Công tác quản lý Nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân phường Nguyễn Du

Sau bốn năm là học viên Học viện Hành chính Quốc gia, em đã tích luỹ được những kíên thức cơ bản về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch. Bên cạnh đó, thời gian vừa qua em cũng được tham gia thực tập bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính của UBND phường Nguyễn Du với mục đích: - Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường Nguyễn Du. Từ đó nhận biết được cơ cấu tổ chức và cách thức làm việc của UBND phường Nguyễn Du. - Vận dụng những kiến thức đã được học với những gì tìm hiểu được từ thực tế và những công việc mà em đã được trực tiếp tham gia để so sánh và đánh giá quá trình vận dụng từ lý thuyết vào thực tế. - Bên cạnh đó, quá trình thực tập cũng giúp em nâng cao kiến thức, hoàn thiện hơn những gì em còn hạn chế. Trong tất cả các thủ tục hành chính, có lẽ thủ tục hành chính trong hộ tịch là một thủ tục đơn giản nhất nhưng lại có một vai trò không thể thiếu đối với mỗi công dân. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch gồm có: - Đăng ký khai sinh - Đăng ký khai tử - Đăng ký kết hôn - Đăng ký giám hộ, thay đổi, chấm dứt giám hộ - Đăng ký cha mẹ nhận con - Đăng ký nhận nuôi con nuôi - Đăng ký lại việc khai sinh, khai tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôI, cha mẹ nhận con. - Sao hộ tịch từ sổ đăng ký - Xác nhận tình trạng hôn nhân - Cải chính các giấy từ hộ tịch không phải giấy khai sinh - Sao văn bản: khai sinh, khai tử, kết hôn do UBND phường cấp - Xác nhận sơ yếu lý lịch thông thường - Xác nhận đăng ký hộ khẩu thường trú. Thực hiện tốt được công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực hộ tịch là nền tảng để thực hiện tốt hoạt động quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực khác vì công tác hộ tịch cung cấp các giấy tờ, xác định những nội dung cơ bản nhất của công dân và những giấy tờ này là một trong các yếu tố không thể thiếu khi công dân tham gia bất cứ hoạt động nào của xã hội. Quan sát và được tham gia một số công việc trong bộ phận công việc tiếp nhận hồ sơ của UBND phường Nguyễn Du em nhận thấy công tác hộ tịch chiếm một khối lượng lớn trong toàn bộ phần công việc của bộ phận này. Vì vậy em quyết định chọn đề tài cho bài báo cáo thực tập củâ em là “Công tác quản lý Nhà nước về hộ tịch của UBND phường Nguyễn Du”. Bài báo cáo thực tập của em nội dung chính gồm 3 phần: 1. Khái quát chung về phường Nguyễn Du và UBND phường Nguyễn Du. 2. Tổ chức và hoạt động của bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính trong lĩnh vực hộ tịch. 3. Đánh giá giải pháp và kiến nghị. Em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh, các chị trong UBND phường Nguyễn Du đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập của mình. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của để em hoàn thành bản báo cáo này.

doc30 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 5190 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác quản lý Nhà nước về hộ tịch của ủy ban nhân dân phường Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Sau bốn năm là học viên Học viện Hành chính Quốc gia, em đã tích luỹ được những kíên thức cơ bản về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch. Bên cạnh đó, thời gian vừa qua em cũng được tham gia thực tập bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính của UBND phường Nguyễn Du với mục đích: - Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường Nguyễn Du. Từ đó nhận biết được cơ cấu tổ chức và cách thức làm việc của UBND phường Nguyễn Du. - Vận dụng những kiến thức đã được học với những gì tìm hiểu được từ thực tế và những công việc mà em đã được trực tiếp tham gia để so sánh và đánh giá quá trình vận dụng từ lý thuyết vào thực tế. - Bên cạnh đó, quá trình thực tập cũng giúp em nâng cao kiến thức, hoàn thiện hơn những gì em còn hạn chế. Trong tất cả các thủ tục hành chính, có lẽ thủ tục hành chính trong hộ tịch là một thủ tục đơn giản nhất nhưng lại có một vai trò không thể thiếu đối với mỗi công dân. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch gồm có: - Đăng ký khai sinh - Đăng ký khai tử - Đăng ký kết hôn - Đăng ký giám hộ, thay đổi, chấm dứt giám hộ - Đăng ký cha mẹ nhận con - Đăng ký nhận nuôi con nuôi - Đăng ký lại việc khai sinh, khai tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôI, cha mẹ nhận con. - Sao hộ tịch từ sổ đăng ký - Xác nhận tình trạng hôn nhân - Cải chính các giấy từ hộ tịch không phải giấy khai sinh - Sao văn bản: khai sinh, khai tử, kết hôn do UBND phường cấp - Xác nhận sơ yếu lý lịch thông thường - Xác nhận đăng ký hộ khẩu thường trú. Thực hiện tốt được công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực hộ tịch là nền tảng để thực hiện tốt hoạt động quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực khác vì công tác hộ tịch cung cấp các giấy tờ, xác định những nội dung cơ bản nhất của công dân và những giấy tờ này là một trong các yếu tố không thể thiếu khi công dân tham gia bất cứ hoạt động nào của xã hội. Quan sát và được tham gia một số công việc trong bộ phận công việc tiếp nhận hồ sơ của UBND phường Nguyễn Du em nhận thấy công tác hộ tịch chiếm một khối lượng lớn trong toàn bộ phần công việc của bộ phận này. Vì vậy em quyết định chọn đề tài cho bài báo cáo thực tập củâ em là “Công tác quản lý Nhà nước về hộ tịch của UBND phường Nguyễn Du”. Bài báo cáo thực tập của em nội dung chính gồm 3 phần: 1. Khái quát chung về phường Nguyễn Du và UBND phường Nguyễn Du. 2. Tổ chức và hoạt động của bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính trong lĩnh vực hộ tịch. 3. Đánh giá giải pháp và kiến nghị. Em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh, các chị trong UBND phường Nguyễn Du đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập của mình. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của để em hoàn thành bản báo cáo này. Nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên bản báo cáo này còn nhiều thiếu sót mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. PHẦN NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT VỀ PHƯỜNG NGUYỄN DU VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG NGUYỄN DU 1. Khái quát chung về phường Nguyễn Du 1.1. Về địa lý hành chính và dân cư Phường Nguyễn Du được hình thành từ rất sớm trên đồng bằng sông Hồng có diện tích 0,38km2. Do chủ yếu là đất đồng bằng nên từ rất lâu rồi và sớm hình thành nên những khu dân cư đông đúc. Trên mảnh đất này còn có nhiều di tích lịch sử ghi lại truyền thống vẻ vang của dân tộc. Điểm đặc biệt nhất của phường là trên địa bàn phường có hồ Hale là một trong những lá phổi xanh đem lại sự cân bằng sinh thái cho Hà Nội, ngoài ra phường còn có chùa Chân Tiên là nơi tưởng nhớ Hồi thề Đông Quan. Phường Nguyễn Du là một trong những phường thuộc trung tâm thành phố Hà Nội và đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển chung của cả quận Hai Bà Trưng. 1.2. Về tình hình kinh tế – xã hội của phường Nguyễn Du Cơ cấu kinh tế của phường chủ yếu là thương mại dịch vụ, các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ có truyền thống lâu đời và các hộ kinh doanh sản xuất trong phường có xu hướng ngày càng phát triển nhiều hơn. Nhiều mặt công tác của phường cũng được đánh giá cao như công tác phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chỉ tiêu về thu ngân sách. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và công tác thông tin tuyên truyền được triển khai rộng rãi trên toàn địa bàn phường nhằm đưa chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân. Các hoạt động này diễn ra thường xuyên và đạt được những thành công đáng kể. Công tác chăm sóc và thực hiện chế độ ưu đãi đối với những đối tượng trong diện chính sách của Nhà nước cũng được quan tâm và thực hiện đầy đủ. Công tác xây dựng và quản lý đô thị cũng có nhiều tiến bộ, nhiều công trình mới được xây dựng, nhiều tuyến đường mới to rộng, đẹp đã được xây dựng càng ngày càng tạo ra nét hiện đại cho phường nhưng bên cạnh đó cũng không làm mất đi vẻ cổ kính của Hà Nội. Cùng với quận Hai Bà Trưng nhân dân phường Nguyễn Du đã chung sức, chung lòng xây dựng cuộc sống mới, từng bước vượt qua những khó khăn về kinh tế – xã hội để đảm bảo cho an ninh chính trị, an toàn xã hội được giữ vững tạo đà cho phát triển kinh tế, nâng đời sống văn hoá của nhân dân. 2. Khái quát chung về UBND phường Nguyễn Du 2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn UBND phường Nguyễn Du tổ chức và hoạt động, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo đúng Luật tổ chức HĐND và UBND. - Mọi hoạt động của UBND phường đã đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ pháp luật và đảm bảo quyền lợi của nhân dân. - Mỗi thành viên của UBND phường phải chịu trách nhiệm cá nhân về công tác được phân công trước HĐND và UBND phường và chịu trách nhiệm tập thể và hoạt động của UBND Phường trước HĐND và trước cơ quan nhà nước cấp trên. Cán bộ và nhân viên uỷ ban đều được phân công những phần việc cụ thể và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, các phó chủ tịch và tập thể UBND phường. Khi có khó khăn vướng mắc phải đề xuất tập thể UBND bàn bạc, thất nhất biện pháp xử lý. UBND phường thảo luận tập thể và quyết định theo đa số nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Chương trình công tác hàng năm, hàng quý và hàng tháng. - Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, báo cáo công khai dự toán, quyết toán thu chi ngân sách hàng năm hoặc những vấn đề cần thuyết tình trước UBND Quận và các kỳ họp HĐND phường 6 tháng, 1 năm. Thông báo công khai các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước để nhân dân theo dõi cùng thực hiện. - Các biện pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng của UBND cấp trên và của HĐND phường. Thông qua báo cáo của UBND phường qua các kỳ họp. - Các chủ trương, biện pháp, chính sách, chế độ quan trọng của các ngành có liên quan đến đời sống sinh hoạt của nhân dân trong phường. - Thực hiện các quy chế, quy ước theo Nghị định 79/2003/NĐ - CP ngày 7/7/2003 của Chính phủ. - Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận chuyên môn làm việc tại UBND phường để hoàn thành nhiệm vụ do nhà nước cấp trên giao cho. - Kết luận những vụ việc khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cán bộ chủ chốt do UBND phường điều hành quản lý. Hoặc các vụ việc có ảnh hưởng lớn trong phường, sau khi Chánh thanh tra cũng như thanh tra phường đã xem xét kết luận. - Hàng quý, hàng năm UBND phường sẽ kiểm điểm trách nhiệm chỉ đạo và điều hành các mặt công tác chủ yếu của tập thể và cá nhân mỗi thành viên UBND trước thường vụ Đảng uỷ và thường trực HĐND phường. Đồng thời có khen thưởng cá nhân hoặc tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 2.2. Cơ cấu tổ chức Toàn phương có 6 ban và một bộ phận thực hiện nhiều công việc về thủ tục hành chính, đó là: - Ban quân sự - Ban địa chính xây dựng - Ban chăm sóc trẻ em và giáo dục đào tạo - Ban lao động, thương binh và xã hội - Ban văn hoá thông tin - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính - Ban tài chính. Các ban này có thể được thể hiện qua sơ đồ như sau: Trong đó: - Ban quân sự gồm có 2 cán bộ: 1 chỉ huy trưởng và 1 phó chỉ huy trưởng - Ban tài chính gồm có 2 cán bộ: 1 kế toán và một thủ quỹ - Ban địa chính xây dựng gồm có 2 cán bộ: 1 kế toán và 1 thủ quỹ. - Ban văn hoá thông tin có 1 người kiêm nhiệm thêm chức năng phát thanh. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính gồm 3 cán bộ: 1 phó chủ tịch chịu trách nhiệm về thủ tục hành chính, 1 cán bộ tư pháp và 1 cán bộ chịu trách nhiệm về đóng dấu, văn thư. - Ban chăm sóc trẻ em và giáo dục đào tạo có 1 cán bộ - Ban thương binh xã hội có 2 cán bộ và 1 cộng tác viên đã nghỉ hưu chuyên phụ trách lĩnh vực xây dựng và mọt cán bộ nữa. Biên chế của mỗi ban phụ thuộc vào khối lượng công việc, và theo quy định chung việc phân công công việc cho các cán bộ. Còn lề lối làm việc do Chủ tịch quy định dựa trên những quy định đang hiện hành của pháp luật và dựa vào tình hình thực tế của phường. Chức năng, nhiệm vụ của các ban: * Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính - Đăng ký khai sinh - Đăng ký khai tử - Đăng ký kết hôn - Đăng ký giám hộ, thay đổi, chấm dứt giám hộ - Đăng ký cha mẹ nhận con - Đăng ký nhận nuôi con nuôi - Đăng ký lại việc khai sinh, khai tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi, cha mẹ nhận con. - Sao hộ tịch từ sổ đăng ký - Xác nhận tình trạng hôn nhân - Cải chính các giấy từ hộ tịch không phải giấy khai sinh - Chứng thực chữ ký phục vụ cho gia đình dân sự trong nước. - Chứng thực di chúc - Chứng thực văn bản từ chối di sản - Chứng thực hộ khẩu thường trú - Sao văn bản: khai sinh, khai tử, kết hôn do UBND phường cấp. - Xác nhận sơ yếu lý lịch thông thường - Xác nhận đăng ký hộ khẩu thường trú * Ban quân sự Đăng ký nghĩa vụ quân sự - Quản lý về số lượng thanh niên thực hiện nghĩa vụ trong phường. * Ban lao động, thương binh và xã hội - Huy động nghĩa vụ lao động công ích, phòng chống bão lụt. - Đề nghị xét duyệt trợ cấp thường xuyên - Đề nghị được hưởng chế độ người có công nuôi dưỡng liệt sĩ. - Giải quyết chế độ theo pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng ban hành ngày 29/8/1994 và Nghị định số 28/1995/NĐ - CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ hướng dẫn thi hành pháp lệnh này. - Giải quyết chế độ theo chính sách của Nhà nước đối với hoạt động cách mạng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, tuất cho thân nhân lão thành cách mạng, thương binh, bệnh binh mất, nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học. - Đề nghị trợ cấp đột xuất bằng nguồn ngân sách quận. - Đề nghị chứng nhận, giám định thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ kháng chiến bị bắt tù đày, cán bộ kháng chiến giải phóng dân tộc, con hộ nghèo, tàn tật cô đơn, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, bản thân là người bị nhiễm chất độc hoá học. - Thủ tục thăm, chuyển mộ liệt sĩ - Đề nghị cấp lại bằng tổ quốc ghi công, thẻ gia đình liệt sĩ đối với thân nhân liệt sĩ. * Ban địa chính xây dựng - Xác nhận đơn vị xin phép xây dựng, cải tạo nhà. - Đăng ký biến động đất đai. - Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở. - Đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. - Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. - Cung cấp thông tin về việc thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. - Chứng thực chuyển nhượng, cho, tặng quyền sử dụng đất ở. - Xác nhận quyền sử dụng đất ở để thế chấp vay vốn ngân hàng. - Xác nhận giấy tờ liên quan đến chế độ, chính sách theo quyết định số 118/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở. * Ban tài chính Đề nghị cấp giấy phép kinh doanh, đăng ký thành lập doanh nghiệp. * Ban chăm sóc trẻ em và giáo dục đào tạo Xác nhận giấy phép hành nghề dậy học, ôn luyện thi tin học, ngoại ngữ *Ban văn hoá thông tin Tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước đến nhân dân. 2.3. Quy chế làm việc * Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch và các phó Chủ tịch. - Chủ tịch UBND phường chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành công việc chung của UBND phường, phân công và điều hành hoạt động của các phó Chủ tịch, uỷ viên uỷ ban, các bộ phận chuyên môn, giải quyết công việc mà phó Chủ tịch, thành viên uỷ ban đã xử lý nhưng có ý kiến khác nhau, đồng thời trực tiếp phụ trách một số ngành, lĩnh vực công tác theo quy định. + Thường xuyên giữ mối liên hệ với Đảng uỷ, thường trực HĐND, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ và người đứng đầu các tổ chức đoàn thể quần chúng của phường. + Định kỳ tiếp công dân và chỉ đạo việc xem xét giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật. - Các phó Chủ tịch UBND phường chịu trách nhiệm một số mặt công tác quản lý và lĩnh vực được phân công. Có trách nhiệm cùng với Chủ tịch UBND phường xây dựng chương trình công tác trọng tâm hàng tháng, hàng năm và cùng giải quyết thực hiện. Ngoài ra được thay mặt Chủ tịch để điều hành công tác chung và ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt hoặc uỷ quyền. * Các uỷ viên UBND phải đề cao trách nhiệm trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cùng với chủ tịch và phó chủ tịch phường chỉ đạo hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất của phường do Đảng và Nhà nước cấp trên giao cho. - Mỗi thành viên UBND phường khi giải quyết công việc phải đi sâu nghiên cứu nắm tình hình cụ thể. Những vấn đề có liên quan đến nhiều lĩnh vực phối hợp, trao đổi, thống nhất trước khi phổ biến hoặc quyết định; trường hợp trao đổi chưa nhất trí phải báo cáo Chủ tịch, phó Chủ tịch. Những vấn đề phức tạp phải đưa ra tập thể UBND phường bàn bạc, quyết định hoặc báo cáo xin ý kiến UBND cấp trên. - Các thành viên UBND phường có trách nhiệm tham gia giải quyết công việc thuộc tập thể UBND. Tham gia chống tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính trong phạm vi công tác được phân công. Có quan hệ tốt với các ngành của UBND Quận, với Đảng uỷ, HĐND phường để lấy ý kiến về những vấn đề mình phụ trách làm tốt nhiệm vụ được phân công. * UBND phường chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ theo chương trình công tác tháng, quý, năm theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quy định. - Chương trình công tác năm của UBND phường được xây dựng sau khi có chỉ tiêu, kế hoạch công tác của UBND Quận và dựa trên cơ sở Nghị quyết của HĐND phường, BCH Đảng ủy phường. - Trong chương trình công tác cần nêu rõ những vấn đề trọng tâm chỉ đạo biện pháp, thời gian và phân công các thành viên, cán bộ chịu trách nhiệm chỉ đạo và thực hiện công việc. * Hàng tháng Chủ tịch, phó Chủ tịch, các uỷ viên UBND họp kiểm điểm công tác tháng và triển khai công tác tháng sau. UBND phường chỉ xem xét những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình. Có những vấn đề liên quan đến ngành khác thì cũng bàn để thống nhất phương pháp phối hợp thực hiện. Những vấn đề không đúng thẩm quyền hoặc quá thẩm quyền thì hướng dẫn cá nhân hay tổ chức đến cơ quan chức năng, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội để đề đạt xin giải quyết. - Hàng tuần, Chủ tịch, phó Chủ tịch phải có lịch tiếp dân rõ ràng. Khi giải quyết công việc thực hiện đúng Luật khiếu nại tố cáo và quy chế đã được ban hành. - Chủ tịch, phó Chủ tịch giải quyết công việc vào các ngày trong tuần. Các thành viên uỷ ban, cán bộ chuyên môn cần bố trí công việc phù hợp với thời gian tiếp dân của Chủ tịch và phó Chủ tịch để tiện việc trao đổi và giải quyết công việc chung. - Các thành viên uỷ ban ngoài công việc được phân công dành thời gian thích hợp để học tập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ hiểu biết hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đi sát cán bộ và nhân dân nơi được UBND phường phân công theo dõi, tiếp thu, giải đáp, bàn biện pháp cùng cán bộ cơ sở thực hiện những công việc mà UBND đang triển khai. * UBND phường tổ chức hợp thường kỳ một tháng 1 lần để bàn bạc thảo luận tập thể hoặc quyết định theo đa số những công việc trọng tâm, những việc phức tạp cần tập trung chỉ đạo. Khi cần thiết có thể triệu tập họp đột xuất. Tham dự cuộc họp UBND phường là các thành viên UBND. Khi cần thiết mời thường trực Đảng uỷ, thường trực HĐND, trưởng các ban ngành, các đoàn thể, đơn vị phối hợp (thuế, quản lý nhà đất) của phường cùng dự, cùng bàn bạc để UBND tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện. * Nội dung buổi họp cần được chuẩn bị tốt. Nếu là những chuyên đề của các phó chủ tịch, các thành viên uỷ ban, các cán bộ chuyên môn, các ngành phối hợp do sự chỉ đạo của UBND phường thì chủ tịch phải xem trước khi đưa ra họp. Các thành viên uỷ ban phải có trách nhiệm tham dự đầy đủ các buổi họp của UBND phường. Nêu vì lý do nào đó vắng mặt phải báo cáo và được Chủ tịch và phó Chủ tịch đồng ý. Các buổi họp nhất thiết phải có biên bản. Sau 2 ngày kể từ buổi họp có những văn bản cần được báo cáo phải kịp thời chuyển đi. * Các ngày lễ, ngày tết, ngày cao điểm phải phân công cán bộ trực. Số lượng cán bộ, thời gian trực là tuỳ vào yêu cầu công việc do Chủ tịch, phó Chủ tịch quyết định. * Một tháng UBND giao ban 1 lần với các ban ngành, các đoàn thể của phường để báo cáo trọng tâm công tác và bàn biện pháp phối hợp. Thời gian sau khi giao ban quận. Họp các tổ dân phố 3 tháng 1 lần phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước và cấp trên, rút kinh nghiệm và triển khai nhiệm vụ công tác quý tới. * Các văn bản pháp luật, pháp quy của nhà nước cấp trên phải tập trung vào một đầu mối là Trưởng ban tư pháp phường để quản lý. Các văn bản có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, báo cáo chung của UBND phường gửi quận uỷ, HĐND, UBND quận quyết định về nhân sự, về tài chính và một số văn bản khác do Chủ tịch ký, phó Chủ tịch được Chủ tịch uỷ nhiệm ký thay Chủ tịch những văn bản thuộc thẩm quyền Chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt. Các văn bản do UBND phường ban hành, văn thư phải vào sổ theo dõi và quản lý bản chính sau khi các văn bản đã gửi đi. Các văn bản của cấp trên gửi tới thuộc thẩm quyền của thành viên uỷ ban nào thì chuyển cho thành viên đó. Bản chính lưu trữ tại văn phòng UBND. 2.4. Các mối quan hệ công tác * Các cán bộ nhân viên UBND làm việc theo chế độ công chức, viên chức, đến làm việc phải đúng giờ, đảm bảo yêu cầu về nội dung, chất lượng và thời gian công tác đã định. Chủ tịch UBND phường có quy định cụ thể về trách nhiệm, phong cách làm việc, ý thức thái độ phục vụ nhân dân của công chức, viên chức khi tiếp xúc và giải quyết công việc với cán bộ cơ sở và nhân dân đến làm việc tại UBND phường. Khi giải quyết công việc phải có hướng dẫn cụ thể để công dân, tổ chức không phải đi lại nhiều lần và chỉ làm việc với một công chức, viên chức được giao nhiệm vụ. Tiếp nhận hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính, cải cách hành chính một cửa. Những hồ sơ cần thiết phải đưa vào lưu trữ, có sổ tiếp dân, giấy hẹn giải quyết công việc. Những vấn đề liên quan đến tài chính phải thực hiện theo đúng luật ngân sách do Chủ tịch UBND và kế toán phường chịu trách nhiệm. Các công chức, viên chức được hưởng quyền lợi về chế độ trách nhiệm của mình, đồng thời có nghĩa vụ tranh chấp nghiêm chỉnh chế độ trách nhiệm đã được phân công. Hàng tháng, hàng quý khi cần thiết có thể tổ chức họp, kiểm điểm những việc tốt, chưa tốt để rút kinh nghiệm. * Các bộ phận chuyên môn trực thuộc UBND phải thực hiện chế độ thông tin báo cáo với Chủ tịch, phó Chủ tịch. Nội dung và thời gian do Chủ tịch, phó chủ tịch yêu cầu và quy định. UBND phường phải có trách nhiệm báo cáo những văn bản cần thiết với thường trực Đảng uỷ, thường trực HĐND, Quận uỷ, UBND quận. * UBND phường thường xuyên tạo điều kiện và phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể phường, các tổ chức xã hội trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, các cuộc vận động của Nhà nước, thành phố và Quận. * UBND phường có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc các ngành thuộc thẩm quyền hoặc phối hợp với các ngành của Quận và Thành phố giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân và của công chức, viên chức theo thẩm quyền. Ban thanh tra nhân dân (đã có quy ước cụ thể) khi cần phối hợp với các ngành có trách nhiệm giúp Chủ tịch giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Như vậy, có thể thấy rằng: - Mối qua
Tài liệu liên quan