo độ ẩm của đất để đầm nén được dễ dàng. Trong công tác hoàn thiện còn có công tác gia cố ta luy nền đường khơi bị nước gió xói mòn và để ngăn ngừa các lớp đất đá ở lớp mặt ta luy khỏi bị phong hoá sụt lở ảnh hưởng đến nền đường. 6 . Công tác kiểm tra nghiệm thu a. Mục đích của công tác nghiệm thu. - Kiểm tra nền đường nhằm đảm bảo quá trình thi công xây dựng nền đường đạt được chất lượng đúng như đồ án thiết kế hay không. - Kiểm tra nghiệm thu nhằm xác định khối lượng đã hoàn thành đánh giá chất lượng để đề xuất những yêu cầu sửa chữa những sai sót. - Công tác kiểm tra nghiệm thu được tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình thi công do cán bộ thi công phụ trách cán bộ kỹ thuật của đơn vị thi công tiến hành đồng thời do cán bộ bên A đảm nhận. - Công tác kiểm tra nghiệm thu được tiến hành cùng lúc cần thiết trong quá trình thi công nhằm kiểm tra chất lượng khối lượng công tác để tiến hành bàn giao từng phần hoặc toàn bộ công trình đã hoàn thành thường những loại nghiệm thu sau: Nghiệm thu định kỳ, 2 tháng trong toàn bộ phạm vi thi công để xác định khối lượng phạm vi công tác , đơn vị thi công hoàn thành trong từng thời gian đó để làm cơ sở cho việc cấp phát vốn và hạch toán giữa bên A và đơn vị thi công bên B. Cơ sở chính để tiến hành công tác kiểm tra nghiệm thu nền đường đồ án thiết kế, đồ án thi công và các quá trình điều lệ và nghiệm thu phải bám sát theo các quá trình thi công cụ thể đó là : - Kiểm tra nghiệm thu công tác, khôi phục cọc - Kiểm tra công tác đắp, đánh gốc cây, công tác đầm nén nền đường đắp thiên nhiên trước khi đắp. - Kiểm tra vị trí tuyến, cao độ nền đường, kích thước hình học và chất lượng thi công nền đào cũng như nền đắp (cách đắp, chất lượng đầm nén). - Kiểm tra nghiệm thu công trình thoát nước rãnh dọc cống. - Kiểm tra nghiệm thu công tác hoàn thiện - Kiểm tra nghiệm thu độ chặt nền đường ta tiến hành kiểm tra nghiệm thu bằng cách đo đạc và thí nghiệm tại hiện trường rồi đối chiếu với hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thi công xong phần nào việc nào thì kiểm tra luôn phần đó rồi thi công tiếp cho phần sau, cứ thế cho đến khi nào hoàn thành công trình. * Những quy định sai số cho phép: -Nền đường chỉ nứt nẻ nhỏ, vết nứt ngắn đứt đoạn không có hướng xác định, mặt nền đường không bị dập, bóc bánh đa, không được nứt dài theo dọc tim hoặc theo hướng khác nhau. - Hướng tuyến không sai quá 10cm không được tạo thành đường cong. - Cao độ vai đường sai số cho phép > 5% độc dốc thiết kế . - Bờ rộng nền đường không sai quá 10% - Bề rộng rãnh dọc < 5cm so với kích thướcthiết kế. - Độ dốc rãnh dọc không sai quá 5% độ dốc thiết kế. - Đầm nén kiểm tra 3 điểm /1km, mỗi chỗ làm thí nghiệm lấy3 mẫu đất sâu dưới 15cm, độ đầm nén đạt được 42% độ đầm nén thiết kế. - Phải kiểm tra thường xuyên trong quá trình đắp. - Phải có đủ các cọc đỉnh, cọc đường cong (20m 1 cọc) và trên đường thẳng (50m 1 cọc), các đường đất thừa không được đổ trên các sườn dốc về phía ta luy nền đào, diện tích cơ chết (ở dưới ta luy có trồng cỏ). -Sau khi kiểm tra và nghiệm thu cũngcần lập biên bản có chữ ký của các bên đại diện tham gia công việc nghiệm thu trong đó ghi rõ các văn kiện dùng làm cơ sở cho việc kiểm tra nghiệm thu các số liệu kiểm tra nghiệm thu. Trên đây là những nội dung của công tác nghiệm thu xây dựng nền đường và những quy định mà cán bộ kỹ thuật phải nắm bắt được để thực hiện kiểm tra nghiệm thu được tốt hơn, đảm bảo cho chất lượng công trình. 7 công tác đâm bảo an toàn lao động - Kho chứa xăng dầu, chỗ để máy móc phải tuân thủ triệt để theo các quy định phòng cháy , chống sét , bảo vệ môi trựờng. - Phải có sẵn các dụng cụ chữa cháy như: thùng đựng cát khô, bình dập nửa, bể nước, các lối ra phụ. - Trước khi thi công phải đặt biển báo công trường, bố trí dào chắn , gác vọng cảnh giới ở khu vực thi công , biển báo hạn chế tốc độ ở hai đầu thi công. - Công nhân thi công các công việc phải có đủ phòng hộ,gang tay,ủng,khẩu trang,quần áo bảo hộ lao động theo quy định. -Trước mỗi ca phải kiểm tra tất cả máy móc thiết bị thi công - Phải có phương tiện y tế để sơ cứu, đặc biệt là sơ cứu bị bỏng. -Thi công xong phải xong hôm nào cuối ngày và lúc nghỉ ngừng thi công thì phải bố trí người thu dọn công trường thi công. PHẦN III : trình tự kỹ thuật thi công MặT ĐƯờNG. I.Trình tự, nội dung thi công mặt đường CPĐD loại II dày 20cm 1. Chuẩn bị lòng đường. - Lòng đường phải đạt được độ chặt cần thiết, phải đúng kích thước hình học (bề rộng, cao độ và độ dốc ngang theo thiết kế). - Lòng đường phải bằng phẳng, không có những chõ lồi lõm gây đọng nước sau này. ở những chỗ đào khuôn áo đường thì phải làm các rãnh thoát nước lòng đường. - Hai thành của lòng đường phải vững chắc, những biện pháp để đảm bảo thành lòng đường vững chắc tuỳ thuộc vào thiết kế. 3. Chuẩn bị vật liệu. - Vật liệu CPĐD loại II phải được tập kết ở bãi chứa vật liệu sau đó phải kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu, nếu đạt yêu cầu mới được chở đến công trường. - Khối lượng cấp phối phải được tính toán đủ để rải lớp mặt (móng) theo đúng chiều dầy thiết kế với hệ số lèn ép K. Hệ số này thường được xác định thông qua rải thử, thường K = 1,25 – 1,35. 3. Vận chuyển vật liệu. - Dùng ô tô tự đổ vận chuyển cấp phối từ bãi tập kết ra hiện trường. Khi xúc lên xe phải xúc bằng máy xúc, nếu dùng thủ công thì phải vận chuyển bằng sọt, không dùng xẻng để xúc (tránh hiện tượng phân tầng). - Cấp phối phải được đổ thành đống, khoảng cách giữa các đống phải được tính sao cho công san là ít nhất. Bố trí hợp lý ở lòng đường hoặc lề đường sao cho không gây trở ngại cho công tác khác. 4. San rải vật liệu CPĐD. - Trước khi rải CPĐD loại 2, phải kiểm tra độ ẩm của cấp phối, nếu không đủ độ ẩm thì phải tưới thêm nước. Việc tưới nước có thể dùng một trong các cách sau: + Dùng vòi hoa sen để tưới nhằm tránh các hạt nhỏ trôi đi. + Dùng xe téc có vòi phun cầm tay chếch lên trời để tạo mưa. + Tưới trong quá trình san cấp phối để nước thấm đều.