Đặc tính của Kinh doanh tiêu dùng: Biến giá trị tiêu dùng thành doanh số kinh doanh

Khái niệm hoàn toàn mới “Kinh doanh tiêu dùng”! Kinh doanh tiêu dùng là gì? Kinh doanh tiêu dùng là một mô hình kinh doanh cho phép bạn biến tất cả những gì tiêu dùng thành doanh số kinh doanh. Và thu nhập của bạn sẽ dựa vào doanh số tương ứng do bạn tạo ra.

doc60 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc tính của Kinh doanh tiêu dùng: Biến giá trị tiêu dùng thành doanh số kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô hình kinh doanh triển vọng nhất thế kỷ XXI! Cơ hội kiếm được tiền qua tiêu dùng! I/ KINH DOANH TIÊU DÙNG - KDTD: Khái niệm hoàn toàn mới “Kinh doanh tiêu dùng”! Kinh doanh trên sự tiêu xài của con người gọi là kinh doanh tiêu dùng. Kinh doanh tiêu dùng là gì? Kinh doanh tiêu dùng là một mô hình kinh doanh cho phép bạn biến tất cả những gì tiêu dùng thành doanh số kinh doanh. Và thu nhập của bạn sẽ dựa vào doanh số tương ứng do bạn tạo ra. Một khái niệm kinh doanh hoàn toàn mới, và trước khi nghiên cứu sâu hơn về mô hình này thì chúng ta cùng thống nhất với nhau một điều đó là kinh doanh tiêu dùng không có nghĩa là hình thức kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, các loại sản phẩm của nó không chỉ là hàng tiêu dùng mà là tất cả những gì mà con người có thể tiêu xài. KDTD đang tạo ra sự đột phá mạnh mẽ và thay đổi khá nhanh cách thức kinh doanh trên trường kinh tế toàn thế giới, được các chuyên gia kinh tế đánh giá là mô hình kinh doanh ưu việt nhất hiện nay, là một bước tiến vỹ đại đang tạo ra một làn sóng mới, một cách thức kinh doanh mới cụ thể hơn là cách phân phối sản phẩm ra thị trường một cách hoàn toàn mới, ưu việt hơn, hiệu quả hơn. Là mô hình lấy nền tảng từ mô hình kinh doanh ưu việt: “Kinh doanh theo mạng – Mutill lever marketing – MLM” nên Kinh doanh tiêu dùng áp dụng được toàn bộ những ưu việt của mô hình này, KDTD kết hợp với hình thức siêu thị tính điểm tích lũy không giới hạn thời gian và sự gắn kết chặt chẽ hơn nữa về quyền lợi của người tiêu dùng cũng là người kinh doanh và người kinh doanh cũng là người tiêu dùng, thì mô hình này đã và đang đạt đến độ hoàn hảo cao hơn nữa. Kinh doanh không phải ai cũng làm được, đơn giản vì kinh doanh không hề đơn giản và thành công trong kinh doanh thì lại càng không đơn giản, nhưng kinh doanh tiêu dùng thì bất cứ ai cũng có thể làm được bởi lẽ chẳng có ai trên quả đất này chưa tiêu xài bao giờ, hay không biết cách tiêu xài cả. Giả sử cho chúng ta 100 triệu để kinh doanh thì có khi cũng chưa biết kinh doanh cái gì, liệu có tạo được lợi nhuận hay không, nhưng cho chúng ta 100 triệu để tiêu xài thì có ai không biết tiêu xài không ạ? Nhiều người than vãn, kêu ca là “tôi không biết kinh doanh”, “tôi không có đầu óc kinh doanh”, “kinh doanh khó lắm”…”tôi chỉ biết tiêu xài thôi”, “giá mà kinh doanh cũng dễ như tiêu xài thì hay biết mấy”. Và KDTD là mô hình giúp chúng ta kinh doanh trên cách thức đơn giản nhất, nhu cầu cơ bản nhất, thậm chí là hành động được ưa thích nhất của con người…đó chính là... tiêu xài. Con người thường tiêu xài những gì? Quần áo, giày dép, hàng tiêu dùng hàng ngày, đồ gia dụng, ăn uống, tham gia các hoạt động vui chơi, du lịch, giải trí…Về cơ bản thì sự tiêu xài này chỉ được giá trị về tiêu dùng là chúng ta sử dụng nó, còn kinh doanh tiêu dùng thì ngoài giá trị sử dụng ra chúng ta còn có thêm giá trị về kinh tế, kinh doanh ví dụ như quyền được kinh doanh, quyền được đầu tư mua thương hiệu, quyền được hưởng thu nhập từ việc tiêu xài…chính điều này đã giúp chúng ta hiểu tại sao nó có thể làm nền kinh tế thế giới dần thay đổi. Đặc tính của Kinh doanh tiêu dùng: Biến giá trị tiêu dùng thành doanh số kinh doanh. Thông thường bạn muốn kinh doanh bạn sẽ tạo doanh số bằng cách bán một loại sản phẩm nào đó, và để chọn một loại sản phẩm nào đó để bán bạn có thể chọn một trong các cách sau: - Sản xuất ra sản phẩm rồi bán: Cách này giúp bạn có được giá gốc của sản phẩm và bán tận ngọn sản phẩm nếu bạn bán trực tiếp đến người tiêu dùng, hoặc ít hơn một chút nếu bán cho đại lý, nhưng cách này cũng khiến bạn phải đau đầu về vốn, mặt bằng, quy mô, nguyên liệu, nhân công, thương hiệu, marketing và phân phối sản phẩm ra thị trường… - Làm đại lý cho một doanh nghiệp, tập đoàn nào đó: Bạn bỏ vốn ra xây dựng địa điểm, vốn để mua hàng về bán… và bạn hưởng chênh lệch giá bán, cách này đơn giản hơn vì giảm được rất nhiều thứ khiến bạn phải lo lắng, nhưng tất nhiên sẽ phải chấp nhận một số điều khoản của công ty ví dụ về áp doanh số hàng tháng hay quyền quyết định giá… và chỉ hưởng chút ít trên chênh giá, hoặc hưởng hoa hồng đã ký kết. Với cả hai cách, nếu bạn bán càng nhiều thì doanh số bán hàng của bạn càng lớn, và nghiễm nhiên bạn sẽ hưởng doanh thu hay thu nhập của bạn dựa trên mức phần trăm mà bạn đã ký hợp đồng với công ty hoặc bạn hưởng cả nếu bạn sản xuất. Còn nếu bạn không bán được thì khi bạn là doanh nghiệp sản xuất, bạn thua lỗ nặng nề về tài chính, thương hiệu, thị phần… rất nhiều công ty phá sản nữa; Nếu bạn là đại lý mà không bán được hàng thì trước hết là bạn cũng sẽ không có thu nhập, lỗ khoản chi phí đầu tư, thậm chí nếu có thể sẽ bị phạt cắt giảm thu nhập nếu ko đạt doanh số hàng tháng… Tùy vào sự lựa chọn của bạn để kinh doanh theo cách nào, còn kinh doanh tiêu dùng về cơ bản sẽ áp dụng cách thứ hai, nhưng nhẹ nhàng hơn cho bất cứ ai muốn kinh doanh, muốn làm đại lý, vốn bỏ ra chính là khoản mà bạn bỏ ra để tiêu xài sản phẩm, vậy vốn ở đây ko mất đi đâu cả mà nó là một sản phẩm hữu hình có thể dùng cho chính bạn, gia đình bạn, vốn tiêu xài này là bước đầu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, nếu thấy không “OK” có thể trả lại hàng chưa dùng đến, còn nếu thấy OK thì có thể lấy tiếp sản phẩm về dùng hoặc lấy hộ ai đó có nhu cầu hoặc lấy về bán ít, bán nhiều là do mình, không bị ép về doanh số hay các điều khoản ràng buộc nghĩa vụ. Đặc biệt là bạn bán hay tiêu xài tiếp một khoản giá trị là bao nhiêu thì khoản này được coi là bạn đã tạo ra doanh số cho tập đoàn, và ít hay nhiều tập đoàn sẽ triết khấu lại cho bạn. Hai khái niệm về doanh số bạn cần chú ý: Doanh số hàng tháng: Là doanh số bạn tạo ra tính từ đầu tháng đến cuối tháng sẽ được công ty cập nhật và trả lại hay triết khấu lại tùy vào cấp bậc đại lý bạn đang đứng, và trả vào thẻ ATM của bạn đó chính là lương tháng hay thu nhập tháng của bạn. Doanh số tích lũy: Là doanh số hàng tháng của bạn là bao nhiêu sẽ được cộng dồn và tích lũy không giới hạn về thời gian, khi đạt một ngưỡng doanh số tích lũy nhất định bạn sẽ lên một vị trí đại lý mới và hưởng quyền lợi mới. Đặc biệt là bạn sẽ không bị đánh tụt cấp bậc đại lý trong bất kể trường hợp nào, kể cả bạn ko hoạt động, ko tạo ra được doanh số…bạn vẫn sẽ bảo toàn quyền lợi chiết khấu ở mức bạn đang dừng lại cho đến khi bạn bố trí được để tiếp tục hoạt động. Tiêu dùng tạo ra thịnh vượng chính là ý nghĩa tổng kết của mô hình kinh doanh tiêu dùng. Có thể hiểu đơn giản là nếu bạn tạo ra lượng tiêu dùng càng lớn, có thể thông qua tiêu xài hoặc tiếp thị và bán hàng, thì bạn sẽ được triết khấu lại càng nhiều, đồng nghĩa thu nhập của bạn càng cao. Sự tiêu xài của một mình bạn, gia đình bạn tất nhiên cũng sẽ có giới hạn, nhưng thực sự ưu việt ở mô hình này đó là sự tiêu xài của gia đình họ hàng bạn, bạn của họ hàng bạn, bạn của bạn, bạn của bạn bạn, hàng xóm của bạn và bạn của hàng xóm bạn…ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng sẽ được tính doanh số cho chính họ và cho chính bạn, tổng giá trị tiêu dùng của hệ thống này sẽ được quản lý qua hệ thống máy tính, cập nhật trên internet toàn cầu. Hàng tháng bạn sẽ hưởng một mức độ % nhất định của tổng giá trị tiêu dùng khổng lồ kia. Với đặc tính của KDTD thì bước tiến của bất kỳ công ty nào áp dụng mô hình này đều sẽ triển khai hệ thống chuỗi siêu thị, liên kết với tất cả các công ty, tập đoàn trên toàn cầu, để tạo ra một liên minh tiêu dùng, cắt giảm dần dần các khâu trung gian kém hiệu quả của các công ty thành viên, để quay ngược trở lại đầu tư vào công nghệ, quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó đẩy cao hiệu quả phân phối sản phẩm, hiệu quả kinh doanh của chính các công ty thành viên. Liên minh tiêu dùng này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp, các tập đoàn triển khai liên kết một cách rộng rãi với nhiều nhiều công ty khác nhau mà nguyên lý triển khai sản phẩm ra thị trường là áp dụng cách phân phối của mô hình kinh doanh theo mạng (KDTM – MLM), đến một thời điểm mà tất cả các công ty đều giảm bớt triệt để các chi phí trung gian, sản phẩm được đầu tư chất lượng cao hơn mà sự phân phối sản phẩm ra thị trường lại hiệu quả hơn thì điều này thực tế là cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng đều có lợi. Quyền lợi nếu bạn là thành viên của liên minh tiêu dùng này là rất lớn, tức là bạn tiêu xài bất cứ sản phẩm nào của một công ty thành viên liên minh tiêu dùng, (có thể tiêu xài thông qua hệ thống chuỗi siêu thị hoặc tiêu xài từ chính PPV) bạn sẽ được coi đó là doanh số kinh doanh bạn tạo ra. Từ đây phát sinh một khái niệm tiêu dùng kiếm được tiền, đi siêu thị kiếm được tiền. Nguyên lý nào tạo nên sự thịnh vượng của KDTD? Để giúp bạn đọc hình dung rõ ràng hơn về mô hình này sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về cách phân phối sản phẩm của mô hình Kinh doanh theo mạng - KDTM, nền tảng cơ bản của KDTD. II/ KINH DOANH THEO MẠNG – MLM (KDTM) 1/ TỔNG QUAN VỀ KDTM – MLM. Thế kỷ XXI đang chứng kiến sự thay đổi trong thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Thay vì nằm một nơi nào đó trên kệ trong các hệ thống siêu thị, cửa hàng truyền thống, giờ đây hàng hóa đang tự tìm đến người tiêu dùng. Với sự phát triển của e-Commerce các cửa hàng ảo được mọc lên trên Net và Ngành Bán hàng trực tiếp - DSA đang là một trong những lĩnh vực kinh tế phát triển mạnh nhất trong nền kinh tế thế giới. Hàng tỉ đôla đang chuyển từ hệ thống bán lẻ truyền thống sang hệ thống bán hàng qua catalogue, mua hàng qua tivi (televised home shopping), các cửa hàng ảo trên mạng Internet...Và Kinh doanh theo mạng (KDTM) đang đóng vai trò ngày càng lớn trong cuộc cách mạng này. Kinh doanh theo mạng – Multill Lever Marketing – MLM có một số tên gọi khác ví dụ như Kinh doanh mạng lưới, Nhượng Quyền cá nhân, Kinh doanh trực tiếp, Bán hàng trực tiêu, Tiếp thị mạng lưới… hay một cái tên mà nhắc đến nó đại đa phần người dân Việt Nam đều thấy hơi e dè, thận trọng “Bán Hàng Đa Cấp”. Đó là một số tên gọi khác nhau của MLM, một mô hình đang được quan tâm hàng đầu hiện nay không chỉ vì MLM quá ưu việt và có nhiều nhiều người đang tìm hiểu và bắt tay làm việc mà còn là vì nó đang là tâm điểm gây chú ý, tranh luận, bàn tán…thậm chí là tranh cãi của xã hội hiện nay, trong đó có cả những người đã làm, chưa làm, tìm hiểu hàng nhiều năm về nó những chưa dám thử, có những người thì chưa nghe đến bao giờ, có những người đã tham gia rồi lại bỏ, có những nhà báo và phóng viên hàng ngày, hàng giờ thu thập thông tin về hoạt động của các công ty MLM lại càng làm tăng thêm độ nóng của MLM, các cơ quan chức năng liên quan thì liên tục giám sát, kiểm tra, bảo trợ…và hoàn thiện bộ luật KDTM…Còn những phân phối viên của các công ty MLM thì vẫn ngày ngày thực hiện công việc của mình đó là marketing trực tiếp. Xã hội vốn muôn hình muôn vẻ mà, phải không các bạn. !☺ Vậy mô hình này thực tế như thế nào mà xã hội lại xôn xao về nó như vậy? Không ai trả lời thay bạn được, với những ai đang muốn tìm hiểu bản chất thực sự của nó là như thế nào thì trươc tiên hãy “Mặc Kệ Người Ta Nói”, chính xác thì ban đầu chưa nên nghe ai nói hết, đừng nghe những ông đang làm cho một công ty MLM nào đó ba hoa về MLM và về công ty của ông ta, và cũng không nên hỏi hay nghe những người chưa làm KDTM bao giờ, còn nếu chúng ta hỏi những người chưa bao giờ lao vào kinh doanh bất cứ một thứ gì từ trước đến nay thì lại càng buồn cười đúng ko ạ? Xã hội phân công nhiệm vụ của họ là làm những việc khác chứ ko phải làm kinh doanh vậy nên chắc chắn rằng họ cũng không được phân công để làm “Nhà phê bình” về kinh doanh! Bước đầu tiên: Tìm hiểu văn bản luật của Nhà nước VN để xem nó có hợp pháp hay ko, nếu thấy nó hợp pháp thì chuyển bước hai, còn nếu không thì lập tức lưu ngay số điện thoại của công an, hay cục quản lý thị trường để sẵn sàng gặp chú nào đang ba hoa bốc phét về MLM thì gọi ngay để tóm gọn! Bước này tôi sẵn lòng cung cấp thông tin luôn để bạn kiểm tra cho nhanh: Bạn có thể tham khảo trong bộ Luật cạnh tranh – Luật Kinh Tế năm 2005. Cụ thể là Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005. Còn hợp pháp hay ko thì bạn phải tự xem mới hay. Bước thứ hai: Tìm hiểu về lịch sử MLM, tính minh bạch của MLM trên thế giới, nghe xem những chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới, những chuyên gia hàng đầu Việt Nam nhận định, đánh giá về nó. Tôi cũng xin phép gợi ý giành cho những ai đã ngó qua nghị định 110 ở trên rồi: Các bạn có thể hỏi thăm các thông tin tôi đưa ra dưới đây thông qua giáo sư “Gúc Gồ”. (Google ý mà :D) - Sự ra đời của ngành Kinh doanh theo mạng (Network Marketing) gắn liền với tên tuổi của nhà hóa học người Mỹ Karl Renborg (1887-1973). Ông là người đầu tiên đã ứng dụng ý tưởng MLM (Multi Level Marketing) vào trong cuộc sống, tạo ra một hệ thống kinh tế, một ngành kinh doanh được đánh giá là mô hình kinh doanh triển vọng nhất trong thế kỷ 21. Lịch sử ra đời Karl Renborg có thời gian 20 năm sống tại Trung Quốc và làm việc tại nhiều công ty khác nhau. Giữa những năm 1920-1930 ông và một số người nước ngoài khác bị bắt khi chính quyền thuộc về tay Tưởng Giới Thạch. Trong điều kiện sống rất thiếu thốn, ông đã nhận thấy vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe con người. Để khắc phục điều kiện sống thiếu dinh dưỡng, Renborg đã tìm ra phương pháp cạo sắt từ những chiếc đinh rỉ cho vào khẩu phần ăn dành cho người tù và thỏa thuận với cai tù để xin các loại rau cỏ khác nhau bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Ông và một số ít bạn tù làm theo phương pháp này nên có sức đề kháng tốt hơn và sống sót chờ được đến ngày về. Năm 1927 Ông Renborg về Mỹ và bắt đầu chế biến các chất bổ sung dinh dưỡng khác nhau dựa trên cỏ linh lăng là một loại cỏ có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, đạm và nhiều thành phần có ích khác. Ông đề nghị những người quen của ông thử nghiệm miễn phí sản phẩm nhưng ông đã thất bại, không ai dám dùng thử vì họ không muốn mình làm vật thí nghiệm. Sau nhiều cố gắng mà không đem lại được kết quả, ông hiểu ra rằng chẳng ai chịu đánh giá tốt những thứ cho không, vì vậy ông đã đưa ra một ý tưởng và ngày nay ý tưởng đó đã phát triển thành một ngành kinh doanh với doanh thu hàng tỷ đô la. Ông Renborg đề nghị các bạn của ông giới thiệu chất bổ sung dinh dưỡng này cho người quen của họ, còn nếu người quen của họ mua sản phẩm thì ông hứa sẽ trả hoa hồng. Ông cũng quyết định trả hoa hồng cho các người quen của bạn mình nếu giới thiệu sản phẩm tiếp theo trên quan hệ của họ. Kết quả thật bất ngờ: Thông tin về các chất bổ sung dinh dưỡng có lợi bắt đầu được truyền bá rộng rãi (vì mỗi người bạn của ông lại có nhiều người bạn khác và bạn của bạn của bạn là vô hạn). Doanh thu bán hàng của công ty tăng vượt quá sức tưởng tượng, mọi người đề nghị gặp ông để tham khảo về thông tin sản phẩm mới này. Năm 1934 Karl Renborg sáng lập ra công ty “Vitamins California” và nhờ phương pháp phân phối hàng mới này, khi người tiêu dùng cũng trở thành người truyền bá sản phẩm (Distributor - Nhà phân phối độc lập), công ty của ông đã nhanh chóng đạt doanh số 7 triệu USD mà không hề mất một đồng quảng cáo nào. Sự độc đáo ở chỗ nhờ tiết kiệm được chi phí quảng cáo và các khâu trung gian (đại lý bán buôn, bán lẻ, kho bãi…) nên những người tham gia vào hệ thống của ông có thể nhận được thù lao cao hơn, và hơn nữa ông lại dùng những chi phí tiết kiệm được này để tiếp tục nghiên cứu, đầu tư vào công nghệ để có được những dòng sản phẩm chất lượng tốt hơn nữa, cách thức này quả thực rất ưu việt! Cuối năm 1939 đầu 1940 ông Renborg đổi tên công ty thành ‘Nutrilite Products’ tất nhiên ông vẫn giữ nguyên phương pháp tiêu thụ. Những cộng tác viên của ông tự tìm người mới, chỉ cho người mới đầy đủ thông tin về sản phẩm và dạy cho người mới phương pháp xây dựng mạng lưới bắt đầu từ những người quen của mình. Công ty đảm bảo cho tất cả nhà phân phối độc lập có đủ sản phẩm và nhận hoa hồng không chỉ lượng sản phẩm họ bán ra mà còn trả hoa hồng cho lượng sản phẩm được bán ra bởi những người do họ trực tiếp tìm ra. Những người tham gia mạng lưới của công ty nhận được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của người bảo trợ. Phương pháp phân phối hàng của ông Renborg chính là khởi điểm của ngành Kinh doanh theo mạng, ở đây ông chỉ mới áp dụng một tầng, và trong nhiều tài liệu thì năm 1940 là năm khởi đầu của MLM và Renborg được coi là ông tổ của ngành kinh doanh này. Trước nhiều sự thành đạt nhanh chóng… cộng với sự mới mẻ của loại hình kinh doanh nên tại Mỹ lúc đó đã xảy ra một loạt các vụ kiện cáo và dư luận cho rằng đây là một kiểu kinh doanh bất chính, một hình thức mà người này lấy thu nhập của người khác, tháp ảo… Và người ta phải chờ đến năm 1979 khi công ty Amway đặt một mốc son lịch sử cho lĩnh vực kinh doanh theo mạng trên thế giới, bắt đầu từ năm 1975 sau 4 năm hầu tòa tại Tòa Án Liên bang Hoa Kỳ, Amway đã thắng kiện, nước Mỹ đã thừa nhận mô hình kinh doanh theo mạng là một cách thức bán hàng chính thống. Kể từ năm 1940 - 1941, MLM trải qua 3 làn sóng phát triển với Bộ luật đầu tiên trên thế giới dành cho kinh doanh theo mạng được ra đời tại Mỹ vào năm 1979, mỗi giai đoạn đều có những điểm sáng là sự phát triển rất mạnh mẽ của một số công ty, ngày nay MLM đã có mặt và phổ biến trên toàn cầu mỗi công ty ra đời đều có những điểm cải tiến hoàn thiện hơn, phù hợp hơn kinh tế hiện đại, MLM ngày nay đã có hàng trăm triệu người tham gia hình thành nên một hệ thống kinh tế hùng mạnh nhất trong lịch sử Bán hàng trực tiếp với hàng nghìn tỷ USD mỗi năm. Một số thống kê của các tạp chí kinh tế thế giới về MLM ngày nay: - Trên thế giới có hơn 40.000 công ty KDTM, có hơn 1000 công ty thành lập ở Mỹ. - Châu Âu có gần 5000 công ty MLM. - Một nước nhỏ như Malayxia cũng có đến 800 công ty KDTM. - Nga có hơn 500 công ty MLM, Hàn Quốc có khoảng 100 công ty. - Singapore với chưa đầy 5 triệu dân cũng có đến hơn 200 công ty KDTM. - Ngành KDTM là ngành kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. - Doanh số hàng năm của tổng tất cả các công ty KDTM khoảng 1000 tỷ $, con số này tăng trưởng hàng năm khoảng 20-30%. - Tại Mỹ có hơn 500.000 người trở thành triệu phú từ MLM - 500 Công ty lớn nhất thế giới do Tạp chí Fortune công bố như IBM hay MCI hiện nay đều đang phân phối sản phẩm và dịch vụ qua các Công ty Network Marketing bên ngoài. IBM hiện đang bán các chương trình đào tạo qua Internet qua Công ty Big Planet, một chi nhánh của tập đoàn NuSkin International. Ngay như CitiGroup, Công ty lớn nhất thế giới về các dịch vụ tài chính và bảo hiểm nhân thọ cũng đang phân phối qua Công ty Network Marketing mang tên Primerica. Công ty có lợi nhuận tăng nhanh nhất trong những năm gần đây, đang niêm yết tại American Stock Exchange cũng là một Công ty Network Marketing có tên là Pre-Paid Legal Services. - Theo thống kê của tạp chí Success thì cứ trong 100 người là triệu phú USD thì có tới 30 người làm ra 1 triệu đô đầu tiên từ kinh doanh theo mạng, như vậy là có đến 30% triệu phú trên thế giới đến từ MLM. - Mỗi ngày trên thế giới có khoảng 60.000 người tham gia MLM - 50% lượng hàng hóa và dịch vụ ở Mỹ thông qua MLM, con số này ở Nhật là 90%, 77% công ty của Mỹ có sử dụng MLM để phân phối sản phẩm… - Các nhà kinh tế học tiên đoán ở thế kỷ XXI, 70% các công ty, xí nghiệp trên thế giới sẽ áp dụng KDTM… - Ở VN có khoảng hơn 30 công ty MLM, một số công ty thành lập tại VN Cùng với sự ra đời của một ngành kinh doanh mới, sản phẩm mới là sự ra đời của các hiệp hội bảo trợ, hiện có hai hiệp hội lớn trong lĩnh vực này đó là Liên đoàn các hiệp hội KDTM thế giới – WFDSA tại Washington D.C, và Hiệp Hội Kinh doanh theo mạng quốc tế (MLMIA) tại Newport Beach, California. Michael L. Sheffield hiện là chủ tịch và cũng là nhà đồng sáng lập của MLMIA. Hiện nay nhiệm vụ của các hiệp hội này là cung cấp thông tin, hỗ trợ hoạt động và đảm bảo quyền lợi của cả người tiêu dùng và doanh nghiệp MLM, hỗ trợ về mặt pháp lý và định hướng phát triển cho các doanh nghiệp hoạt động chân chính, hợp pháp…Tại VN thì Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam (MLMA) được ra mắt ngày 31/3/2010 đảm nhiệm nhiệm vụ này. Thế giới đã thừa nhận tính minh bạch và ưu việt của MLM, thì ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, do tính khách quan của người dân hiểu chưa sâu về MLM và do chủ quan là một số “con sâu MLM” bỏ dầu nồi canh nên người ta vẫn có những băn khoăn, lo ngại về nó. Kin
Tài liệu liên quan