Đánh giá mức độ công bố thông tin môi trường của các doanh nghiệp sản xuất niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá mức độ công bố thông tin môi trường của các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) trước và sau khi thực hiện công bố thông tin theo hướng dẫn của Thông tư 155/2015/TT-BTC ban hành ngày 06 tháng 10 năm 2015. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chỉ số công bố thông tin môi trường được xây dựng trên cơ sở Thông tư 155/2015/TT-BTC với 16 mục thông tin, và sử dụng phương pháp không trọng số để chấm điểm mức độ công bố thông tin môi trường, với mẫu nghiên cứu gồm 120 báo cáo thường niên của 40 DNSX niêm yết tại HOSE giai đoạn từ 2014 – 2016. Kết quả cho thấy, (i) Mức độ công bố thông tin môi trường năm 2016 dưới mức trung bình (36,86%), và (ii) Mức độ công bố thông tin môi trường tăng lên từ năm 2014 – 2016 lần lượt là 17,69%, 22,83%, và 36,86%. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã hàm ý một số chính sách nhằm tăng cường mức độ công bố thông tin môi trường của các DNSX niêm yết tại HOSE trong thời gian tới.

pdf12 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá mức độ công bố thông tin môi trường của các doanh nghiệp sản xuất niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018 38 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH EVALUATE THE LEVEL OF DISCLOSURE OF ENVIRONMENTAL INFORMATION BY MANUFACTURING FIRMS LISTED ON HO CHI MINH STOCK EXCHANGE Dương Hoàng Ngọc Khuê1, Nguyễn Thị Ngọc Oanh1 Ngày nhận: 7/11/2017 Ngày nhận bản sửa: 26/1/2018 Ngày đăng: 5/4/2018 Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá mức độ công bố thông tin môi trường của các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) trước và sau khi thực hiện công bố thông tin theo hướng dẫn của Thông tư 155/2015/TT-BTC ban hành ngày 06 tháng 10 năm 2015. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chỉ số công bố thông tin môi trường được xây dựng trên cơ sở Thông tư 155/2015/TT-BTC với 16 mục thông tin, và sử dụng phương pháp không trọng số để chấm điểm mức độ công bố thông tin môi trường, với mẫu nghiên cứu gồm 120 báo cáo thường niên của 40 DNSX niêm yết tại HOSE giai đoạn từ 2014 – 2016. Kết quả cho thấy, (i) Mức độ công bố thông tin môi trường năm 2016 dưới mức trung bình (36,86%), và (ii) Mức độ công bố thông tin môi trường tăng lên từ năm 2014 – 2016 lần lượt là 17,69%, 22,83%, và 36,86%. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã hàm ý một số chính sách nhằm tăng cường mức độ công bố thông tin môi trường của các DNSX niêm yết tại HOSE trong thời gian tới. Từ khóa: Công bố thông tin, thông tin môi trường, doanh nghiệp sản xuất. Abstract: This study aims to evaluate the level of disclosure of environmental information by manufacturing firms which practice the annual reports in accordance with the circular 155/BTC, circular on guidelines for information disclosure on the securities market. A model including 16 indexes based on the Circular 155/BTC was used to measure the level of environmental information disclosure. 40 manufacturing firms listed on HOSE were selected randomly and the data was collected from 120 annual reports of those companies for the financial year 2014/2016. Findings indicated that (i) The extent of environmental information disclosure in 2016 was just under average (36.86%), and (ii) There was an increase in the level of environmental disclosure from 2014 to 2016 which were 17,69%, 22,83%, and 36,86%, respectively. Through the findings, several implications are suggested to enhance the level of the environmental information disclosure of firms listed on HOSE in the future. Keywords: disclosure, environmental information, manufacturing firms. 1. Giới thiệu 1 Trường Đại học Tài chính – Marketing Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018 39 doanh, cùng với việc tạo ra công ăn việc làm cho xã hội, tạo ra lợi nhuận và đóng góp thuế vào ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp sản xuất cũng đã tạo ra một lượng lớn chất thải, khí thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và khiến cho trái đất nóng lên. Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bên cạnh việc công bố các thông tin tài chính theo yêu cầu của pháp luật, cần phải thể hiện rõ trách nhiệm của mình đối với những tác động tiêu cực đến môi trường bằng việc công bố các thông tin liên quan đến môi trường. Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 – 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong giai đoạn này, các hoạt động kinh tế - xã hội vẫn còn gây nhiều sức ép lên môi trường. Một số ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng tiếp tục là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước và các sự cố môi trường đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ ảnh hưởng. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thể hiện trách nhiệm của mình đến môi trường và xã hội, đồng thời cần tuân theo các tiêu chuẩn toàn cầu về bảo vệ môi trường, minh bạch hóa thông tin môi trường để tạo ra lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư và theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Nhằm tăng cường trách nhiệm của các công ty đối với môi trường và xã hội, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 155/2015/TT-BTC về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, liên quan đến phát triển bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế. Thông tư này yêu cầu các doanh nghiệp bổ sung nội dung công bố thông tin liên quan đến phát triển bền vững, các tác động liên quan đến môi trường và xã hội của doanh nghiệp tích hợp trên báo cáo thường niên hoặc lập riêng thành báo cáo phát triển bền vững. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá mức độ công bố thông tin môi trường của các DNSX niêm yết tại HOSE trước và sau khi Thông tư 155/BTC có hiệu lực, từ kết quả đó nhóm tác giả gợi ý một số chính sách nhằm tăng cường mức độ công bố thông tin môi trường của các DNSX niêm yết tại HOSE trong thời gian tới. 2. Khuôn khổ lý thuyết: 2.1. Khuôn khổ lý thuyết công bố thông tin môi trường trên thế giới Báo cáo môi trường được định nghĩa là việc các doanh nghiệp công bố những tác động tích cực và tiêu cực lên môi trường từ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Deegan, 2010). Theo Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA – the Association of Chartered Certified Accountants), báo cáo kế toán môi trường trình bày và công bố các thông tin đã được kiểm toán hoặc chưa được kiểm toán liên quan đến môi trường, bao gồm những thông tin về chiến lược môi trường, chính sách môi trường, mục tiêu môi trường, những tác động của doanh nghiệp đến môi trường, các khía cạnh môi trường, thông tin về kết quả hoạt động về môi trường (Goyal, 2013). Thông tin môi trường sẽ được cung cấp cho các đối tượng liên quan thông qua các phương tiện truyền thông như báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo môi trường, báo cáo trách nhiệm xã hội, báo cáo bền vững, và các phương tiện truyền thông khác như thư quản lý, video, website, Tại hầu hết các quốc gia, việc lập báo cáo kế toán môi trường là hoàn toàn tự nguyện. Về mặt lý thuyết, các doanh nghiệp có thể áp dụng bất kỳ phương pháp nào để lập báo cáo, thế nhưng trong thực tế, một số khuôn khổ về báo cáo tự nguyện đã được đưa ra. Các hướng dẫn quốc tế về trách nhiệm xã hội, trong đó bao gồm trách nhiệm công bố thông tin môi trường có thể kể đến như: Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018 40 Bộ nguyên tắc CERES (Coalition for Environmentally Responsible Economies) của Liên minh các nền kinh tế có trách nhiệm với môi trường năm 1992. Với mục tiêu cải thiện các khía cạnh về môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, các nội dung chính của Bộ nguyên tắc bao gồm: Bảng 1. Danh mục thông tin môi trường theo CERES Nguyên tắc Mô tả 1 Bảo vệ sinh quyển 2 Sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững 3 Giảm thiểu và loại bỏ chất thải 4 Bảo tồn năng lượng 5 Giảm thiểu rủi ro 6 Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ an toàn 7 Phục hồi và tái tạo môi trường 8 Công bố thông tin minh bạch 9 Cam kết của ban quản trị 10 Đánh giá và báo cáo Bộ hướng dẫn PERI (Public Environmental Reporting Initiative) năm 1993 của tổ chức sáng kiến báo cáo môi trường cộng đồng. Bộ hướng dẫn này được viết bởi nhóm các chuyên gia về vấn đề môi trường, sức khỏe và an toàn với mục tiêu phát triển một khuôn khổ toàn diện và đáng tin cậy cho báo cáo môi trường. Các nội dung cần được chỉ rõ trong báo cáo môi trường bao gồm: Bảng 2. Danh mục thông tin môi trường theo PERI Nội dung Mô tả 1 Thông tin doanh nghiệp 2 Chính sách môi trường 3 Quản lý môi trường 4 Bảo tồn tài nguyên 5 Quản lý rủi ro môi trường 6 Tuân thủ môi trường 7 Quản lý sản phẩm 8 Sự công nhận của nhân viên 9 Sự tham gia của các bên liên quan Báo cáo sáng kiến toàn cầu GRI (Global Report Initiative) cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách thức báo cáo các vấn đề môi trường và xã hội của doanh nghiệp. Những thông tin chính được trình bày trong báo cáo sáng kiến toàn cầu như kinh tế (Economic – EC), môi trường (Environment – EN), nhân quyền (Human rights – HR) và xã hội (Society – SO). - Báo cáo môi trường do chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc UNEP (United Nation Environmental Programme) thiết kế bao gồm 50 tiểu mục và được tập hợp thành 5 mục chính như Bảng 4. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018 41 Bảng 3. Danh mục thông tin môi trường theo GRI4 Khía cạnh Mô tả MÔI TRƯỜNG Env1 Năng lượng Env2 Nước Env3 Quản lý sự lãng phí Env4 Quyền phát thải Env5 Đa dạng sinh học Env6 Tuân thủ Env7 Quản lý sản phẩm và dịch vụ Bảng 4. Danh mục thông tin môi trường theo UNEP Nội dung Mô tả 1 Giới thiệu tổng quan về hệ thống quản lý bảo vệ môi trường 2 Danh mục các loại nguyên vật liệu, Năng lượng, nước Sản phẩm hoàn thành, Chất thải, khí thải xuất hiện tại đầu vào và đầu ra của từng công đoạn sản xuất và vòng đời sản phẩm 3 Thông tin tài chính liên quan đến môi trường 4 Mối quan hệ với các bên liên quan trong hoạt động bảo vệ môi trường 5 Chiến lược cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội Bộ tiêu chuẩn ISO (International Organization for Standardization) liên quan đến quản lý môi trường do Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành năm 1996. Trong đó ISO 14001 là tiêu chuẩn cốt lõi nhất được dùng làm khuôn mẫu cho các tổ chức thiết kế, thực thi hiệu quả hệ thống quản lý môi trường (EMS – Environmental Management System). ISO 14001 mang tính tự nguyện. Thông qua hướng dẫn của ISO 14001, bằng việc tự nguyện công bố thông tin, doanh nghiệp có thể chứng minh đã đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, thỏa mãn yêu cầu của các bên liên quan. Nhóm các chuyên gia về các chuẩn mực kế toán và báo cáo quốc tế (ISAR – International Standards of Accounting and Reporting) tại phiên họp lần thứ 22 đã thông qua hướng dẫn các chỉ số trách nhiệm xã hội được trình bày trên báo cáo trách nhiệm xã hội (ISAR/29). Trong đó, thông tin về môi trường được trình bày trong các nhóm chỉ tiêu về an toàn sức khỏe, chuỗi giá trị và vi phạm pháp luật. 2.2. Khuôn khổ lý thuyết công bố thông tin môi trường tại Việt Nam Tại Việt Nam, công bố thông tin môi trường được quy định trong Thông tư 155/2015/TT- BTC về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, cụ thể như sau: Bảng 5. Danh mục thông tin môi trường theo Thông tư 155/2015/TT-BTC Mục Mô tả Môi trường Quản lý nguồn nguyên vật liệu Tiêu thụ năng lượng Tiêu thụ nước Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp đánh giá mức độ công bố thông tin Trong nghiên cứu về công bố thông tin, có hai phương pháp đánh giá mức độ công bố thông tin, gồm phương pháp trọng số và phương Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018 42 pháp không trọng số. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp đánh giá không trọng số để xác định mức độ công bố thông tin môi trường như nghiên cứu của Patton & Zelenka (1997), Ahmed & Nicholls (1994), Craig & Diga (1998), Ali & cộng sự (2004), bằng cách cho điểm mục công bố là 1, không công bố là 0. Chỉ số công bố thông tin môi trường cho từng doanh nghiệp được tính toán dựa theo công thức được sử dụng trong nghiên cứu của Tsalavoutas và cộng sự (2010): Cj = Trong đó, Cj là chỉ số công bố thông tin của từng doanh nghiệp, 0 Cj 1. Với: di = 1 nếu mục di được công bố di = 0 nếu mục di không được công bố T là tổng số mục được công bố (di) bởi doanh nghiệp j. M là số lượng mục thông tin môi trường được liệt kê (M = 16) 3.2 Chọn lựa các yếu tố thông tin môi trường công bố Theo Hossain và Hammami (2009), việc lựa chọn các yếu tố để đo lường mức độ công bố thông tin phụ thuộc vào chủ quan của nhà phân tích, bản chất hoạt động và bối cảnh quốc gia. Các yếu tố này có thể là các yếu tố bắt buộc (ví dụ thông tin yêu cầu bởi IAS/IFRS) hay tự nguyện (thông tin tài chính và phi tài chính không được yêu cầu công bố bởi bất kỳ cơ quan pháp lý nào) (Scaltrito, 2015). Nghiên cứu của Deegan & cộng sự (2002) đã cho thấy các lĩnh vực được trích dẫn nhiều nhất, liên quan đến công bố thông tin môi trường và xã hội của doanh nghiệp bao gồm: môi trường, năng lượng, sản phẩm, bền vững. Cụ thể, các thông tin liên quan đến môi trường như thông tin về ô nhiễm, tuân thủ quy định/chuẩn mực, ngăn ngừa và phục hồi sự cố, các giải thưởng liên quan đến môi trường, nghiên cứu đánh giá tác động liên quan đến môi trường. Dựa trên hướng dẫn báo cáo GRI, Clarkson và cộng sự (2008) đã phát triển một danh mục các thông tin về môi trường cần được công bố trên báo cáo thường niên gồm 15 chỉ tiêu. Trong khi đó, Le (2015) sử dụng 21 yếu tố, Suttipun & Stanton (2012) và Deegan & Gordon (1996) đã đưa ra tổng cộng 22 yếu tố có thể được sử dụng để phân loại thông tin môi trường trên báo cáo thường niên. Với mục tiêu nghiên cứu là đánh giá mức độ công bố thông tin môi trường trong báo cáo thường niên của các DNSX niêm yết tại HOSE, nhóm tác giả lựa chọn các yếu tố thông tin môi trường dựa trên Thông tư 155/2015/TT-BTC và các mục thông tin môi trường được các DNSX niêm yết trong mẫu nghiên cứu công bố, và đề xuất một danh mục các thông tin môi trường công bố như Bảng 6. 3.3 Chọn mẫu nghiên cứu: Sản xuất được xem là một lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp nhạy cảm với môi trường, gây tổn hại đến môi trường nhiều hơn so với các ngành công nghiệp khác (Deegan & Gordon, 1996). Nghiên cứu của Raar (2002) đã chỉ ra những nhóm ngành công nghiệp có nhiều tác động đến môi trường và người tiêu dùng nhất bao gồm: khai khoáng, năng lượng, giấy, bao bì, hóa chất, nông nghiệp, thực phẩm, rượu và thuốc lá, vật liệu xây dựng, công nghệ sinh học Do đó, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung đánh giá việc công bố thông tin môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất. Nhóm tác giả lựa chọn báo cáo thường niên làm đối tượng để phân tích việc công bố thông tin môi trường vì báo cáo môi trường chưa phát Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018 43 triển cũng như khó tiếp cận tại Việt Nam. Mặt khác, nhiều nghiên cứu trước đây đã xem xét báo cáo thường niên là tài liệu cung cấp chủ yếu thông tin về môi trường của doanh nghiệp như Deegan & Rankin (1997), Epstein & Freedman (1994). Do đó, dữ liệu được thu thập gồm 120 báo cáo thường niên trong giai đoạn 2014 – 2016 của 40 DNSX niêm yết tại HOSE. Các báo cáo này được thu thập từ websites của các doanh nghiệp và từ website của Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Mô tả mẫu nghiên cứu: DNSX niêm yết tại HOSE, thuộc lĩnh vực sản xuất, có thời gian niêm yết trước ngày 01/01/2014 và công bố đầy đủ báo cáo thường niên trong 3 năm 2014, 2015 và 2016, và sau đó được nhóm tác giả chọn lựa ngẫu nhiên. Bảng 6. Danh mục các thông tin môi trường được công bố Các mục thông tin Số mục Chính sách môi trường 1 Mục tiêu môi trường 1 Rủi ro về môi trường 1 Tổng khối lượng NVL được sử dụng để sản xuất và đóng gói các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức trong năm 1 Tỷ lệ phần trăm vật liệu được tái chế để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ của tổ chức 1 Tiêu thụ năng lượng – Trực tiếp và gián tiếp 1 Tiết kiệm năng lượng bằng các sáng kiến sử dụng năng lượng hiệu quả 1 Các sáng kiến tiết kiệm năng lượng (cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tiết kiệm năng lượng hoặc sử dụng năng lượng tái tạo), kết quả của các sáng kiến này 1 Nguồn cung nước và lượng nước sử dụng 1 Tỷ lệ phần trăm và tổng thể tích nước được tuần hoàn và tái sử dụng 1 Số lần vi phạm do không tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường 1 Tổng số tiền phạt do không tuân thủ luật pháp và quy định về môi trường 1 Đánh giá liên quan đến các chỉ tiêu môi trường 1 Đánh giá về trách nhiệm môi trường 1 Các giải thưởng về môi trường 1 Kiểm soát phát thải, chất thải 1 Tổng cộng 16 Bảng 7. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (n = 40) Lĩnh vực sản xuất Số lượng DN % Thực phẩm 6 15,0 Các sản phẩm kim loại cơ bản 3 7,5 Các sản phẩm nhựa và cao su 4 10,0 Hóa chất 8 20,0 Sản phẩm khoáng chất, phi kim 3 7,5 Trang thiết bị, dụng cụ điện 4 10,0 Đồ uống và thuốc lá 2 5,0 Khí đốt thiên nhiên 2 5,0 Khai khoáng 3 7,5 Khác 5 12,5 Tổng cộng 40 100 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018 44 Bảng 8. Thống kê mô tả mức độ công bố thông tin môi trường giai đoạn 2014 – 2016 Công bố thông tin môi trường Tổng Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn 2014 40 0,0000 0,6875 0,112500 0,1768900 2015 40 0,0000 0,7500 0,207813 0,2283877 2016 40 0,0000 0,8750 0,368750 0,2442446 Bảng 9. Thống kê tần suất công bố thông tin môi trường Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lần % Số lần % Số lần % Không công bố thông tin môi trường 18 45,0 12 30,0 4 10,0 0,01 – 0,49 18 45,0 20 50,0 20 50,0 0,50 – 1,00 4 10,0 8 20,0 16 40,0 Tổng cộng 40 100,0 40 100,0 40 100,0 Bảng 10. Số lượng doanh nghiệp công bố thông tin môi trường 2014 2015 2016 SL % SL % SL % Không công bố 18/40 45,0 12/40 30,0 4/40 10,0 Công bố ít nhất 1 thông tin về môi trường 22/40 55,0 28/40 70,0 36/40 90,0 Kết quả thống kê mô tả Bảng 8 cho thấy, mức độ công bố thông tin môi trường của các DNSX niêm yết trong mẫu nghiên cứu có sự chênh lệnh đáng kể. Trong đó mức thấp nhất là các doanh nghiệp không công bố thông tin môi trường; mức công bố thông tin môi trường cao nhất lần lượt trong các năm 2014, 2015 và 2016 xấp xỉ 0,69, 0,75 và 0,88. Mặt khác, trung bình công bố thông tin môi trường của các DNSX niêm yết trong mẫu được đánh giá là thấp, cụ thể năm 2014 mức công bố là 0,11, năm 2015 mức công bố là 0,21 và mức công bố năm 2016 là 0,37. Kết quả thống kê Bảng 9 cho thấy, chỉ có 40% doanh nghiệp có chỉ số công bố thông tin môi trường từ 0,50 trở lên trong năm 2016, tỷ lệ này trong năm 2015 và 2014 lần lượt đạt 20% và 10%. Như vậy, mặc dù mức độ công bố thông tin môi trường không cao nhưng có dấu hiệu khả quan khi chỉ số công bố thông tin môi trường của hầu hết các doanh nghiệp đều tăng lên trong giai đoạn 2014 – 2016. Đặc biệt, sau khi Thông tư 155/2015/TT-BTC có hiệu lực, một số doanh nghiệp đã thực hiện tốt trách nhiệm môi trường của mình với mức độ công bố cao như Công ty Cổ phần Pin Ắc quy miền Nam (0,88), Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long (0,75), Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An (0,75), Tổng công ty Khí Việt Nam (0,69) và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (0,69). Chỉ số công bố thông tin môi trường của các doanh nghiệp (Bảng 10) tuy còn khiêm tốn, nhưng kết quả phân tích thống kê theo Bảng 10 và Bảng 11 cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp công bố thông tin môi trường đã tăng dần qua từng năm, từ 55% (2014), 70% (2015) và 90% (2016) doanh nghiệp có công bố ít nhất một thông tin về môi trường trên Báo cáo thường niên. Trong đó, năm 2014, có 22/40 doanh nghiệp công bố ít nhất một thông tin liên quan đến môi trường trên Báo cáo thường Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 44, 04/2018 45 Bảng 11. Nội dung công bố thông tin môi trường của DNSX niêm yết 2014 2015 2016 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Trình bày thông tin phát triển bền vững 10 45,45 12 42,86 15 41,67 Trình bày thông tin tác động liên quan đến môi trường và xã hội 0 0 9 32,14 17 47,22 Trình bày thông tin khác 12 54,55 7 25,0 4 11,11 22 28 36 Bảng 12. Thống kê chi tiết các mục công bố thông tin môi trường của các doanh nghiệp 2014 2015 2016 Tổng Trung bình Độ lệch chuẩn Tổn g Trun g bình Độ lệch chuẩn Tổn g Trung bình Độ lệch chuẩn Chính sách môi trường 4 0,10 0,304 4 0,10 0,304 9 0,23 0,423 Mục tiêu môi trường 21 0,53 0,506 21 0,53 0,506 29 0,73 0,452 Rủi ro về môi trường