Đề án Định hướng chiến lược và một số giải pháp đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua

Đầu tư phát triển là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất, kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đầu tư phát triển khác với đầu tư tài chính và đầu tư thương mại ở chỗ nó đem lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Loại đầu tư này có ý nghĩa đặc biệt đối với nền kinh tế vì nó quyết định tới sự tăng trưởng, phát triển ổn định và thực lực của nền kinh tế xét về lâu dài. Đầu tư cho phát triển nông nghiệp là một hoạt động đầu tư phát triển. Hoạt động này ngoài việc đem lại lợi ích cho những người nông dân đang tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp còn tạo ra thêm công ăn việc làm cho lực lượng lớn dân cư ở các ngành nghề khác, có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế cả nước nói chung

doc52 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Định hướng chiến lược và một số giải pháp đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP I. LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Khái niệm Đầu tư phát triển là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất, kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đầu tư phát triển khác với đầu tư tài chính và đầu tư thương mại ở chỗ nó đem lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Loại đầu tư này có ý nghĩa đặc biệt đối với nền kinh tế vì nó quyết định tới sự tăng trưởng, phát triển ổn định và thực lực của nền kinh tế xét về lâu dài. Đầu tư cho phát triển nông nghiệp là một hoạt động đầu tư phát triển. Hoạt động này ngoài việc đem lại lợi ích cho những người nông dân đang tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp còn tạo ra thêm công ăn việc làm cho lực lượng lớn dân cư ở các ngành nghề khác, có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế cả nước nói chung Quan hệ giữa đầu tư và phát triển Học thuyết kinh tế hiện đại đã nghiên cứu và giải đáp thành công mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư và phát triển kinh tế nói chung , kinh tế nông nghiệp và nông thôn nói riêng . Lý thuyết đó bắt nguồn từ quan điểm hệ thống và quan điểm phát triển đã được khảo nghiệm qua thực tiễnở nhiều nước . Quan điểm cho rằng , đầu tư là chìa khoá trong chiến lược và kế hoạch phát triển đã được cụ thể hoá trong mối tương quan giữa tăng trưởng vốn đầu tưvà tăng trưởng GDP hoặc GNP . Điều rõ ràng là , một nền kinh tế muốn giữ được tốc độ tăng trưởng GDP ở mức trung bình , thì phải giữ được tốc đọ tăng trưởng vốn đầu tư thoả đáng . Tỷ lệ “thoả đáng “ đó ít khi thấp hơn 15% GNP và trong một số trường hợp phải đạt 255% GNP . Trong nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn, quan hệ tỷ lệ đó vẫn là chuẩn mực có nghĩa là không có tăng trưởng đầu tư thoả đáng , thì sẽ không có tăng trưởng kinh tế. J. M. Keynes trong lý thuyết “ đầu tư và mô hình số nhân “ đã chứng ming rằng, tăng đàu tư sẽ bù đắp những thiếu hụt của “ cầu tiêu dùng “ , từ đó tăng số lượng việc làm, tăng thu nhập, tăng hiệu quả “ cận biên “ của tư bản và kích thích sản xuâts phát triển . Ở đây có sự tác động di chuyền theo chu kỳ : Tăng đầu tư tăng thu nhập tăng sức mua tăng đầu ra mứi tăng trưởng nhanh. Bổ sung vào lý thuyết “số nhân’’ của J.M.Keynes , các nhà kinh tế Mỹ đưa ra lý thuyết “gia tốc’’ . Lý thuýet này không những nghiên cứu các quyết định đầu tư, mà còn chứng minh mối liên hệ giữa gia tăng sản lượng làm cho dầu tư tăng lên thế nào , và sau đó đầu tăng lên sẽ gia tăng sản lượng với nhịp độ nhanh hơn như thế nào. Sự tăng nhanh tốc độ đầu tư so với sự thay đổi về sản lượng nói lên ý nghĩa của nguyên tắc “gia tốc’’ . Theo lý thuyết “gia tốc’’ , để vốn đầu tư tiếp tục lên thì sản lượng bán ra phải tăng lên liên tục. Nhưng lôgicchs của vấn đề là ở chỗ, ssó lượng sản phẩm bán ra ngày hôm nay là kết quả đâù tư của thời kỳ trước , năm trước. Thực tế của các nước Châu á đã chứng minh lý thuyết trên. Cách đây vài ba thập kỷ, Chau á không được biết đến với tư cách là vùng king tế có tăng trưởng. Nhưng sự phát triển cuả khoa học và kỹ thuật và mở rộng giao lưu quốc tế đã làm thay dỏi dần bộ mặt các nước và một số lãnh thổ trong vùng . Cơn lốc của sự tăng trưởng kinh tế các nước phát triển đã tràn đến Châu á để tìm thị trường mới và từ đó Châu á mới bắt đầu được biết đến như một vùng kinh tế mới . Khi nền kinh tế thế giới giao động ở tốc độ tăng trưởng 3-5% mỗi năm thì các nước và các lãnh thổ đang phát triển như : Hàn Quốc,Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, từ điểm xuất phát thấp , tài nguyên nhgèo nàn , thị trường nội địa nhỏ , đã trở thành những nước và lãnh thổ công nghiệp mơío xuất phát từ nông nghiệp. Đặc trưng của cá nơi này là quá trình công nghiệp hoá diĩen ra nhanh chóng làm thay đổi cơ cấu kinh tế , từ nông- công nghiệp sang công nghiệp , dịch vụ , nông nghiệp. Và đến những năm 1992 , GNP bình quân đầu người của Hồng Kông đã lên tới 16.250 USD, Singapore 15.200 USD, Đài Loan 11.320 USD, Hàn Quốc 6.625 USD . Sở dĩ đạt được sự phát triển thần kỳ đó vì các nơi này đã khai thác một cách tối đa mọi lợi thế so sánh .Một chiến lược đầu tư cao được thực hiện trong những năm đầu công nghiệp hoá, có nơi đạt 40%GDP như Singapore, các nơi còn lại trên 30% GDP. Vậy đầu tư cao thì lấy nguồn ở đâu ? Đó là vốn tích luỹ từ nội bịi nền kinh tế (vốn nhân sách , vốn trong dân ) , vốn vay và viện trợ của các nước phát triển. Vốn đầu tư từ nội bộ được tạo ra liiên quan chủ yếu đến luật pháp, chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và tiết kiệm. Một phần tiết kiêm của dân cư được gửi vào ngân hàng và ngân hàng có thể cho các doanh nghiệp và tư nhân vay để đầu tư. Phần khác của vốn đầu tư bên trong là vốn ngân sách, vốn tự có của các doanh nghiệp và hộ sản xuất . Vốn đầu tư từ nước ngoài gồm nguồn viện trợ, đi vay và vốn đầu tư trực tiếp thông qua các dự án đầu tư nước ngoài dành cho các ngành sản xuất và dịch vụ. Nông nghiệp là một nghành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân của mỗi nước . Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nông nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP , Vì vậy vấn đế đầu tư cho nông nghiệp và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế quốc dân nói chung , tăng trưởng kinh tế ở khu vực nông thôn nói riêng , được các nhà kinh tế rất quan tâm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu kinh tế về quan hệ giữa đầu tư và phát triển sản xuất nông ngiệp . Chính sách đầu tư và đầu tư cho nông nghiệp được hình thành trên cơ sở lý luận về tương quan giưã đầu tư và phát triển cũng như yêu cầu cụ thể của tiến trình phát triển kinh tế. Dù hình thức phương pháp và mức độ đầu tư cho nông nghiệp có khá nhau giữa nước này với nước khác , giữa thời gian này với thời gian khác của mỗi nước , song mục tiêu, đối tượng và nội dung đầu tư vẫn thống nhất. Mục đích của chính sách đầu tư trong nông nghiệp là tái tạo và nâng cao năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nông nghiệp, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp và nông thôn, trước hết là nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm của trồng trọt ,chăn nuôi và nghàng nghề ở nông thôn. Chính sách đầu tư đúng sẽ tạo lập hành lang pháp lý cho việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho mục tiêu đã định trên cơ sở tăng năng lực sản xuất , kinh doanh của từng đơn vị cơ sở và toàn nghành nông nghiệp cũng như nghành nghề ở nông thôn. Đối tượng đầu tư được xác định là các đơn vị sản xuất cơ bản trong nông nghiệp và nông thôn bao gồm kinh tế nhà nước , kinh tế tập thể, tư nhân và hộ sản xuất cá thể. Mọi tổ chức , cá nhân thuộc các đơn vị sản xuất cơ bản được quyền bình đẳng trong tiếp nhận vốn đầu tư của Nhà nước và các tổ chức quốc tế Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển: Để đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau: Kết quả của hoạt động đầu tư - Tổng vốn đầu tư: là tổng số tiền đã chi ra để tiến hành các hoạt động của một công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho chuẩn bị đầu tư, xây dựng nhà cửa và các cấu trúc hạ tầng, mua sắm thiết bị máy móc, chi phí để tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và đã được duyệt chi. - Giá trị sản lượng sản xuất ra của dự án khi đi vào sản xuất. Hiệu quả hoạt động đầu tư + Hiệu quả tài chính: là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển trong các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên cơ sở vốn đầu tư đã thực hiện. Có thể biểu diễn khái niệm này thông qua công thức sau: Etc = Các kết quả mà cơ sở thu được do thực hiện đầu tư Số vốn đầu tư mà cơ sở đã thực hiện để tạo ra các kết quả trên Ví dụ về chỉ tiêu hiệu quả tài chính mà các dự án và đơn vị sản xuất kinh doanh thường sử dụng để đánh giá hiệu quả của công cuộc đầu tư: Doanh thu (hàng năm hoặc cả đời dự án) trên tổng vốn đầu tư. Lợi nhuận (hàng năm hoặc cả đời dự án) trên tổng vốn đầu tư. Gía trị hiện tại ròng của cả đời dự án (NPV). Tỷ suất thu hồi nội bộ vốn đầu tư (IRR)... + Hiệu quả kinh tế xã hội: được xem xét như là sự chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư. Tuỳ thuộc vào phạm vi xem xét ở tầm vĩ mô hay vi mô mà có phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội khác nhau. Nhưng nhìn chung, có thể xem xét hiệu quả kinh tế xã hội theo các khía cạnh sau: Mức đóng góp cho ngân sách Chỗ làm việc tăng lên Số ngoại tệ thu được Lượng ngoại tệ tiết kiệm được Các tác động đến môi trường Đáp ứng việc thực hiện các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước, các nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ. II . VAI TRÒ CỦA NGÀNG NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 1. Khái quát về nghành nông nghiệp 1.1 . Đặc điểm Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Khác với công nghiệp, sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng bởi sự chi phối của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Nghiên cứu những đặc điểm này giúp xác định được phương hướng phát triển, định hướng đầu tư để từ đó có chính sách, chiến lược đầu tư phù hợp, hiệu quả. Những đặc điểm đó là: Thứ nhất: sản xuất nông nghiệp tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Tích tụ và tập trung cao là đặc điểm cơ bản của công nghiệp. Trái lại nông nghiệp được phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn. Đặc điểm này do tính chất của đất đai quy định. Đất đai với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu có địa bàn trải rộng. Tính chất này kéo theo sự đa dạng về địa hình, chất đất, nguồn nước, sinh vật sống và điều kiện thời tiết khí hậu. Mỗi vùng đất có hệ thống kinh tế sinh thái riêng. Do đó, mỗi vùng có lợi thế so sánh riêng. Từ đây, cần phải bố trí phù hợp cây trồng, vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật canh tác phù hợp với lợi thế của mỗi vùng, thực hiện chuyên môn hoá gắn liền với phát triển thích hợp. Thứ hai: Trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đất đai được gọi là tư liệu sản xuất đặc biệt vì nó vừa là đối tượng lao động chịu sự tác động của con người như cày xới để có môi trường tốt cho sinh vật phát triển, vừa là tư liệu lao động được con người dùng để trồng cấy và chăn nuôi. Không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp. Số lượng và chất lượng đất đai qui định lợi thế so sánh cũng như cơ cấu sản xuất của cả vùng. Đặc điểm này đòi hỏi quá trình sản xuất phải dựa vào đặc điểm đất đai của từng vùng để từ đó xác định hướng đầu tư hợp lý, vừa làm tăng năng suất, vừa giữ gìn, bảo vệ đất đai. Thứ ba: Trong nông nghiệp, đối tượng sản xuất là cơ thể sống. Chúng phát triển theo qui luật nhất định. Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng. Điều này đã dẫn đến trong nông nghiệp, khối lượng đầu ra không tương đương cả về số lượng và chất lượng so với đầu vào. Từ một hạt giống ban đầu, công nghiệp làm cho thành phẩm tăng lên gấp bội khi được mùa và cũng có thể là con số không khi mất mùa. Vì thế, cần phải tìm ra giống cây, con tốt và tiến hành bố trí mùa vụ thích hợp để phát huy tối đa mặt lợi và hạn chế tiêu cực của thiên nhiên. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác khuyến nông, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp như thuỷ lợi, cải tạo đất, hệ thống điện và nâng cao kiến thức cho nông dân để có khả năng hạn chế rủi ro, phát huy tác động của môi trường sống với sinh vật. Thứ tư: Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao và thời gian lao động hoàn toàn không ăn khớp với thời gian sản xuất. Tính thời vụ không những thể hiện ở nhu cầu về đầu vào như lao động, vật tư, phân bón rất khác nhau giữa các thời kỳ của quá trình sản xuất mà còn thể hiện ở khâu thu hoạch, chế biến, dự trữ và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Từ đây, cần có biện pháp để khắc phục tính thời vụ như bố trí, tổ chức sản xuất hợp lí, thực hiện đa dạng hóa sản xuất, trang bị công cụ máy móc thích hợp, thực hiện tốt bảo quản, chế biến nông sản, làm tốt các chiến lược marketing ở cả đầu vào và đầu ra trong nông nghiệp, phát triển ngành nghề dịch vụ, tạo thêm việc làm trong thời kỳ nông nhàn. Thứ năm: Nông nghiệp liên quan chặt chẽ đến các ngành công nghiệp và các ngành dịch vụ khác. Sự liên quan này thể hiện ở chỗ không những nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, vốn, lao động cho công nghiệp mà còn là thị trường rộng lớn của công nghiệp và dịch vụ. Mối liên hệ này thể hiện ở cả khoa học và công nghệ áp dụng trong các ngành sản xuất. Chúng có tác dụng như đòn bẩy để cho cả công nghiệp và nông nghiệp phát triển. Vì thế, mọi chiến lược phát triển kinh tế nói chung, của nông nghiệp nói riêng đều phải tính toán đến mối quan hệ tương hỗ giữa công nghiệp và nông nghiệp. 1.2. Vai trò Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó không phải là một hệ thống kinh tế đơn thuần, mà là một hệ thống sinh vật - kỹ thuật. Chúng phát triển theo quy luật sinh vật nhất định, con người không thể ngăn cản các quy trình phát sinh, phát triển, phát dục và diệt vong của chúng, mà phải trên cơ sở nhận thức đúng đắn các quy luật để có những giải pháp tác động nhằm thích nghi với chúng và có sự can thiệp theo mục đích nghiên cứu và sử dụng nhất định. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nhất là ở các nước đang phát triển - đó là những nước nghèo, trình độ phát triển thấp kém, với đại bộ phận dân chúng sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc phủ nhận vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế của các nước có nền công nghiệp cao. Mặc dù tỷ trọng giá trị sản lượng nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng sản phẩm nông nghiệp vẫn không ngừng tăng lên và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Các nhà kinh tế học thuộc nhiều trường phái khác nhau đều thống nhất rằng, điều kiện tiên quyết cho sự phát triển là tăng cung lương thực cho nền kinh tế, bằng hai con đường sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu. Có thể con đường nhập khẩu lương thực để giành nguồn lực cho việc phát triển các ngành khác, nhưng điều đó chỉ phù hợp với những nước như Singapore, Brunây, Arập Saudi ... mà không dễ dàng áp dụng đối với Trung quốc, Việt nam hay một số nước khác là những nước đông dân. Thực tiễn lịch sử phát triển của các nước trên thế giới đã chứng minh rằng, chỉ có thể phát triển kinh tế nhanh chóng chừng nào đã có sự an toàn về lương thực. Nếu không đảm bảo được an toàn lương thực thì khó có thể có sự ổn định về chính trị, và thiếu sự đảm bảo về cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà đầu tư không yên tâm bỏ vốn đầu tư, kinh doanh dài hạn do môi trường đầu tư thiếu sự ổn định, an toàn cần thiết. Trong hội nghị các nước không liên kết tổ chức tại Bali tháng 10/1994 về vấn đề an toàn lương thực Thế giới phát biểu: "...Sự ổn định chính trị và tiến bộ xã hội có thể bị nạn đói cản trở.." Nông nghiệp, nông thôn có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp và khu vực thành thị. Trong giai đoạn đầu của công cuộc công nghiệp hóa, phần lớn dân cư sống bằng nông nghiệp, khu vực nông thôn thực sự là nguồn nhân lực dự trữ dồi dào cho khu vực công nghiệp và thành thị. Nhà kinh tế học Lewis đã xây dựng mô hình chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp. Ông coi đó là quá trình tạo ra tiết kiệm, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang khu vực công nghiệp còn khắc phục được tình trạng lạc hậu về kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam: Không di cư mà di chuyển ngành nghề làm việc. Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp, chủ yếu là công nghiệp chế biến nông sản, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ công nghệ, từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp, nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn của công nghiệp. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, chủ yếu dựa vào thị trường trong nước (do khả năng cạnh tranh và mức độ mở cửa nền kinh tế), mà trước hết là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn sẽ làm cầu các sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng để có thể cạnh tranh với thị trường Thế giới. Thực tế việc sút giảm mức cầu ở khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam từ năm 1999 đến nay, đã chỉ rõ tầm quan trọng của thị trường này đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, nơi cung cấp nguồn vốn đầu tư quan trọng cho đất nước. Các loại nông, lâm, thuỷ sản (sau đây gọi chung là nông sản) dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn các sản phẩm công nghiệp. Vì thế, các nước đang phát triển, nguồn thu nhập ngoại tệ thông qua xuất khẩu chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thuỷ sản. Xu hướng chung của các nước thực hiện công nghiệp hoá ở giai đoạn đầu, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế. Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản thường chịu nhiều bất lợi do giá cả trên thị trường quốc tế luôn có xu hướng giảm xuống, thị trường thường xuyên không ổn định...Vì vậy các nước cần có chiến lược đa dạng hoá sản xuất và xuất khẩu nhằm giảm thua thiệt, thu được nguồn ngoại tệ đáng kể từ xuất khẩu nông sản. Bảng 1: Trị giá xuất khẩu của Việt Nam phân theo nhóm ngành giai đoạn 1995 - 1998. Đơn vị: Triệu đôla. NHÓM HÀNG 1995 1996 1997 1998 Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 1377.7 2085.0 2574.0 2609.0 Hàng công nghiệp nhẹ và TTCN 1549.8 2101.0 3372.4 3427.6 Hàng nông sản 1745.8 2159.6 2231.3 2274.3 Hàng lâm sản 153.9 212.2 225.2 191.4 Hàng thuỷ sản 621.4 696.5 782.0 858.0 Hàng khác 0.3 1.6 0.1 Nguồn: Niên giám thống kê 1999. Bảng 2: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam thời kỳ 1995 - 2000 NHÓM HÀNG 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Than 1.6 1.6 1.3 0.1 0.8 0.6 Dầu thô 18.9 18.5 16 13.3 17.5 24.2 Cao su 2.9 2.0 2.2 0.1 1.2 1.1 Gạo 10.0 11.8 9.8 10.8 8.9 5.0 Hạt điều 1.8 1.3 1.4 1.2 0.8 0.9 Cà phê 10.9 4.6 5.7 6.3 5.1 3.6 Thuỷ sản 11.4 9.0 8.6 9.1 8.4 10.1 Dệt và quần aó 15.6 15.9 14.7 16.4 14.5 13.0 Giầy dép 5.4 7.3 10.5 11 12.2 10.0 Nguồn: Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế TW, Báo cáo kinh tế Việt Nam 2000. Khu vực nông nghiệp, nông thôn có vai trò to lớn và là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường. Hiện nay, một thực trạng đang diễn ra là sản xuất thường gắn liền với tác động phá huỷ môi trường sinh thái, còn các nhà sản xuất thì coi đó là kết quả tất yếu nên ít có biện pháp xử lý và chịu trách nhiệm, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp. Riêng khu vực nông nghiệp, nông thôn, đó là khu vực vừa bảo đảm cho sự phát triển môi trường sinh thái do đặc trưng kinh tế, kỹ thuật của nó; đồng thời cũng là tác nhân phá huỷ môi trường do sử dụng nhiều chất hoá học, thuốc trừ sâu..., canh tác gây xói mòn, phá rừng..., tổ chức sản xuất không theo quy hoạch (các làng nghề). Vì thế, trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm những giải pháp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái. ơ cấu GD P của nề Bảng 3: C n KTQD giai đoạn 1995 - 2000. Đơn vị: % NGHÀNH 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Nông, lâm, ngư nghiệp 27.2 27.8 25.7 26.0 25.4 24.1 Công nghiệp và Xây dựng 28.8 29.7 32.1 32.7 34.5 36.9 Dịch vụ 44.0 42.5 42.2 41.3 40.1 39.0 Nguồn: TCTK. Với vị trí quan trọng như vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước, Đảng và Nhà nước luôn xác định rõ nông nghiệp nôn
Tài liệu liên quan