Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ lâu và thực sự tư tưởng Phật giáo đã trở thành một góc trong đời sống tinh thần của dân téc Việt Nam. Từ đó có thể nói rằng, bên cạnh hình ảnh "cây đa, bến nước, sân đình" thì hình ảnh mái chùa cũng là biểu tượng thân thương, thấm sâu vào tiềm thức và trở thành một trong những giá trị văn hóa của con người Việt Nam. Đó là nét chung nhất cho sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với dân téc Việt Nam, mà chủ yếu là dân téc Kinh. Khi chọn đề tài này chóng tôi xuất phát từ ba lý do cơ bản như sau: Thứ nhất, xuất phát từ thực tiễn của đạo đức. Trong những năm gần đây, nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa thì bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế thị trường cũng bộc lé những hiện tượng đáng lo ngại về lối sống và đạo đức. Điều này đã được các nghị quyết của Đảng chỉ ra. Thực ra, kinh tế thị trường là sản phẩm của nhân loại, nhưng hiện nay ở nước ta, mặt tiêu cực của nó gắn với chủ nghĩa tư bản đang là một hiện trạng đáng lo ngại. Đó là chưa nói đến sự ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong một số không Ýt cán bộ lãnh đạo và quản lý của chúng ta đang là vấn đề đáng phải quan tâm. Tiếp theo là trong sự nghiệp đào tạo con người, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay chiếm một vị trí rất quan trọng. Nó không những chỉ ở mặt chiến lược mà còn nhằm mục tiêu trước mắt là ngăn chặn sự thoái hóa, sa đọa về lối sống, đạo đức, trước sự tác động của nền kinh tế thị trường cùng với những mặt tiêu cực của văn hóa ngoại lai. Mục tiêu về công tác giáo dục của Đảng và Nhà nước ta là đào tạo ra những con người có tầm trí tuệ cao, thể chất cường tráng, đời sống tinh thần và đạo đức trong sáng, giàu bản lĩnh và thực sự có ý thức trách nhiệm công dân. Để đạt được mục tiêu đó thì ngoài các nhiệm vụ khác, chúng ta cũng phải coi lại những giá trị đạo đức truyền thống, tìm ra những thành tố nào có thể góp phần cho việc giảng dạy đạo đức trong nhà trường, đi đôi với việc giáo dục đạo đức và lối sống cho toàn xã hội. Đó cũng là một vấn đề cần đặt ra và phải giải quyết.

doc190 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2873 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ lâu và thực sự tư tưởng Phật giáo đã trở thành một góc trong đời sống tinh thần của dân téc Việt Nam. Từ đó có thể nói rằng, bên cạnh hình ảnh "cây đa, bến nước, sân đình" thì hình ảnh mái chùa cũng là biểu tượng thân thương, thấm sâu vào tiềm thức và trở thành một trong những giá trị văn hóa của con người Việt Nam. Đó là nét chung nhất cho sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với dân téc Việt Nam, mà chủ yếu là dân téc Kinh. Khi chọn đề tài này chóng tôi xuất phát từ ba lý do cơ bản như sau: Thứ nhất, xuất phát từ thực tiễn của đạo đức. Trong những năm gần đây, nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa thì bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế thị trường cũng bộc lé những hiện tượng đáng lo ngại về lối sống và đạo đức. Điều này đã được các nghị quyết của Đảng chỉ ra. Thực ra, kinh tế thị trường là sản phẩm của nhân loại, nhưng hiện nay ở nước ta, mặt tiêu cực của nó gắn với chủ nghĩa tư bản đang là một hiện trạng đáng lo ngại. Đó là chưa nói đến sự ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong một số không Ýt cán bộ lãnh đạo và quản lý của chúng ta đang là vấn đề đáng phải quan tâm. Tiếp theo là trong sự nghiệp đào tạo con người, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay chiếm một vị trí rất quan trọng. Nó không những chỉ ở mặt chiến lược mà còn nhằm mục tiêu trước mắt là ngăn chặn sự thoái hóa, sa đọa về lối sống, đạo đức, trước sự tác động của nền kinh tế thị trường cùng với những mặt tiêu cực của văn hóa ngoại lai. Mục tiêu về công tác giáo dục của Đảng và Nhà nước ta là đào tạo ra những con người có tầm trí tuệ cao, thể chất cường tráng, đời sống tinh thần và đạo đức trong sáng, giàu bản lĩnh và thực sự có ý thức trách nhiệm công dân. Để đạt được mục tiêu đó thì ngoài các nhiệm vụ khác, chúng ta cũng phải coi lại những giá trị đạo đức truyền thống, tìm ra những thành tố nào có thể góp phần cho việc giảng dạy đạo đức trong nhà trường, đi đôi với việc giáo dục đạo đức và lối sống cho toàn xã hội. Đó cũng là một vấn đề cần đặt ra và phải giải quyết. Thứ hai, xuất phát từ nền văn hóa dân téc. Nhìn từ góc độ văn hóa đã thấy rằng, những bài học lịch sử của nhân loại về chiến tranh để lại cho hậu thế thì có thể gọi chiến tranh văn hóa là nguy hại nhất, mà công cụ phục vụ cho nã khi cần thiết là chiến tranh quân sự. Chiến tranh văn hóa đã từng xóa sổ không Ýt những quốc gia, thậm chí cả những vùng rộng lớn trên thế giới... Do vậy, chúng ta có thể khẳng định bằng hình ảnh rằng, văn hóa là cái hồn của dân téc, mất văn hóa là mất dân téc. Từ đó, chúng ta giữ được nền văn hóa truyền thống của dân téc là chúng ta giữ được đất nước. Mặt khác, khi đề cập đến đời sống văn hóa của dân téc thì không thể bỏ qua một bộ phận cấu thành nó, đó là đạo đức Phật giáo. Từ những ý nghĩa cao cả và thiêng liêng Êy nên khi xây dựng một nền văn hóa hiện đại, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc, đòi hỏi chúng ta cũng cần phải nghiên cứu những giá trị đạo đức Phật giáo và tác động biện chứng của nó với nền văn hóa, đạo đức của dân téc. Thứ ba, xuất phát từ quan điểm đấu tranh giữa chính trị và tôn giáo. ở góc độ tôn giáo mà xét thì tôn giáo là một hệ tư tưởng, một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bởi vì ngoài việc thăng hoa của cuộc sống đời thường thì mục tiêu đi đến hạnh phóc tột cùng của nó không phải ở trần thế. Tôn giáo ra đời rất sớm, sống dai dẳng và tồn tại đến ngày nay. Trong lịch sử loài người đã có những thời kỳ tôn giáo đóng vai trò quan trọng, thậm chí có khi chỉ đạo cả những thể chế chính trị xã hội và hiện nay ảnh hưởng của nó vẫn sâu đậm trong tư tưởng của nhân dân, nhất là niềm tin của họ. Hiện nay, trong cuộc đấu tranh niềm tin thì tôn giáo là một hiện trạng đáng chú ý, nhất là hiện tượng tôn giáo đang chấn hưng, đi đôi với việc xuất hiện nhiều "tôn giáo mới" trong nước và trên thế giới. Tất cả những lý do và sự thôi thúc như trên, chúng tôi tự đặt cho mình nhiệm vụ phải nghiên cứu đề tài "Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay". 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ngoài số lượng kinh, luật, luận của Phật giáo được tích lũy cả hơn 2500 năm, theo chúng tôi còn có những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài vào những năm của thế kỷ XX và hiện nay. Những công trình này sẽ được liệt kê cụ thể trong phần danh mục tài liệu tham khảo, ở đây chỉ xin điểm qua một số tài liệu đáng lưu ý: Cuốn "Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay" do Giáo sư Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Phần viết về Phật giáo, các tác giả đã tập trung vào các khái niệm từ, bi, hỉ, xả cùng các giá trị tư tưởng của Phật giáo với tư tưởng của con người Việt Nam. Cuốn "Đạo đức học Phật giáo" do Hòa thượng Tiến sĩ Thích Minh Châu giới thiệu và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam Ên hành năm 1995 là những bài tham luận của nhiều tác giả. Nội dung cuốn sách này, các tác giả đã nêu những cơ sở và nhiều phạm trù đạo đức Phật giáo, phân tích để cắt nghĩa rõ thêm nội dung của chúng như giới, hạnh, nguyện, thiện, ác v.v... Cuốn "Việt Nam văn minh sử lược khảo" của Giáo sư Lê Văn Siêu, Bộ Giáo dục, Trung tâm học liệu Sài Gòn 1972. Nội dung cuốn sách khi bàn về lịch sử văn minh Việt Nam, tác giả đã chứng minh những đặc điểm của Phật giáo để tạo cho tôn giáo này xâm nhập một cách dễ dàng vào Việt Nam. Cuốn "Có một nền đạo lý Việt Nam" của Giáo sư Nguyễn Phan Quang, Nxb TP. Hồ Chí Minh 1996. Trong cuốn sách này, tác giả đã cho người đọc thấy sự hòa nhập của đạo đức Phật giáo trong đạo lý dân gian Việt Nam. Cuốn "Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam", tập 1 của Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hùng Hậu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002. Phần khai thác ở nội dung cuốn sách là tác giả đã khái quát những nét cơ bản về quá trình du nhập cũng như ảnh hưởng của Phật giáo với dân téc Việt Nam v.v... Ngoài những công trình nghiên cứu có tính chất chuyên đề thì đạo đức Phật giáo còn được bàn xen kẽ, rải rác trong các tác phẩm văn học, mỹ học, sử học và tôn giáo học v.v... Nhận xét chung thì tất cả những công trình nghiên cứu mà chúng tôi có dịp tham khảo đều mang tính nghiêm túc và rất đáng trân trọng. ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, các tác giả đã đề cập những vấn đề cần thiết để xây dựng một nền đạo đức. Tuy nhiên, ở từng góc độ tiếp cận và quan điểm khác nhau nên các tác giả đều có hướng đi của mình để đến mục đích riêng. Từ đó, theo chúng tôi thì hiện nay chưa thấy một công trình nào bàn có tính hệ thống về công việc mà chúng tôi sẽ tiến hành. Xuất phát từ những suy nghĩ, phát hiện như thế đã chỉ cho chúng tôi những việc cần phải làm. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án là từ góc độ triết học thâm nhập vào cơ sở và hệ thống đạo đức Phật giáo để tìm ra sự ảnh hưởng của nó trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam truyền thống và hiện nay. Qua đó, tìm ra đặc điểm của sự ảnh hưởng đạo đức Phật giáo ở Việt Nam và quan điểm ứng xử với đạo đức Phật giáo. Theo mục đích trên thì nhiệm vụ trọng tâm của luận án là tiếp cận cơ sở, đặc điểm, những phạm trù cơ bản, những mô hình, giá trị phổ quát của hệ thống đạo đức Phật giáo. Tiếp cận truyền thống, tín ngưỡng, triết lý, tâm lý, đạo đức cổ truyền của dân téc Việt Nam. Qua đó, góp phần lý giải cho việc du nhập Phật giáo vào Việt Nam, đồng thời sự dung hợp và ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam từ truyền thống đến hiện nay. Từ cơ sở đó, góp phần đưa ra những giải pháp định hướng cho việc ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Cơ sở lý luận chủ yếu của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, những nguyên lý, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo. Về phương pháp nghiên cứu, trước hết phải có thái độ khách quan vì nó là tiêu chuẩn số một để có quan điểm nhận xét, đánh giá đối tượng nghiên cứu được rõ ràng, chính xác hơn. Một số phương pháp phổ biến được áp dụng cho đề tài là: Lịch sử và lôgic; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp thống kê v.v... 5. Những đóng góp của luận án Thông qua việc giải quyết nhiệm vụ để đạt mục đích như trên, luận án cố gắng đưa ra một số thành tố mới. Chúng tôi khái quát nội dung nghiên cứu để xây dựng chúng theo hệ thống riêng của mình. Từ đó, lý giải về sự ràng buộc lẫn nhau giữa các phạm trù giáo lý với các phạm trù đạo đức Phật giáo. Bên cạnh đó, một số quan niệm, một số phạm trù đạo đức Phật giáo cũng cần phải bàn thêm. Góp phần tìm ra nguyên nhân, đặc điểm của sự dung hợp và ảnh hưởng lẫn nhau giữa đạo đức Phật giáo với đạo đức Việt Nam từ quá khứ đến hiện đại. Khái quát vai trò của đạo đức Phật giáo trong việc dung hợp, tham gia giáo dục lối sống và đạo đức hiện nay. Qua đó, kiến nghị những giải pháp để đạo đức Phật giáo phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế trong việc ảnh hưởng đến đời sống đạo đức của xã hội ta hiện nay. 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Kết quả của luận án góp phần dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy môn Đạo đức học. Luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy các môn học như: Lịch sử triết học phương Đông; Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam. 7. Giới hạn đề tài Phạm vi của luận án là từ góc độ triết học Mác - Lênin để nghiên cứu một hệ thống đạo đức của một tôn giáo cụ thể, du nhập và ảnh hưởng đến một nền đạo đức của một dân téc cụ thể. Từ đó, tuy nội dung luận án có sử dụng các tư liệu, luận cứ, luận chứng cho việc chuyển tải ý tưởng hoặc so sánh để làm nổi bật những vấn đề nghiên cứu, nhưng trọng tâm của đề tài là tuân thủ theo tên gọi của nó. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1 ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO 1.1. VỊ TRÍ CỦA VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO Khoảng 600 năm trước Tây lịch (tr.TL), dân téc Ên Độ đã chứng kiến sự ra đời của một hệ tư tưởng vĩ đại mang tầm vóc nhân loại. Đó là đạo Phật. Trải qua hơn 25 thế kỷ, tư tưởng của đạo Phật không những vẫn tồn tại, có ảnh hưởng rộng lớn trên thế giới mà còn được mọi người biết đến như là một phát hiện đầy mới mẻ. Đó là điểm đáng lưu ý về Phật giáo. Khác với các giáo chủ huyền thoại của nhiều tôn giáo, vị Giáo chủ sáng lập ra đạo Phật là một nhân vật lịch sử - đó là đức Phật Thích Ca. Xuất phát từ việc nhìn thấy nỗi khổ ở đời, Ngài đi tìm con đường diệt khổ cho mình, cho con người và chúng sinh nói chung. Từ con đường Êy, trong hệ thống tư tưởng của Phật giáo có hệ thống đạo đức của nã. 1.1.1. Cơ sở, nền tảng cơ bản của đạo đức Phật giáo Cũng như sự dụng tâm của các học thuyết khác, cái ý nghĩa cao cả của Phật giáo là chỉ ra mục đích sống. Qua đó, Phật giáo xác định cho con người có một niềm tin, một thái độ sống, hay là đi tìm và xác định cái ý nghĩa đích thực của nhân sinh. Vậy, mục đích và ý nghĩa của cuộc đời là gì? Thực ra, đó chỉ là câu hỏi thông dụng nhưng người ta không dễ gì đưa ra một câu trả lời cho thỏa đáng. Do vậy, cái điều đơn giản vĩ đại Êy đã và vẫn xuyên suốt cả lịch sử phát triển của xã hội loài người. Từ đó, nói ngắn gọn thì mục đích của Phật giáo cũng như đạo đức Phật giáo là chỉ ra con đường để con người nói riêng và chúng sinh nói chung tự giải thoát. Muốn thực hiện được hoài bão Êy thì cơ sở của đạo đức Phật giáo là các phẩm phương tiện dùng con người nói riêng và chúng sinh nói chung diệt vô minh (Avydya). Điều này, ngay trong nền tảng đầu tiên của Phật giáo, hay là chân lý làm nền tảng thứ nhất của giáo lý Phật giáo là "vạn sự khổ" đã thể hiện rõ. Tuy nhiên, điều cần nói thêm ở đây là: khi Phật giáo cho cuộc đời là "vạn sự khổ" thì đó không phải là cái nhìn bi quan mà đơn thuần chỉ là một nhận định thôi. Theo tinh thần của Phật giáo thì cái khổ này nằm ở cái hữu ngã, cũng có nghĩa là con người bằng ý thức của cái "Ta" hoặc cái "Tôi" của mình thấy những điều khó chịu đựng Êy là khổ. Như vậy, cái khổ ở góc độ này nó thường tỷ lệ thuận với sự hiểu biết. Khác với một số tôn giáo, khi nói về cái khổ Phật không coi đó là tội lỗi mà cho rằng, do chóng sinh từ mê lầm (vô minh) mà ra. Phật quan niệm cái khổ nhất của con người và chúng sinh là vô minh và bao giê diệt hết vô minh là hết khổ. Đương thời, để chống lại quan niệm của Bà-la-môn giáo cho con người khổ vì đầy tội lỗi nên phải tắm nước sông để rửa tội, Phật khẳng định: Tắm gội nước sông không rửa được tội lỗi. Nếu mà nước có thần lực để rửa sạch tội ác thì những con cá sấu sát nhân kia phải lên Thiên đàng hết. Nước không có phép màu tẩy rửa chúng ta... Trong trắng là người trung ngôn và chính trực [23, tr. 12-13]. Từ mục đích diệt vô minh, Phật giáo đưa ra và triển khai các phẩm phương tiện xuyên suốt từ tinh thần giáo lý đến quan điểm đạo đức. Dĩ nhiên, ngoài những chuẩn mực sơ khai thì đạo đức của một học thuyết nào cũng được rót ra từ kết quả giáo lý của học thuyết Êy. Từ đó, trước hết có thể rót ra vài điểm cơ bản làm cơ sở cho đạo đức của Phật giáo. Thứ nhất, Phật giáo đặt trọng tâm vào con người. Con người ở đây là con người hoặc chúng sinh cụ thể, chứ không phải con người hoặc chúng nói chung. Về vấn đề này, trong nhiều bài giảng của đức Phật, Ngài thường sử dụng phương pháp đối thoại trực tiếp, khích lệ và chỉ rõ những khiếm khuyết cũng như trách nhiệm của mỗi người một cách trực tiếp. Chẳng hạn, khi Phật trả lời câu hỏi của thôn trưởng Asibandhakaputta về việc có cầu khẩn cho người làm ác vãng sinh lên cõi Chư thiên được không, qua tỷ dụ của việc cầu khẩn cho một tảng đá lớn nổi lên mặt nước, Ngài kết luận: Cũng vậy, này thôn trưởng. Người nào sát sanh, lấy của không cho, sống theo tà hạnh trong các ái dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân hận, theo tà kiến. Rồi quần chúng đông đảo, tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chấp tay đi cùng khắp, nói rằng: "mong rằng người Êy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thó, thiên giới, cõi đời này". Nhưng người Êy sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thó, đọa xứ, địa ngục [101, tr. 313]. Như vậy, trong những cách giảng giải của đức Phật, có một cách là giảng trực tiếp và chỉ cho đối tượng tự xác định lấy kết quả do hành động của mình gây ra. Từ quan điểm Êy nên giống như Khổng Tử, tùy theo trình độ của người nghe mà Thầy giải nghĩa về chữ "nhân", Phật cho rằng, do chóng sinh vô lượng, tính dục lại khác nhau, trí căn khác nhau nên khi thuyết pháp Ngài phải dùng các phương tiện khác nhau, thời pháp khác nhau để giảng giải cho phù hợp. Toàn bộ những điều cốt tử của Phật giáo, nếu tóm tắt thì chỉ có khổ (Dukka), Không (viết hoa - Sunyata), vô thường (Amytya), vô ngã (Anatman), nhưng sự triển khai cụ thể từng hoàn cảnh, từng thời pháp thì khác nhau, cho nên chúng trở thành phong phó... Nói về trách nhiệm của chính mình về những hành vi thiện ác, nhơ bẩn hoặc trong sạch do chính mình làm ra, trong kinh "Pháp Cú", đức Phật dạy: "Làm dữ ở nơi ta, mà nhiễm ô cũng bởi ta; làm lành bởi ta, mà thanh tịnh cũng bởi ta, chứ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được" [49, tr. 43]. Trên con đường giải thoát khỏi cái khổ đến A-tăng-kỳ kiếp (Asamkhya - kiếp không thể đếm được), Phật giáo dạy con người quay trở về nương tựa chính mình, trong hiện tại, tại nơi đây với tinh thần: "Chính tự mình làm chỗ nương tựa cho mình chứ người khác làm sao nương được? Tự mình khéo tu tập mới đạt đến chỗ nương tựa nhiệm màu" [49, tr. 42]. Quan trọng hơn, tinh thần của tư tưởng trên được khẳng định trong phẩm "Ambapàli". Sau khi giảng cho Đại đức ànanda về quan điểm "tự mình làm ngọn đèn cho chính mình, hãy tự nương tựa chính mình", Phật kết luận và xác định nó như là một tiêu chí để phân biệt chân tu và phàm tu: Này Ànanda những ai hiện nay hoặc sau khi Ta diệt độ, tư mình là ngọn đèn cho chính mình, tự nương tựa chính mình, không nương tựa một điều gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác; những vị Êy, này ànanda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ kheo của Ta, nếu những vị Êy tha thiết học hỏi [38, tr. 240-241]. Nhất quán với quan điểm trên, những lời dạy cuối cùng của đức Phật đã thể hiện rõ: "Ta cũng như vị lương y biết bịnh mách thuốc, uống hay không chẳng phải lỗi của y sư; lại cũng như kẻ hướng đạo giỏi, chỉ người đường tốt nghe mà không đi chẳng phải lỗi tại kẻ chỉ đường" [99, tr. 400]. Tất cả những lời chỉ giáo như trên, việc xác định đặt trọng tâm vào con con người trong đạo đức Phật giáo đã rõ ràng. Xác định việc đặt trọng tâm vào chính con người hay chóng sinh cụ thể, giáo lý Nhân quả và thuyết Nghiệp báo của Phật giáo xác định rõ con người là chủ nhân, là kẻ thừa tự của nghiệp. Do vậy, nếu cái khổ phát sinh từ đó, thì cũng từ đó để phát sinh việc dập tắt khổ đau hay là từ đó để phát sinh hạnh phóc. Thứ hai, cơ sở trực tiếp của đạo đức Phật giáo là thuyết Nghiệp báo. Đây là luật Nhân quả của đạo Phật được học thuyết này triển khai, áp dụng để nghiên cứu sâu vào lĩnh vực của đời sống của con người. Đáng tiếc là các sách nghiên cứu và phổ biến về Phật giáo hiện nay chưa có sự thống nhất về khái niệm "nghiệp" (Karma), trong khi nghiệp là một tiêu chí rất quan trọng để lý giải các chuẩn mực đạo đức cũng như hành vi đạo đức của Phật giáo. Qua nghiên cứu và so sánh quan niệm của các học giả để thâu tóm thì nên hiểu nghiệp là thế này: Nghiệp là một khái niệm thuộc về đời sống của con người nói riêng và chúng sinh nói chung, dùng để chỉ cái vừa ở bên trong, vừa ở bên cạnh của hành động, là nhân chứng giống như hình với bóng của hành động, đi theo hành động để trở thành kết quả của hành động. Luật Nhân quả và thuyết Nghiệp cũng không phải là sản phẩm riêng của Phật giáo mà là sản phẩm chung của tôn giáo và triết học Ên Độ. Tuy nhiên, từ quan điểm Trung đạo (Madhya marga), của vô ngã, Phật khái quát để trình bày chóng có tính hệ thống và đặc biệt chú ý đến "ý nghiệp". Trong giáo lý nhà Phật, chính ý nghiệp là khởi đầu cho tất cả các nghiệp khác. Nội dung của nghiệp bao quát rất rộng về cả mặt không gian, thời gian, đặc điểm, tính chất nên nó rất phức tạp... Cái quan trọng ở đây là do quả báo của nghiệp từ sự vay trả, nã "giống" như là một cuốn sổ ghi công nợ của ta, cho nên chủ yếu con người hoặc chúng sinh phải tái sinh để tự giải quyết cái "công nợ", cái "của nợ" Êy của mình. Đó là sự chiêu cảm quả khổ hay sướng... của mỗi con người hay chóng sinh nói chung. Tư tưởng này cũng na ná như Hồi giáo khi Thượng đế Allah phán truyền: "Và Ta cột vào cổ của mỗi người (quyển sổ) hành động của y, vào ngày Phán Xử Cuối Cùng Ta sẽ mang một Quyển sổ (đó) đến mở sẵn cho y đọc" [5, tr. 549]. Tuy nhiên, khác với nhiều tôn giáo, Phật giáo không quan niệm cái "chủ nhân" đó là linh hồn, cũng không quan niệm việc chở luôn cả cái "tạng thức" Êy sang một kiếp sống mới. Phật giáo cho rằng, trong tạng thức thì cái cô đọng, tinh túy của nghiệp quả trở thành "chủng tử" (Hrich - hiểu chính xác hơn là nó được ví như cái mầm của hạt giống, chứ không phải là hạt giống). Cái "mầm" Êy chẳng có tính linh gì cả, mà dù có linh chót Ýt cũng không thể gọi là linh hồn được; cũng chẳng có lực lượng nào ra ân huệ hay trừng phạt nó cả, ngoại trừ nó. Cái "mầm", đồng ý là từ quả của cây cũ sinh ra nhưng khi nó mọc thành cây mới, không có chuyện giống y nguyên cây cũ mà nó chỉ giống những cái được cô đọng mà thôi. Trong đời sống mới, gặp duyên mới, nó sẽ cô đọng để tạo ta cái "mầm" mới cho một kiếp sống mới, cho nên vừa là nó lại không phải là nó. Đó cũng là lẽ để Phật giáo giải thích sự khác nhau rất phức tạp của từng kiếp sống. Do nghiệp báo tự mình làm ra, cho nên chính mình bị lôi cuốn vào vòng Lục đạo hay là phải lăn lóc triền miên trong vòng sinh tử luân hồi, chết đi sống lại đến A-tăng-kỳ kiếp cũng không tìm thấy tiếp tuyến để giải thoát! Theo lẽ đó, Phật chỉ ra rằng: chỉ cần một chúng sinh cụ thể nào đó thì theo thời gian, xương của họ cũng chất nhiều hơn núi và nước mắt của họ cũng nhiều hơn bốn biển lớn! Trong phẩm "Nước mắt"