Chuyên đề Vận dụng các phương thức thanh toán quốc tế tại Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo

Vào thời điểm cách đây 16 năm, ngày 21/12/1991, đã trở thành cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Sacombank.Chính vào thời điểm này trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng Phát Triển Kinh Tế Gò Vấp và sáp nhập 3 hợp tác xã tín dụng Tân Bình-Thành Công-Lữ Gia.Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín với tên giao dịch là Sacombank đã chính thức ra đời và khai trương hoạt động và trụ sở chính đặt tại vùng ven thành phố, nhân sự trên dưới 200 người. - Ngân Hàng được thành lập dựa vào giấy phép hoạt động số 006/NG-GP ngày 05/12/1991 do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cấp. - Giấy phép thành lập số 05/GP-UB ngày 03/12/1992 do Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố cấp. Trong chặng đường hơn 16 năm đó, Sacombank đã trải qua 3 giai đoạn phát triển: Giai đoạn từ 1991-1995 : đây là giai đoạn sát nhập để cùng thoát hiểm Sau khi di dời trụ sở chính đặt ở vùng ven thành phố về đường Nguyễn Chí Thanh Q11, đồng thời tập trung các khoản nợ khó đòi, Hội Đồng Quản Trị lúc bấy giờ đã mạnh dạn xin phép cơ quan quản lý nhà nước và quản lý ngành ngay trong thời kỳ đầu thành lâp để mở rộng mạng lưới Chi Nhánh –phát hành kỳ phiếu – thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh và bước đầu được phép kinh doạnh đối ngoại là những thành quả nổi bật, những điểm son rất đáng tự hào của Sacombank trong những năm đầu mới thành lập . Giai đoạn 1995-1998: đây là giai đoạn xây dựng kỷ cương và phát triển đúng hướng Văn cương định hướng và những mục tiêu phát triển trong giai đoạn 1996 -2000 được nghiên cứu, biên soạn và thông qua, đã được định hình bước đi và xác lập được các bước đi cụ thể gắn với kế hoạch kinh doanh –tài chính hằng năm. Ngân Hàng đã điều chỉnh hoạt động của các Chi Nhánh và nâng cao dần hiệu quả kinh doanh của hệ thống. -Hệ thống các văn bản bước đầu được xây dựng và đi vào nề nếp.Mối quan hệ và tinh thần cộng đồng trách nhiệm giữa 3 cơ quan Quản trị -Điều hành-Kiểm soát cũng được từng bước thành lập và phát triển. -Quan trọng hơn cả là năng lực tài chính đã có tính nền tảng quyết định quá trình phát triển của Ngân Hàng.Vốn điều lệ từ 23 tỷ lên đến 71 tỷ VND. Giai đoạn 1998- 2001: đây là giai đoạn củng cố để phát triển Từ năm 1999, Hội sở chính được chuyển từ Nguyễn Chí Thanh về tòa nhà Sacombank số 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, mở ra một giai đoạn mới trong việc phát triển Sacombank. -Trong năm 1999, vốn điều lệ từ 71 tỷ tăng 178 tỷ VND, gần 20 điểm giao dịch và 7 chi nhánh cấp một, nguồn nhân lực từ 200 đã lên đến 1000 người, đó là dấu hiệu tăng đáng kể. -Đặc biệt trong năm 2001 đã phát hành cổ phiếu trị giá bằng 1,5 lần mệnh gía -Đã mở rộng quy mô mạng lưới từ chỗ tập trung ở 2 thành phố chính là Hồ Chí Minh và Hà Nội thì nay đã có mặt trên 20 tỉnh thành khắp các vùng kinh tế của cả nước, đồng thời đã có hệ thống đại lý các Ngân Hàng Nước Ngoài với tất cả các Chi Nhánh của 84 Ngân Hàng có uy tín khắp các Châu lục. -Đã gia nhập vào mạng Swift, đồng thời đã hiện đại hóa hệ thống tin học Ngân Hàng thông qua việc nâng cấp trạng thiết bị kỹ thuật công nghệ, đào tạo Chuyên Viên Kiểm Toán và chuyển đổi sang quản lý tập trung theo mảng diện rộng Smartbank. Thêm vào đó, Ngân Hàng cũng đang đàm phán với Ngân Hàng Nước Ngoài chuẩn bị cho việc trang bị máy rút tiền tự động và phát hành thẻ. -Đặc biệt là xử lý nợ quá hạn tốt, thu hồi gần hết nợ tồn đọng, xử lý rủi ro tích cực, tỷ nợ quá hạn giảm xuống đến mức thấp nhất. Huy động vốn và hoạt động tín dụng tăng trưởng nhanh, các nghiệp mới được áp dụng có kết quả tốt như : huy động tiết kiệm tích lũy, huy động vàng và cho vay vàng, thêm vào đó là dịch vụ môi giới kinh doanh địa ốc, dịch vụ cho thuê tủ két sắt, dịch vụ thanh toán đối ngoại tăng trưởng nhanh.

doc93 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vận dụng các phương thức thanh toán quốc tế tại Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP. HCM KHOA NGÂN HÀNG Chuyeân ñeà toát nghieäp ĐỀ TÀI VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SACOMBANK - CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO Giáo viên hướng dẫn: Ths.Nguyễn Quốc Anh Sinh viên thực tập: Lương Nguyễn Phương Thuỳ Lớp : NH4 - K29 Niên khoá 2003 - 2007 1.1.Giới thiệu chung về Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín: 1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng Vào thời điểm cách đây 16 năm, ngày 21/12/1991, đã trở thành cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Sacombank.Chính vào thời điểm này trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng Phát Triển Kinh Tế Gò Vấp và sáp nhập 3 hợp tác xã tín dụng Tân Bình-Thành Công-Lữ Gia.Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín với tên giao dịch là Sacombank đã chính thức ra đời và khai trương hoạt động và trụ sở chính đặt tại vùng ven thành phố, nhân sự trên dưới 200 người. Ngân Hàng được thành lập dựa vào giấy phép hoạt động số 006/NG-GP ngày 05/12/1991 do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cấp. Giấy phép thành lập số 05/GP-UB ngày 03/12/1992 do Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố cấp. Trong chặng đường hơn 16 năm đó, Sacombank đã trải qua 3 giai đoạn phát triển: Giai đoạn từ 1991-1995 : đây là giai đoạn sát nhập để cùng thoát hiểm Sau khi di dời trụ sở chính đặt ở vùng ven thành phố về đường Nguyễn Chí Thanh Q11, đồng thời tập trung các khoản nợ khó đòi, Hội Đồng Quản Trị lúc bấy giờ đã mạnh dạn xin phép cơ quan quản lý nhà nước và quản lý ngành ngay trong thời kỳ đầu thành lâp để mở rộng mạng lưới Chi Nhánh –phát hành kỳ phiếu – thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh và bước đầu được phép kinh doạnh đối ngoại là những thành quả nổi bật, những điểm son rất đáng tự hào của Sacombank trong những năm đầu mới thành lập . Giai đoạn 1995-1998: đây là giai đoạn xây dựng kỷ cương và phát triển đúng hướng Văn cương định hướng và những mục tiêu phát triển trong giai đoạn 1996 -2000 được nghiên cứu, biên soạn và thông qua, đã được định hình bước đi và xác lập được các bước đi cụ thể gắn với kế hoạch kinh doanh –tài chính hằng năm. Ngân Hàng đã điều chỉnh hoạt động của các Chi Nhánh và nâng cao dần hiệu quả kinh doanh của hệ thống. -Hệ thống các văn bản bước đầu được xây dựng và đi vào nề nếp.Mối quan hệ và tinh thần cộng đồng trách nhiệm giữa 3 cơ quan Quản trị -Điều hành-Kiểm soát cũng được từng bước thành lập và phát triển. -Quan trọng hơn cả là năng lực tài chính đã có tính nền tảng quyết định quá trình phát triển của Ngân Hàng.Vốn điều lệ từ 23 tỷ lên đến 71 tỷ VND. Giai đoạn 1998- 2001: đây là giai đoạn củng cố để phát triển Từ năm 1999, Hội sở chính được chuyển từ Nguyễn Chí Thanh về tòa nhà Sacombank số 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, mở ra một giai đoạn mới trong việc phát triển Sacombank. -Trong năm 1999, vốn điều lệ từ 71 tỷ tăng 178 tỷ VND, gần 20 điểm giao dịch và 7 chi nhánh cấp một, nguồn nhân lực từ 200 đã lên đến 1000 người, đó là dấu hiệu tăng đáng kể. -Đặc biệt trong năm 2001 đã phát hành cổ phiếu trị giá bằng 1,5 lần mệnh gía -Đã mở rộng quy mô mạng lưới từ chỗ tập trung ở 2 thành phố chính là Hồ Chí Minh và Hà Nội thì nay đã có mặt trên 20 tỉnh thành khắp các vùng kinh tế của cả nước, đồng thời đã có hệ thống đại lý các Ngân Hàng Nước Ngoài với tất cả các Chi Nhánh của 84 Ngân Hàng có uy tín khắp các Châu lục. -Đã gia nhập vào mạng Swift, đồng thời đã hiện đại hóa hệ thống tin học Ngân Hàng thông qua việc nâng cấp trạng thiết bị kỹ thuật công nghệ, đào tạo Chuyên Viên Kiểm Toán và chuyển đổi sang quản lý tập trung theo mảng diện rộng Smartbank. Thêm vào đó, Ngân Hàng cũng đang đàm phán với Ngân Hàng Nước Ngoài chuẩn bị cho việc trang bị máy rút tiền tự động và phát hành thẻ. -Đặc biệt là xử lý nợ quá hạn tốt, thu hồi gần hết nợ tồn đọng, xử lý rủi ro tích cực, tỷ nợ quá hạn giảm xuống đến mức thấp nhất. Huy động vốn và hoạt động tín dụng tăng trưởng nhanh, các nghiệp mới được áp dụng có kết quả tốt như : huy động tiết kiệm tích lũy, huy động vàng và cho vay vàng, thêm vào đó là dịch vụ môi giới kinh doanh địa ốc, dịch vụ cho thuê tủ két sắt, dịch vụ thanh toán đối ngoại tăng trưởng nhanh. Giai đoạn từ cuối năm 2001 đến nay Quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các tổ chức kinh tế trong nước lẫn quốc tế đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là mối quan hệ với Ngân Hàng bạn với Hệ Thống Ngân Hàng Đại Lý với nước ngoài.Thương hiệu Sacombank ngày càng thu hút được sự quan tâm của công chúng, cơ cấu cổ đông ngày càng được kiện toàn, sau hai năm nghiên cứu, phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển của Sacombank, năm 2002 Công ty Tài Chính Quốc Tế (IFC) trực thuộc Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) đã tham gia góp vốn vào Sacombank với mức vốn được phép góp tối đa là 10% vốn điều lệ của Ngân Hàng. Như vậy, ngoài số lượng cổ đông trong nước, Sacombank có hai cổ đông lớn nước ngoài là IFC và DC (công ty quản lý quỹ Dragon Capital).Năm 2005, ngân hàng Úc ANZ cúng trở thành cổ đông nước ngoài thứ 3 nắm giữ 10% cổ phần của Sacombank.Ngoài ba cổ đông nước ngoài kể trên còn có các cổ đông khác là các nhà kinh doanh trong nước, Sacombank trở thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam với hơn 6800 cổ đông và trở thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất việt Nam hiện nay. -Chương trình tái cơ cấu bộ máy hoạt động của Ngân Hàng triển khai thí điểm gần một năm nay đang bước vào giai đoạn triển khai hết ở các Chi Nhánh còn lại. Việc phân chia theo khu vực và chế độ Phó Tổng Giám Đốc phụ trách khu vực đã trở nên có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu mạng lưới ngày càng phát triển của Ngân Hàng. -Chương trình hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia tư vấn IFC đã hoàn tất giai đoạn1.Theo đó, các mảng hoạt động chủ yếu như tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, kiểm tra kiểm toán đã được kiện toàn và có những thay đổi trong việc đánh giá, kiểm tra và quản lý. -Việc thành lập trung tâm thẻ độc lập và kế hoạch tham gia trở thành thành viên chính của các Tổ Chức Thanh Toán Quốc Tế Visa và Master bước đậu đã hoàn tất trong tháng 12/2003 và dự kiến Sacombank sẽ chính thức phát hành thẻ Quốc Tế vào cuối năm 2004. -Về nguồn nhân lực, đã xây dựng được đội ngũ cán bộ công nhân viên tương đối vững mạnh, gồm trên 600 người. -Việc tham gia hợp tác góp vốn với các đối tác thành lập công ty Quản Lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Vịêt Nam, công ty Bảo Hiểm Viễn Đông, công ty Địa Ốc Sài Gòn Thương Tín, sẽ đa dạng hóa hoạt động dịch vụ ngân hàng thông qua mối liên kết giữa Sacombạnk và các đơn vị này. 1.1.2.Hệ thống mạng lưới chi nhánh của Sacombank Từ một ngân hàng nhỏ bé trên cơ sở hợp nhất của 3 hợp tác xã, sau chặng đường 15 năm phát triển, mạng lưới chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín đã phát triển rộng khắp với số lượng 112 đơn vị; trong đó, gồm có 42 chi nhánh, 65 phòng giao dịch và 5 tổ tín dụng. Hiện Sacombank là ngân hàng có mạng lưới rộng nhất trong hệ thống Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần và đã có mặt ở 33/65 tỉnh thành cả nước. -Mạng lưới Chi Nhánh đã tăng từ 40 điểm giao dịch vào năm 2002 đến 70 điểm giao dịch vào năm 2003, năm 2006 là 154 điểm giao dịch và dự kiến 324 điểm giao dịch vào năm 2010, có hệ thống Ngân Hàng Đại Lý Nước Ngoài đã tăng lên đến trên 4000 Chi Nhánh thuộc 107 Ngân Hàng ở 72 quốc gia trên khắp các Châu Lục, và trở thành Ngân Hàng Cổ Phần có mạng lưới chi nhánh lớn nhất hiện nay. Tại khu vực miền Nam, hệ thống mạng lưới Ngân hàng tập trung khá mạnh tại khu vực TP.HCM và trải rộng ta các tỉnh thành Tây Nam Bộ. Ở khu vực TP.Hồ Chí Minh, Ngân hàng có 10 chi nhánh và 34 phòng giao dịch hiện diện phần lớn các khu vực trọng điểm, trung tâm thành phố, Ngoài ra, chi nhánh Ngân hàng cũng đã có mặt hầu hết khắp các tỉnh thành Tây Nam Bộ như Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp. Bạc Liêu…với tổng số 19 đơn vị, bao gồm 10 chi nhánh, 7 phòng giao dịch và 2 tổ tín dụng. Mạng lưới chi nhánh Ngân hàng ở khu vực Miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên tăng trưởng rất nhanh trong vài năm qua nhằm đáp ứng với tốc độ tăng trưởng của địa bàn.Năm 2003, Ngân hàng mới chỉ có mặt ở 6 tỉnh thành khu vực miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.Sau 3 năm không ngừng tăng trưởng, tính đến 15/04/2006 số lượng chi nhánh tại khu vực đã tăng lên 33 đơn vị, bao gồm 13 chi nhánh, 18 phòng giao dịch và hai tổ tín dụng. Chi nhánh Ngân hàng đã có mặt tại 15 tỉnh thành khu vực miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên bao gồm Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Đắc Nông, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị… Tại khu vực miền Bắc, mạng lưới Chi Nhánh của Ngân hàng được mở rộng và không ngừng củng cố với 9 Chi Nhánh và 6 phòng giao dịch và một tổ chức tín dụng, tập trung tại các tỉnh thành lớn, khu vực có nhiều tiềm năng như Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn, Thanh Hóa… -Ngoài việc mở rộng mạng lưới hoạt động, Sacombank còn thành lập công ty con trực thuộc như: Công ty quản lý và khai thác tài sản(AMC), hoạt động ngày 25/12/2002 Công ty kiều hối (Sacomrex) hoạt động ngày 24/01/2006 Công ty cho thuê tài chính (Sacombank leasing) hoạt động ngày 10/07/2006 Công ty chứng khoán (Sacombank Securities) hoạt động ngày 20/10/2006 -Sacombank còn tham gia góp vốn vào nhiều công ty: Công ty chứng khoán TPHCM Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông, Công ty địa ốc Sài Gòn Thương Tín. -Công ty liên doanh với Sacombank: Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) Ngoài ra Sacombank dự kiến sẽ thành lập công ty liên doanh thẻ (Sacomcard), công ty liên doanh vàng (Sacomgold), công ty liên doanh bảo hiểm và trường đại học. 1.1.3.Nguồn vốn của Ngân Hàng Nhìn chung vốn điều lệ của Ngân Hàng đã tăng rẩt nhiều, ngay từ đầu mới thành lập chỉ có 3 tỷ , vậy mà đến năm 2002, nguồn vốn điều lệ đã tăng đến 300 tỷ, nhưng Sacombank không dừng lại ở chỗ đó, một bước đột phá mạnh mẽ, đến cuối năm 2003, vốn điều lệ đã tăng so với năm trước đáng kể, đạt đến 505 tỷ.Từ năm 2005 về sau vốn điều lệ của Sacombank tăng nhanh chóng mỗi năm và dự tính trong năm 2007 vốn điều lệ là 3600 tỷ đồng va có thể vượt lên 4000 tỷ đồng. Vốn huy động của Sacombank năm 2006 là 21520 tỷ đồng, dự kiến cho đến năm 2010 là 114613 tỷ đồng Bảng1: Vốn điều lệ của Sacombank qua các năm năm ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007(d.k) Vốn Điều lê (tỷ VND) 143 178 358 740 967 1250 2100 4.300 (Nguồn : Cẩm nang Sacombank) 1.1.4.Các sản phẩm dịch vụ của Sacombank Các sản phẩm dịch vụ của Sacombank đã không ngừng được cải tiến và mở rộng.Ngoài các nghiệp vụ huy động vốn và cho vay truyền thống , Ngân Hàng đã cung ứng nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng và xu hướng phát triển của thị trường tiền tệ.Các dịch vụ như chuyển tiền nội địa, thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền ra nước ngoài, kiều hối, chi hộ, thu hộ, thanh toán lương, quản lý quỹ, cho thuê tủ sắt, bảo lãnh, tài trợ thương mại, tiết kiệm tích lũy, và đặt biệt là dịch vụ thẻ và hệ thống máy rút tiền tự động (ATM), thời gian qua đã đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng của Sacombank. Ngoài các dịch vụ trên, Sacombank còn cung cấp các dịch vụ khác như : tư vấn đầu tư, nhận ủy thác đầu tư và quản lý tài sản, chiết khẩu chứng từ có giá và các dịch vụ Ngân hàng khác trong khuôn khổ được cho phép hoạt động của Sacombank. Ngành nghề kinh doanh của Sacombank: Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác; Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; Hùn vốn và kinh doanh theo pháp luật; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Kinh doanh ngoại tệ , vàng bạc, thanh toán quốc tế; Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác. Sacombank phối hợp với công ty cổ phần Eden (một công ty đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh mới tại Việt Nam với các hoạt động như: kinh doanh địa ốc, dịch vụ kiều hối chuyển phát nhanh Western Union và thu đổi ngoại tệ, dịch vụ vé máy bay, dịch vụ giải trí) cho ra đời một sản phẩm thẻ đồng thương hiệu với tên gọi thẻ VNpay, với lượng phát hành hơn 10000 thẻ. Thẻ dùng để rút tiền mặt qua ATM, thanh toán tiền hàng hóa trực tiếp qua hệ thống và các đại lý chấp nhận thẻ của Sacombank trên toàn quốc, được giảm giá mua hàng trong hệ thống 250 đối tác của Eden gồm: nhà hàng, khách sạn, điểm vui chơi… 1.1.5.Cơ cấu tổ chức của Sacombank TỔNG GĐ P.KIỂM TRA KIỂM TOÁN P.ĐẦU TƯ CÁC ỦY BAN VÀ CÁC DỰ ÁN KHU VỰC KHỐI KINH DOANH KHỐI NGÂN QUỸ KHỐI ĐIỀU HÀNH KHỐI HỖ TRỢ KHỐI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KHỐI CÔNG TY TRỰC THUỘC SGD/CN PHÍA BẮC SGD/CN MIỀN TRUNG SGD/CN PHÍA NAM P.HỖ TRỢ TM(TTQT) P.TÍN DỤNG P.P. TRIỂN S.PHẨM TRUNG TÂM THẺ BP NH ĐIỆN TỬ BP DỊCH VỤ KH P.KD TIỀN TỆ P.NGUỒN VỐN P.NGÂN QUỸ P.KH& C.LƯỢC P.CHÍNH SÁCH P.TC KẾ TOÁN P.QLÝ RỦI RO P.NS& ĐÀO TẠO P.HC QUẢN TRỊ P.PTTH&TTRỪỜNG BP.QHQT&QHCC P.QTRỊ TNGUYÊN P.NC&PT CNTT P.VH&XỬ LÝ TT CTY AMC SACOMREX SACOM LEASING SACOM SECURITIESS 1.2.Giới thiệu về ngân hàng sài gòn thương tín, chi nhánh Hưng Đạo 1.2.1.Qúa trình hình thành và phát triển Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi Nhánh Hưng Đạo ( tiền thân là chi nhánh Thành Công) trước kia tọa lạc ở 10-16 Trần Hưng Đạo B-Q5, TP-HCM, đây là chi nhánh cấp 1 thuộc Sacombank. Hiện nay chi nhánh đã mở rộng ra các chi nhánh cấp 2 và các phòng giao dịch -Chi nhánh cấp 2 Phạm Thế Hiển -Chi nhánh cấp 2 Nguyễn Tri Phương -Chi nhánh cấp 2 Đồng Khánh -Các phòng giao dịch Âu Cơ, An Đông, Lê Hồng Phong, Xóm Củi Với vị trí các điểm giao dịch đóng tại địa bàn là cư dân người Việt gốc Hoa nên lãnh đạo Chi Nhánh đã xác định đối tượng phục vụ chủ yếu là người Hoa, trong đó có phòng giao dịch Âu Cơ là nơi phục vụ phần lớn cho bà con người Việt gốc Hoa có quan hệ gắn bó với Chi Nhánh ngay từ ngày đầu thành lập . Bước vào đầu năm 2001, để thực hiện thành công kế hoạch tăng trưởng vốn và cho vay cũng như phát triển các mảng dịch vụ, Chi Nhánh đã chú trọng phát triển một số giải pháp trong đó lấy việc gắn bó với phục vụ sản xuất kinh doanh của cộng đồng người Hoa trên địa bàn làm mục tiêu hoạt động của mình, với mục tiêu kinh doanh này, cùng với sự tín nhiệm, ủng hộ của khách hàng, Chi Nhánh Hưng Đạo luôn tin tưởng vào khả năng hoàn thành kế hoạch mà đã đề ra và hướng phát triển trong những năm sắp tới. 1.2.2.Cơ cấu tổ chức của các phòng ban BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN VÀ NGÂN QUỸ PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG BỘ PHẬN DỊCH VỤ VÀ TIỀN GỞI BỘ PHẬN THANH TOÁN QUỐC TẾ BỘ PHẬN TÍN DỤNG 1.2.3.Kết quả kinh doanh của Chi Nhánh -Tính đến ngày 31/08/2001, tổng nguồn vốn huy động của Chi Nhánh đạt 195,3 tỷ, bằng 117,47% so với đầu năm, trong đó VND là 149,5 tỷ bằng 111,45% so với đầu năm, tiền gửi thanh toán và tiền gửi không kỳ hạn là 39,3 tỷ chiếm 26,28 % so với tổng nguồn vốn huy động VND. Đây là tỷ trọng rất có ý nghĩa với Chi Nhánh, thể hiện sự phát triển có uy tín và khả năng phục vụ, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng, và là nguồn vốn quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh tín dụng và các hoạt động khác. -Về hoạt động tín dụng, tổng dư nợ đến 31/08/2001 đạt 168,1 tỷ đồng, tăng 41,1 tỷ và bằng 132,38% so với đầu năm. -Hiện nay Chi Nhánh đang thực hiện các phương thức cho vay phù hợp, đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp, khách hàng cho vay, thực hiện chủ trương phát triển tín dụng an toàn, giảm thiểu rủi ro tín dụng thông qua áp dụng các hình thức cho vay phân tán phù hợp đa dạng với các loại hình kinh doanh, mà chủ yếu cơ sở, hộ kinh doanh cá thể cộng đồng là người Hoa. -Ngoài ra Chi Nhánh đã hoàn thiện và có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một Ngân Hàng Thương Mại : bảo lãnh, chuyển tiền nhanh nội địa, dịch vụ kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ thanh toán nhanh trong và ngoài nước, nghiệp vụ ngân quỹ… Trong đó, hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế tăng trưởng khá tốt.Đặc biệt, đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và nhằm tăng nguồn vốn huy động, Chi nhánh thực hiện việc giao hàng tại cơ sở, nhà riêng của khách hàng. 1.2.4.Giới thiệu về bộ phận thanh toán quốc tế tại chi nhánh Sacombank chỉ có duy nhất một Phòng Thanh Toán Quốc Tế đặt tại Hội Sở. Phòng Thanh Toán Quốc Tế tại Hội Sở chỉ xử lý các chứng từ do các Chi Nhánh gởi về. Tại các Chi Nhánh chỉ có là Bộ Phận Thanh Toán Quốc Tế trực thuộc Phòng Dịch Vụ Khách hàng. Bộ phận Thanh Toán Quốc Tế tại Chi Nhánh sẽ có các nghiêp vụ chủ yếu sau: -Phát hành, thông báo, xác nhận L/C, thương lượng L/C, ký hậu vận đơn, chiết khấu bộ chứng từ -Chuyển tiền mậu dịch, phi mậu dịch ra nước ngoài -Nhận chuyển tiền mậu dịch, phi mậu dịch từ nước ngoài về Việt Nam -Thu hộ ngân hàng nước ngoài -Nhờ ngân hàng nước ngoài thu hộ… -Báo cáo thường xuyên với Ban Giám Đốc và Ngân hàng cấp trên về hoạt động Thanh toán quốc tế tại Chi Nhánh… 2.1.Khái niệm Thanh Toán Quốc Tế Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa ngân hàng của các nước liên quan. 2.2.Vai trò của thanh toán quốc tế 2.2.1.Thanh toán quốc tế với nền kinh tế Hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế mỗi quốc gia; được thể hiện chủ yếu trên các mặt sau: -Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế như một tổng thể -Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp. -Thúc đẩy và mở rộng các hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế. -Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác. -Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế. 2.2.2.Ngân hàng thương mại với thanh toán quốc tế Trong dây chuyền hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia, hệ thống ngân hàng tham gia và đóng vai trò trung tâm trong hầu hết các giai đoạn như: thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, mua bán quốc tế, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương…Thanh toán giữa các nước sẽ được thực hiện thông qua ngân hàng và vai trò của ngân hàng trong TTQT chính là chất xúc tác, là cầu nối, là điều kiện đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời tài trợ cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. 2.2.3.Thanh toán quốc tế- Hoạt động sinh lời của NHTM Ngày nay, hoạt động thanh toán quốc tế là một dịch vụ trở nên quan trọng đối với các NHTM, nó đem lại nguồn thu đáng kể không những về số lượng tuyệt đối mà cả về tỷ trọng; thanh toán quốc tế còn là một mắt xích quan trọng chắp nối và thúc đẩy phát triển và mở rộng các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tăng cường nguồn vốn huy động, đặc biệt là vốn ngoại tệ… Thông qua cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng, ngân hàng thu một khoản phí để bù đắp cho các chi phí của ngân hàng và tạo ra lợi nhuận kinh doanh cần thiết. Tùy theo phương thức thanh toán, mức phí dịch vụ áp dụng có thể là khác nhau cho các khách hàng khác nhau. Biểu phí dịch vụ thanh toán quốc tế cấu thành nên doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng thương mại.Hơn nữa, các NHTM hoạt động đa năng, tạo ra một dây chuyền khép kín, mỗi nghiệp vụ tạo ra một mắc xích không thể thiếu, trong đó hoạt động thanh toán quốc tế được xác định là nghiệp vụ căn bản, làm tiền đề cho các nghiệp vụ khác phát triển như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương…vì vậy các NHTM luôn chú trọng mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế. 2.3.Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế Để giải quyết vấn đề mâu thuẫn luật pháp giữa các nước trong quan hệ quốc tế, người ta xây dựng một hệ thống luật pháp thống nhất mang tính quốc tế để điều chỉnh các hoạt động mang t
Tài liệu liên quan