Cục diện châu Á - Thái Bình Dương (Trọng tâm là Đông Bắc Á và Đông Nam Á) trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI

Sau chiến tranh lạnh kết thúc quan hệquốc tếkhu vực có điều kiện mở rộng, các quốc gia và vùng lãnh thổkhu vực Đông Á đã tăng cường quan hệ hợp tác. Các quan hệnày diễn ra trên nhiều cấp độvà với các hình thức đa dạng khác nhau. Chính điều này ngày càng tạo ra sựgắn kết, tùy thuộc lẫn nhau giữa các các quốc gia khu vực. Là một nước nằm trong khu vực Đông Á, Việt Nam chịu tác động mạnh mẽtừchính quá trình vận động của các mối quan hệnhiều chiều trong khu vực. Đểcó thể " Mởrộng quan hệvới các nước và vùng lãnh thổ" theo tình thần Báo cáo Chính trị Đại hội lần thứIX của Đảng, thì việc nghiên cứu khu vực, trong đó có việc phân tích quan hệquốc tếkhu vực là hướng nghiên cứu thực sựcần thiết. Đặc biệt Văn kiện Đại hội X đã nhấn mạnh cần tiếp tục nghiên cứu "dựbáo tình hình và xu thếphát triển của thếgiới, khu vực và trong nước; cung cấp luận cứkhoa học cho việc hoạch định đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và nhà nước". Đểgóp phần vào định hướng chung trên, mục tiêu nghiên cứu của Đềtài là: làm rõ bản chất, đặc điểm và xu hướng phát triển quan hệcủa ba thực thể (Trung Quốc, ASEAN và Nhật Bản) trong bối cảnh mới; đánh giá tác động của mối quan hệ đó đến Việt Nam và trên cơsở đó sẽ đềxuất các giải pháp chính sách trong quan hệsong phương và đa phương của Việt Nam với các thực thể nêu trên. Từmục tiêu này, đềtài nhận được các nhiệm vụcụthểtheo hợp đồng với BộKhoa học và Công nghệlà: - Làm rõ sựtác động của bối cảnh mới (trong khoảng 10 năm trởlại đây) đối với quan hệgiữa ba thực thểTrung Quốc-ASEAN-Nhật Bản - Làm rõ bản chất, đặc điểm và xu hướng phát triển quan hệTrung QuốcNhật Bản, quan hệASEAN-Trung Quốc, quan hệASEAN-Nhật Bản và đánh giá thực trạng, triển vọng của hợp tác đa phương giữa ba thực thể đó - Làm rõ tác động của sự điều chỉnh chính sách trong quan hệcủa ba thực thểnêu trên đến khu vực, nhất là đến Việt Nam, đềxuất các giải pháp chính sách nhằm tranh thủthời cơphát triển qua hệcủa Việt Nam với các thực thể đó

pdf373 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cục diện châu Á - Thái Bình Dương (Trọng tâm là Đông Bắc Á và Đông Nam Á) trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ViÖn khoa häc x∙ héi viÖt nam B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi ®éc lËp cÊp nhµ n−íc Côc diÖn ch©u ¸-th¸i b×nh d−¬ng (träng t©m lµ ®«ng b¾c ¸ vµ ®«ng nam ¸) trong hai thËp niªn ®Çu thÕ kû XXI M· sè: §T§L – 2004/20 Chñ nhiÖm ®Ò tµi: ts . vò v¨n hµ 6450 07/8/2007 Hµ Néi- 2006 i MỤC LỤC Lời nói đầu ..................... 1 Phần I: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ TRUNG QUỐC- ASEAN- NHẬT BẢN 3 Chương 1. Bối cảnh quốc tế mới và tác động của nó đến quan hệ Trung Quốc ASEAN-Nhật Bản 3 I. Những biểu hiện của bối cảnh quốc tế mới 3 II.Tác động của bối cảnh quốc tế mới đến quan hệ Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản 45 Chương 2. Chủ nghĩa khu vực Đông Á và ảnh hưởng của nó đến quan hệ Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản 55 I. Cơ sở của chủ nghĩa khu vực Đông Á 56 II. Ảnh hưởng của chủ nghĩa khu vực Đông Á 75 Phần II:QUAN HỆ SONG PHƯƠNG GIỮA TRUNG QUỐC-ASEAN-NHẬT BẢN 78 Chương 3. Quan hệ ASEAN-Trung Quốc 78 I. Các cơ chế quan hệ hợp tác ASEAN-Trung Quốc 78 II. Quan hệ ASEAN-Trung Quốc trên lĩnh vực chính trị, an ninh 80 III. Quan hệ ASEAN-Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế 86 IV. Quan hệ trên lĩnh vực văn hóa-xã hội, khoa học-kỹ thuật 96 V. Người Hoa trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc 98 VI. Triển vọng quan hệ ASEAN-Trung Quốc 106 Chương 4. Quan hệ ASEAN-Nhật Bản 110 I. Quan điểm, sự tiến triển và cơ chế quan hệ ASEAN-Nhật Bản 110 II. Thực trạng quan hệ ASEAN-Nhật Bản 121 III. Triển vọng quan hệ ASEAN-Nhật Bản 137 ii Chương 5. Quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản 142 I. Quan hệ chính trị ngoại giao 142 II. Quan hệ kinh tế 149 III. Hợp tác giao lưu văn hóa Trung –Nhật 158 IV. Triển vọng quan hệ Trung – Nhật 167 Phần III. QUAN HỆ ĐA PHƯƠNG TRUNG QUỐC-ASEAN-NHẬT BẢN 176 Chương 6. Các quan niệm hợp tác khu vực 176 I. Một số khía cạnh lịch sử của quan hệ hợp tác đa phương khu vực 176 II. Quan niệm về quan hệ hợp tác ba bên Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản 182 Chương 7. Quan hệ hợp tác đa phương Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản trên các lĩnh vực 194 I. Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế 194 II. Quan hệ chính trị-an ninh 208 Chương 8. Thể chế quan hệ hợp tác đa phương Trung Quốc -ASEAN-Nhật Bản 228 I. Quá trình thể chế hóa khu vực trước ASEAN + 3 và nguyên nhân 229 II. Thể chế hóa ở Đông Á sau chiến tranh lạnh 233 Phần IV: TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ TRUNG QUỐC –ASEAN -NHẬT BẢN ĐẾN VIỆT NAM 244 Chương 9. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam 244 I. Các cơ hội và thách thực từ xu thế hòa dịu và gia tăng quan hệ quốc tế khu vực 245 II. Ảnh hưởng từ sự gia tăng FTA giữa các quốc gia khu vực 255 III. Những cơ hội và thách thức từ tiến trình hợp tác đa phương 266 Chương 10: Định hướng chính sách của Việt Nam trong hợp tác với Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản 271 I. Việt Nam trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản 271 iii II. Những định hướng chính sách của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản 281 Kết luận 309 Tài liệu tham khảo chính 315 1 Lời nói đầu Sau chiến tranh lạnh kết thúc quan hệ quốc tế khu vực có điều kiện mở rộng, các quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Đông Á đã tăng cường quan hệ hợp tác. Các quan hệ này diễn ra trên nhiều cấp độ và với các hình thức đa dạng khác nhau. Chính điều này ngày càng tạo ra sự gắn kết, tùy thuộc lẫn nhau giữa các các quốc gia khu vực. Là một nước nằm trong khu vực Đông Á, Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ từ chính quá trình vận động của các mối quan hệ nhiều chiều trong khu vực. Để có thể " Mở rộng quan hệ với các nước và vùng lãnh thổ" theo tình thần Báo cáo Chính trị Đại hội lần thứ IX của Đảng, thì việc nghiên cứu khu vực, trong đó có việc phân tích quan hệ quốc tế khu vực là hướng nghiên cứu thực sự cần thiết. Đặc biệt Văn kiện Đại hội X đã nhấn mạnh cần tiếp tục nghiên cứu "dự báo tình hình và xu thế phát triển của thế giới, khu vực và trong nước; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước"1. Để góp phần vào định hướng chung trên, mục tiêu nghiên cứu của Đề tài là: làm rõ bản chất, đặc điểm và xu hướng phát triển quan hệ của ba thực thể (Trung Quốc, ASEAN và Nhật Bản) trong bối cảnh mới; đánh giá tác động của mối quan hệ đó đến Việt Nam và trên cơ sở đó sẽ đề xuất các giải pháp chính sách trong quan hệ song phương và đa phương của Việt Nam với các thực thể nêu trên. Từ mục tiêu này, đề tài nhận được các nhiệm vụ cụ thể theo hợp đồng với Bộ Khoa học và Công nghệ là: - Làm rõ sự tác động của bối cảnh mới (trong khoảng 10 năm trở lại đây) đối với quan hệ giữa ba thực thể Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản - Làm rõ bản chất, đặc điểm và xu hướng phát triển quan hệ Trung Quốc- Nhật Bản, quan hệ ASEAN-Trung Quốc, quan hệ ASEAN-Nhật Bản và đánh giá thực trạng, triển vọng của hợp tác đa phương giữa ba thực thể đó - Làm rõ tác động của sự điều chỉnh chính sách trong quan hệ của ba thực thể nêu trên đến khu vực, nhất là đến Việt Nam, đề xuất các giải pháp chính sách nhằm tranh thủ thời cơ phát triển qua hệ của Việt Nam với các thực thể đó 1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, H.2006, tr.99 2 Có thể nói đây là đề tài rộng lớn và phức tạp. Các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào phân tích các quan hệ song phương riêng lẻ, chứ chưa đặt trong mối quan hệ giàng buộc lẫn nhau. Quan hệ đa phương khu vực nói chung, giữa ba thực thể nói riêng cũng mới ở giai đoạn đầu. Hiện nay chưa có một cơ chế riêng cho quan hệ giữa ba thực thể Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản. Tuy quan hệ giữa ba thực thể này chưa phải có tính chất toàn Đông Á, song có thể thấy đây chính là những mối quan hệ cơ bản nhất của khu vực, quyết định chiều hướng vận động của quan hệ khu vực hiện nay và trong những năm tới. Chính vì vậy đề tài tập trung phân tích quan hệ đa phương giữa ba thực thể và tất nhiên luôn được đặt trong bối cảnh quan hệ hợp tác chung của cả khu vực Đông Á cũng như rộng hơn để thấy được vai trò và tác động của quan hệ đan xen giữa các thực thể này. Để đề xuất các quan điểm, giải pháp đối với Việt Nam không thể không phân tích quan hệ của Việt Nam với các thực thể. Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài, và quan hệ của Việt Nam với các thực thể nay cũng đã có không ít các chuyên luận và bài báo đề cập đến, hơn nữa hiện nay Bộ Khoa học và Công nghệ đang triển khai các đề tài cấp nhà nuớc về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Nhật Bản....Do vậy ở đề tài này chỉ tổng kết những kết quả, những hướng hợp tác chính cùng những vấn đề đặt ra làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp chính sách. Để thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu trên ngoài các phương pháp truyền thống của nghiên cứu quan hệ quốc tế đề tài luôn xuất phát từ cách nhìn Việt Nam. Các quan hệ quốc tế phản ánh các lợi ích khác nhau, chúng đan xen, chồng lấn lẫn nhau, do vậy công trình sẽ xuất phát từ lợi ích hợp lý của Việt Nam để phân tích, đánh giá. Với mục tiêu và phương pháp như vậy, cơ cấu của công trình ngoài mở đầu và kết luận được chia làm bốn phần Phần I: Các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản Phần II: Quan hệ song phương giữa Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản Phần III: Quan hệ đa phương Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản Phần IV: Tác động của Quan hệ Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản đến Việt Nam. Tập thể tác giả 3 Phần I CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ TRUNG QUỐC - ASEAN - NHẬT BẢN Chương 1 BỐI CẢNH QUỐC TẾ MỚI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN QUAN HỆ TRUNG QUỐC- ASEAN- NHẬT BẢN Quan hệ Trung Quốc- ASEAN- Nhật Bản luôn chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Bên cạnh những yếu tố do chính ba chủ thể này tạo ra thì bối cảnh quốc tế có tác động rất lớn đến diễn tiến của quan hệ đa phương nói trên. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và phân tích bối cảnh quốc tế có một tầm quan trọng đặc biệt và hết sức cần thiết. Khái niệm “bối cảnh quốc tế mới” là một khái niệm “mở” bởi chữ “mới” ở đây luôn đòi hỏi phải xác định khung thời gian rõ ràng. Bấy lâu nay chúng ta đã quen với việc cho rằng bối cảnh quốc tế mới là bối cảnh được hình thành sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Có lẽ sẽ không có sự tranh luận nào về mốc thời gian này, tuy nhiên từ thời điểm chiến tranh lạnh kết thúc đến nay lịch sử các quan hệ quốc tế đã trải qua thêm 16 năm. Chính vì vậy, nội hàm của khái niệm này đã có thêm nhiều yếu tố bổ sung và được biểu hiện bằng những nét mới mà cách đây 16 năm chưa đề cập đến. Mục đích của chương này là làm rõ những nét mới của bối cảnh quốc tế từ sau chiến tranh lạnh đến nay, từ đó chỉ ra các tác động của nó đến quan hệ giữa ba chủ thể rất quan trọng của khu vực Đông Á hiện nay là Trung Quốc, Nhật Bản và Hiệp hội các nước Đông Nam Á. I. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA BỐI CẢNH QUỐC TẾ MỚI 1. Toàn cầu hoá, khu vực hoá phát triển song hành với nhịp độ khẩn trương hơn, cách mạng khoa học- công nghệ tiếp tục khẳng định vị trí tiên phong, xu hướng thông tin hoá ngày càng lan rộng và sâu sắc hơn Toàn cầu hoá: 4 Mặc dù làn sóng toàn cầu hoá thứ ba bắt đầu diễn ra từ những năm 1980 song ảnh hưởng và tác động của nó cũng như việc nói nhiều đến nó là từ sau chiến lạnh đến nay. Định nghĩa về toàn cầu hoá đã được đưa ra rất nhiều, từ phía các tổ chức quốc tế cho đến các tổ chức khu vực cũng như quan điểm cá nhân của các học giả. Song, nhìn chung khái niệm toàn cầu hoá đều được hiểu khá thống nhất, đó là sự mở rộng hay tự do hoá của thương mại, đầu tư, dịch vụ, chuyển giao công nghệ, lao động trên phạm vi toàn cầu, thúc đẩy các quan hệ giao dịch song phương, đa phương, tăng cường sự liên kết giữa các quốc gia, khu vực trên toàn thế giới2. Những yếu tố phản ánh sự gia tăng của quá trình toàn cầu hoá là: các tập đoàn kinh doanh toàn cầu, các công ty xuyên quốc gia là những chủ thể chính trong mạng lưới sản xuất toàn cầu; có sự gia tăng của thương mại, đầu tư, tài chính quốc tế và tăng cường liên kết kinh tế quốc tế; có sự đẩy mạnh vai trò của các tổ chức kinh tế quốc tế trong quá trình điều tiết các quan hệ kinh tế giữa các nước. Quan sát quá trình toàn cầu hoá có thể nhận thấy sự gia tăng mạnh mẽ các mối quan hệ gắn kết, tác động phụ thuộc lẫn nhau, sự mở rộng quy mô và cường độ các hoạt động giữa các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên phạm vi toàn cầu. Toàn cầu hoá là một xu hướng khách quan, nó được diễn ra dưới tác động có tính chất thúc hối của những thay đổi về dân số, chính trị, kinh tế và công nghệ. Xu hướng này lại được đẩy nhanh bởi các phương tiện thông tin liên lạc siêu tốc toàn cầu. Mặt tích cực của toàn cầu hoá là không thể phủ nhận. Chính quá trình khách quan này tạo ra các khả năng tiếp cận với các nguồn vốn, công nghệ kỹ thuật tiên tiến và phương thức quản lý hiện đại để thúc đẩy sự phát triển. Có thể coi toàn cầu hoá như một cuộc cách mạng, các doanh nghiệp, các chủ thể tham gia vào toàn cầu hoá có thể sử dụng vốn, kỹ thuật, thông tin, quản lý và cả sức lao động ở mọi nơi trên thế giới, tổ chức sản xuất ở nơi mà họ muốn và đưa đi tiêu thụ ở đâu có nhu cầu. Nhờ quá trình cơ động và linh hoạt như vậy nên mọi người đều có cơ hội để tận hưởng các sản phẩm cũng như dịch vụ mới và rẻ của toàn thế giới. Quá trình toàn cầu hoá cũng tạo ra các cơ hội cho các nước đang phát triển được tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, từ đó hình thành một cơ cấu kinh tế- xã hội mới thích ứng và góp phần rút ngắn quá trình 2 Nguyễn An Hà, Toàn cầu hoá kinh tế, một số tác động tới quá trình liên kết kinh tế EU- ASEAN, T/c Nghiên cứu châu Âu, số 2/ 2003 5 hiện đại hoá của các nước này. Các cơ hội về công ăn việc làm, về tăng thu nhập, về nâng cao mức sống cũng được mở ra cho công nhân và nhân dân ở các nước đang phát triển. Hiện nay, loài người phải đối mặt với rất nhiều vấn đề mang tính toàn cầu, điển hình là vấn đề môi trường, dân số hay dịch bệnh... và quá trình toàn cầu hoá đã tạo ra khả năng cho các quốc gia, các dân tộc có thể phối hợp và chia sẻ với nhau các nguồn lực để giải quyết các vấn đề nan giải đó. Bên cạnh những cái được do toàn cầu hoá mang lại thì các chủ thể tham gia quá trình này cũng phải chịu những thách thức không nhỏ do chính toàn cầu hoá đẻ ra. Những thách thức đó có nhiều, trong đó không thể không kể đến tình trạng bị tổn thương, thậm chí bị nghèo đi của nền kinh tế ở những quốc gia không xác định được chiến lược phát triển phù hợp, không đủ sức chống đỡ trước sự cạnh tranh quyết liệt mang tính toàn cầu; bất công xã hội có thể bị tăng lên; vấn đề bản sắc văn hoá- dân tộc bị mai một... Các nước kém phát triển cũng như các nước đang phát triển rất dễ bị thua thiệt trong “cuộc chơi” toàn cầu hoá này bởi khả năng cạnh tranh yếu, trình độ công nghệ- kỹ thuật thấp, khả năng quản lý kém, vốn lại bị thiếu trầm trọng. Một trong những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đang nổi lên hiện nay là nạn nghèo đói và cuộc chiến chống lại nó tại các quốc gia, nhất là những quốc gia đang và chậm phát triển. Người ta phân loại nghèo khổ thành hai loại là nghèo khổ tuyệt đối và nghèo khổ tương đối. Nghèo khổ tuyệt đối được xác định theo mức độ thoả mãn các nhu cầu thiết yếu, còn nghèo khổ tương đối được xác định trên cơ sở phân phối thu nhập. Ngân hàng thế giới dựa vào giá trị cố định 365 hoặc 730 USD/ năm để xác định mức đói nghèo. Do vậy, theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới thì mức thu nhập 1 USD/ ngày là mức nghèo tuyệt đối, nghèo cùng cực. Số người thuộc diện nghèo cùng cực hiện đang tập trung chủ yếu tại 3 nơi là Nam Á, Đông Á và Nam Xahara thuộc châu Phi. Điều đáng mừng là tỷ lệ nghèo đói ở khu vực Đông Á của chúng ta, đặc biệt là ở Trung Quốc đã giảm xuống. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở châu Phi vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện nào đáng kể, thậm chí có nơi còn gia tăng. Thực tế cho thấy những người nghèo luôn luôn là những người bị thua thiệt và dễ bị tổn thương. Tình trạng nghèo đói không bao giờ giảm đi nếu không có được một sự tích luỹ đặc biệt về vốn vật chất và nhân lực. Khách quan mà nói, sự phân hoá giàu- nghèo và gia tăng bất công không phải chỉ gắn 6 với toàn cầu hoá mà có nguồn gốc từ bản chất của chế độ phân phối thu nhập. Tuy nhiên, toàn cầu hoá đã góp phần làm sâu sắc hơn tình trạng phân hoá giàu nghèo ở chỗ nó đặt các cá nhân, các quốc gia ở những lợi thế và cơ hội không giống nhau. Như nhận xét của các học giả kinh tế cho thấy, sự thao túng của các quốc gia tư bản phát triển cùng các tập đoàn xuyên quốc gia với mục đích tối đa hoá lợi nhuận gắn với tối thiểu hoá lao động đã dẫn đến việc phân bổ lợi ích của tăng trưởng theo xu hướng “từ dưới lên trên”. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2002, 85% thu nhập toàn cầu nằm trong tay 18% dân số thế giới3. Các báo cáo còn chỉ rõ rằng trong 40 năm qua, khoảng cách chênh lệch giàu- nghèo giữa các nước giàu và các nước nghèo đã tăng gấp đôi. Thu nhập bình quân của 20 nước giàu nhất thế giới gấp 37 lần so với 20 nước nghèo nhất thế giới. Có nhiều ý kiến còn cho rằng sự chênh lệch giàu- nghèo là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng bố- hành động đe doạ sự ổn định của thế giới. Toàn cầu hoá có ảnh hưởng như thế nào đến các nền văn hoá -dân tộc cũng đang là vấn đề gây tranh cãi. Trong tác phẩm “Trung Quốc trước thách thức thế kỷ XXI”4 tác giả Lưu Kim Hâm đã thể hiện sự lo lắng của mình qua nhận xét như sau: “Văn hoá là nền tảng quan trọng để duy trì sự ổn định của xã hội, cũng là một bộ phận quan trọng trong sức mạnh tổng hợp của đất nước. Ngôn ngữ, văn tự, tín ngưỡng, đạo đức, quy phạm... thành vòng văn hoá của quốc gia và dân tộc. Đi đôi với sự phát triển của mạng lưới thông tin thì văn hoá sẽ chịu một làn xung kích mạnh... Trước làn sóng toàn cầu hoá, đối diện với sự xâm nhập của văn hoá phương Tây, đối mặt với những tin tức truyền qua vệ tinh, với các cơ quan thông tin của phương Tây, đối mặt với sự bùng nổ tin tức của mạng Internet, Trung Quốc làm thế nào để bảo vệ văn hoá truyền thống trước những xung kích này?”. Có lẽ câu hỏi này được đặt ra không chỉ đối với Trung Quốc- một đất nước có nền văn minh, văn hoá rất lớn và lâu đời. Câu hỏi này không phải chỉ liên quan đến các nền văn hoá lớn khác, chẳng hạn như Ấn Độ, Nga, Pháp hay Đức. Trên thực tế, hầu như mọi quốc gia- dân tộc, dù lớn hay nhỏ đều tự hào và có quyền tự hào về nền văn hoá của mình, đều mong muốn giữ gìn bản sắc riêng của nền văn hoá đó. Song thực tế cũng cho thấy cùng với làn sóng toàn cầu hoá về kinh tế thì văn hoá Mỹ cũng thẩm thấu khắp 3 Tài liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN, ngày 11/ 1/ 2002 4 Lưu Kim Hâm, Tri thức không biên giới-Trung Quốc trước thách thức thế kỷ XXI, NXB VH-TT, tr. 407 7 thế giới. Một thí dụ rất dễ nhận thấy là điện ảnh. Các hãng điện ảnh thu lợi lớn nhất trên thị trường toàn cầu về cơ bản vẫn là hãng phim Hollywood của Mỹ. Tỷ lệ phim Mỹ trên thị trường văn hoá phim ảnh của các nước khác càng ngày càng tăng lên. Chẳng hạn, trên thị trường phim của châu Âu, nếu năm 1987 tỷ lệ phim Mỹ chiếm 56% thì đến năm 1996, tỷ lệ này đã lên thành 70%. Rồi phong cách ăn, uống của Mỹ với Coca- cola, với Mac Donal... đều có sức hút và lôi cuốn kỳ lạ, đặc biệt là đối với thanh niên ở khắp mọi nơi trên thế giới. Về cơ bản, cuộc tranh luận về đa dạng văn hoá không phải là mới, song quá trình toàn cầu hoá đã làm cho nó nổi lên rõ rệt. Tác động trực tiếp của toàn cầu hoá đến các ngành văn hoá, chẳng hạn như điện ảnh hay âm nhạc... được thể hiện ở mức độ tập trung hoá cao độ, ngân sách hỗ trợ tăng mạnh và các khoản chi phí ngày càng cao để được tiếp cận các sản phẩm văn hoá lưu hành. Một nền văn hoá toàn cầu xuyên quốc gia đang ngày càng định hình rõ nét xung quanh các sản phẩm, chẳng hạn như của Nike, McDonald, Pokemon, Hollywood...Như vậy, quá trình toàn cầu hoá các sản phẩm văn hoá là một hiện tượng vừa mang tính chất xã hội, vừa mang tính chất kinh tế và quản lý quá trình này hoàn toàn không dễ dàng chút nào. Dù sao, mỗi quốc gia- dân tộc chắc chắn đều có những biện pháp riêng để bảo vệ bản sắc của nền văn hoá truyền thống, bởi vì “văn hoá là một mốc quan trọng trong việc đánh giá lực lượng tổng hợp của đất nước, là lãnh thổ mềm, lãnh thổ vô hình của mỗi quốc gia; xây dựng và an toàn quốc thổ văn hoá” cũng là nhiệm vụ quan trọng của mỗi đất nước khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế hiện nay. Khu vực hoá Như trên đã nhận định chủ nghĩa toàn cầu hoá và khu vực hoá diễn ra song hành với nhau. Có ý kiến cho rằng trong quan hệ với toàn cầu hoá thì xu thế khu vực hoá được xem là bước chuẩn bị để tiến tới toàn cầu hoá. Mặt khác, xu thế khu vực hoá hiện nay phản ánh một thực trạng co cụm nhằm bảo vệ những lợi ích tương đồng giữa một số nước trước những nguy cơ, những tác động tiêu cực do toàn cầu hoá đặt ra. Do đó, xét về ngắn hạn, khu vực hoá dường như đối nghịch với toàn cầu hoá, nhưng về dài hạn thì chính khu vực 8 hoá là bước chuẩn bị để thực hiện toàn cầu hoá5. Nội dung chủ yếu của khu vực hoá là thành lập các khu vực kinh tế mới, mở rộng các khu vực đang tồn tại, tăng cường hơn nữa quyền tự chủ, quyền tự trị cho các khu vực... Cho đến nay đã hình thành rất nhiều các tổ chức khu vực ở khắp các châu lục. Đó là EU (Liên minh châu Âu), EFTA (Khu vực tự do thương mại châu Âu) ở châu Âu; NAFTA (Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ) ở châu Mỹ, ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế CA-TBD), Tổ chức hợp tác khu vực Nam Á, SCO (Tổ chức hợp tác Thượng Hải) ở châu Á, AU (Liên minh châu Phi) ở châu Phi.... Động lực gia tăng xu thế khu vực hoá trong giai đoạn hiện nay xuất phát từ mục đích phát huy những lợi thế so sánh, những nét tương đồng của các quốc gia trong mỗi nhóm khu vực. Các quốc gia có những điểm tương đồng đã tìm đến nhau tạo lập các tổ chức kinh tế, tạo cho nhau các điều kiện thuận lợi hơn các quy định quốc tế hiện hành. Chẳng hạn như châu Phi là nơi làn sóng toàn cầu hoá lan đến muộn hơn các nơi khác, song cũng phải đến năm 2002 mới chính thức thành lập ra AU. Mục tiêu của AU là đưa châu